Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
Bài Viết Của
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HIẾN CHẾ GAUDIUM ET SPES
NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN TRONG HIẾN CHẾ LUMEN GENTIUM - CHƯƠNG IV
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (40)
CÁM ƠN LÀ BIẾT SỐNG ĐỨC TIN
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (39)
GIÀU CÓ ĐÓNG CỔNG CON ĐƯỜNG ĐẾN CHÚA VÀ DỮNG DƯNG VỚI ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (37).
CỦA CẢI VỮNG BỀN CHO ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (36)
CHÚNG TA PHẢI ĂN MỪNG, EM CON ĐÃ CHẾT, MÀ NAY LẠI SỐNG.
“VÁC THẬP GIÁ MÌNH MÀ THEO TA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (34)
“AI HẠ MÌNH XUỐNG SẼ ĐƯỢC TÔN LÊN ”.
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (33)
“HÃY CỐ GẮNG QUA CỬA HẸP MÀ VÀO”
TÌM HIỀU PHÚC ÂM THÁNH LUCA ( 32)
NHẬN BIẾT DẤU CHỈ THỜI ĐẠI ĐỂ CHỌN LỰA MỤC ĐÍCH CHÍNH ĐÁNG
“BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC THÂN MẪU CHÚA TÔI ĐẾN VỚI TÔI”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (31)
PHẢI SẴN SÀNG ĐỢI CHỦ VỀ
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (30)
“HÃY LO TÌM NƯỚC THIÊN CHÚA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (29)
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XẴ HỘI CỦA GIÁO HỘI (5).
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (28)
"MARIA ĐÃ CHỌN PHẦN TỐT NHẤT"
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (4)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (27)
" AI THÂN CẬN VỚI NGƯỜI BỊ RƠI VÀO TAY KẺ CƯỚP ? "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HÔI (3)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (26)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (25)
" ANH HÃY THEO TA ! "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (2).
THẦY LÀ ĐẤNG KITÔ CỦA THIÊN CHÚA.
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (1)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (23)
NÀNG ĐƯỢC THA THỨ NHIỀU, VÌ NÀNG ĐÃ THƯƠNG YÊU NHIỀU
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (22)
TA TRUYỀN CHO ANH HÃY TRỖI DẬY !
THẦY LÀ ĐẤNG KITÔ CỦA THIÊN CHÚA.


 

SUY NIỆM PHÚC ÂM ( IV C 33 ); ( 23.06.2013 ); ( Lc 9, 18-24)

 

CHÚA NHẬT XII  PHỤNG VỤ THƯỜNG NIÊN, NĂM  C.

NGUYỄN HOC TẬP



 

Đoạn Phúc Âm Thánh Lễ hôm nay thuật lại cho chúng ta một loạt ba dữ kiện:

  

- Thánh Phêrô tuyên xưng Chúa Ki Tô ( Lc 9, 18-21),

  

- Chúa Giêsu loan báo cuộc Tử Nạn và biến cố Phục Sinh ( Lc 9, 22 )

  - và lời mời gọi theo Người ( Lc 9, 23-24).


 

1 - Trong khi Thánh Marco thuật lại biến cố Thánh Phêrô tuyên xưng Đấng Ki Tô được xác định địa danh ở Galilea, miền Cesare Filippo ( Mc 8, 27-30),  thì  Thánh Luca không đặt biến cố liên quan đến địa danh nơi chốn, mà đến thời điểm, lúc Chúa Giêsu cầu nguyện ở một nơi hoang vắng với các Môn Đệ:

 

  - " Hôm ấy Chúa Giêsu cầu nguyện một mình. Các Môn Đệ cũng ở đó với Người " (Lc 9, 18).
 

Tường thuật như vậy, chắc chắn Thánh Luca có ý đặt đức tin của Thánh Phêrô liên quan với cử chỉ cầu nguyện của Chúa Giêsu.

Chúa Giêsu luôn luôn cầu nguyện trước mọi biến cố quyết định trong cuộc đời thực hiện sứ mạng cứu rỗi của Người.

 

 - Người cầu nguyện khi nhận phép rửa: "  Khi toàn dân đã chịu phép rửa, Chúa Giêsu cũng chịu phép rửa, và đang khi Người cầu nguyện thì trời mở ra " ( Lc 3, 21).

 

  - Người cầu nguyện khi chọn các Môn Đệ: " Trong những ngày ấy, Chúa Giêsu đi ra núi cầu nguyện, và Người đã thức suốt đêm cầu nguyện cùng Chúa Cha. Đến sáng, Người kêu các Môn Đệ lại, chọn lấy mười hai ông và gọi là Tông Đồ " ( Lc 6, 12-13).

 

  - Người cầu nguyện khi tỏ mình ra sáng láng: " Khoảng tám ngày sau khi nói những lời ấy, Chúa Giêsu lên núi cầu nguyện đem theo các ông Phêrô, Gioan và Giacobê: Đang lúc Người cầu nguyện, dung mạo Người bỗng được đổi khác, y phục Người trở nên trắng tinh chói lòa " ( Lc 9, 28-29).

 

 - Chúa Giêsu cầu nguyện trước khi dạy chúng ta cầu nguyện cùng Chúa Cha qua kinh Lạy Cha:     "Có lần Chúa Giêsu cầu nguyện ở nơi kia: Người cầu nguyện xong, thì có một người trong Môn Đệ nói với Người: Thưa Thầy, xin dạy chúng con cầu nguyện, cũng như ông Gioan đã dạy các môn đệ của ông. Người bảo các Ông: Khi cầu nguyện anh em hãy nói: Lạy Cha, xin làm cho danh Cha vinh hiển, Triều Đại Cha mau đến…� ( Lc 11, 1-2).
 

Tường thuật lại mọi biến cố quyết định của sứ  mạng cứu chuộc luôn luôn được thực hiện liên hệ với trạng thái Chúa Giêsu đang cầu nguyện, Thánh Luca có ý trình bày hình ảnh  luôn hướng thiên của Chúa Giêsu, cử chỉ của Chúa Giêsu lúc  nào cũng hướng về và đáp ứng ý muốn của Chúa Cha:

 

  - " Lương thực của Thầy là thi hành ý muốn của Đấng đã sai Thầy và hoàn tất công trình của Người " ( Jn 4, 34).
 

Chúa Giêsu cầu nguyện  được Thánh Luca lập đi lập lại nhiều lần để diễn tả cho chúng ta thấy tâm tình thâm sâu của Chúa Giêsu luôn luôn cùng đi song hành với động tác bên ngoài của Người. Cuộc đời công cộng của Chúa Giêsu là cuộc đời luôn bước đi hướng về Giêrusalem để hoàn tất công cuộc cứu rỗi qua diển tiến đau khổ, tử nạn và phục sinh như ý muốn của Chúa Cha.

Song song với những bước đi tiến về Giêrusalem đó là trạng thái luôn cầu nguyện, liên lạc thân tình với Chúa Cha, tâm tình vâng phục sống theo ý muốn của Chúa Cha trong mỗi bước đường.  

Người môn đệ theo con đường của Chúa Giêsu trong sứ mạng rao giảng Phúc Âm của Người không thể có cách hành xử khác hơn Người: cầu nguyện và rao giảng Phúc Âm hay cầu nguyện, sống thân tình với Chúa để có sức mạnh rao giảng Phúc Âm là động tác không thễ thiếu của người tín hữu Chúa Ki Tô muốn đem Chúa đến cho người khác.


 

2 - Trong biến cố Chúa Giêsu cầu nguyện, nhiều lúc các tầng trời mở ra và tiếng Chúa Cha xác nhận địa vị Con Thiên Chúa của Chúa Giêsu:


  - " và đang khi Người cầu nguyện, thì các tầng trời mở ra và Thánh Thần ngự xuống trên Người dưới hình dáng chim bò câu. Lại có tiếng từ trời phán rằng: Con la Con của Cha; hôm nay Cha đã sinh ra con " ( Lc 3, 21-22).
 

�Và từ đám mây có tiếng phán rằng:

 

  - " Đây là Con Ta, người đã được Ta tuyển chọn, hãy vâng nghe lời Người " ( Lc 9, 35).
 

Nhưng trong biến cố Chúa Giêsu cầu nguyện hôm nay, không phải các tầng trời hay tiếng Chúa Cha từ trời xác nhận, mà chính Chúa Giêsu muốn các Môn Đệ xác nhận về Người, để biết và cũng cố thêm đức  tin của các Ông, trước những biến cố Tử Nạn và Phục Sinh sắp đến trong sứ mạng của Người.

Do đó chính Chúa Giêsu đặt câu hỏi với các Môn Đệ để biết thiên hạ nghĩ thế nào về Người và kế đến chính các Ông nghĩ Người là ai:

 

  - " Người ta nói Thầy là ai? " ( Lc 9, 18).

  - " Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai ? " ( Lc 9, 20).
 

Đặt câu hỏi thứ nhứt, Chúa Giêsu muốn biết được những cảm nhân chung của dân chúng. Từ tâm thức họ và theo tập quán đại chúng suy nghĩ theo định luật tái diễn, nghĩ rằng người đang thực hiện sứ mạng của Người là một trong những vị sứ giả đặc biệt được Thiên Chúa sai trở lại: ông Gioan Tẩy Giả, tiên tri Elia hay một trong các ngôn sứ sống lại.

Dĩ nhiên những cảm nhận của đại chúng là cảm nhận còn thiếu sót, không thể đáp ứng tương xứng với những gì mới mẻ cao cả của sứ mạng Chúa Giêsu.

Dân chúng không có sự hiểu biết tương xứng về Chúa Giêsu, bởi lẽ họ không gần gũi, nên không có được nhãn quang sát thực như các Môn Đệ, họ chỉ thấy Chúa Giêsu và các việc Ngài làm từ phía bên ngoài.

Tuy nhiên trong câu trả lời mà các Môn Đệ đáp lại cho Chúa Giêsu về những cảm nghĩ của dân chúng, chúng ta cũng thấy được niềm hy vọng từ ngàn xưa của dân Israel đối với những gì Thiên Chúa hứa với họ trong Cựu Ước vẫn tiềm tàng, dầu cho các ngôn sứ đã chết đi, Gioan Tẩy Giả, Elia hay các ngôn sứ khác.

Mỗi ngôn sứ đến với họ đều lập lại mệnh lệnh và lời hứa của Thiên Chúa đối với Israel, tựu trung đều mang một ý nghĩa: kêu gọi sám hối, đem đến cho họ hy vọng và đời sống hạnh phúc mà Thiên Chúa luôn hứa cho dân của Ngài.

Niềm hy vọng đó sau khi các ngôn sứ chết đi vẫn còn tiềm tàng, nhưng là tiềm tàng trong thinh lặng trải qua bao thế hệ.

Nhưng rồi niềm hy vọng bỗng bộc phát, sống động hơn với Gioan Tẩy Giả và với Chúa Giêsu:


 - " Có tiếng hô trong hoang địa: hãy dọn sẵn con đường cho Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi. Mọi thung lũng phải được lấp cho đầy, mọi đồi núi phải bạt cho thấp, khúc quanh co phải uốn cho ngay. Đường lồi lỏm phải sang cho bằng. Rồi hết mọi phàm nhân sẽ thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa " ( Lc 3, 4-6).

 

  - "  Tôi, tôi làm phép rửa cho anh em trong nước để giục lòng anh em sám hối. Còn Đấng đến sau tôi thì quyền thế hơn tôi, tôi không xứng đáng xách quai dép cho Ngài. Ngài sẽ làm phép rửa cho anh em trong Thánh Thần và lửa "  ( Mt 3, 11-12).


 

3 -  Niềm hy vọng vào lời Thiên Chúa hứa vẫn tiềm tàng và trở nên sống động hơn với biến cố Gioan Tẩy Giả và cuộc đời công cộng Chúa Giêsu vừa được nhiều người biết như vừa kể, câu hỏi đầu tiên của Chúa Giêsu đối với các Môn Đệ là câu hỏi để gợi lại ý, tạo ra bối cảnh và thời điểm cập nhật để đưa đến câu hỏi thứ hai, xác thực hơn mà Chúa Giêsu muốn nói với các Ông:


  - " Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai? " ( Lc 9, 20).

 

Câu trả lời của Thánh Phêrô, đại diện cho các Môn Đệ, làm cho sự hiểu biết của Nhóm Mười Hai lên trên  quan niệm phổ quát của dân chúng, xác nhận Chúa Giêsu từ Thiên Chúa và được Chúa Cha tuyển chọn:
 

  - " Thầy là Đấng Ki Tô của Thiên Chúa " ( Lc 9, 20).
 

Chúa Giêsu là Đấng Ki Tô của Thiên Chúa.

Trước lòng tin đó của các Môn Đệ, Chúa Giêsu muốn mạc khải cho các Ông ý nghĩa cao cả của sứ mạng mà Người đang thực hiện. Đấng Ki Tô với địa vị cao cả, " Đấng Ki Tô của Thiên Chúa " ( Đấng được Thiên Chúa xức dầu phong vương) đó đang hiện diện giữa các ông dưới hình ảnh và với phận vụ của  " Con Người  " để thực hiện chương trình cứu rỗi của Chúa Cha cho nhân loại.

Trong chương trình cứu rỗi đó, 
 

  - " Con Người phải chịu nhiều đau khỗ, bị các kỳ mục, thượng tế cùng các kinh sư loại bỏ, bị giết chết, và ngày thứ ba sẽ trổi dậy " ( Lc 9, 22).
 

Hình ảnh  " Con Người  " được Chúa Giêsu vừa đề cập, trong suốt chương 7 sách tiên tri Daniel và Enoc  là hình ảnh tương lai rạng rỡ khải hoàn của dân tộc Israel. Với  " Con Người " xuất hiện, từ nay Israel có thể quên đi cả một quá khứ đau khổ, chịu đựng và tủi nhục. Thời gian giải thoát đã đến:


  - " Trong những kiến thị ban đêm, tôi mãi nhìn thì kìa: có ai như một Con Người đang ngự giá mây trời mà đến. Người tiến lại gần bên Đấng Lão Thành và được dẫn đưa tới trình diện. Đấng Lão Thành trao cho Người quyền thống trị, vinh quang và vương vị; muôn người thuộc mọi dân tộc, quốc gia và ngôn ngữ đều phải phụng sự Người. Quyền thống trị của Người là quyền vĩnh cữu, không bao giờ mai một; vương quốc của Người sẽ chẳng hề suy vong  " ( Dn 7, 13-14).
 

Nói cho các Môn Đệ về Ngài,   " Con Người  ", đang hiện diện ở giữa các Ông, Chúa Giêsu muốn báo cho các Môn Đệ biết thời điểm tương lai rạng rỡ, của ơn Cứu Chuộc đã đến  và đang ở giữa các Ông.

Tin vào Chúa Giêsu là  " Đấng Ki Tô của Thiên Chúa ",  các ông cũng hãy tin vào  " Đấng Ki Tô của Thiên Chúa " đang mặc lấy phận vụ của  " Con Người " đang đem lại ơn Cứu Rỗi, vinh quang cho nhân loại.

Để đạt được cứu cánh vinh quang đó,  " Con Người  " phải thực hiện chương trình qua các giai đoạn đau khổ và tử nạn, rồi cuộc chiến thắng hiển vinh trên tử thần sẽ đến trong ngày Người sống lại, ngày thứ ba sau cuộc tử nạn:
 

   " Con Người phải chịu nhiều đau khỗ, bị các kỳ mục, thượng tế cùng các kinh sư loại bỏ, bị giết chết và ngày thứ ba sẽ trổi dậy " ( Lc 9, 22 ).
 

Những lời tiên báo trên cho các Môn Đệ, đã được nhắc lại trong thời gian Phục Sinh, để chứng minh Chúa Giêsu đã sống lại, toàn thắng tội lỗi và sự chết, thực hiện những điều Người đã hứa:

 

  - "  Người không còn ở đây nữa, nhưng đã trỗi dậy rồi. Hãy nhớ lại điều Người đã nói với các bà hồi còn ở Galilea, là Con Người phải bị nộp vào tay phường tội lỗi và bị đóng đinh vào thập giá, rồi ngày thứ ba sống lại " ( Lc 24, 6-7).
 

  - "  Bấy giờ Chúa Giêsu nói với hai ông: Các anh chẳng hiểu gì cả! Lòng trí các anh thật chậm tin vào lời các ngôn sứ! Nào Đấng Ki Tô chẳng phải chịu khỗ hình như thế, rồi mới vào vinh quang của Người sao? Rồi bắt đầu từ ông Moisen và tất cả các ngôn sứ, Người giải thích cho hai ông những gì liên quan đến Người trong tất cả Sách Thánh " ( Lc 24, 25-27).

 

  - "  Rồi Người bảo: Khi còn ở với anh em, Thầy đã từng nói với anh em rằng tất cả những gì sách Luật Moisen, các Ngôn Sứ và Thánh Vịnh đã chép vế Thầy đều phải được ứng nghiệm. Bấy giờ Người mở trí cho các ông hiểu Thánh Kinh và nói: Có lời Kinh Thánh chép rằng: Đấng Ki Tô phải chịu khổ hình, rồi ngày thứ ba từ cỏi chết sống lại, phải nhân danh Người mà rao giảng cho muôn dân, bắt đầu từ Giêrusalem, kêu gọi họ sám hối để được ơn tha tội " ( Lc 24, 44-47).


 

4 - Trước những  mạc khải về cuộc tử nạn phải trải qua để đi đến vinh quang như vừa kể, Phúc Âm Thánh Marco ghi lại phản ứng chống đối mãnh liệt, rất là người của Phêrô:
 

  - "  Ông Phêrô liền kéo riêng Người ra và bắt đầu trách Người  " ( Mc 8, 32).
 

Và Chúa Giêsu cũng trách móc Phêrô không kém:
 

  - " Người trách ông Phêrô: Satan! Lui lại đàng sau Thầy! Vì tư tưởng của anh không phải là tư tưởng của Thiên Chúa, mà là của loài người » ( Mc 8, 33 Trái lại Phúc Âm Thánh Luca không ghi lại phản ứng bất đồng của Phêrô và do đó cũng không có lời trách móc của Chúa Giêsu đối với Phêrô.

Sau khi nói cho các Môn Đệ biết tiến trình đi đến ngày Phục Sinh vinh hiển phải vượt qua giai đoạn đau khổ và tử nạn, Thánh Luca tiếp tục đoạn Phúc Âm của Ngài bằng cách ghi lại lời khuyên cách hành xử phải có của những ai muốn bước theo Người, trên cùng một tiến trình Người sắp đi :
 

  - «  Ai muốn theo Ta, phải bỏ mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo Ta » ( Lc 9, 23 ).
 

Người tín hữu Chúa Ki Tô, con người sống theo gương và tâm tình Chúa Giêsu không thể đi khác con đường dẫn đến ngày Phục Sinh vinh quang của Người, con đường «  Đấng Ki Tô phải chịu khỗ hình, rồi ngày thứ ba từ cỏi chết sống lại » ( Lc 24, 47).

«  Đấng Ki Tô phải chịu khỗ hình » và người tín hữu Chúa Ki Tô « vác thập giá mình hằng ngày mà theo Ta » là con đường Chúa Giêsu đã đi trước và chỉ dẫn cho chúng ta theo Người.

«  Vác thập giá mình hằng ngày », mỗi ngày chúng ta đều có gánh nặng của mình phải chu toàn. Can đảm chấp nhận và chu toàn bổn phận Chúa gởi đến, hiệp thông với Chúa Giêsu trong tâm tình  «  Đấng Ki Tô phải chịu khỗ hình » đã đi trước chúng ta.

Và cầu nguyện, xin Chúa nếu Chúa gởi cho chúng ta «  thập giá mình mỗi ngày » chúng ta phải vác, xin Chúa cũng ban cho chúng ta nghị lực, can đảm và tâm tình hiếu thảo Cha con để đảm nhận, như Ngài đã dạy chúng ta trong kinh Lạy Cha :
 

  - «  Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày  » ( Panem nostrum quotidianum hodie…).( Mt 6, 11 ).
 

5 - Một tư tưởng khác chúng ta cũng có thể suy niệm, nhân bài Phúc Âm hôm nay qua hình ảnh «  Thầy là Đấng Ki Tô của Thiên Chúa » và Chúa Giêsu là « Con Người  phải chịu đau khỗ »  với lời dạy  « Ai muốn theo Ta, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo Ta » ( Lc 9, 23). 
 

«  Đấng Ki Tô của Thiên Chúa » với quyền toàn năng Chúa Cha ban cho, Người không đến với nhân loại chúng ta với tư cách Con Thiên Chúa toàn năng, mà là «  Con Người » khiêm nhường để phục vụ, chấp nhận đau khỗ và tử nạn, thi hành ý muốn Chúa Cha.

Điều đó cho thấy Chúa Giêsu, «  Đấng Ki Tô của Thiên Chúa » đã biến quyền năng thành phục vụ, sức mạnh thành tinh thần chu toàn trách nhiệm, kiến thức trổi vượt hơn người khác thành hiểu biết tâm tình , nhu cầu, ước vọng của anh em và cánh tay rộng mở để đón tiếp anh em, nhứt là những ai bất hạnh cần được giúp đở, vật chất cũng như tinh thần. « phải từ bỏ mình, vác thập giá mình mỗi ngày mà theo Ta », theo gương của «  Đấng Ki Tô của  Thiên Chúa » trở thành «  Con Người  phải chịu khỗ hình » để phục vụ là lời mời gọi phương thức hành xử của người Ki Tô hữu : hãy bẻ gảy khuôn mẫu sống quyền lực của thế tục, khuôn mẫu sống sùng bái quyền lực, danh vọng , thành đạt, mà không mấy khi trong các bài dạy giáo lý hay các bài giảng chúng ta nghe có cơ hội nhớ để đề cập đến.

Thái độ vị kỷ bám chặt lấy quyền lực, địa vị, danh vọng, cá nhân cũng như đảng phái, được Thánh Luca thuật lại thái độ nhỏ nhoi ngay cả của nhóm các Môn Đệ theo Chúa Giêsu và ngay trong Buỗi Tiệc Ly, lúc Chúa Giêsu sắp chịu khổ hình trong mấy giờ sau đó :
 

  - «  Các ông còn cải nhau sôi nổi xem ai trong Nhóm được coi là người lớn nhứt » ( Lc 24, 26).
 

Và câu trả lời của Chúa Giêsu  dạy cho các ông  và cho cả chúng ta một bài học :


  - «  ai lớn nhứt trong anh em, thì phải nên người nhỏ nhứt, và kẻ làm đầu thì phải trở nên người phục vụ » ( Lc 24, id.).
 

Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, nhập thể, mặc lấy bản tính nhân loại,  trở nên  nhỏ hèn để con người hèn mọn của chúng ta trở thành con Thiên Chúa :


  - «  Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta "

  - «  Còn những ai đón nhận , tức là những ai tin vào danh Người,

       thì Người cho họ quyền trở nên con Thiên Chúa » ( Jn 1, 12.14).


Người tín hữu Chúa Ki Tô, rao giảng Phúc Âm cho người khác, không thể không «  vác thập giá mình mỗi ngày mà theo Ta » và đi con đường phục vụ khiêm tốn, nhỏ bé như Chúa Giêsu, để anh em của chúng ta có cơ hội lớn lên.



 

Tác giả: Tiến sĩ Nguyễn Học Tập

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!