Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
Bài Viết Của
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HIẾN CHẾ GAUDIUM ET SPES
NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN TRONG HIẾN CHẾ LUMEN GENTIUM - CHƯƠNG IV
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (40)
CÁM ƠN LÀ BIẾT SỐNG ĐỨC TIN
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (39)
GIÀU CÓ ĐÓNG CỔNG CON ĐƯỜNG ĐẾN CHÚA VÀ DỮNG DƯNG VỚI ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (37).
CỦA CẢI VỮNG BỀN CHO ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (36)
CHÚNG TA PHẢI ĂN MỪNG, EM CON ĐÃ CHẾT, MÀ NAY LẠI SỐNG.
“VÁC THẬP GIÁ MÌNH MÀ THEO TA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (34)
“AI HẠ MÌNH XUỐNG SẼ ĐƯỢC TÔN LÊN ”.
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (33)
“HÃY CỐ GẮNG QUA CỬA HẸP MÀ VÀO”
TÌM HIỀU PHÚC ÂM THÁNH LUCA ( 32)
NHẬN BIẾT DẤU CHỈ THỜI ĐẠI ĐỂ CHỌN LỰA MỤC ĐÍCH CHÍNH ĐÁNG
“BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC THÂN MẪU CHÚA TÔI ĐẾN VỚI TÔI”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (31)
PHẢI SẴN SÀNG ĐỢI CHỦ VỀ
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (30)
“HÃY LO TÌM NƯỚC THIÊN CHÚA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (29)
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XẴ HỘI CỦA GIÁO HỘI (5).
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (28)
"MARIA ĐÃ CHỌN PHẦN TỐT NHẤT"
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (4)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (27)
" AI THÂN CẬN VỚI NGƯỜI BỊ RƠI VÀO TAY KẺ CƯỚP ? "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HÔI (3)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (26)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (25)
" ANH HÃY THEO TA ! "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (2).
THẦY LÀ ĐẤNG KITÔ CỦA THIÊN CHÚA.
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (1)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (23)
NÀNG ĐƯỢC THA THỨ NHIỀU, VÌ NÀNG ĐÃ THƯƠNG YÊU NHIỀU
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (22)
TA TRUYỀN CHO ANH HÃY TRỖI DẬY !
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HÔI (3)



 

 NGUYỄN HOC TẬP


 

B - Con người trung tâm điểm và thương đỉnh của moi thực tai trần thế:

 

Con người được dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa ( Gaudium et spes 12, 1 )

Những kẻ tin cũng như những người không tin dường như đồng quan điểm là mọi vật trên địa cầu phải đươc hướng về con người, như là trung tâm và tột điểm của chúng.

 

Vậy con người là gì?

  

- " Con người đã và còn đang đưa ra nhiều quan niệm về chính mình, những quan niêm khác nhau và đôi khi trái  ngươc nhau. Theo những quan niệm đó, thường con người tán dương mình như môt mẫu mực tuyệt đối hay lại chê bai đến độ tuyêt vọng, từ đó con người hoài nghi và lo lắng. Thông cảm sâu xa được những khó khăn nầy, Giáo Hội vì được Thiên Chúa là Đấng mạc khải dạy dỗ, có thể đem lại câu giải đáp cho những khó khăn ấy, nhờ đó diễn tả được thân phân đích thực của con người, giải bày những yếu hèn, đồng thời có thể nhìn nhân xác đáng phẩm giá và thiên chức của con người " ( GS 12, 1 )

 

C - Phẩm giá con người đươc đặt hàng đầu trên các giá tri ( Mater et Magistra, 192 ).
 

Bởi đó,

  - " giải pháp đích thưc chỉ có thể thực hiện đươc, và  chỉ có thể là giải pháp trong lãnh vưc kinh tế và trong việc phát triển xã hội, nhằm kính trọng và thăng tiến các giá trị đích thực con người, cá nhân cũng như tập thể xã hôi. Tức là phát triển kinh tế và thăng tiến xã hội đươc thực hiên trong lãnh vưc luân lý, thích hợp với phẩm giá con người và với giá trị cao cả của đời sống của mỗi cá nhân con người. Và trong chương trình công tác trên, cả  thế giới phải cho phép và tạo điều kiện dễ dàng cho cuộc luân chuyển trao đổi có trât tự và lơi ích các kiến thức hữu ích, vốn liếng và nhân sự " ( ĐGH Gioan XXIII, Mater t Magistra, 192 ).


 

D - Ý thức càng tăng triển về phẩm giá con người ( Gaudium et spes, 26, 2 ).

   - " Con người càng ngày càng ý thức hơn về phẩm giá cao cả của nhân vi, bởi vì con người vượt trên mọi tạo vật và vì quyền lơi cũng như bổn phận của con người có tính cách  phổ quat và bất khả xâm pham. Vây con người cần phải có tất cả những gì thiết yếu, mà con người phải có, để thưc sự sống đời sống con người, như của ăn, chỗ ở, y phục, quyền tư do lựa chon cuộc sống và lập gia đình, quyền được giáo dục, quyền làm việc, quyền được bảo toàn danh thơm tiếng tốt, quyền được kính trọng, quyền thông tin xứng hợp, quyền hành động theo quy tắc ngay chính của lương tâm mình, quyền bảo vệ đời sống tư và quyền tự do chính đáng cả trong phạm vi tôn giáo " ( Hiến Chế Gaudium et Spes, 26,2).


 

E - Những phương thức mới quan niệm về phẩm giá con người ( Justitia in mondo ).

  - " Động lực mãnh liệt thúc đẩy thế giới hiệp nhứt và vấn đề phân chia không đồng đều, bởi đó các quyết định về ba phần tư lợi tức, đầu tư và thương mãi được giao cho trong tay môt phần ba nhân loai, nghĩa là cho phần hưởng thụ được phát triển lớn lao hơn . Cũng như tình trang phát triển không đủ về kinh tế, chính trong khi con người nhận thức đươc các giới hạn trong lãnh vực " môi trường sống ". Điều đó thúc đẩy chúng ta phải ý thức đến sự kiện, trong thế giới tân tiến, hiện đang có nhiều hình thức quan niệm mới về phẩm giá con người " ( Thượng Hôi Đồng Giám Mục, Justizia in mondo, 1971, 13).  


 

F - Phẩm giá con người đòi buộc phải có chân lý, công bình, tình yêu thương và tự do trong các mối liên hệ xã hội ( Pacem in terris, 34-38.45):

- n. 34 " Phẩm giá con người, của chính mỗi con người, đòi buộc con người phải ý thức và tự do trong các hành đông của mình. Bởi đó trong các mối tương giao trong cuộc sống chung, các quyền phải đươc thực hiện, các bổn phân phải đươc chu toàn, hằng ngàn hình thức cộng tác phải được hành xử tùy theo đông lực quyết định của cá nhân: tức là phải được xác tín đó là những sáng kiến của chính mình, hành xử trong thái độ có trách nhiệm , chớ không phải vì bị quyền lực bắt buộc hay vì áp lưc đến từ bên ngoài.  

 

Một cuộc sống chung chỉ được đặt trên nền tảng mãnh lực, không phải là cuộc chung sống con người. Thât vậy, trong cuộc sống đó, không thể tránh khỏi viêc con người bị ép buôc hay bị đè nén, thay vì được tạo các điều kiện dễ dàng và kích thích để phát triển và hoàn hảo hóa chính mình ".

n.35 " Như vậy cuộc sống chung giữa các con người đươc tổ chức, sung mãn và thích hợp đáp ứng lại phẩm giá con người, khi tổ chức cuộc sống đó được đăt trên nền tảng chân lý, đúng như lời mời gọi của Thánh Phaolồ Tông Đồ; " Bởi vậy, một khi cởi bỏ đi được sự gian dối, mỗi người trong anh em hãy nói sự thật với người thân cận, vì chúng ta là phần thân thể của nhau " ( Eph 4, 25 ). Điều đó đòi buộc chúng ta phải thành thật nhận biết các quyền của người nầy đối với người kia và các bổn phận liên hê với nhau. Ngoài ra, một cuộc chung sống được thực hiện theo công lý và trong sự kính trọng thực sự đối với các quyền đó và được bổ túc bằng tình yêu thương, đó là trạng thái của tâm hồn làm cho con người cảm nhận được các nhu cầu và các đòi hỏi của người khác như là những gì của chính mình, làm cho người khác được tham dự vào tài sản của chính mình, và nhằm làm cho sự thông hiêp vào thể giới các giá trị thiêng liêng trở nên sống động. Như vậy, cuộc chung sống được thực hiên trong tự do, tức là bằng cách gắn liền với phẩm giá được con người mang trên chính bản thể có lý trí của mình, khiến cho con người đảm nhận trách nhiệm các động tác của mình ".

  n. 36 " Cuộc sống chung của con người, các Anh Em đáng kính và các con yêu qúy, cần phải đươc coi là một thực thể thiêng liêng: như là thông ban cho nhau các sự hiểu biết trong ánh sáng đích thưc; như là đông tác thực hiên các quyền và chu toàn các bổn phận; thúc đẩy và khuyến khích nhắc nhở hãy hường về điều thiện luân lý; và như là việc cùng nhau chung hưởng điều đẹp đẻ trong tất cả mọi cách thể hiện chính đáng. Thái độ sẵn sàng người phổ biến cho người khác những gì cao đẹp nhứt chính mình có được; nối kết với một sư hấp thụ trao đổi cho nhau và càng ngay càng sung mãn hơn các giá trị thiêng liêng: đó là những giá tri mà trong đó con người luôn luôn tìm được động lực sống và định hướng nền tảng các cách thể hiện văn hoá, thế giới kinh tế, các tổ chức xã hội, các phong trào và các thể chế chính trị, định chế luật pháp và tất cả các yếu tố thể hiện ra bên ngoài, trong đó được cấu trúc và thể hiện ra cuộc chung sống  trong biến hoá không ngừng của mình ".
 

  n. 37 " Định chế trật tự giữa các con người trong cuộc sống chung thuôc về bản chất luân lý. Thật vậy, đó là một định chế được đặt nền tảng trên chân lý; phải được thực hiên theo công lý; đòi buộc phải được sống và hoàn hảo hóa bởi tình thương; đòi buộc phải sắp xếp kiến trúc trong tự do, trong những lằn mức quân bình luôn luôn mới và hợp với bản chất con người hơn ".
 

  n 38 " Đó chính là bởi vì trật tự luân lý - phổ quát, tối thượng và bất di dịch trong nguyên tắc - có được nền tảng thực định của mình trong Thiên Chúa thật, tối thương và nhân bản đích thực. Người là Chân lý tiên khởi và Điều Thiện tối thượng. Và bởi đó, Người là nguồn mạch sâu thầm, mà từ nơi Người, một cuộc chung sống con người có tổ chức múc lấy đươc sức sống nguyên thủy, sung mãn và đáp ừng lai được cho phẩm giá con người ( ĐTC Pio XI, Radiomessagio natalizio 1942, AAS.35 ( 1943), p.14).

 

Về vấn đề đang bàn, Thánh Tôma đã diễn tả một cách rõ ràng: " Lý trí con người là đinh luât của ý chí, mà tùy theo tâm mức của lý trí đó cao đô của sư tốt lành có thể được đo lường được, bởi lẽ lý trí con người thoát xuất từ luật hằng hữu, đồng nhất với lý trí của Thiên Chúa...Điều đó cho thấy rõ ràng tầm mức tốt lành của ý chí con người tùy thuộc rất nhiều vào luật hằng hữu, chớ không phải vào lý trí con người " ( Thánh Tôma, Summa theologia, I-II, q. 19, a. 4; cf. a. 9).
 

  n. 45 " Khi các mối tương giao của cuôc sống chung được đặt thành vấn đề trong lãnh vực quyền và bổn phận, con người được mở ra liên quan đến thế giới các giá trị thiêng liêng, và con người lúc đó sẽ hiểu đươc chân lý, công bình, tình yêu thương, tự do là gì. Và con người lúc đó nhận thức được mình thuộc về thế giới đó.

 

Nhưng đồng thời con người cũng đang trên lộ trình dẫn mình đến hiểu biết hơn về Thiên Chúa đích thực, thượng đẳng và cá biêt. Và đồng thời con người cũng chấp nhân sư tương quan đươc đặt trên nền tảng vững chắc giữa mình với Thiên Chúa và chấp nhận tiêu chuẩn tối thượng của đời sống ,mình: đó là tiêu chuẩn của đời sống thân tình nội tại của chính mình và đời sống mà con người sống liên hê với người khác " ( ĐTC Gioan XXIII, Pacem in terris, 11.04.1963 ).

 

G - Phẩm giá con người được đặt nền tảng trên lý trí và sự hiểu biết ( Gaudium et spes 15 ).

" Dự phần vào ánh sáng trí tuệ Thiên Chúa, con người có lý để nhân định rằng nhờ trí tuệ họ vượt trên mọi tạo vât. Qua các thời đại, nhờ chuyên cần trao dồi tài năng của mình, chính con người thực sự tiến bộ trong khoa học thực nghiệm, khoa học kỹ thuật và nghê thuật. Trong thời đại chúng ta, con người đã đat được những thành công phi thường, nhứt là trong viêc khám phá và chế ngư thế giới vật chất. Tuy nhiên, con người đã luôn luôn tìm kiếm và đã khám phá ra chân lý sâu xa hơn.

 

Thật vậy, trí khôn con người không hẵn chỉ giới hạn trong những hiên tượng mà thôi, nhưng còn có thể thấu triệt thực tại siêu hình một cách thực sự chắc chắn, cho dù trí tuệ phần nào đã bi mờ tối và suy nhược do hậu quả của tội lỗi.
 

Cuối cùng , bản chất trí thức của nhân vị được kiên toàn và phải được kiên toàn nhờ sự " hiểu biết " ( sapientia ). Chính sự hiểu biết lôi kéo môt cách dịu dàng tâm trí con người tìm kiếm và ái mộ những gì là chắc chắn, là thiện hảo. Rồi nhờ thấm nhuần sự hiểu biết mà con người được đưa từ thế giới hữu hình tới thế giới vô hình.
 

Hơn hẳn những thế kỷ trước, thời đại chúng ta càng cần đến sự hiểu biết để tất cả những khám phá mới của con người được mang tính chất nhân bản hơn. Bởi vì vận mệnh tương lại của thế giới sẽ lâm nguy, nếu thế giới không phát sinh ra những bậc thông thái lỗi lạc.

 

Hơn nữa, phải lưu ý rằng, nhiều quốc gia tuy nghèo nàn về kinh tế, nhưng lại giàu có về phần hiểu biết, nên vẫn có thể trợ giúp những quốc gia khác rất đắc lực.

 

Nhờ hồng ân của Chúa Thánh Thần, con người, qua đức tin, tiến tới sự chiêm ngưởng và nếm hưởng mầu nhiệm thánh ý Thiên Chúa ".


 

H - Phẩm giá con người hệ tại ở thái độ biết lắng nghe tiếng lương tâm mình ( Gaudium et spes, 16 ).

 

" Con người khám phá ra tận đáy lương tâm một lề luật, mà chính con người không đặt ra cho mình, nhưng phải tuân theo, và tiếng nói của lương tâm luôn luôn kêu gọi con người phải yêu mến và thi hành điều thiện cũng như tránh điều ác.

 

Tiếng nói ấy âm vang đúng lúc trong tâm hồn của chính con người: hãy làm điều nầy, hãy tránh điều kia.

 

Quả thật con người có lề luật đươc Chúa khắc ghi trong tâm hồn.

 

Tuân theo lề luật ấy chính là phẩm giá của con người và chính con người cũng sẽ bị xét xử theo lề luật ấy nữa ( Rom 2, 14-16 ).

 

Luơng tâm là tâm điểm sâu kín nhứt và là cung thánh của con ngươi, nơi đây con người chỉ hiện diện một mình với Thiên Chúa  và tiếng nói của Người vang dội trong thâm tâm họ ( ĐTC Pio XII, Thông Điệp De Conscientia cristiana in juventus recte effermanda, 23.03.1952: AAS 44 ( 1952), trg. 271).

 

Trung thành với lương tâm, các Kitô hữu phải liên kết với những người khác để tìm kiếm chân lý và giải quyết trong chân lý biết bao nhiêu vấn đề luân lý được đặt ra trong đời sống cá nhân cũng như trong giao tiếp xã hội. Bởi vậy, lương tâm ngay thẳng càng thắng thế, thì những cá nhân và cộng đồng càng tránh được độc đoán mù quáng và càng nỗ lưc tuân phục những tiêu chuẩn khách quan của luân lý .

 

Tuy nhiên, nhiều khi lầm lạc và vô tri bất khả kháng, nhưng cũng không vì thế mà mất hết phẩm giá. Nhưng không thể nói như vậy, khi con người ít lo lắng tìm kiếm điều nhân và điều thiện, cũng như khi vì thói quen phạm tội, mà lương tâm dần dần trở nên mù quáng ".   


 

I - Phẩm giá đòi buộc con người phải được hành động tự do ( Gaudium et spes, 17 ).

 

Nhưng con người chỉ có thể quay về với sự thiện một cách tự do. Sự tự do ấy, những người đương thời với chúng ta rất ngưỡng mộ và hăng say theo đuổi, và họ thực có lý. Tuy nhiên, họ cổ võ tự do một cách lệch lạc như có thể làm bất cứ điều gì mình thích, kể cả điều xấu.

 

Nhưng tự do đích thưc là dấu chỉ cao cả nhứt của hình ảnh Thiên Chúa trong con người, bởi vì Thiên Chúa đã muốn để con người tự định liệu ( Ct 1, 14), hầu con người tự mình đi tìm Đấng Tạo Hoá và nhờ kết hợp với Người, con người tiến tới sự hoàn thiện trọn vẹn và hanh phúc.

 

Vậy phẩm giá con người đòi họ phải hành động theo sự lựa chọn ý thức và tư do, nghĩa là chính con người được thúc đẩy và hướng dẫn tự bên trong, chứ không do bản năng mù quáng hay cưỡng chế hoàn toàn từ bên ngoài.

 

Con người sẽ đạt tới phẩm giá ấy một khi nhờ sự giải thoát khỏi mọi kiềm toả của đam mê, con người theo đuổi cùng đích của mình trong sự tự do chọn lấy điều thiện và khôn khéo thực sự tạo cho mình những phương thức thích ứng.

 

Tụ do của con người bị tội lỗi làm tổn thương, nên chỉ nhờ ơn Chúa trợ lực, con người mới có thể thực hiện được việc hướng về Thiên Chúa cách hoàn toàn sống động.

 

Vậy trước tòa án Thiên Chúa, mỗi người sẽ phải trả lẽ về đời sống của mình, tùy theo chính ho đã làm điều thiện hay điều ác ( 2 Cor 5, 10).


 

Tác giả: Tiến sĩ Nguyễn Học Tập

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!