Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
Bài Viết Của
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HIẾN CHẾ GAUDIUM ET SPES
NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN TRONG HIẾN CHẾ LUMEN GENTIUM - CHƯƠNG IV
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (40)
CÁM ƠN LÀ BIẾT SỐNG ĐỨC TIN
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (39)
GIÀU CÓ ĐÓNG CỔNG CON ĐƯỜNG ĐẾN CHÚA VÀ DỮNG DƯNG VỚI ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (37).
CỦA CẢI VỮNG BỀN CHO ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (36)
CHÚNG TA PHẢI ĂN MỪNG, EM CON ĐÃ CHẾT, MÀ NAY LẠI SỐNG.
“VÁC THẬP GIÁ MÌNH MÀ THEO TA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (34)
“AI HẠ MÌNH XUỐNG SẼ ĐƯỢC TÔN LÊN ”.
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (33)
“HÃY CỐ GẮNG QUA CỬA HẸP MÀ VÀO”
TÌM HIỀU PHÚC ÂM THÁNH LUCA ( 32)
NHẬN BIẾT DẤU CHỈ THỜI ĐẠI ĐỂ CHỌN LỰA MỤC ĐÍCH CHÍNH ĐÁNG
“BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC THÂN MẪU CHÚA TÔI ĐẾN VỚI TÔI”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (31)
PHẢI SẴN SÀNG ĐỢI CHỦ VỀ
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (30)
“HÃY LO TÌM NƯỚC THIÊN CHÚA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (29)
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XẴ HỘI CỦA GIÁO HỘI (5).
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (28)
"MARIA ĐÃ CHỌN PHẦN TỐT NHẤT"
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (4)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (27)
" AI THÂN CẬN VỚI NGƯỜI BỊ RƠI VÀO TAY KẺ CƯỚP ? "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HÔI (3)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (26)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (25)
" ANH HÃY THEO TA ! "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (2).
THẦY LÀ ĐẤNG KITÔ CỦA THIÊN CHÚA.
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (1)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (23)
NÀNG ĐƯỢC THA THỨ NHIỀU, VÌ NÀNG ĐÃ THƯƠNG YÊU NHIỀU
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (22)
TA TRUYỀN CHO ANH HÃY TRỖI DẬY !
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HIẾN CHẾ GAUDIUM ET SPES

   


 
Con người và việc nhận biết phẩm giá của con người là trung tâm tư tưởng xã hội của Giáo Hội, nhưng đó cũng là những suy tư liên quan đến huấn dụ luân lý của Giáo Hội.

Công Đồng Vatican II, trong Hiến Chế Mục Vụ Gaudium et Spes ( GS), " Giáo Hội giữa trần thế hiện đại ", đã khai thác Hiến Chế thành chính tài liệu Nhân Vị Chủ Nghĩa Kitô giáo.

 

Chương I của phần đầu

được đặt dưới  tựa đề " Phẩm giá con người " ( GS, 11-22), đã được diễn giải dài và sâu rộng quan niệm về con người và giá trị độc đáo của con người, như những gì Đức Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolồ II xác nhận trong Thông Điệp Centesimus Annus của Ngài. Như ngài cho biết những diễn giải đó trong Hiến Chế
 

  - " đã nối kết và, một cách nào đó, đã hướng dẫn và cả Thông Điệp của Ngài và cả Huấn Dụ Xã Hội của Giáo Hội ( CA, 11).

 

Phẩm giá con người là nền tảng của cả đời sống xã hội và xác định những nguyên tắc định hướng cho cuộc sống đó.

Nhãn quang vừa kể đối với con người là những gì ai trong chúng ta cũng có thể nhận thức được và đồng thời, đó cũng  là hoa trái của lý trí được đức tin soi sáng và mạc khải cho, bởi lẽ

 

  - "  Thực vậy, mầu nhiệm về con người chỉ thực sự được sáng tỏ trong mầu nhiệm Ngôi Lời nhập thề " ( GS, 22).

 

Lòng kính trọng đôi với con người như trong thực thể duy nhứt của mình và tính cách thiên thánh của con người là giá trị mà ngày nay ai cũng nhìn nhận ( hay ít ra nên biết cũng phải biết nhìn nhận ).

 

Nhưng đối với Giáo Hội điều nhìn nhận đó được đặt trên nhiều lý chứng thần học:

  - con người được Thiên Chúa dựng nên giống hình ảnh Người;

  - Con Thiên Chúa, trong công cuộc nhập thể của Người, đã thực sự trở thành con người và làm vinh danh cho hoàn cảnh con người;

  - nhân loại ( và mỗi người trong chúng ta) đều được cứu chuộc bằng cuộc khổ nạn, tử nạn và phục sinh của Chúa Kitô, Đấng mở rộng cửa cho con người con đường " thiên thánh hoá ": ơn gọi của chúng ta gồm có cả chiều hướng trở nên thiên thánh hoá, bởi lẽ chúng ta có được đời sống thông hiệp vào bản thể Thiên Chúa, được Thiên Chúa thương yêu của chúng ta ban cho:

 

  - " Nhờ vinh quang và sức mạnh ấy ( của Chúa Giêsu) Thiên Chúa đã ban tặng cho chúng ta những gì tất qúy báu và trọng đại Người đã hứa, để nhờ đó, anh em được thông phần bản tính Thiên Chúa , sau khi thoát khỏi cảnh hư đốn do dục vọng gây ra trên trần gian " ( 2 Pt 1, 4).


 

 Phẩm giá bất khả xâm phạm của con người

 

Trong nhãn quang đó về con người, trước hết Công Đồng nhấn mạnh rằng con người có phẩm giá bất khả xâm phạm, bởi lẽ mỗi con người đều được Chúa " dựng nên giống hình ảnh Người " ( Gen 1, 27; GS,12).

 

Qua các tư tưởng Thánh Kinh và Tổ Phụ Học về hình ảnh Thiên Chúa, Giáo Hội quyết liệt xác nhận phẩm giá và tính cách thiên thánh nầy của con người, bởi chính sự kiện con người là con người với địa vị như vừa nói.

Lời tuyên bố trên chứa đựng nhiều ý nghĩa:

  - Trước hết lời xác quyết trên cho biết ý nghĩa về con người , chúng ta không thể thấu hiểu được ý nghĩa sâu thẩm của câu nói, nếu chúng ta không đặt con người có liên hệ với Thiên Chúa, nguồn mạch và cùng đích sự sống mình.

  - Ngoài ra Giáo Hội cũng nhấn mạnh rằng phẩm giá của con người là do biến cố con người được dựng nên, tức là con người có đuợc sự sống nhờ Thiên Chúa ban cho.

  - Hơn nữa, dù cho con người đang ở trong bất cứ trạng thái nào, Thánh Kinh xác quyết rằng hình ảnh Thiên Chúa trong con người không thể xoá tẩy đi được. Trong viễn ảnh nhân loại học nầy, quan niệm " hình ảnh Thiên Chúa " cho biết rằng dòng giống con người, tất cả mọi người, đều có cùng một hoàn cảnh, địa vị như nhau và nhờ đó có thể đưa đến một kết luận nền tảng về con người, về phẩm giá nhân loại của con người, vượt hẵn lên trên lằn mức quan niệm thể chế xã hội theo thủ tục thói quen thông thường.

 

Những gì theo Giáo Huấn Xã Hội của Giáo Hội huấn dạy chúng ta, đó là quan niệm khi Giáo Hội xác  định bênh vực và thăng tiến các quyền của con người " phổ quát và bất khả xâm phạm ":

 

  - " Sự lệ thuộc nhau mỗi ngày một chặt chẽ hơn và dần dần lan rộng trên toàn thế giới, vì thế công ích, tức là toàn bộ điều kiện của đời sống xã hội cho phép những tập thể hay những phần tử riêng rẽ có thể đạt tới sự hoàn hảo riêng một cách đầy đủ và dễ dàng - ngày nay mỗi lúc một nới rộng tầm phổ quát hơn và do đó bao hàm những quyền lợi và những nghĩa vụ của toàn thể nhân loại. Bất cứ tập thể nào cũng phải tôn trọng nhu cầu và những nguyện vọng chính đáng của các tập thể khác, hơn nữa, phải tôn trọng công ích của toàn thể nhân loại.

  Nhưng đồng thời con người càng ngày càng ý thức hơn về phẩm giá cao trọng của nhân vị, bởi vì con người vượt trên mọi loài thọ tạo và vì những quyền và bổn phận của con người là những gì phổ quát và bất khả xâm phạm. Vậy cần phải cho con người được tất cả những gì thiết yếu, mà con người phải có để thực sự sống đời sống con người, như của ăn, áo quần, chỗ ở, quyền tự do chọn lựa bậc sống và quyền lập gia đình, quyền được giáo dục, quyền làm việc, quyền bảo toàn danh thơm tiếng tốt, quyền được kính trọng, quyền được thông  tin xứng hợp, quyền hành động theo quy tắc ngay thẳng của lương tâm mình, quyền bảo vệ đời sống tư và quyền tự do chính đáng cả trong phạm vi tôn giáo nữa " ( GS, 26).

 

Nhãn quang vừa kể cũng hàm chứa phẩm giá con người không hoàn toàn tùy thuộc vào các thành công hay khả năng của cá nhân con người, mà do tình yêu thương của Thiên Chúa được thể hiện nơi con người.

Những  hậu quả  luân lý liên hệ đến xác  quyết vừa kể là những điều tối :quan trọng đối với những gì bảo vệ đang tranh cải hiện nay.

Từ những xác quyết đó, chúng ta có thể tìm ra được những luận đề chống lại việc phá thai, cách chết nhẹ nhàng nhờ những người tim thuốc ( euthanasie) họặc do việc pha trộn tinh trùng bất tự nhiên ( clonazione ) trong việc bảo đảm chữa trị cho trẻ em bị khuyết tật:

 

  - " Nhất là thời nay, chúng ta có bổn phận khẩn thiết phải trở nên người lân cận của bất cứ người nào và tích cực giúp đỡ khi họ đến với chúng ta, hoặc đó có thể là một người già lão bị mọi người bỏ rơi, hoặc một công nhân ngoại quốc bị khinh khi một cách bất công, hoặc một người lưu vong, hay một đứa bé sinh ra do cuộc tình duyên bất hợp pháp, chịu đau khổ bất công vì tội  lỗi không phải do mình phạm, hoặc một người đói ăn đang kêu gọi lương tâm của chúng ta, làm vang lại lời của Chúa: Bao nhiêu lần các ngươi làm những điều đó cho một trong những người hèn mọn là anh em Ta đây, là các ngươi làm cho chinh Ta vậy " ( Mt 25, 40).

 

Trong tư tưởng suy tư về các vấn đề công lý trong kinh tế và xã hội, nhãn quang trên của Giáo Hội cũng khước từ mọi phân chia giai cấp thứ bậc tùy theo nguồn gốc hay khả năng cá nhân. Và Giáo Hội luôn đứng về phía quan niệm kính trọng mỗi người, mặc cho kết quả mà con người đó có khả năng đạt đến ( những người bị khuyết tật, thiếu năng lực vốn liếng, vô gia cư ...:)

 

  - " Càng ngày càng phải nhận thức sự bình đẳng giữa mọi người hơn, bởi vì mọi người đều có tâm linh và được dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa, nên có cùng một bản tính và cùng một nguồn gốc, hơn nữa vì được Chúa Kitô cứu chuộc, nên họ đều được mời gọi như nhau và cùng hưởng chung một cùng đích nơi Thiên Chúa.

  Dĩ nhiên mọi người không bằng nhau, vì không có khả năng thể chất như nhau và những năng lực trí tuệ, tinh thần như nhau. Tuy nhiên phải vượt lên trên và vượt bỏ mọi hình thức kỳ thị về những quyền lợi căn bản của con người, hoặc trong phạm vi xã hội, hoặc trong phạm vi văn hóa, kỳ thị vì phái tính, chủng tộc, màu da, địa vị xã hội, ngôn ngữ hay tôn giáo, bởi lẽ hành động như vậy là trái với ý định của Thiên Chúa " ( GS, 29).

 

Hơn nữa, các tư tuởng nhân chủng học có liên hệ với đức tin còn trải rộng ra hơn nữa tư tưởng bình đẳng, nền tảng giữa tất cả mọi con người.

Chúa Giêsu là Thiên Chúa thật và là người thật, là nền tảng thiết định nên tình trạng bình đẳng giữa các con người với nhau.

Một cách nào đó, mọi con người đều được Chúa Kitô liên hệ đến, là Đấng đã chia sẻ hoàn cảnh của họ ngay cả cho đến lúc Người chết đi:

 

  - " Thật vậy, mầu nhiệm về con người chỉ thục sự được sáng tỏ trong Mầu Nhiệm Ngôi Lời Nhập Thể. Bởi vì Adam, con người đầu tiên đã là hình bóng của Adam sẽ đến, là Chúa, trong khi mạc khải về Chúa Cha và tình yêu của Ngài, đã cho con người biết rõ về chính con người về mình và tỏ cho họ biết thiên chức cao cả của họ...Là Chiên vô tội, Người tự ý đổ máu ra, để cho chúng ta được sống, và chinh trong Người, Thiên Chúa đã hòa giải chúng ta với Thiên Chúa và hòa giải giữa chúng ta với nhau, cũng như đem chúng ta ra khỏi ách nô lệ của tội lỗi, bởi đó mỗi người chúng ta có thể nói như Thánh Tông Đồ rằng: " Con Thiên Chúa đã yêu thương tôi, lại hiến thân cho tôi nữa " (GS, 22).

 

Tư tưởng vừa kể nói lên một chương trình tổng quát, ngược lại với quan niệm về nhân chủng học tự nhiên hay tâm lý học của con người có khuynh hướng đặt lên những trạng thái bất bình đẳng tùy theo tập tục, thói quen hay sự phát triển của xã hội mà mình đang đề cập.

Nơi Chúa Kitô mọi người đều bình đẳng như nhau, có chính cùng một phẩm giá như nhau, dầu cho hoàn cảnh của họ thế nào đi nữa.


 

Con người liên hệ với hoàn cảnh mình đang sống.

 

Một loạt các tư tưởng nhân chủng học được Công Đồng làm nổi bậc lên, đó là hoàn cảnh sống của thân thể nam nữ.

Con người hội nhập vào hoàn cảnh sống của trần thế:

   - " Sự hiệp nhứt giữa linh hồn và thể xác, con người tổng hợp nơi mình điều kiện sống của thể xác bằng những yếu tố vật chất . Và nhờ đó các yếu tố vật chất được nâng cao lên địa vị thượng đỉnh của mình và cất mình lên được để ngợi khen Thiên Chúa , Đấng Tạo Dựng nên mình ( Dan 3, 57-90).

 

Điều đó cho thấy không ai có quyền khinh thị đời sống thể xác của con người:

 

  - " Con người duy nhứt với xác và hốn. Xét về thể xác, con người là một tổng hợp những yếu tố thuộc thế giới vật chất. Vì thế, nhờ con người, những yếu tố ấy đạt tới tuyệt đỉnh của chúng và tự do dâng lời ca tụng Đấng Tạo Hoá, Vậy con người không được khinh miệt đời sống thể xác. Trái lại, con người phải coi thân xác mình là tốt đẹp và đáng tôn trọng vì thân xác ấy do Chúa tạo dựng và phải được sống lại ngày sau hết..." ( GS, 14).

 

Ngoài ra có được một thân xác, điều đó có nghĩa là chúng ta  phải chú tâm lưu ý về các giới hạn và các khả năng sinh vật học của thân xác chúng ta. Ví dụ như thuốc phiện, là vật thể không tôn trợng thân xác chúng ta. Chúng ta có bổn phận chăm lo cho sức khoẻ chúng ta, bằng cách tôn trọng đặc tính vẹn toàn của thân thể.


 

Con người là thành phần của thế giới vật chất.

 

Sau cùng, với tư cách là con người có thân xác, chúng ta là thành phần của thể giới vật chất và của môi trường sinh thái học, mà chúng ta luôn luôn có liên hệ.

Điều đó đòi buộc chúng ta phải có chú tâm và động tác làm cho môi trường sinh thái là một nơi ai cũng có thể sống được.

Bởi đó huấn dụ xã hội của Giáo Hội dạy , cần phải lưu tâm và tiên liệu đến đối với các hậu quả tiêu cực đôi khi có thể xảy ra, có hại cho đời sống và môi trường, bởi vì chúng ta trực tiếp có trách nhiệm vật chất ( CV, 48-51).


 

Con người nhất thiết phải có đời sống tương quan.

 

Yếu tố thứ ba được Công Đồng nêu lên, đó là gồm những gì thuộc lãnh vực tư tưởng nhân chủng học, có liên hệ đến các chiều hướng liên quan đến cuộc sống con người.

Thật vậy, nếu con người " được dựng nên giống hình ảnh và ở lại trong tình yêu Thiên Chúa " ( Gen 1, 27), thì Thiên Chúa là một Thiên Chúa gồm có Ba Ngôi. Đấng Thiên Chúa đó " là tình yêu ":

 

  - " Ai không yêu thương, thì không biết Thiên Chúa, vì Thiên Chúa là tình yêu ...Còn chúng ta, chúng ta đã biết tình yêu của Thiên Chúa nơi chúng ta, và đã tin vào tình yêu đó. Thiên Chúa là tình yêu : ai ở lại trong tình yêu, thì ở lại trong Chúa, và Thiên Chúa ở lại trong người ấy " ( 1 Jn 4, 8.16).

 

Thiên Chúa ban tặng tất cả chính Người, chiếu toả một ánh sáng trên ý nghĩa con người là con người, và chính con người gặp được đặc tính hoàn hảo con người của mình trong tình yêu và trong trao đổi, ban cho và đón nhận tình yêu.

Điều đó làm cho con người trở nên giống sự thông hợp giữa Ba Ngôi Thiên Chúa.

Sự thông hiệp yêu thương giữa con người với con người, cho thấy rằng trên mặt đất nầy, là tạo vật duy nhứt mà Thiên Chúa tạo dựng nên cho chính mình, và chỉ có thể tìm được trạng thái trọn hảo của mình, chỉ có khi nào con người biết ban tặng chính mình cho anh em đồng loại của mình: thái độ phải có nầy tương đồng với sự kết hợp giữa Chúa  Ba Ngôi:

 

  - " ...hơn nữa, khi cầu nguyện với Chúa Cha: xin cho mọi người nên một...như chúng ta là một " ( Jn 17, 21-22) Chúa Giêsu mở ra những viễn tượng, mà lý trí con người không thể tự đạt tới được. Như vậy Chua Giêsu đã nói lên một tương tự nào đó giữa sự kết hợp của Ba Ngôi Thiên Chúa với sự kết hợp của Chúa trong chân lý và đức ái. Sự tương tự nầy cho thấy con người, tạo vật duy nhứt ở trần gian được Thiên Chúa dựng nên vì chính họ, chỉ có thể gặp lại chính bản thân mình nhờ thành thực hiến thân " ( GS, 24).

 

Công đồng Vatican II khai triển hậu quả nhân chủng học vừa kể qua quan niệm xã hội và cộng đồng nhân loại của con người: nếu con người có phẩm giá thiên thánh, con người cũng có bản tính xã hội.

Và như vậy phẩm giá của mình sẽ không thể thành đạt được và bảo đảm được, nếu con người không sống giữa cộng đồng xã hội con người trao đổi cho nhau và yêu thương nhau.

 

Đức Thánh Cha Benedictus XVI nhắc lại tư tưởng đó trong Thông Điệp Caritas in Veritate của ngài:

 

  - " Tạo vật con người, vì có bản tính thiêng liêng, nên thành thân được trong các mối liên hệ giũa người với người " ( CV, 53).

  - " Đặc tính xã hội của con người cho thấy rõ sụ thăng tiến của nhân vị và sự phát triển của xã hội lệ thuộc nhau. Thực vậy, nhân vị chính là và phải là nguyên lý, chủ thể và cứu cánh của mọi định chế xã hội, bởi vì tự bản chất nhân vị phải hoàn toàn cần đến đời sống xã hội. Cho nên đời sống xã hội đối với con người, không phải là một cái gì phụ thuộc, vì do đó nhờ trao đổi với người khác, nhờ phục vụ lẫn nhau và nhờ đối thoại với anh em, con người được thăng tiến mọi khả năng của mình và có thể đáp ứng được thiên chức của mình " ( GS, 25).

 

Trong viễn ảnh vừa kể, các tổ chức đặt nền tảng trên một cá nhân  xã hội cho các lãnh vực kinh tế và luật pháp có thể là những gì được thực hiện có ít nhiều thuận lợi cho con người, cho mỗi cá nhân được triển nở nhiều hay ít trong cộng đồng:

 

  - " Đặc tính xã hội của con người cho thấy rõ sự thăng tiến của nhân vị và sự phát triển xã hội lệ thuộc nhau, Thực vậy nhân vị chính là và phải là nguyên thủy, chủ thể và cứu cánh của mọi định chế xã hội, bởi vì tự bản chất, nhân vị phải hoàn toàn cần đến đời sống xã hội " ( GS, 25).

 

Bởi đó một nhãn quang chính đáng về nhân vị không thể đặt nền tảng trên một cá nhân riêng rẻ nào đó, cũng không thể giới hạn xác nhận một cá nhân riêng rẻ nào đó, chỉ dựa trên phẩm chất tự tại nào đó của anh ta, mà phải đặt cá nhân đang bàn không " tách rời các liên hệ với người khác trong xã hội, không bao giờ được tách rời một cá nhân ra khỏi người khác ".

 

Huấn dụ của Giáo Hội rút ra từ đó tất nhiều điều liên hệ: nhứt là qua động tác hiện tại là phát triển nhằm thăng tiến hay hăm doạ đời sống con người, mà chúng ta đang cùng chung sống trong xã hội.

 

  - Ngoài ra Giáo hội còn khuyến khích nên có nhãn quang về xã hội dưới tính cách tập thể, với đặc tính chú ý không thể thiếu đối với những quốc gia nghèo khổ. đòi buộc

Về vấn đề liên đới nền tảng nầy giữa con người với nhau, Giáo Hội khẳng quyết rằng " mọi người đều có quyền tham dự vào đời sống kinh tế ( Huấn Dụ Xã Hội của Giáo Hội, CDSC, 333).

Đây là đòi buộc căn bản tuyệt đối mà mọi người đều phải có quyền được bảo đảm có được, nhứt là qua quyền làm việc, bởi lẽ đó cũng là quyền con người tham dự vào công trình tạo dựng của Thiên Chúa:

 

  - " Hoạt động trong các xí nghiệp kinh tế là việc hợp tác giữa các nhân vị, đó là những con người tự do và tự lập được tạo dụng giống hình ảnh Thiên Chúa... " ( GS, 67); ( Laborem excercens, LE, 4).

 

Nói một cách tổng quát, nguyên tắc nầy về vai trò nhân vị trung tâm điểm của con người trong tổ chức đời sống xã hội là căn cội của nguyên tắc đới  và phụ túc bảo trợ, là hai cột trụ nền tảng của Huấn Dụ Xã Hội.

  - Với tính cách bắt buộc của  nguyên tắc liên đới, con người phải cộng tác với những người khác, vì công ích cho xã hội.

  - Với đặc tính của nguyên tắc phụ túc bảo trợ, Quốc Gia cũng như những cơ quan công quyền khác không được thay thế sáng kiến và trách nhiệm của các cá nhân và công đồng trung gian ở những gì mà tầm mức của họ có thể thi hành được. Theo nguyên tắc nầy, Quốc Gia và xã hội phải trợ giúp các thành phần chi nhánh, để chính họ  đứng ta thực hiện, nhứt là thưc hiện đáp ứng kịp thời và thoả đáng các nhu cầu địa phương đòi hỏi.

 

Sau cùng lòng kính trọng phẩm giá con người thúc đẩy chúng ta hãy đặc tâm chú ý đến những thành phần xã hội nghèo khỗ.

Thật vậy luôn luôn Giáo Hội xác nhận rằng mức công bình xã hội được đo lường bằng  phương thức tối thiểu mà xã hội dành cho những người nghèo khó.

 

Điều đó cũng là những gì Đức Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolồ II đã nhắc lại, khi Ngài xác nhận rằng các người môn đệ Chúa Kitô được kêu gọi

 

  - " hãy chọn lấy hay dành yêu thương ưu tiên hơn cho những người nghèo khó " ( Sollecitudo Rei Socialis, SRS, 42), và hãy biết đánh giá các cách sống, thể chế chính trị và các cơ chế quản trị quốc gia, để có thái độ thích ứng chính đáng của môn đệ Chúa Kitô đối với tình thế,

  - đối xử thế nào với người nghèo khỗ,

  - có biết đặt nhân vị là nguyên cội, chủ thể và cùng đích của quốc gia hay không.

 

  - " Ơn gọi Kitô giáo nhằm thăng tiến trợ giúp cho con người tiếp đạt được con đường phát triển tất cả mọi người và phát triển toàn vẹn con người " ( CV, 18).  


 

Nguyễn Học Tập

Tác giả: Tiến sĩ Nguyễn Học Tập

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!