Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
Bài Viết Của
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HIẾN CHẾ GAUDIUM ET SPES
NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN TRONG HIẾN CHẾ LUMEN GENTIUM - CHƯƠNG IV
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (40)
CÁM ƠN LÀ BIẾT SỐNG ĐỨC TIN
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (39)
GIÀU CÓ ĐÓNG CỔNG CON ĐƯỜNG ĐẾN CHÚA VÀ DỮNG DƯNG VỚI ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (37).
CỦA CẢI VỮNG BỀN CHO ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (36)
CHÚNG TA PHẢI ĂN MỪNG, EM CON ĐÃ CHẾT, MÀ NAY LẠI SỐNG.
“VÁC THẬP GIÁ MÌNH MÀ THEO TA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (34)
“AI HẠ MÌNH XUỐNG SẼ ĐƯỢC TÔN LÊN ”.
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (33)
“HÃY CỐ GẮNG QUA CỬA HẸP MÀ VÀO”
TÌM HIỀU PHÚC ÂM THÁNH LUCA ( 32)
NHẬN BIẾT DẤU CHỈ THỜI ĐẠI ĐỂ CHỌN LỰA MỤC ĐÍCH CHÍNH ĐÁNG
“BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC THÂN MẪU CHÚA TÔI ĐẾN VỚI TÔI”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (31)
PHẢI SẴN SÀNG ĐỢI CHỦ VỀ
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (30)
“HÃY LO TÌM NƯỚC THIÊN CHÚA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (29)
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XẴ HỘI CỦA GIÁO HỘI (5).
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (28)
"MARIA ĐÃ CHỌN PHẦN TỐT NHẤT"
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (4)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (27)
" AI THÂN CẬN VỚI NGƯỜI BỊ RƠI VÀO TAY KẺ CƯỚP ? "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HÔI (3)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (26)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (25)
" ANH HÃY THEO TA ! "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (2).
THẦY LÀ ĐẤNG KITÔ CỦA THIÊN CHÚA.
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (1)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (23)
NÀNG ĐƯỢC THA THỨ NHIỀU, VÌ NÀNG ĐÃ THƯƠNG YÊU NHIỀU
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (22)
TA TRUYỀN CHO ANH HÃY TRỖI DẬY !
“VÁC THẬP GIÁ MÌNH MÀ THEO TA”

SUY NIỆM PHÚC ÂM ( IV C 45); ( 08.09.2013 ); ( Lc 14, 25-33)

CHÚA NHẬT XXIII  PHỤNG VỤ THƯỜNG NIÊN, NĂM C.

NGUYỄN HỌC TẬP

 

Điều kiện nào để theo Chúa Giêsu?

Điều kiện nào để vào Nước Trời, vì Chúa Giêsu là Thiên Chúa, là hạnh phúc thiên đàng của con người: 

   - “ Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha…Thầy ở trong Chúa Cha và Chúa Cha ở trong Thầy…” (Jn 14, 9.11)

   - " “ Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống ” ( Jn 14, 6). 

Theo Chúa Giêsu là vào Nước Trời, hưởng hạnh phúc tuyệt hảo và bất diệt với Thiên Chúa, hưởng đời sống mà chính Thiên Chúa đang sống: 

   - “ Nhờ vinh quang và sức mạnh ấy ( của Chúa Giêsu), Thiên Chúa đã ban tặng cho chúng ta những gì rất qúy báu và trọng đại Người đã hứa, để nhờ đó,anh em được thông phần bản tính Thiên Chúa…” ( 2 Pt 1,4).  

Nhưng muốn theo Chúa Giêsu hay vào Nước Trời, người môn đệ phải có cách hành xử thế nào?

Để trả lời câu hỏi đó, Thánh Luca thuật lại một quang cảnh nhộn nhịp, náo nhiệt với đoàn lũ đông đảo đang theo Chúa Giêsu:

   - “ Có rất đông người cùng đi đường với Chúa Giêsu ” ( Lc 14, 25). 

Nhưng đi theo Chúa Giêsu hay đi bên cạnh Chúa Giêsu, chưa đủ!

Chúng ta còn nhớ trong Phúc Âm của ba Chúa Nhật trước đây, Chúa Giêsu đã dạy những ai theo Người, không những chỉ “ tháp tùng ” đi theo, sống cuộc sống “ có đạo ”, sống hâm hẩm, uể oải, hưởng thụ, mà là cuộc sống hy sinh, cố gắng, năng động, thực hiện đức tin và đức bác ái bằng hành động: 

   - “ Anh em hãy cố gắng qua cửa hẹp mà vào” ( Lc 13, 24). 

Đặt cuộc “ sống đạo ” trong ý nghĩa vừa kể, chúng ta sẽ hiểu được những lời thúc dục mạnh mẽ của đoạn Phúc Âm hôm nay.

Theo Chúa Giêsu không có nghĩa chỉ là “ có đạo ”, được rửa tội, thỉnh thoảng đi nhà thờ, xem lễ, lần hạt Mân Côi, sống đời sống “ bình thường ”, mà còn ý thức những gì Chúa đòi buộc chúng ta, cũng như đòi buộc những người lúc đó đang “ tháp tùng ” theo Người, trên quảng đường lên Giêrusalem.

Những đòi buộc mà Chúa Giêsu nói với những ai theo Người trong Phúc Âm hôm nay gồm hai lãnh vực, qua hai dụ ngôn:

   - lãnh vực tình cảm

   - lãnh vực của cải vật chất.

1)    Trước hết đối với lãnh vực tình cảm, Chúa Giêsu dùng những từ ngữ mạnh dạng khác thường, khác thường nhứt là đối với bối cảnh xã hội Do Thái                                                           lúc đó:

2)    -“ Có rất đông người cùng đi đường với Chúa Giêsu. Người quay lại bảo họ: Ai đến với Ta mà không ghét bỏ cha mẹ, vợ con, anh em, chị em, và cả mạng sống mình nữa, thì không thể làm môn đệ Ta ” ( Lc 14, 26). 

Qua câu Phúc Âm vừa kể, Thánh Luca ghi lại thật đầy đủ các mối liên hệ tình cảm máu mủ, “ cha mẹ, anh em, chị em, con cái ”, và cả mối liên hệ tình cảm thân thiết sâu đậm, “vợ ”, mặc dầu không liên hệ máu mủ trực tiếp.

Và rồi ngay cả chính bản thân của mình, “ và cả mạng sống mình ”, cũng không được do dự hối tiếc.

Dịch “ ghét bỏ ” là cách dịch sát từ ngữ ( mot à mot ) động từ trong ngôn ngữ Do Thái, có nghĩa là “ thương ít hơn ”.

Nhưng dù hiểu với ý nghĩa nào đi nữa, “ ghét bỏ ” , từ chối, hay “ thương ít hơn ”, từ ngữ của được Chúa Giêsu dùng là từ ngữ rất mạnh.

Nhứt là đọan Phúc Âm được Thánh Luca viết lại, đặt trong bối cảnh xã hội Do Thái lúc đó, xem mối liên hệ tình cảm gia đình là mối liên hệ thiêng thánh ( sacré).

Chính trong mười điều răn được Moisen truyền cho, tâm tình hiếu thảo, trọng kính cha mẹ là điều không thể lỗi phạm: 

   - “ Ngươi hãy thờ kính cha mẹ, để được sống lâu trên đất mà Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, ban cho ngươi ” ( Ex 20,12). 

Và rồi cách tổ chức xã hội Do Thái lúc đó là tập tục xã hội dựa trên tình liên đới gia đình và họ tộc. Mười hai chi họ Israel luôn được lập lại trong Thánh Kinh là vậy. 

Hiểu được như vậy, chúng ta hiểu được tại sao Jacob Neuser, một giáo sư về Do Thái Giáo nhiều kinh nghiệm cho rằng do đòi hỏi ngược lại tập tục xã hội vừa kể của Chúa Giêsu,mà cho đến nay người Do Thái còn cảm thấy ngại ngùng tiếp nhận Ki Tô giáo, mặc dầu họ vẫn xem Chúa Giêsu là người anh em Do Thái của họ.

Và một trong những lời tố cáo của các giáo sĩ Do Thái chống Chúa Giêsu cho rằng Người có thái độ phá hoại đặc tính vững chắc của gia đình Do Thái. 

Có lẽ chúng ta không nên giải thích một cách cực đoan lời đòi buộc của Chúa Giêsu đối với những ai muốn theo Người, trong câu Phúc Âm được trích dẫn.

Không phải Người muốn phá vở mối liên hệ tình cảm gia đình, cho bằng để thấu hiểu ý định của Người: thiết lập nên một gia đình mới, gồm các người độc thân hay đã kết hôn cũng vậy, không đặt trên liên hệ máu mủ, mà đặt trên mối liên hệ mãnh kiệt hơn của những ai say mê hiến thân cho Nước Trời và đem  chương trình cứu rỗi đến  cho tất cả mọi người.

Hiểu như vậy, những đòi buộc của Phúc Âm không có nghĩa là loại bỏ người thân, chán ghét gia đình “ để đi tu ” ( thoát tục), mà là đòi buộc người môn đệ Chúa Giêsu phải biết xác định và chọn lựa những ưu tiên phải dành cho Nước Trời, “ thương ít hơn ” đối với những mối liên hệ tình cảm gia đình và cả mạng sống.

Đặt Phúc Âm trong nhản quang đó, đặt Nước Trời ưu tiên trên tất cả, chúng ta hiểu được ai là người “ thân tính”, bà con  trong gia đình Chúa Giêsu: 

   - “ Có người nói với Ngài rằng: Thưa Thầy, có mẹ và anh em, chị em Thầy ở ngoài kia đang tìm Thầy. Người đáp lại: Ai là mẹ Ta? Ai là anh em Ta? Rồi Ngài rảo mắt nhìn xung quanh và phán: Đây là mẹ Ta, đây là anh em ta. Ai thi hành ý muốn của Thiên Chúa, người ấy là anh chị em Ta, là mẹ Ta ” ( Mc 3, 32-33). 

Hiểu như vậy, người môn đệ là người quy động  tất cả khả năng, sức lực và tình cảm của mình để lo cho Nước Thiên Chúa. 

Nước Thiên Chúa là một thực thể trổi vượt hơn cuộc sống trần thế, do đó chúng ta không lạ gì Chúa Giêsu đòi buộc chúng ta phải hy sinh cuộc sống trần thế, mạng sống chúng ta cũng như tình cảm gia đình, để theo Người, để vào Nước Thiên Chúa với Người. 

Và rồi Chúa Giêsu kết luận lời giảng dạy thuộc lãnh vực thứ nhứt, lãnh vực tình cảm. Người môn đệ bị đòi buộc không những phải từ bỏ hay “ thương ít hơn ” đối với các mối luyến tiếc gia đình, mà còn hành xử bằng thái độ chuyên cần, nhận lãnh và nổ lực chu toàn hoàn hảo trách nhiệm hằng ngày của mình, kể cả phải bị nhục mạ vì danh Chúa Giêsu trước mặt người khác: 

- “ Ai không vác thập giá mình mà theo Ta, thì không thể làm môn đệ Ta được ” ( Lc 14, 27).  

Thánh Luca thuật lại cho chúng ta Chúa Giêsu thấy đoàn lũ đông đảo ào ạt đi theo Người, Người quay lại và dạy họ thái độ phải có, phải quyết định hy sinh tình cảm gia đình, đối với  những ai muốn theo Người.

Cử chỉ đó của Chúa Giêsu gợi cho chúng ta ý nghĩ Ki tô giáo không phải là tôn giáo đặt trên khả năng của số đông, tập hợp đông đảo quần chúng, tuyên truyền hữu hiệu và gây được áp lực xã hội.

Có thể đám đông “ có rất nhiều người cùng đi đường với Chúa Giêsu ” ( Lc 14, 25), nhưng là đám đông không có ý thức những gì Ki Tô giáo đòi buộc phải có. 

   - “ Ai không vác thập giá mình, thì không thể làm môn đệ Ta ”. 

Người tín hữu Chúa Ki Tô không thể nào là người không tự mình dấn thân một cách có ý thức và đại lượng hy sinh để phục vụ Nước Chúa. 

2) Đối với lãnh vực thứ hai, lãnh vực của cải trần thế, Chúa Giêsu dạy bằng dụ ngôn người xây tháp ( Lc 14, 28-30) và nhà vua đi đánh giặc ( Lc 14, 31-32).

Trong cả hai trường hợp Chúa Giêsu khuyên dạy thái độ phải có của người môn đệ, “ ngồi lại ”:

   - “ …mà trước tiên lại không phải ngồi lại, tình toán phí tổn, xem mình có đủ thành công không? ” ( Lc 14, 28).

   - “ …mà trước tiên lại không ngồi lại bàn tính xem mình có thể đem một vạn quân ra, đương đầu với đối phương dẫn hai vạn quân tiến đánh mình chăng ? ” ( Lc 14, 31). 

Ngồi lại ” :  tìm được thời gian và yên tỉnh để suy nghĩ.

Còn nữa các  từ ngữ “ tính toán” và tiêu dùng “ phí tổn” có ý nghĩa suy tính để quy động tất cả khả năng, trí thức cũng như vật chất mình có được, đầu tư tất cả vào đại cuộc mình đang suy tính để thực hiện, xây cho xong  tháp cũng như thắng trận chiến.

Như vậy theo Chúa Giêsu, đầu tư tương lai của mình vào Nước Trời không phải chỉ là cuộc “ tháp tùng ”, đi với Chúa Giêsu trên một quảng đường, tạm bợ để tìm cảm giác hứng khởi, nghe những lời hay ý đẹp của Chúa Giêsu dạy cho, mà là một cuộc dấn thân vĩnh viển, hành động với suy tính và tung tất cả khả năng và sở hữu của mình vào công việc rao giảng Nước Trời của Chúa Giêsu.

Hành động có suy tính, bởi vì Thiên Chúa ban cho chúng ta có trí khôn ngoan và tự do, khi Chúa dựng chúng ta giống hình ảnh Người ( Gn 1, 27).

Người môn đệ không phải là người hành động như một hình nộm múa rối vô lương tri, mà là con người dùng trí khôn ngoan Chúa cho, suy tư và ý thức tự quyết định hành động để phục vụ Chúa và phục vụ anh em.

Và một khi quyết định theo Chúa, chúng ta dùng hết trí năng, tâm tình và của cải chúng ta có  để phục vụ Nước Trời: 

   - “ Cũng vậy, ai trong anh em không từ bỏ hết những gì mình có, thì không thể làm môn đệ Thầy” ( Lc 14, 33). 

Từ bỏ hết những gì mình có ”  không có nghĩa là vất đi để khỏi vướng mắc, bận tâm, mà tung hết những gì Chúa cho chúng ta, tài năng cũng như của cải, để phục vụ Nước Trời, phục vụ Chúa và phục vụ anh em, như gương người xây tháp và vị vua lâm chiến, tung vào công trình xây cất và chiến trận tất cả khả năng và sở hữu của mình: 

   - “ Ngươi phải yêu mến Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết sức lực và hết trí khôn ngươi và yêu thương người thân cận như chính mình ” (Lc 10,27). 

Người Ki Tô hữu là người dùng hết mọi tài năng, của cải và mạng sống Chúa ban để phục vụ Chúa và phục vụ anh em.

 

Tác giả: Tiến sĩ Nguyễn Học Tập

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!