Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
Bài Viết Của
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HIẾN CHẾ GAUDIUM ET SPES
NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN TRONG HIẾN CHẾ LUMEN GENTIUM - CHƯƠNG IV
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (40)
CÁM ƠN LÀ BIẾT SỐNG ĐỨC TIN
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (39)
GIÀU CÓ ĐÓNG CỔNG CON ĐƯỜNG ĐẾN CHÚA VÀ DỮNG DƯNG VỚI ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (37).
CỦA CẢI VỮNG BỀN CHO ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (36)
CHÚNG TA PHẢI ĂN MỪNG, EM CON ĐÃ CHẾT, MÀ NAY LẠI SỐNG.
“VÁC THẬP GIÁ MÌNH MÀ THEO TA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (34)
“AI HẠ MÌNH XUỐNG SẼ ĐƯỢC TÔN LÊN ”.
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (33)
“HÃY CỐ GẮNG QUA CỬA HẸP MÀ VÀO”
TÌM HIỀU PHÚC ÂM THÁNH LUCA ( 32)
NHẬN BIẾT DẤU CHỈ THỜI ĐẠI ĐỂ CHỌN LỰA MỤC ĐÍCH CHÍNH ĐÁNG
“BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC THÂN MẪU CHÚA TÔI ĐẾN VỚI TÔI”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (31)
PHẢI SẴN SÀNG ĐỢI CHỦ VỀ
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (30)
“HÃY LO TÌM NƯỚC THIÊN CHÚA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (29)
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XẴ HỘI CỦA GIÁO HỘI (5).
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (28)
"MARIA ĐÃ CHỌN PHẦN TỐT NHẤT"
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (4)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (27)
" AI THÂN CẬN VỚI NGƯỜI BỊ RƠI VÀO TAY KẺ CƯỚP ? "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HÔI (3)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (26)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (25)
" ANH HÃY THEO TA ! "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (2).
THẦY LÀ ĐẤNG KITÔ CỦA THIÊN CHÚA.
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (1)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (23)
NÀNG ĐƯỢC THA THỨ NHIỀU, VÌ NÀNG ĐÃ THƯƠNG YÊU NHIỀU
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (22)
TA TRUYỀN CHO ANH HÃY TRỖI DẬY !
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (34)

NGUYỄN HỌC TÂP

  

Tường thuật lại cuộc hành trình ( Lc 11, 51-18, 28). 

   25 - Gương cầu nguyện ( Lc 18, 1-8).

Thánh Luca đã đề cập rộng rãi đến cầu nguyện ở chương 11, bằng cách day chúng ta

   - phải nguyện xin gì, trong Kinh Lạy Cha,

   - và phải cầu nguyện như thế nào, trong câu chuyện người bạn quấy rầy.

Giờ đây ngài kết thúc chủ đề với dụ ngôn vị quan toà bất chính và bà bà goá quấy rầy.

Phần nhập đề, chính là tư tưởng cá biệt của Thánh Luca, cho thấy ngài dùng dụ ngôn nầy để dạy cho người môn đê phải biết kiên trì cầu nguyện.

Cầu nguyện kiên trì không có nghĩa là phải biến chế ra nhiều ngôn từ để nói lên điều mình ao ước,  

   - " Khi cầu nguyện, anh em đừng lải nhải như dân ngoại; họ nghĩ rằng cứ nói nhiều là được nhận lời. Đùng bắt chước ho, vì Cha anh em đã biết rõ anh em cần gì, trước khi anh em cầu xin " ( Lc 6, 7-8).  

Không nên lầm lẫm kiên trì với nằng nặc đòi gây khó chịu, cũng không phải lập đi lập lại một cách máy móc.

Thiên Chúa luôn luôn lắng nghe chúng ta cầu nguyện, nhưng Người lắng nghe theo phương thức của Người.

Không phải lúc nào Chúa cũng ban cho những gì chúng ta muốn, mà những gì tình yêu Cha con của Người gợi ý cho Người:

   - " Bởi đó, Thầy bảo anh em: anh em cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ gặp, cứ gõ cửa thì sẽ mở cho. Vì hể ai xin thì nhận được, ai tìm thì thấy, ai gõ cửa thì sẽ mở cho. Ai trong anh em là môt người cha, mà khi con xin cá, thì thay vì cá lại lấy rắn mà cho nó? Hoặc nó xin trứng, lai lấy bò cạp? " ( Lc 11, 9-11 ). 

Kiên trì trong cầu nguyện có nghĩa là luôn luôn tin cậy phó thác vào Chúa, khi Người lắng nghe chúng ta, cũng như khi có vẻ như Người làm ngơ. Đó chính là trường hợp, mà Thánh Luca có ý diễn giải cho chúng ta.

Bởi đó, không những ngài bảo chúng ta phải luôn luôn cầu nguyện, mà còn thêm " không nản chí ": 

   - " Chúa Giêsu kể cho các môn đệ dụ ngôn sau đây, để day các ông phải cầu nguyên, không được nản chí " ( Lc 18, 1 ). 

Từ ngữ " không nản chí " vừa kể được hiểu ngầm là trong trường hợp thất vọng, do thái độ của Chúa dường như không giữ lời hứa của mình. 

Đến đây, chúng ta đã chú giải những lời dẫn nhập, quan trọng để hiểu được muc đích mà Thánh Luca ghi lai dụ ngôn về cầu nguyên.

Nhưng nếu chăm chỉ đọc, chúng ta sẽ thấy dụ ngôn diễn biến theo một viễn tượng khác. Nhân vật chính không phải là bà goá phụ, nhờ lời van xin của mình, bà đã khiến cho vị quan toà phải thi hành điều công chính cho bà, nhưng đúng hơn chính là vị quan toà.

Lời huấn dạy của dụ ngôn, do đó, không nên đặt nặng vào sự kiên trì van xin của con người, mà vào lòng sẵn sàng của Thiên Chúa thực hiện công chính cho những kẻ được Người tuyển chọn. 

Từ ngữ " minh xét ", được lập đi lập lại đến bốn lần trong đoạn tường thuật ( Lc 18 3.5.7.8) và có thể được coi như là từ ngữ cốt yếu để hiểu được chính đáng ý nghĩa của dụ ngôn. Lòng khao khát công chính là bầu không khí của cả dụ ngôn.

Trong Thánh Kinh, người goá phụ được tương trưng cho con người yếu thế, không được ai bênh vưc, nghèo khổ và bị ngược đãi.

Hiểu như vậy, ở đây bà goá phu tượng trưng cho giới khó nghèo, đang van xin công chính cho mình, điều mà họ cảm thấy thất vọng, mỗi khi mong muốn.

Lời van xin của bà goá phụ cũng tương tợ như lời cầu khẩn của những vị tử đạo được Sách Khải Huyền đề cập đến: 

   - " Lạy Chúa chí thánh và chân thật, cho đến bao giờ Chúa còn trì hoãn, không xét xử và không bắt những người sống trên măt đất phải đền nợ máu chúng con ? " ( Ap 6, 10).  

Đến đây thì viễn ảnh của dụ ngôn được mở rộng ra: không những chỉ đề câp đến lời cầu nguyện và  hiệu năng của động tác van xin, nhưng đến sư công bình của Chúa, mà nhiều khi được đem ra tranh cải trong lịch sử.

Nếu Thiên Chúa là môt người Cha yêu thương con cái, làm sao có thể xảy ra bao nhiêu bất hạnh trong lịch sử? Làm sao những điều bất công có thể vượt thắng được trên thế gian ?

Trong dụ ngôn, Chúa Giêsu trả lời: anh em hãy tiếp tục kiên trì cầu nguyện và cầu nguyện với lòng tin cậy phó thác: 

- " Dầu rằng ta chẳng kính sợ Thiên Chúa, mà cũng chẳng coi ai ra gì, nhưng mụ goá nầy quấy rầy mãi, thì ta xét xử cho rồi, kẻo mụ ấy cứ đến hoài, làm ta nhức đầu, nhức óc. Rồi Chúa nói: " Anh em nghe quan toà bất chính ấy nói đó ! Vậy chẳng lẽ Thiên Chúa không minh xét cho những kẻ Người đã tuyển chon, ngày đêm hằng kêu cứu với Người sao ? " ( Lc 18, 4-6).  

Như vậy, không những Thiên Chúa chắc chắn sẽ can thiệp, mà còn sẵn sàng nữa.

Vấn đề đích thực không phải là việc Chúa can thiệp ( ước gì Chúa can thiệp vào lịch sử ), mà là đức tin của chúng ta: 

   - " Nhưng khi Con Người ngự đến trở lại, liệu Người còn thấy lòng tin trên mặt đất nữa chăng ? " ( Lc 18, 8).  

Nói cách khác, anh em đừng lo lắng cũng như thối chí, bởi vì có vẻ như Thiên Chúa chậm trể " minh xét " cho.

Đúng hơn, anh em hãy ưu tư cho đức tin của mình, mình có kiên trì và hoàn toàn tin cậy phó thác hay không?

 

   26 - Người Pharisêu và người thu thuế ( Lc 18, 9-14 ).

Người Pharisêu là người tuân giữ lề luật từng chấm, từng phết.

Cái sai trái của họ không phải là vì họ giả hình, mà vì hoàn toàn đặt tin tưởng vào tính chất chân chính của chính mình, cho rằng mình có công đức nơi Thiên Chúa, bởi đó không trông đợi gì ở lòng nhân từ thương xót của Người. Sự cứu rổi của Người không phải là một ơn ban cho, mà là phần thưởng Người cần phải ban trả cho họ, để đền bù lai bổn phận mà họ đã thực hiện,

Bởi đó chúng ta thấy được lời cầu nguyện của ho chỉ nhằm vào chính mình và từ đó so sánh với người khác, cưc lực lên án người khác: 

   - " Người Pharisêu đứng thẳng, nguyện thầm rằng: " Lạy Thiên Chúa, xin tạ ơn Chúa, vì con chẳng như người khác : tham lam, bất chính, ngoại tình, hoặc như tên thu thuế kia " ( Lc 18, 11). 

Thái độ vừa kể cho thấy cử chỉ cầu nguyện của người Pharisêu, không có gì là cầu nguyên, van xin. Anh ta không xin Chúa điều gì, mà Chúa không cho anh ta gì hết. 

Thái đọ cầu nguyện của người thu thuế, trái lại, ngược hẵn với người Pharisêu. Thật vậy, người thu thuế nói lên sự thật: anh ta là người làm lợi cho quân Roma xâm chiếm và đòi hỏi quá đáng trong việc " siết thuế " của anh ta: 

   - " Còn người thu thuế thì đứng đằng xa, thậm chí chẳng dám ngước mắt lên trời, nhưng vừa đấm ngực vừa thưa rằng: " Lạy Thiên Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi " ( Lc 18, 13).  

Lòng khiêm nhường của người thu thuế không hệ tại ở việc anh ta hạ mình xuống, mà trong xác tín rằng mình là người tội lỗi và cảm nhận mình phải thay đổi và nhứt là ý thức rằng mình không có gì đòi buộc được nơi Chúa.

Đặt tin cưởng và phó thác mình vào Thiên Chúa, chớ không vào chính mình. Đó là lòng khiêm nhường mà du ngôn đề cập đến và đó chính là thái độ được Chúa Giêsu khen ngơi. 

Qua những gì tìm hiểu, chúng ta nhận thức được ý nghĩa kết thúc của du ngôn thật rõ ràng và đơn sơ: cách hành xử chính đáng để đặt mình trước Thiên Chúa - trong lúc cầu nguyện cũng như trong cuộc sống hằng ngày - đó là cảm nhận thấy mình luôn luôn cần được Chúa tha thứ cho và cần tình yêu thương của Người.

Các đông tác hành thiện, chúng ta phải làm, nhưng đó không phải là nguyên cớ để chúng ta tự cao tự đại, khoe khoan và so sánh với người khác, " vì con chẳng như người khác, tham lam, bất chính, ngoại tình, hoặc như tên thu thuế kia ".

So sánh những yếu hèn của mình với tôi lỗi của người khác, dù có chính đáng bao nhiêu đi nữa, không làm cho chúng ta đến gần Thiên Chúa hơn.

Tin cậy và phó thác, sống tình Cha con với Chúa, đó là thái độ cầu nguyên của người tín hữu Chúa Kitô.

 

Tác giả: Tiến sĩ Nguyễn Học Tập

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!