Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
Bài Viết Của
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HIẾN CHẾ GAUDIUM ET SPES
NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN TRONG HIẾN CHẾ LUMEN GENTIUM - CHƯƠNG IV
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (40)
CÁM ƠN LÀ BIẾT SỐNG ĐỨC TIN
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (39)
GIÀU CÓ ĐÓNG CỔNG CON ĐƯỜNG ĐẾN CHÚA VÀ DỮNG DƯNG VỚI ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (37).
CỦA CẢI VỮNG BỀN CHO ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (36)
CHÚNG TA PHẢI ĂN MỪNG, EM CON ĐÃ CHẾT, MÀ NAY LẠI SỐNG.
“VÁC THẬP GIÁ MÌNH MÀ THEO TA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (34)
“AI HẠ MÌNH XUỐNG SẼ ĐƯỢC TÔN LÊN ”.
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (33)
“HÃY CỐ GẮNG QUA CỬA HẸP MÀ VÀO”
TÌM HIỀU PHÚC ÂM THÁNH LUCA ( 32)
NHẬN BIẾT DẤU CHỈ THỜI ĐẠI ĐỂ CHỌN LỰA MỤC ĐÍCH CHÍNH ĐÁNG
“BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC THÂN MẪU CHÚA TÔI ĐẾN VỚI TÔI”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (31)
PHẢI SẴN SÀNG ĐỢI CHỦ VỀ
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (30)
“HÃY LO TÌM NƯỚC THIÊN CHÚA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (29)
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XẴ HỘI CỦA GIÁO HỘI (5).
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (28)
"MARIA ĐÃ CHỌN PHẦN TỐT NHẤT"
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (4)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (27)
" AI THÂN CẬN VỚI NGƯỜI BỊ RƠI VÀO TAY KẺ CƯỚP ? "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HÔI (3)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (26)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (25)
" ANH HÃY THEO TA ! "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (2).
THẦY LÀ ĐẤNG KITÔ CỦA THIÊN CHÚA.
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (1)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (23)
NÀNG ĐƯỢC THA THỨ NHIỀU, VÌ NÀNG ĐÃ THƯƠNG YÊU NHIỀU
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (22)
TA TRUYỀN CHO ANH HÃY TRỖI DẬY !
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (26)


 

NGUYỄN HỌC TẬP


 

Tường thuật lại cuộc hành trình ( Lc 9, 51-19, 28)


 

  7. Marta và Maria ( Lc 10, 38-42 )

Thánh Luca đặt biến cố nầy liền sau dụ ngôn người Samaritano nhân lành, để làm sáng tỏ hai khuôn măt của một điều răn duy nhứt: yêu thương người thân cận và kính yêu Thiên Chúa.

 

Đối với người thân cận, điều răn trên được thể hiện ra bằng các động tác bác ái; đối với Thiên Chúa, bằng biết lắng nghe và bước theo Người.
 

Các lời Chúa Giêsu dùng để trả lời cho Marta nhắc nhớ chúng ta rằng hoạt động phục vu không thể tăng trưởng đến mức làm cho con người bỏ quên đi đông tác lắng nghe Lời Chúa:

 

  - " Chỉ có một chuyện cần thiết mà thôi. Marta đã chon phần tốt nhứt và sẽ không bị lấy đi " ( Lc 10, 42 )

 

Đó cũng là những gì chúng ta gặp lại trong sách Tông Đồ Công Vụ:

 

  - " Thời đó, khi số môn đê thêm đông, các tín hữu Do Thái theo văn hóa Hy Lạp kêu trách những tín hữu Do Thái bản xứ, vì trong việc phân phát lương thực hằng ngày, các bà goá trong nhóm họ bị bỏ quên. Bởi đó, Nhóm Mười Hai triệu tâp toàn thể các môn đệ và nói: " Chúng tôi bỏ quên việc rao giảng lời Thiên Chúa, để lo việc ăn uống, là điều không phải " ( Act 6, 1-2 ).
 

Đầu tắt mặt tối và âu lo rối loạn là thái độ của các dân ngoại:

 

  - " Phần anh em, đừng tìm xem mình sẽ ăn gì, uống gì, và đừng bận tâm. Vì tất cả những thứ đó,  dân ngoai trên thế gian vẫn tìm kiếm; nhưng Cha của anh em thừa biết anh em cần những thứ đó. Vậy hãy lo tìm Nước của Người, còn các thứ kia, Người sẽ thêm cho " ( Lc 12, 29-31).

 

Điều đó không có nghĩa là đối tượng của sự tìm kiếm là những gì ngoại đạo, bởi lẽ đoạn Phúc Âm đang đề cập nói đến Thiên Chúa và người thân cân, cho bằng cách tìm kiếm đầu tắt mặt tối, âu lo, bất ổn là thái đô của người dân ngoại, không có đức tin.

 

Lý do khiến cho con người hành động đầu tắt mặt tối đến kiêt sức chính là vì " nhiều chuyên quá ":

 

  - " Marta, Marta ! Con băn khoăn lo lắng nhiều chuyên quá ! " ( Lc 10, 41), tao nên tình trạng căng thẳng quá mức cần thiết.

 

Tình trạng " nhiều chuyên quá " luôn luôn gây nên thiệt hại cho những gì cần thiết. " Nhiều chuyện quá " không những cản trở đông tác lắng nghe Lời Chúa, mà còn cả động tác đích thưc phuc vụ phải có.

 

Làm nhiều chuyện là dấu chứng của lòng yêu thương, nhưng cũng có thể làm cho tình yêu bị bóp nghẹt, chết đi.

 

Thái độ tiếp đón, đải hậu khách khứa không phải chỉ gồm có việc cung cấp vât chất, mà còn đòi buộc cả ở bên cạnh, hầu chuyện với khách được tiếp rước.

 

Đôi khi vì " cung cấp cho nhiều quá " vì thương mến, có cái nguy làm mất đi các mối liên hê thân tình.


 

  8. Kinh Lạy Cha ( Lc 11, 1-13 ).

 

Nhìn thấy gương Chúa Giêsu cầu nguyên, các môn đệ nảy ra lòng ước muốn biết đươc làm sao cầu nguyên như Người.

 

Hiểu đươc tâm trang đó, Thánh Luca làm cho lời cầu nguyện của người môn đệ thoát xuất từ gương và lời cầu nguyện của Chúa Giêsu:

 

- " Thưa Thầy, xin dạy chúng con cầu nguyện, như ông Gioan đã dạy các môn đệ của ông " ( Lc 11, 2).

  

- " Khi cầu nguyện, anh em hãy nói: " Lạy Cha, xin làm cho thánh danh Cha vinh hiển... " ( Lc 11, 2).
 

Với tâm ý vừa kể, Thánh Luca muốn nhắc nhở chúng ta rằng lời cầu nguyện của chúng ta phải giống như lời cầu nguyên của Chúa Kitô.
 

Kinh Lạy Cha là lời cầu nguyện của người môn đệ, " Khi cầu nguyện, anh em hãy nói...", tức là lời cầu nguyên của người đã bỏ tất cả để theo Chúa Giêsu và đã lấy Vương Quốc của Thiên Chúa là lẽ sống duy nhứt của cuộc sống mình.

 

Đây không phải là lời cầu nguyện dưới hình thức cố định cần phải truyền lại trung thực nguyên văn, cho bằng đúng hơn là thái đô nghèo hèn khiêm tốn của mình và hoàn toàn tùy thuộc phó thác vào Thiên Chúa.
 

Trong Phúc Âm Thánh Luca, như vừa trích dẫn, lời cầu nguyện chỉ được khởi đầu ngắn ngủi:

 

  - " Lạy Cha " ( Lc 11, 1)

.

Trong khi đó thì Phúc Âm Thánh Matthêu còn thêm vào:

 

  - " Lạy Cha chúng con, Đấng ngự trên trời " ( Mt 6, 9 ).

 

Với lời kêu van ngắn ngủi đó, Thánh Luca có ý cho thấy lời cầu nguyện của người môn đệ cũng có cùng giọng điệu và lòng phó thác như lời cầu nguyện của Chúa Giêsu.

 

Lời van xin " Lạy Cha ", không có một tỉnh từ nào khác được thêm vào, đó là lời cầu xin cá biệt của Chúa Giêsu, nói lên cá tính con cái của Người:

 

  - " Lay Cha, nếu Cha muốn, xin cất chén nầy xa con..." ( Lc 22, 42 ).

 

 - " Lạy Cha, xin tha cho họ, vì ho không biết việc họ làm ( Lc 23, 34).

  

- " Lạy Cha, con xin phó thác hồn con trong tay Cha " ( Lc 23, 46).

 

Người môn đệ phải cầu nguyện kết hợp với Chúa Kitô, với tư cách là đứa con. Chính trong mối tương giao con cái nầy là đăc tính cá biệt của Kitô giáo:

 

  - " Để chứng thực anh em là con cái, Thiên Chúa đã sai Thánh Thần của Con mình đến ngự trong lòng anh em, mà kêu lên " Abba, Cha ơi " ( Gal 4, 6).

  

- " Phần anh em, anh em đã không lãnh nhận Thánh Thần khiến anh em trở thành nô lệ và phải sơ sệt như xưa, nhưng là Thánh Thần làm cho anh em trở nên nghĩa tử, nhờ đó chúng ta đươc kêu lên " Abba, Cha ơi ! " ( Rom 8, 15).

 

" ..., xin làm cho danh thánh Cha vinh hiển, Triều Đại Cha mau đến " ( Lc 11, 2 )

 

Theo nguyên ngữ " xin danh thánh Cha được vinh hiển " , động từ được dùng ở thể thụ động ( thể thụ động thần học ( passif théologique), đó là cách dùng để nói lên tác động của Thiên Chúa, nhưng vì kính trọng, để khỏi phải đề cập đến Người.

 

Hiểu như vậy lời cầu nguyện của người môn đệ không có gì khác hơn là một thái độ dành khoảng không gian, dành chỗ cho động tác của Thiên Chúa.

 

" Thánh hoá danh thánh Cha " hay " xin làm cho danh thánh Cha vinh hiển " ( theo bản dịch Việt Ngữ của chúng ta, Thánh Kinh Tron Bộ, NXB TPHCM, 1998, trg. 1965) nên hiểu theo ý nghĩa trong ánh sáng Cưu Ước, nhứt là
 

  - " Vì vậy, ngươi hãy nói với nhà Israel: " Chúa là Chúa Thượng phán thế nầy: Hỡi nhà Israel, không phải vì các ngươi mà Ta hành động, mà vì danh thánh của Ta đã bi các ngươi xúc phạm giữa dân các ngươi đã đi đến. Ta sẽ biểu dương danh thánh thiện vĩ đại của Ta đã bi xúc phạm giữa chư dân , danh mà các ngươi đã xúc phạm ở giữa chúng. Bấy giờ chư dân sẽ nhân biết chính Ta là Đức Chúa - sấm ngôn của Đức Chúa là Chúa Thượng - khi ta biểu dương sự thánh thiện của Ta nơi các ngươi ngay trước mắt chúng..." ( Ez 26, 22-29).  
 

Đây không phải là sự nhận biết Thiên Chúa một cách tổng quát, mà là tạo thành điều kiện, nơi chốn, để Thiên Chúa mạc khải diện mạo Người trong lịch sử cứu độ và trong đời sống cộng đồng con người. Người môn đê cầu nguyện để cho cộng đồng trở thành dấu chứng trong suốt, làm cho ai cũng thấy đươc Thiên Chúa.

 

Để hiểu đươc lời van cầu thứ hai, " Triều Đại Cha mau đến ", cần phải nhớ lại tất cả những gì Chúa Giêsu đã giảng dạy. Triều Đại Thiên Chúa đang hiện diện hôm nay và đươc hoàn hảo hoá vào thời cánh chung.

 

Động từ đươc dùng ở thì " aoriste " ( Hy Lạp ) " ước gì Triều Đại Cha mau đến ",  cho thấy Thánh Luca nhằm ám chỉ vào thời gian Triều Đại được thể hiên hoàn hảo, đều khắp.

 

Ngưòi môn đê nguyện cầu và mong đợi những điều mình van xin như là một món quà Chúa ban cho, nhưng đồng thời cũng nguyện xin có được can đảm để xây dựng, kiến trúc những gì mình mong đợi.
 

" Xin Cha cho chúng con lương thực hằng ngày dùng đủ ".

 

Động từ trong câu văn vừa trích dẫn được viết ở thì mệnh lệnh tính hiên tại ( impératif présent ), để diễn tả đây là một động tác hằng ngày đươc lập lại.

 

Lời cầu nguyện vừa kể làm cho chúng ta liên tưởng đến Manna trên sa mac, bánh từ trời rơi xuống hằng ngày để nuôi sống dân Israel trong cuộc xuất hành ra khỏi Ai Cập, nhưng người Do Thái cũng còn mong đợi môt loai bánh mới được ban cho như là thức ăn nuôi sống cộng đồng dân tộc trong thời viên mãn.

 

" Xin tha tội cho chúng con ": Thánh Luca đã thay đổi từ ngữ " nợ " thành " tội lỗi ", bởi lẽ đối với người Hy Lạp từ ngữ ""  không diễn tả đươc ý nghĩa " tội lỗi " trong lãnh vực tôn giáo.

 

Dù vậy từ ngữ " tội lỗi " hay " lỗi phạm " vẫn còn mang ý nghĩa " nợ nần ", để nói lên lòng tha thứ đối với người thân cận.

 

Áp dung lòng tha thứ cho người thân cận, từ ngữ " nợ " mang ý nghĩa thực tế, thứ bỏ cho người thân cận cả nợ nần vật chất, chớ không phải chỉ là xoá bỏ những xúc pham luân lý.

 

Sư tha thứ của Thiên Chúa là mẫu gương cho chúng ta, con người chúng ta cần phải bắt chước hơp với khuôn mẫu của Người và đó là điều chúng ta đáp ứng lại được lời mời gọi của Thiên Chúa:

 

  - " ..., vì chính chúng con cũng tha cho mọi người mắc lỗi với chúng con " ( Lc 11, 4b).

 

" Xin đừng để chúng con sa chước cám dỗ ".

 

Phúc Âm Thánh Luca đang muốn đề cập đến cơn cám dỗ nào ?

 

Viết lên điều đó, Thánh Luca có ý đề câp đến ba chiều hướng.

  

1 ) Đó là các cơn cám dỗ đối với Chúa Giêsu trên sa mạc ( Lc 4, 1-11), mà theo ngài, đó là những cơn cám dỗ mà Giáo Hôi vẫn hằng ngày phải tiếp tục lưa chọn, giữa phuc vụ, lòng yếu đuối trước thảm trạng thập giá và tìm kiếm sư an lành, vững chắc của con người.

  

2 ) Đó là những cơn cám dỗ mà các cộng đồng Kitô hữu găp phải trong thời gian khổ nạn và bi áp bức, bắt bớ, bất ổn:

 

  - " Còn anh em, anh em vẫn một lòng gắn bó với Thầy, giữa những lúc Thầy gặp thử thách gian nan " ( Lc 22, 28).

 

Chúa Giêsu cầu nguyên để cho các môn đệ khỏi bị sa ngã, nhưng người môn đệ phải ý thức rằng mình đừng ỷ lại vào sức lưc của mình, bởi đó luôn luôn phải cầu nguyện.

  

3) Sau cùng, cám dỗ là tất cả những gì làm cho con tim người môn đệ trở nên nặng nề, khiến cho Lời Chúa bị ngôt ngạt trong tâm hồn của họ.

 

Các cơn cám dỗ là những thử thách hằng ngày, với thời gian có thể làm cho giảm thiểu lòng can đảm lúc khởi đầu:
 

  - " Còn những kẻ ở trên đá là những kẻ khi nghe thì vui vẻ tiếp nhận Lời Chúa, nhưng họ không có rễ . Họ tin nhất thời, và khi gặp thử thách, họ bỏ cuộc. Hạt rơi vào bụi gai, đó là những kẻ nghe, nhưng dọc đường bị những nỗi lo lắng và vinh hoa phú qúy cùng những khoái lạc cuộc đời làm cho chết ngộp và không đạt được tới mức trưởng thành " ( Lc 8, 13-14).
 

Người môn đệ xin Chúa giải thoát mình ra khỏi tất cả những điều đó, chớ không xin mình khỏi bị cám dỗ, xin cho mình được Chúa giúp đỡ để vượt thắng.
 

Các lời kế tiếp của Phúc Âm Thánh Luca ( Lc 11, 9-13 ) là những lời Chúa Giêsu nói với các môn đệ, " Người nói với các ông..." là những chỉ dẫn của bài giáo lý rộng rãi về cầu nguyện, mà Kinh Lạy Cha là trung tâm điểm của bài giáo lý đó.

 

Kết luận mà Chúa Giêsu rút ra từ dụ ngôn, đó là chúng ta hãy tin chắc chắn lời cầu nguyện của mình được Thiên Chúa lắng nghe.

 

Cũng như một người bạn nào đó trong dụ ngôn, vì lý do nầy hay lý do khác, sau cùng rồi cũng sẽ chỗi dậy. Cũng vậy, Thiên Chúa lắng nghe ai nguyên xin Người.
 

Nhưng suy nghĩ đến đây, chúng ta không khỏi đặt ra một câu hỏi, mà Thánh Luca báo cho chúng ta trong bài giáo lý của ngài: Đó là, nếu chúng ta chắc chắn rằng Thiên Chúa lắng nghe mình, tai sao không phải ít khi, con người không có được những gì mình nguyện xin?

 

Thánh Luca trả lời: Thiên Chúa luôn luôn lắng nghe, nhưng lắng nghe theo phương thức của Người.

 

Các so sánh mà Chúa Giêsu dùng để làm sáng tỏ quan niêm vừa kể thật đầy ngạc nhiên và làm cho ai cũng phải chú ý: con người như một đứa trẻ không biết điều gì mà mình van xin và Thiên Chúa như một người cha, không phải lúc nào cũng cho con điều mà cậu ấy muốn, mà chỉ cho những gì hữu ích cho cậu.

 

Nhưng một ơn ban chắc chắn mà Chúa không bao giờ khước từ cho chúng ta, đó là ban cho chúng ta Chúa Thánh Thần:

 

  - " Vậy anh em vốn là kẻ xấu, mà còn biết cho con mình của tốt lành, huống chi Cha trên trời lại không ban Thánh Thần cho nhũng kẻ kêu xin Người sao ? ".    

Tác giả: Tiến sĩ Nguyễn Học Tập

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!