Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
Bài Viết Của
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HIẾN CHẾ GAUDIUM ET SPES
NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN TRONG HIẾN CHẾ LUMEN GENTIUM - CHƯƠNG IV
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (40)
CÁM ƠN LÀ BIẾT SỐNG ĐỨC TIN
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (39)
GIÀU CÓ ĐÓNG CỔNG CON ĐƯỜNG ĐẾN CHÚA VÀ DỮNG DƯNG VỚI ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (37).
CỦA CẢI VỮNG BỀN CHO ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (36)
CHÚNG TA PHẢI ĂN MỪNG, EM CON ĐÃ CHẾT, MÀ NAY LẠI SỐNG.
“VÁC THẬP GIÁ MÌNH MÀ THEO TA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (34)
“AI HẠ MÌNH XUỐNG SẼ ĐƯỢC TÔN LÊN ”.
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (33)
“HÃY CỐ GẮNG QUA CỬA HẸP MÀ VÀO”
TÌM HIỀU PHÚC ÂM THÁNH LUCA ( 32)
NHẬN BIẾT DẤU CHỈ THỜI ĐẠI ĐỂ CHỌN LỰA MỤC ĐÍCH CHÍNH ĐÁNG
“BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC THÂN MẪU CHÚA TÔI ĐẾN VỚI TÔI”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (31)
PHẢI SẴN SÀNG ĐỢI CHỦ VỀ
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (30)
“HÃY LO TÌM NƯỚC THIÊN CHÚA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (29)
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XẴ HỘI CỦA GIÁO HỘI (5).
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (28)
"MARIA ĐÃ CHỌN PHẦN TỐT NHẤT"
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (4)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (27)
" AI THÂN CẬN VỚI NGƯỜI BỊ RƠI VÀO TAY KẺ CƯỚP ? "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HÔI (3)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (26)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (25)
" ANH HÃY THEO TA ! "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (2).
THẦY LÀ ĐẤNG KITÔ CỦA THIÊN CHÚA.
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (1)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (23)
NÀNG ĐƯỢC THA THỨ NHIỀU, VÌ NÀNG ĐÃ THƯƠNG YÊU NHIỀU
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (22)
TA TRUYỀN CHO ANH HÃY TRỖI DẬY !
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (28)

NGUYỄN HỌC TẬP


 

Tường thuật lại cuộc hành trình ( Lc 11, 51-19,28)


 

13. Dụ ngôn người giàu có điên rồ ( 12, 13-31).

Chúa Giêsu khước từ làm trung gian cho hai người anh em muốn phân chia gia tài, bởi lẽ cả hai đều là nạn nhân của ảo tưởng:

 

  - " Thưa Thầy, xin Thầy bảo anh tôi chia phần gia tài cho tôi " ( Lc 12, 13 ).

 

Và đó mới chính là căn cội xấu xa, cần phải bị bứng bỏ, vất đi:

 

  - " Anh em phải coi chừng, phải giữ mình khỏi mọi thứ tham lam, không phải vì dư giả mà mạng sống con người được bảo đảm đâu " ( Lc 12, 15).
 

Đó là điều khổ căn cội bức xức  hai anh em, thúc đẩy họ đôi chối, cải vả.

 

Chúa Giêsu không chỉ nói về thực trạng có của cải, gia tài, mà đề cập đến lòng ham muốn bất chính. Điều sai lầm, không phải là việc tìm kiếm để có được những gì cần thiết cho cuộc sống, mà chính là tâm trạng ích kỷ luôn luôn muốn chiếm hữu nhiều hơn nữa:
 

  - " ...mình phải làm gì đây, vì còn chỗ đâu mà tích trử hoa mầu...Mình sẽ làm thế nầy: phá những cái kho kia đi, xây những cái lớn hơn, rồi tích trử tất cả lúa thóc và của cải mình vào đó " ( Lc 12, 16-18).
 

Và có ảo tưởng cho rằng chiếm hữu, dự trử được của cải đó là bảo đảm đươc an ninh cho cuộc sống hạnh phúc của mình:

 

  - " Lúc ấy ta sẽ nhủ lòng, hồn ta hỡi, mình bây giờ ê chề của cải, dư xài nhiều năm.Thôi, cứ nghỉ ngơi, cứ ăn uống vui chơi, cho đã ! " ( Lc 12, 19 )

 

Lời giảng dạy của Chúa Giêsu đã thật rõ ràng trong những lời vừa kể

 

  - " Thât điên rồ ! Nội đêm nay, mạng ngươi bị đòi lai, thì những gì ngươi sắm sẵn đó sẽ về tay ai ? " ( Lc 12, 20 ).
 

Suy nghĩ đến đây, chúng ta có cảm tưởng là Chúa Giêsu biến một câu danh ngôn trong Sách Huấn Ca thành một dụ ngôn:

 

  - " Có kẻ giàu vun quén và keo kiệt, và đây là phần thưởng của nó: khi nó nói: " Tôi đã tìm được an nhàn, của tôi làm ra, bây giờ tôi hưởng, thì nó đâu biết thời gian mình sống còn bao lâu; nó sẽ bỏ lại của cải cho người khác và sẽ chết " ( Sir 11, 18-19).

 

Nhưng dụ ngôn của Chúa Giêsu không chỉ có ý nghĩa về đặc tính phù du của mọi tạo vật và không chỉ nhằm khuyên con người lắng dịu đi lòng ham muốn chiếm hữu.

 

Người còn chỉ cho thấy một cách sâu đậm con đường đích thực để giải thoát mình khỏi ách nô lệ của ước muốn chiếm hữu:
 

  - " Đó, kẻ nào thu tích của cải cho mình, mà không lo làm giàu trước mặt Chúa, thì số phận cũng như vậy đó " ( Lc 12, 21).
 

Nhưng trên thực tế, " làm giàu trước mặt Chúa " hay " làm giàu cho Chúa " có nghĩa là gì ?

 

Trong nguyên bản Hy Lạp, thành ngữ nói lên đó là động tác " hướng về Chúa ", bởi đó cho thấy chiều hướng con người phải tiến đến.

 

Hiểu như vậy, câu nói của Phúc Âm Thánh Luca vừa kể không có ý nghĩa làm lợi cho Chúa , mà là biết dùng của cải theo đường hướng đúng đắn, mà Chúa muốn, để " hướng về Chúa "..
 

Thánh Luca có ý làm sao giải thích dụ ngôn thành những gì thực tế, ai cũng thấy được và hiểu được. Bởi đó ngài ghi lại ở đây một vài lời huấn dạy của Chúa Giêsu:

 

  - " Chúa Giêsu nói với các môn đệ rằng: " Bởi đó, Thầy bảo cho anh em biết: đừng lo cho mạng sống: lấy gì mà ăn; cũng đừng lo cho thân thể: lấy gì mà mặc; vì mạng sống thì hơn của ăn, và thân thể thì hơn áo măc " ( Lc 12, 22-23), nói để nhằm giải thích ý nghĩa của thành ngữ Hy Lạp " cho Chúa ", " hướng về Chúa "  vừa kể, với ít nhứt qua ba ý nghĩa:
 

  1) Ý nghĩa thứ nhứt là giải thoát mình khỏi cơn cám dỗ, phải đầu tắt mặt tối, âu lo, như là mọi chuyện đều chỉ tùy thuộc vào chúng ta.

 

Đó là thái độ cho thấy không có đức tin, mà người môn đệ lắm khi dễ bị sa ngã vào. Trong động tác tìm kiếm được tình trạng " vững chắc, an ninh ", người môn đệ phải ý thức rằng mình có một Cha hiểu biết tất cả các nhu cầu của mình:

 

  - " Tất cả những thứ đó, dân ngoại trên thế gian vẫn tìm kiếm; nhưng Cha anh em thừa biết anh em cần những thứ đó " ( Lc 12, 30).
 

Tâm trạng áy náy lo âu là thái độ của các dân ngoại, không phải của người môn đệ.

 

  2 ) Tư tưởng thứ hai được Chúa Giêsu gợi ý cho, đó là trước tiên hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa:

 

  - " Vậy, hãy lo tìm Nước của Người, còn các thứ kia, Người sẽ thêm cho " ( Lc 12, 31).

 

Nếu người môn đệ đặt Nước Chúa vào vị trí ưu tiên, vẫn còn chỗ cho những sư việc khác. Lòng tin cậy nơi Cha rộng mở ra cho người môn đệ một cuộc sống thanh thản, cho người môn đệ có thể tận hưởng được những sư vật tốt lành mà Người đã tao dựng nên khắp đó đây trên thế giới.

 

Một cuộc sống chật vật thu tóm của cải, nhưng không phải là cuộc sống biết hưởng được chúng.
 

  3 ) Tư tưởng gợi ý thứ ba, chúng ta găp được tiếp theo sau đó:

 

  - " Hãy bán tài sản của mình đi mà bố thí. Hãy sắm lấy những túi tiền không hể cũ rách, một kho tàng không thể hao hụt ở trên trời, nơi kẻ trộm không bén mảng, mối mọt không đục phá " ( Lc 12, 33).
 

Như vậy cách dùng của cải chính đáng là biết dùng, dành chỗ cho lòng liên đới.

 

Và như vậy, " cho Chúa " đươc hiểu một cách thực tế là " cho anh em ", " cho người thân cận ", " cho người khác ".


 

14. Tỉnh thức và trung tín ( L 12, 32-48).

 

Sau những lời giảng dạy về cách thức biết dùng của cải, các lời mà Thánh Luca góp nhặt, Phúc Âm đi thẳng vào chủ đề tỉnh thức, không phải liệt kê những gì phải làm, mà là một trang thái chú tâm tinh thần, môt định hướng nền tảng đối với các tình trạng của cuộc sống
 

Đối với " đoàn chiên nhỏ " Chúa Giêsu đưa ra ba lời mời gọi.

  

1 ) Lời mời goi thứ nhứt là loại trừ mọi hình thức âu lo và sợ sêt:

 

   - " Hỡi đoàn chiên bé nhỏ, đừng sợ, vì Cha anh em đã vui lòng ban Nước của Người cho anh em " ( Lc 12, 32 ).

 

Tỉnh thức, đúng; đầy nghị lực và chuyên cần.

 

Nhưng tất cả đều được thực hiện trong một bầu không khí đầy tin cậy và yên tâm. Bởi vì những gì quan trọng đã được Chúa Cha dành cho ở nơi chốn vững chắc," vì Cha anh em đã vui lòng ban Nước của Người cho anh em ".

 

  2) Lời mời goi thứ hai là đừng sa ngã vào cam bẩy vòng khoắng của chiếm hữu, nhưng phải biết chia sớt của cải mình với người nghèo:

 

  - " Hãy bán tài sản mình đi, mà bố thí " ( Lc 12, 33).
 

Và đó là sự giàu có mà không bao giờ người môn đê phải mất đi, khác với lòng tham không đáy, ước vọng chiếm hữu càng nhiều càng tốt, mà du ngôn đề cập về người giàu có điên rồ, chúng ta vừa tìm hiểu nói lên.

 

  3 ) Sau cùng, lời mời gọi thứ ba, là lời mời goi quan trọng nhứt, đó là hướng tâm hồn mình về tài sản chính đáng:

 

  - " Vì kho tàng anh em ở đâu, thì lòng anh em ở đó " ( Lc 12, 34 ).

 

Muốn hay không, con người phải có kho tàng, mà hướng về đó định hướng moi lưa chọn quan trong. Nhưng kho tàng đó phải là nơi, là những gì chính đáng, mà người môn đệ khỏi phải thất vong.

 

Nhưng một kho tàng như vây, không có gì có thể khác hơn được là chính Thiên Chúa,
 

  - " ...nơi kẻ trộm không bén mảng, mối mọt không đục phá " ( Lc 12, 33b).
 

Đoan Phúc Âm nói về tỉnh thức ( Lc 12, 35-40) được tiếp tục bằng một vài ví dụ:

 

 a) " Anh em hãy thắt lưng cho gọn " nói lên hình ảnh của người làm việc vén áo lên và cuộn gọn lại y phục dài của mình dưới dây nịt để có thể cử động dễ dàng và đi đứng nhanh chóng hơn:
 

  - " Anh em hãy thắt lưng cho gọn và thắp đèn cho sáng " ( Lc 12, 35 ).

 

Nhưng lưng được thắt dây nịt cũng gợi lai cho chúng ta buổi cơm tối Lễ Vượt Qua:

 

  - " Các ngươi phải ăn thế nầy: lưng thắt gọn, chân đi dép, tay cầm gây " ( Ex 12, 11).

 

Thái độ vừa kể nói lên thái độ hành trình và thức tỉnh của dân Chúa, nói lên cử chỉ điều độ và tự do đối với các thực thể vật chất bề bộn làm chướng ngai tinh thần, không cử động được, không còn hướng về hy vọng đươc:

 

  - "  Vì vậy, anh em hãy chuẩn bị lòng trí, hãy tỉnh thức, hãy hoàn toàn đặt niềm trông cậy vào ân sủng sẽ được mang đến cho anh em trong ngày Chúa Giêsu Kitô tỏ hiện " ( 1 Pt 1, 13 ).
 

Niềm hy vọng đó không phải chỉ là chờ đơi những gì ở đời sống bên kia, mà là cả khả năng biến đổi các thực trạng hiện tại trần thế: hy vọng là hiện diện ngay trong cuộc hành trình.

 

 b) Kẻ trộm đến  bất thình lình, ở đây Thánh Luca không nhằm đề cập đến cái chết thể xác của chúng ta, bởi lẽ đời sống con người có thể tắt đi bất thình lình, vì vậy lúc nào cũng phải chuẩn bị sẵn; cho bằng sự hiện diện của Nước Thiên Chúa trong lich sử con người, dịp Tin Mừng cứu độ được Chúa ban cho mỗi ngày.

 

Chỉ có ai thức tỉnh, mới nhận thức đươc và đánh giá được dịp may qúy giá đó cho đời sống hanh phúc bất diệt của mình. Những kẻ lơ đễnh, phiếm diện, cho rằng đó là những cơ hôi không có gì quan .trọng.

 

Đoan nguời quản lý trung tín ( Lc 12, 41-48).

 

Chủ đề về trạng thái tỉnh thức được làm cho sung mãn hơn bằng thái độ trung tín quản trị tài sản của ông chủ.

 

Đó là thái độ phải có của người quản gia, nói lên tinh thần trách nhiệm, đặc tính phải có theo tỷ lệ của sự hiểu biết, thân thiết đối với ông chủ mà mỗi quản trị viên có được: càng biết đươc ông chủ rõ ràng hơn bao nhiêu, càng đòi buộc phải trách nhiệm của mình đối với ông tương xứng bấy nhiêu.

 

Trách nhiệm và trung tín là những đăc tính đòi buộc phải có nơi người tín hữu.

 

Lửa, mưa và giông bảo ( Lc 12, 49-59 ).

 

Trong đoạn Phuc Âm nầy, chúng ta thấy được Thánh Luca đề cập đến nhũng nét đặc thù bí nhiệm khải huyền. Lửa lan tràn trên mặt đất, gia đình ly tán, nhận thức ra các dấu chỉ thời đại:

 

  - "Thầy đã ném lửa vào mặt đất, và Thầy những ước mong phải chi lửa ấy đã bùng lên ! ( Lc 12, 49)

  

- "Anh em tưởng Thầy đến để ban hoà bình cho trái đất sao? Thấy báo cho anh em biết: không phải như vậy đâu, nhưng là đem chia rẻ. Vì từ nay, năm người trong cùng một nhà sẽ chia rẻ nhau, ba chống lai hai, hai chống lại ba .Họ sẽ chia rẻ nhau, cha chống lại con trai, con trai chống lại cha; me chống lại con gái, con gái chống lại me; mẹ chồng chống lại nàng dâu, nàng dâu chống lại mẹ chồng " ( Lc 12, 51-53).
 

Nhưng mặc dầu ghi lại những đặc tính thảm trạng đó, Thánh Luca chưa nghĩ đến đây là cuộc khủng hoảng cuối cùng, nhưng là hiện trạng của dòng lịch sử con người đang sống.

 

Và " từ đây trở đi ", không còn có gì phải nghi ngờ nữa (Lc 12, 52 ).

 

Lửa biểu tượng cho sự phân chia giữa con người với con người, cuộc chiến đấu mà người tín hữu Chúa Kitô và Giáo Hôi phải gánh lấy.

 

Biến cố Chúa Giêsu đến và sứ điệp của Người đối chọi, chống lại tất cả những gì là thù địch đối với Thiên Chúa và bắt buộc con người phải có thái độ đồng thuận lựa chọn  hay đối chọi lại.

 

Cuộc chiến đấu sâu đậm đến tận gốc rể, thâm nhập vào đến cả trong nôi bộ thân tình của gia đình.

 

Phúc Âm không thể là những gì con người có thể nhân nhượng.

 

Đối với Phúc Âm không thể có thái độ trung lập.

 

Và Chúa Giêsu kết thúc một cách mĩa mai, bằng cách đặt câu hỏi với dân chúng: làm sao anh em biết giải thích các dấu chỉ của thời tiết, mà lại không biết nhận ra và giải thích rõ hiện trạng của thời điểm đang diễn ra trước mắt , tức là thời điểm sâu đậm và quyết đinh cho lịch sử của đời sống con người :
 

  - " Khi các ngươi thấy mây kéo lên ở phía tây, các ngươi nói ngay: " Mưa đến rồi ", và xảy ra đúng như vậy. Khi thấy gió nồm thổi, các ngươi nói: " Trời sẽ oi bức ", và xảy ra đúng như vậy. ...cảnh sắc đất trời, thì các ngươi biết nhân xét, còn thời điểm nầy, sao các ngươi lại không biết nhận xét ? " ( Lc 12, 54-56 ).  
 

" Thời điểm nầy " không phải là những gì xa vời trong tương lai, mà là thưc tại đang hiện diện.

 

Cũng không phải là thời điểm đặc biệt, bên cạnh cuộc sống thường nhật, không phải là môt dòng lịch sử cá biệt song song với lịch sử hằng ngày, nhưng chính phẩm chất mà " thời điểm nầy " đưọc nói lên với biến cố Chúa Giêsu đến.

 

Thật vậy, bằng sự hiên diện ( kairos ) tiếp tục của Người trong cuộc sống và trong lịch sử con người, cả thời gian thường nhật cũng trở thành " đặc biệt ".

 

Đó chính là những gì thiếu sót của những nhận xét và hểu biết của đoàn lũ dân chúng, mà Chúa Giêsu muốn cảnh tỉnh ngày hôm đó và cả trong cuộc sống thường nhật của chúng ta, bởi vì Chúa Giêsu cũng đang hiện diện và cảnh tỉnh chúng ta trong cuộc sống hằng ngày, qua Phúc Âm, qua lời huấn dạy của Giáo hội và những dấu chỉ thời đại ( signa temporis).



 

Tác giả: Tiến sĩ Nguyễn Học Tập

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!