Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
Bài Viết Của
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HIẾN CHẾ GAUDIUM ET SPES
NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN TRONG HIẾN CHẾ LUMEN GENTIUM - CHƯƠNG IV
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (40)
CÁM ƠN LÀ BIẾT SỐNG ĐỨC TIN
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (39)
GIÀU CÓ ĐÓNG CỔNG CON ĐƯỜNG ĐẾN CHÚA VÀ DỮNG DƯNG VỚI ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (37).
CỦA CẢI VỮNG BỀN CHO ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (36)
CHÚNG TA PHẢI ĂN MỪNG, EM CON ĐÃ CHẾT, MÀ NAY LẠI SỐNG.
“VÁC THẬP GIÁ MÌNH MÀ THEO TA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (34)
“AI HẠ MÌNH XUỐNG SẼ ĐƯỢC TÔN LÊN ”.
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (33)
“HÃY CỐ GẮNG QUA CỬA HẸP MÀ VÀO”
TÌM HIỀU PHÚC ÂM THÁNH LUCA ( 32)
NHẬN BIẾT DẤU CHỈ THỜI ĐẠI ĐỂ CHỌN LỰA MỤC ĐÍCH CHÍNH ĐÁNG
“BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC THÂN MẪU CHÚA TÔI ĐẾN VỚI TÔI”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (31)
PHẢI SẴN SÀNG ĐỢI CHỦ VỀ
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (30)
“HÃY LO TÌM NƯỚC THIÊN CHÚA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (29)
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XẴ HỘI CỦA GIÁO HỘI (5).
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (28)
"MARIA ĐÃ CHỌN PHẦN TỐT NHẤT"
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (4)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (27)
" AI THÂN CẬN VỚI NGƯỜI BỊ RƠI VÀO TAY KẺ CƯỚP ? "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HÔI (3)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (26)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (25)
" ANH HÃY THEO TA ! "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (2).
THẦY LÀ ĐẤNG KITÔ CỦA THIÊN CHÚA.
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (1)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (23)
NÀNG ĐƯỢC THA THỨ NHIỀU, VÌ NÀNG ĐÃ THƯƠNG YÊU NHIỀU
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (22)
TA TRUYỀN CHO ANH HÃY TRỖI DẬY !
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (1)

 
 

                                                                                                                       NGUYỄN HỌC TẬP


 

A - Trong Hiến Chế Gaudium et Spes ( 1 ) .


 

( Viết theo tài liệu giảng huấn của Viện Đào Tạo Chính Trị Học Pedro Arrupe S.J. ( Istituto di Formazione Politica Pedro Arrupe S:J., PA); phần bản dịch Hiến Chế Gaudium et Spes ( Vui Mừng và Hy Vọng ) của Phân Khoa Thần Học, Giáo Hoàng Học Viện Thánh Pio X - Đà Lạt, 1972 )  

n. 12. Con người theo hình ảnh Thiên Chúa.

Những người tin hữu cũng như những kẻ không tin dường như đồng quan điểm là mọi vật trên địa cầu phải được hướng về con người, như là trung tâm vá tột điểm của chúng.
 

Vậy con người là gì ?

 

Con người đã và đang đưa ra nhiều quan niệm về chính mình, những quan niệm khác nhau và đôi khi trái ngược nhau.

Theo những quan niệm đó, thường con người tán dương mình như một mẫu mực tuyệt đối hay lại chê bai đến độ tuyệt vọng, từ đó con người hoài nghi và lo lắng.

 

Thông cảm sâu xa được những khó khăn nầy, Giáo Hội, vì được Thiên Chúa là Đấng mạc khải dạy dỗ, có thể đem lại câu giải đáp cho những khó khăn ấy, nhờ đó diễn tả được số phận đích thực của con người, giãi bày những yếu hèn, đồng thời có thể nhìn nhận xác đáng phẩm giá và thiên chức của con người.
 

Thực vậy, Thánh Kinh dạy rằng con người đã được tạo dựng " giống hình ảnh của Thiên Chúa ", có khả năng nhận biết và yêu mến Đấng đã dựng nên mình, được Người đặt làm chủ mọi tạo vật trên trái đất ( Gen 1, 26 ) và xử dụng chúng mà ngợi khen Thiên Chúa ( Sap 2, 23 ).

  - " Vậy con người là gì mà Chúa nhớ đến? hay con người là gì để Người phải bận tâm ? "  So với một thần thánh, Chúa chỉ dựng nên con người . Vinh dự huy hoàng là triều Thiên Chúa ban tặng. Chúa cho thống trị các kiệt tác tay Chúa làm, muôn sự Chúa đã đặt dưới chân " ( Ps 8, 5-7).
 

Nhưng Thiên Chúa đã không dựng nên con người cô độc, bởi vì từ khởi thủy " Chúa đã tạo dựng có nam có nữ " ( Gen 1, 2-7). Sự liên kết giữa họ Chúa đã tạo nên một thứ cộng đoàn đầu tiên giữa người với người. Thực vậy, tự bản tính thâm sâu của mình, con người là một hữu thể có xã hội tính và nếu không liên lạc với những người khác, con người sẽ không thể sống và phát triển tài năng của mình.

 

Vì thế như ta đọc thấy ngay trang đầu của Thánh Kinh: " Thiên Chúa đã thấy tất cả những gì Người làm đều rất tốt đẹp " ( Gen 1, 31 ).
 

  n.13. Tội lỗi.

 

Con người được Thiên Chúa thiết lập trong sự công chính, tuy nhiên ngay từ đầu lịch sử, vì nghe theo Thần Dữ, nên đã lạm dụng tự do của mình, khi nổi dậy chống lại Thiên Chúa và muốn đạt đến cứu cánh của mình ngoài Thiên Chúa.

 

Dù họ đã nhận biết Thiên Chúa, nhưng họ đã chẳng tôn vinh Người như Thiên Chúa, trái lại tâm hồn mê muội của họ đã ra tối tăm và họ đã phụng sự tạo vật hơn là phụng sự Đấng Tạo Hoá.

 

Điều Thiên Chúa mạc khải cho chúng ta biết cũng phù hợp với kinh nghiệm của chúng ta. Bởi vì nếu nhìn sâu tận đáy lòng mình, con người cũng khám phá ra rằng mình đã hường về sự dữ và đã ngụp lặn trong muôn vàn sự dữ là những điều không thể xuất phát từ Đấng Tạo Hoá tốt lành của mình. Nhiều khi từ chối không nhìn nhận Thiên Chúa như nguyên ủy của mình, con người đã phá đổ trật tự phải có để đạt tới cùng đích của mình và đồng thời phá vỡ mọi hoà hợp nơi chính bản thân cũng như đối những người khác và với mọi loài thụ tạo.
 

Vậy trong chính con người có sự chia rẽ. Vì thế tất cả cuộc sống con người , hoặc riêng rẽ, hoặc tập thể, đều biểu hiệu như một cuộc chiến, dĩ nhiên là bí nhiệm, giữa tốt và xấu, giữa Ánh Sáng và tối tăm. Hơn nữa con người thấy mình không đủ sức khi phải tự mình chiến thắng hữu hiệu những tấn công của sự dữ đến nỗi mỗi người thấy dường như bị xiềng xích trói buộc.

 

Nhưng chính Chúa đã đến để giải phóng con người và làm cho con người trở nên mạnh mẽ, khi Người đổi mới tự nội tâm họ và loại ra ngoài thủ lãnh của thế gian nầy ( Jn 12, 31), là kẻ đã kìm giữ họ trong vòng nô lệ tội lỗi. Tội lỗi làm suy giãm chính con người và ngăn cản không cho con người đạt tới sự viên mãn.
 

Dưới ánh sáng mạc khải nầy, thiên chức cao cả và nỗi thống khổ sâu xa mà con người cảm nghiệm đều tìm được ý nghĩa cuối cùng của chúng.
 

  n. 14. Sự cấu tạo con người.  

 

Con người duy nhứt với xác và hồn. Xét về thể xác, con người là một tổng hợp những yếu tố thuộc thế giới vật chất. Bởi đó, nhờ con người những yếu tố ấy đạt tới tuyệt đỉnh của chúng và tự do dâng lời ca tụng Đấng Tạo Hoá. Vậy con người không được khinh miệt đời sống vật chất. Trái lại, con người phải coi thân xác mình là tốt đẹp và đáng tôn trọng, vì thân xác ấy do Chúa tạo dựng và phải được sống lại ngày sau hết.

 

Tuy nhiên, mang thương tích do tội lỗi gây nên, con người cảm nghiệm nơi chính mình những nổi loạn của thân xác. Như vậy, chính phẩm giá con người đòi hỏi con người phải ca tụng Thiên Chúa nơi thân xác của mình, chớ không để thân xác ấy nô lệ cho những xu hướng xấu xa của lòng mình.
 

Thật vậy con người không sai lạc, khi họ nhận biết mình cao cả hơn vũ trụ vật chất và không coi mình chỉ như một mảnh vụn của thiên nhiên hay như một phần tử vô danh trong xã hôi loài người. Bởi vì nhờ có nội giới, con người vượt trên mọi vật.

 

Khi con người quay về với lòng mình, tức là họ trở về với nội giới thâm sau nầy, ở đó Thiên Chúa thấu suốt tâm hồn đang chờ đợi họ và cũng nơi đó, chính con người định đoạt về số mệnh riêng của mình dưới con mắt của Thiên Chúa.

 

Như vậy khi nhìn nhận mình có một linh hồn thiêng liêng, bất tử, con người không phải là bị mê hoặc bởi một thứ ảo tưởng phát xuất do những điều kiện vật lý và xã hội. Trái lại, nhìn nhận như thế, là con người đã đạt tới chính chân lý sâu xa.
 

  n. 15. Phẩm giá trí tuệ, chân lý và sự hiểu biết.

 

Dự phần vào ánh sáng của trí tuệ Thiên Chúa, con người có lý để nhận định rằng nhờ vào trí tuệ, họ vưọt lên trên mọi tạo vật.

 

Qua các thời đại, nhờ chuyên cần trao đổi tài năng của mình, con người đã thực sự tiến bộ trong những khoa học thực nghiệm, những khoa học kỹ thuật và nghệ thuật.

 

Trong thời đại chúng ta, con người đã đạt được những thành công phi thường, nhứt là trong việc khám phá và chế ngự thế giới vật chất. Tuy nhiên con người đã luôn luôn tìm kiếm và đã khám phá ra chân lý sâu xa hơn. Thật vậy, trí khôn con người không hẳn chỉ giới hạn trong những hiện tượng mà thôi, nhưng còn có thể thấu triệt thực tại siêu hình một cách thực sự chắc chắn, cho dù trí tuệ phần nào đã bị mờ tối và suy nhược do hậu quả của tội lỗi.
 

Cuối cùng bản chất của trí thức nhân vị được kiện toàn và phải được kiện toàn nhờ sự hiểu biết. Chính sự hiểu biết lôi kéo một cách dịu dàng tâm trí con người tìm kiếm và ái mộ những gì là chân, là thiện. Rồi nhờ thấm nhuần sự hiểu biết, mà con người được đưa từ thế giới hữu hình tới thế giới vô hình.
 

Hơn hẳn những thế kỷ trước, thời đại chúng ta càng cần đến sự hiểu biết để tất cả những khám phá mới của con người mang tính chất nhân bản hơn. Bỏi vì vận mệnh tương lai của thế giới sẽ lâm nguy, nếu thế giới không phát sinh ra những bậc thông thái lỗi lạc. Hơn nữa, phải lưu ý rằng nhiều quốc gia tuy nghèo nàn về kinh tế, nhưng lại giàu có về phần hiểu biết, nên có thể trợ giúp những quốc gia khác rất đắc lực.
 

Nhờ hồng ân của Chúa Thánh Thần, con người, qua đức tin, tiến tới sự chiêm ngưỡng và nếm hưỏng mầu nhiệm Thánh ý Thiên Chúa.  
 

n. 16. Phẩm giá của lương tâm.   

 

Con người khám phá ra tận đáy lương tâm một lề luật mà chính con người không đặt ra cho mình, nhưng vẫn phải tuân theo, và tiếng nói của lương tâm luôn luôn kêu gọi con người phải yêu mến và thi hành điều thiện cũng như tránh điều ác. Tiếng nói ấy âm vang đúng lúc trong tâm hôn của chính con người: hãy làm điều nầy, hãy tránh điều kia.

 

Quả thật con người có lề luật được Chúa khắc ghi trong tâm hồn. Tuân theo lề luật ấy chính là phẩm giá của con người và con người cũng sẽ bị xét xử theo lề luật ấy nữa ( Rom 9, 14-16).

 

Lương tâm là tâm điểm sâu kín nhất và là cung thánh của con người, nơi đây con người chỉ hiện diện một mình với Thiên Chúa và tiếng nói của Người vang dội trong thâm tâm họ ( Pio XII, Enc. De Conscienti Christiana, 23.03.1952 ).

 

Lương tâm làm cho con người nhận biết một cách tuyệt vời luật mến Chúa, yêu người. Trung thành với lương tâm, các Kitô hữu phải liên kết với những người khác để tìm kiếm chân lý và giải quyết trong chân lý biết bao vấn đề luân lý được đặt ra trong đời sống cá nhân, cũng nhu trong giao tiếp xã hội. Bởi vậy, lương tâm ngay chính càng thắng thế, thì những cá nhân và cộng đồng càng tránh được độc đoán mù quáng và càng nổ lực tuân phục những tiêu chuẩn khách quan của luân lý .

 

Tuy nhiên, lương tâm nhiều khi lầm lạc vì vô tri bất khả thắng, nhưng cũng không vì thế mà mất hết phẩm giá. Nhưng không thể nói như vậy, khi con người ít lo lắng tìm kiếm điều chân và điều thiện, cũng như khi vì thói quen phạm tội, mà  lương tâm dần dần trở nên mù quáng.
 

  n. 17. Sự cao cả của tự do.

 

Nhưng con người chỉ có thể quay về với sự thiện một cách tự do. Sự tự do ấy, những người đương thời với chúng ta rất ngưỡng mộ và hăng say theo đuổi, và họ thực có lý.

 

Tuy nhiên lắm lúc họ cổ võ tự do một cách lệch lạc, như có thể làm bất cứ điều gì mình thích, cả điều xấu. Nhưng tự do đích thực là dấu chỉ cao cả nhất của hình ảnh Thiên Chúa trong con người. Bởi vì Thiên Chúa muốn để cho con người tự định liệu ( Pio XII, id.), hầu con người tự mình đi tìm Đấng Tạo Dựng và nhờ kết hợp với Người, con người tiến tới sự hoàn thiện trọn vẹn và hạnh phúc.
 

Vậy phẩm giá của con người đòi buộc họ phải hành động theo sự chọn lựa ý thức và tự do, nghĩa là chính con người được thúc đẩy và hướng dẫn tự bên trong, chớ không phải do bản năng mù quáng hay cưỡng chế hoàn toàn bên ngoài.

 

Con người sẽ đạt tới phẩm giá ấy, một khi nhờ tự giải thoát được sự kiềm toả của đam mê, con người theo đuổi cùng đích của mình trong tự do chọn lấy điều thiện và khôn khéo tạo cho mình những phương tiện thích ứng.

 

Tự do của con người, vì bị tội lỗi làm tổn thương, nên chỉ nhờ ơn Chúa trợ lực , con người mới có thể thực hiện được việc hướng về Thiên Chúa cách hoàn toàn sống động.

 

Vậy trước toà án Thiên Chúa, mỗi người sẽ phải trả lẽ về đời sống của mình, tùy theo chính họ đã làm điều thiện hay ác ( 2 Cor 5, 10).
 

  n. 18. Bí nhiệm sự chết.

 

Trước cái chết, bí ẩn về thân phận con người lên cao đến tột độ. Con người không những bị đau khổ và suy nhược dần dần của thân xác hành hạ, mà hơn thế nữa, còn bị dày vò bởi nỗi sợ bị tiêu diệt đời đời.

 

Theo bản năng của lòng mình, con người có lý để ghê sợ cũng như từ chối sự hủy hoai hoàn toàn và sự tiêu diệt vĩnh viễn của bản thân. Mầm sống vĩnh cửu mà con người mang trong mình không thể giản lược vào nguyên vật chất, nên nó nổi lên chống lại sự chết.

 

Mọi cố gắng của kỹ thuật, dù rất hữu ích, cũng không thể làm nguôi được nỗi lo âu của con người: bởi vì đời sống sinh vật, dù có được kéo dài thêm đi nưa, cũng không thể thoả mãn được khát vọng một cuộc sống mai hậu đã được in sâu trong lòng con người.
 

Trước cái chết, óc tưởng tượng của con người đành bất lực. Nhưng Giáo Hội, được mạc khải của Thiên Chúa dạy bảo, quả quyết rằng con người được Chúa dựng nên để đạt tới cứu cánh hạnh phúc sau những khổ cực trần thế nầy.

 

Hơn nữa, đức tin Kitô giáo còn dạy rằng giả như con người không phạm tội, thì đã không phải chết ( Sap 1, 13; 2, 23-24; Rom 5, 21; 6, 23; Jc 1, 15).

 

Sự chết nầy sẽ bị đánh bại, khi Đấng Cứu Thế toàn năng và nhân ái mang lại cho con người sự cứu rỗi, mà vì tội lỗi, họ đã đánh mất. Bởi vì Thiên Chúa đã và đang kêu gọi con người đem toàn thân kết hợp với Người trong sự thông hiệp vĩnh viễn vào sự sống bât diệt của Thiên Chúa.

 

Chúa Kitô đã đem lại chiến thắng ấy, khi Người sống lại và nhờ  cái chết của Người, Người đã giải phóng con người khỏi sự chết ( 1 Cor 15, 56-57 ).
 

Vậy đức tin với những lý chứng vững chắc,đem lại giải đáp cho bất cứ ai khắc khoải ưu tư về số phận tương lai của mình.

 

Đồng thời đức tin còn cho con người khả năng hiệp thông với những anh em thân yêu đã chết trong Chúa Kitô, và làm cho họ hy vọng rằng những người ấy đã đưọc sống thực sự nơi Thiên Chúa.  


 

Tác giả: Tiến sĩ Nguyễn Học Tập

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!