Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
Bài Viết Của
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HIẾN CHẾ GAUDIUM ET SPES
NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN TRONG HIẾN CHẾ LUMEN GENTIUM - CHƯƠNG IV
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (40)
CÁM ƠN LÀ BIẾT SỐNG ĐỨC TIN
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (39)
GIÀU CÓ ĐÓNG CỔNG CON ĐƯỜNG ĐẾN CHÚA VÀ DỮNG DƯNG VỚI ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (37).
CỦA CẢI VỮNG BỀN CHO ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (36)
CHÚNG TA PHẢI ĂN MỪNG, EM CON ĐÃ CHẾT, MÀ NAY LẠI SỐNG.
“VÁC THẬP GIÁ MÌNH MÀ THEO TA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (34)
“AI HẠ MÌNH XUỐNG SẼ ĐƯỢC TÔN LÊN ”.
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (33)
“HÃY CỐ GẮNG QUA CỬA HẸP MÀ VÀO”
TÌM HIỀU PHÚC ÂM THÁNH LUCA ( 32)
NHẬN BIẾT DẤU CHỈ THỜI ĐẠI ĐỂ CHỌN LỰA MỤC ĐÍCH CHÍNH ĐÁNG
“BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC THÂN MẪU CHÚA TÔI ĐẾN VỚI TÔI”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (31)
PHẢI SẴN SÀNG ĐỢI CHỦ VỀ
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (30)
“HÃY LO TÌM NƯỚC THIÊN CHÚA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (29)
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XẴ HỘI CỦA GIÁO HỘI (5).
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (28)
"MARIA ĐÃ CHỌN PHẦN TỐT NHẤT"
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (4)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (27)
" AI THÂN CẬN VỚI NGƯỜI BỊ RƠI VÀO TAY KẺ CƯỚP ? "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HÔI (3)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (26)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (25)
" ANH HÃY THEO TA ! "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (2).
THẦY LÀ ĐẤNG KITÔ CỦA THIÊN CHÚA.
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (1)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (23)
NÀNG ĐƯỢC THA THỨ NHIỀU, VÌ NÀNG ĐÃ THƯƠNG YÊU NHIỀU
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (22)
TA TRUYỀN CHO ANH HÃY TRỖI DẬY !
NÀNG ĐƯỢC THA THỨ NHIỀU, VÌ NÀNG ĐÃ THƯƠNG YÊU NHIỀU


 

SUY NIỆM PHÚC ÂM ( IV C 32 ); ( 16.06.2013); ( Lc 7, 36-8,3)

CHÚA NHẬT XI PHỤNG VỤ THƯỜNG NIÊN, NĂM C


 

NGUYỄN HỌC TẬP

 

Đoạn Phúc Âm hôm nay gồm có hai khoản được Thánh Bộ Phụng Vụ trích dẫn:
 

- cuộc gặp gỡ với người phụ nữ tội lỗi trong nhà ông Phạrisêu, tên là Simon ( Lc 7, 36-50).

- một đoạn tổng két ngắn ngủi các hoạt động của Chúa Giêsu ( Lc 8, 1-3)

 

Cả hai đoạn đều có một đặc điểm chung là sự hiện diện rất có ý nghĩa của các phụ nữ.

Ở phần trích dẫn thứ nhứt ( Lc 7, 36-50), điều quan trọng là biết được ý nghĩa của cử chỉ người phụ nữ tội lỗi trước mặt Chúa Giêsu.

Cử chỉ của nàng là cử chỉ bất thường, như những gì chúng ta biết được theo tập quán xã hội lúc đó, nhứt là những cử chỉ đó lại được phát hiện trước mặt người khác, chớ không phải chỉ ở nơi riêng tư giữa hai người thân thiết nhau:
 

- " Có một người thuộc nhóm Pharisêu mời Chúa Giêsu dùng bửa với mình. Chúa Giêsu đến nhà người ấy và vào bàn ăn. Bỗng một phụ nữ, vốn là người tội lỗi trong thành, biết được Người dùng bửa tại nhà ông Pharisêu, liền đem theo một bình ngọc thạch đựng dầu thơm. Chị đứng đàng sau Người, sát chân Người mà khóc, lấy nước mắt mà tưới ướt chân Người. Chị lấy tóc mình mà lau, rồi hôn chân Người và lấy dầu thơm mà đổ lên" ( Lc 7, 36-38).
 

Đặc biệt và bất ngờ là cử chỉ người phụ nữ xoả tóc mình ra trước mặt một người đàn ông, người đó là Chúa Giêsu cũng vậy.

 

- " Chị lấy tóc mà lau, rồi hôn chân người..." ( Lc 7, 38)
 

Một vài nhà chú giải cho rằng đó là cử chỉ " mời mọc ", có tính cách " dâng hiến", " cuồng nhiệt " yêu thương không còn dè dặt, như đặc tính phải có của người phụ nữ ở nơi công cộng.

Ghi lại cử chỉ thân tình, gần như buông thả và phó thác đó của người thiếu phụ, Thánh Luca có ý nói lên tình yêu, thương yêu với tất cả con người của nàng, của người phụ nữ.

Trước cử chỉ có vẻ " suồng sã" đó, Chúa Giêsu không có phản ứng, để mặc cho nàng " ...đứng sát chân Người mà khóc, lấy nước mắt tưới ướt chân Người. Chị lấy tóc mà lau, rồi hôn chân Người...".


 

1 - Ông Pharisêu Simon, quen với tập tục tôn giáo và xã hội lúc đó của ông, tránh mọi đụng chạm chung chạ với kẻ tội lỗi, để tránh trở nên ô uế như họ, dĩ nhiên là không chịu được cử chỉ " suông sã " của người phụ nữ, mà ai nấy đều biết " ...vốn là người tội lỗi trong thành ", và thái độ không phản ứng của Chúa Giêsu, nên ông mới nghĩ ra câu phán đoán trong bụng:
 

- " Thấy vậy, người Pharisêu liền nghĩ trong bụng rằng: Nếu quả thật ông nầy là ngôn sứ, thì hẳn phải biết người đàn bà đang đụng vào mình là ai, là thứ người nào: một người tội lỗi " ( Lc 7, 39).

 

Đối với ông, Chúa Giêsu không phải là ngôn sứ, vì " không biết ", hay " hẳn phải biết ", bởi vì một ngôn sứ có cách hành xử như vậy đối với người phụ nữ tội lỗi, theo quan niệm đạo đức và xã hội của người Do Thái lúc đó, nhứt là đối với hạng người Pharisêu, " tuân giữ sít xao các điều răn " là điều không thể giải thích được.

 

Nhưng rồi kế đó, Chúa Giêsu dùng dụ ngôn để đàm đạo với ông Simon, cho thấy Người " hẳn phải biết " người phụ nữ xoả tóc bên cạnh mình là ai và " hẳn phải biết " cả những tư tưởng đang dày dò trong bụng ông Simon:
 

- " Chúa Giêsu nói: một chủ nợ kia có hai con nợ, một người nợ năm trăm quan tiền, một người năm chục. Vì họ không có gì để trả, nên chủ nợ đã thương tình tha cho cả hai. Vậy trong hai người đó, ai mến chủ nợ nhiều hơn? Ông Simon đáp: Con thiết tưởng là người đã được tha nhiều hơn" ( Lc 7, 41-43).
 

Ai trong chúng ta cũng biết lợi điểm của việc dùng dụ ngôn để đàm luận với người mình muốn thuyết phục. Đó là người nghe không thể trả lời lập lửng, vô thưởng, vô phạt, mà là xác nhận mình phải đứng về phía nào theo lẽ phải mà dụ ngôn muốn kết luận:

 

- " Ông Simon đáp: Con thiết tưởng là người đã được tha nhiều hơn" ( Lc 7, 43).

 

Qua câu trả lời, Chúa Giêsu đã hướng dẫn ông Simon đứng hẳn về phía người phụ nữ tội lỗi và biện minh cho cử chỉ không còn dè giữ của nàng đối với Người: nàng đã tỏ ra thương yêu Chúa Giêsu với tất cả khả năng và con người của nàng, vì Chúa đã rộng lượng tha cho nàng bao nhiêu tội lỗi đã vấp phạm, " con thiết tưởng là người đã được tha nhiều hơn" ( Lc 7, 43).

Và đó là những gì Chúa Giêsu xác nhận vào kết luận dụ ngôn: 
 

- " tội của chị rất nhiều, nhưng đã được tha, bằng cớ là chị đã yêu mến nhiều" ( Lc 7, 47).
 

Và cũng chính qua dụ ngôn và câu kết luận vừa kể, Thánh Luca muốn cho người đọc Phúc Âm ngài hiểu ai là người " không biết " và ai là người " hẳn phải biết ".

Đọc qua dụ ngôn và câu kết luận, không ai còn nghi ngờ gì về khả năng " hẳn phải biết " của Chúa Giêsu đối với quá khứ của người phụ nữ, và cả lối suy tư đang " ấm ức trong lòng" của ông Simon. Dụ ngôn và câu kết luận đã giải toả.

 

Điều lý thú của đoạn Phúc Âm là động từ " biết " hay " hẳn phải biết " cho chúng ta suy nghĩ để so sánh ông Simon và người phụ nữ tội lỗi.

Ông Simon không biết hay ít ra còn đang nghi vấn về Chúa Giêsu, " nếu quả thật ông nầy là ngôn sứ, thì hẳn phải biết..." ( Lc 7, 39).

Trong khi đó thì người phụ nữ tội lỗi, với trực giác phụ nữ bén nhạy của nàng, đang biết mình đứng trước mặt Thiên Chúa, Đấng thấu biết mọi tội lỗi của nàng, đang giang tay đón nhận mình như người Cha đã tha thứ hết những lỗi phạm, bất toàn của đứa con, nên nàng không còn dè giữ, lăng xả vào cánh tay Cha, phó thác và tin tưởng như đứa con biết chạy ập vào lòng Cha.

Nàng biết Chúa Giêsu là Thiên Chúa, nên không những nàng " đập bình ngọc thạch, đựng dầu thơm", xoả tóc " lấy tóc mà lau, ròi hôn chân Người, lấy dầu thơm đổ lên" nói lên cử chỉ hoàn toàn tin tưởng và phó thác mình cho Thiên Chúa là Cha, mà còn khóc để sám hối những lỗi lầm, " chị đứng đàng sau Người, sát chân Người mà khóc, lấy nước mắt mà tưới ướt chân Người" ( Lc 7, 38).


 

2 - Như vậy, sau cùng, chính ông Pharisêu Simon là người phải biết học hỏi nơi người phụ nữ tội lỗi, nhận ra người đang đồng bàn với mình là Thiên Chúa, mà với đôi mắt xác thịt của mình, ông vẫn chưa nhận ra, chớ không phải chỉ dùng người phụ nữ tội lỗi như là một yếu tố gán ghép vào tiêu chuẩn tôn giáo và xã hội của mình để phán đoán, " ...thì hẳn phải biết người đàn bà đang đụng vào mình là ai, là hạng người nào: một người tội lỗi" ( Lc 7, 39).

Trái lại để biết được Chúa Giêsu là ai, hiểu được cách hành xử của Người, nói lên ý nghĩa Thiên Chúa là Cha, rộng lượng tha thứ vô điều kiện, ông Pharisêu Simon phải biết bắt chước nàng, phải biết sống bằng yêu thương, thương yêu Thiên Chúa và thương yêu người thân cận như chính mình.

 

Nêu lên hai thái độ trái nghịch giữa các động tác vồn vã nuông chìu của người phụ nữ tội lỗi và những thiếu sót của ông Simon chủ nhà hôm đó, Chúa Giêsu không có ý trách cứ ông Simon thiếu lễ độ hiếu khách, cho bằng trách móc Simon thiếu tình thương đối với Người:

 

- " Ta đã vào nhà ông, nước lã ông cũng chẳng đổ lên chân Ta, còn chị ấy đã lấy nước mắt mà rưới ướt chân Ta, rồi lấy tóc mình mà lau. Ông đã chẳng hôn Ta một cái, còn chị ấy từ lúc vào đây, đã không ngừng hôn chân Ta. Dầu ô liu ông cũng chẳng đổ lên đầu Ta, còn chị ấy thì lấy dầu thơm, mà đổ lên chân Ta" ( Lc 7, 44-46).

 

Ghi lại những gì vừa kể, Thánh Luca có ý cho chúng ta thấy con đường để khám phá ra được căn cội, bản tính của Chúa Giêsu. Đó là con đường được thúc đẩy bằng động lực của tình thương, có khả năng thay đổi nhãn quang con người chúng ta đối với Thiên Chúa hơn là dựa trên suy tư của lý trí dựa trên tiêu chuẩn thường tình, phải lẽ, chiết tính kế toán của con người.

Thiên Chúa là Cha, tha thứ vô điều kiện và không tính toán,
 

- " Vì họ không có gì trả, nên chủ nợ đã thương tình tha cho cả hai " ( Lc 7, 42), cho nên muốn hiểu đuợc Thiên Chúa là ai, phải có cách hiểu như người phụ nữ tội lỗi, hiểu Thiên Chúa là Cha đầy yêu thương và Người hành động được thúc đẩy bằng tình thương .

Người chỉ đòi buộc con người một điều kiện duy nhứt, là lấy tình thương đáp lại tình thương của Người dành cho họ:

 

- " ...còn chị ấy lấy nước mắt mà rưới ướt chân Ta, rồi lấy tóc mình mà lau..., còn chị ấy, từ lúc vào đây, đã không ngừng hôn chân Ta..., còn chị ấy lấy dầu thơm , mà đổ lên chân Ta" ( Lc 7, 44-46).

 

Ơn tha thứ phát xuất từ Thiên Chúa, phát xuất sáng kiến từ tình thương của Người để cứu rỗi con người, nhưng tình thương đại lượng trong đó đòi buộc phải có điều kiện để được thực hiện, đó là tự do của con người đáp lại tinh thương đại lượng của Người:
 

- " Vì thế Ta nói cho ông hay: tội của chị rất nhiều, nhưng đã được tha, bằng cớ là chị đã yêu mến nhiều. Còn ai được tha ít, thì yêu mến ít" ( Lc 7, 47).
 

Người tín hữu Chúa Ki Tô biết rằng họ được tha và được làm hoà lại với Thiên Chúa trong thập giá Chúa Ki Tô. Nhưng họ cũng phải ý thức rằng cuộc sống của họ phải là cuộc sống Ki Tô hữu, được thể hiện bằng tình thương đối với Chúa và đối với anh em.

Tự bản thể của mình, tình yêu đòi buộc phải được chấp nhận và đáp ứng tương xứng. Ai không nồng nhiệt yêu Chúa Giêsu và làm cho phát hiện tình yêu đó bằng tác động đối với Chúa và đối với anh em trong cuộc sống, thì không thể nhận được tình yêu của Người.

 

3 - Phần trích dẫn thứ hai của đoạn Phúc Âm ( Lc 8, 1-3 ) giải thích rõ hơn cho chúng ta ý nghĩa của đoạn tường thuật lại câu chuyện người phụ nữ tội lỗi.

Trong phần trich dẫn Phúc Âm đang bàn, Thánh Luca ghi lại một loạt tên các phụ nữ đã được Chúa Giêsu trừ qủy và chữa khỏi bệnh tật:

 

- " Cùng đi với Người, có Nhóm Mười Hai và mấy người phụ nữ được Ngưòi trừ qủy và chữa bệnh..." ( Lc 8, 2).

 

Được chữa lành các nỗi bất hạnh của mình, các phụ nữ tỏ ra lòng biết ơn đối với Chúa Giêsu và Nhóm Mười Hai Tông Đồ, đem của cải mình có để trợ lực các Vị trong việc truyền giáo đang được thực hiện:
 

- " Các bà lấy của cải mình mà giúp đở Chúa Giêsu và các môn đệ " ( Lc 8, 3b).
 

Đó là mẫu gương cho mọi tín hữu Chúa Ki Tô, được mời gọi mở rộng tâm hồn mình đối với Đấng đã giải thoát mình khỏi ách tội lỗi, đem lại sự sống mới cho mình, sống viên mãn và bất diệt với Thiên Chúa và hăng hái vui tươi, rộng rãi phục vụ Giáo Hội, nhứt là phục vụ anh em mình trong những hoàn cảnh túng thiếu, nghèo khó.

Giáo Hội, không phải chỉ là Giáo Hội của hàng giáo phẩm.

Mỗi người tín hữu Chúa Ki Tô, trong ngày nhận Phép Rửa đã trở nên thành phần của Giáo Hội, Giáo Hội là Giáo Hội của mình, nơi mình được ơn kêu gọi trở thành con Chúa, có địa vị trở nên thánh thiện như nhau và đều có bổn phận trong sứ mạng truyền giáo được Chúa Giêsu giao phó cho Giáo Hội, mỗi người tùy ơn kêu gọi, ơn kêu gọi giáo sĩ, tu sĩ hay giáo dân cũng vậy, tùy theo khả năng và hoàn cảnh của mình.

Phục vụ Giáo Hội và phục vụ anh em, trong tâm tình biết ơn và vui tươi đối với những gì Chúa ban cho mình, là phương thức sống của mọi người tín hữu Chúa Ki Tô.

Đó là gương của các phụ nữ được Thánh Luca thuật lại trong phần cuối đoạn Phúc Âm hôm nay:


 

- " Các bà lấy của cải mình mà giúp đở Chúa Giêsu và các môn đệ" ( Lc 8, 3b).



 

Tác giả: Tiến sĩ Nguyễn Học Tập

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!