NGUYỄN HỌC TẬP
Bài nói chuyện về biến cố Giêrusalem bị đổ vỡ ( Lc 21, 5-38).
Bài nói chuyện dài mà chúng ta đọc được trong chương 21 Phúc Âm Thánh Luca thuộc phần giảng dạy về ngày cánh chung, nói lên những khoảng thời gian cuối cùng của thời chiến tranh và ly tán, những cuộc động đất, thiếu thốn đói rách và tàn phá thiên nhiên.
Loai ngôn từ vừa kể, chúng ta găp được nhiều lần trong các bài giảng dạy của Chúa Giêsu, không phải là sứ điêp Người nhằm chuyển đến, cho bằng chỉ là một thể văn được dùng để nói lên sứ điệp cao sâu hơn. Bởi đó chúng ta không nên hiểu theo nghĩa từng chữ các câu văn của đoạn Phúc Âm.
Chủ đề về thời cánh chung được thể hiện từ lòng xác tín rằng dòng lịch sử được xảy ra dưới sư hướng dẫn của Thiên Chúa, hướng dẫn con người đến cuộc cứu độ hoàn hảo và vĩnh viễn. Các nỗi chán nản cũng như các nghich cảnh tiếp tục xảy ra trong lich sử sẽ không bao giờ có khả năng làm mất đi niềm hy vọng đó của con người. Đúng hơn đó là những điều được dùng để thanh tẩy lịch sử và dạy cho chúng ta biết rằng, phía bên kia cuộc sống hiện tại, sự cứu độ là công trình của Thiên Chúa, chớ không phải của con người.
Bài giảng huấn về ngày cánh chung mời gọi các tín hữu Chúa Kitô, nhứt là những tín hữu hiện là nạn nhân của các cuộc bách hại, phải chịu đau khổ vì bị thế gian ghét bỏ, loại ra bên ngoài, hãy xác tín lại lòng tin cậy vào lời của Chúa hứa, vững dạ kiên trì trong đức tin, chớ không thối chí, nhượng bộ, bởi vì
- " Nhưng dù một sợi tóc trên đầu anh em cũng không bị mất đâu. Có kiên trì anh em mới giữ được mạng sống mình " ( Lc 21, 18).
Lời giảng huấn của Chúa Giêsu trong chương 21 Phúc Âm Thánh Luca là một đoạn văn đan kết các nguồn tin và những lời cảnh giác.
Các nguồn tin của những tiên tri giả cho rằng họ nhân danh Người mà tiên đoán các dữ kiện và bảo đảm rằng thời tận cùng đã sát gần: sẽ có chiến tranh và những cuộc cách mạng, dân nầy nổi lên chống dân kia, triều đại nầy chống triều đại khác. Các biến cố đó - lạc đạo,giặc giã, bắt bớ- không nói lên đó là dấu chỉ ngày cùng của lịch sử và của các cuộc chống đối, trái lại Chúa Giêsu cho biết đó là những hiện trạng cá biệt và không phải hiếm xảy ra, mà người môn đệ phải sẵn sàng đối phó.
Các lời khuyên dặn của Chúa Giêsu rất ít và đơn sơ: đó là người môn đê đừng để cho mình bi lường gạt, đừng sơ hãi , cũng như không chuẩn bị sẵn sàng để đối phó.
Người môn đệ đích thực là người đặt gốc rễ của mình vào lời của Vi Thầy, chớ không cần phải có gì khác. Điều mới lạ không thu hút người môn đệ, cũng như không để cho mình nhượng bộ trước những ước đoán của những ai cho rằng mình thông biết rõ về tương lai.
Để định hướng người môn đệ chỉ cần các lời day bảo của Chúa Giêsu.
Đứng trước giặc giã, chiến tranh và các cơn sợ hãi làm cho con người phải lo lắng, người môn đệ chân chính không nên dễ dàng đặt ảo tưởng vào những gì lạc quan, tuy nhiên vẫn vững tâm thanh thoảng và tin cậy.
Các cuộc bách hại, ly tán chia rẻ, ganh tỵ ghen ghét của thế gian không phải là dấu chỉ thời điểm tận thế tức khắc, nhưng đó là những cơ hội để người tín hữu nhân chứng và bền vững, tin cậy phó thác vào đức tin.
Người tín hữu mong đợi Chúa đến bằng cách nhân chứng cho Người, bền vững trong đức tin, chớ không phải là cơ hội tỏ ra ảo tưởng về biến cố tân cùng của thế giới sắp đến gần.
Thánh Luca xác nhận tất cả truyền thống Phúc Âm, nhắc lại cho biết rằng thời kỳ giải thoát đã đến gần:
- " Khi thấy những biến cố ấy bắt đầu xảy ra, anh em hãy đứng thẳng và ngẩng đầu lên, vì anh em sắp đươc cứu chuộc " ( Lc 21, 28).
Điều đó không có nghĩa là biến cố Con Người trở lại sắp đến sát gần nay mai, bởi lẽ các dấu chỉ cảnh cáo ( giặc giã, đàn áp) là những hiện tưởng lúc nào cũng có trong lich sử.
Nói cách khác, Thánh Luca muốn nhắc nhở chúng ta rằng thời gian hiên đại có đầy dẫy những cơ hội giải thoát, chính Chúa cung hiến cho chúng ta.
" Tỉnh thức " có nghĩa là đừng để cho tâm hồn bị áp lực đè nặng bởi của cải, giàu có, quyền lực trần thế. Biến cố Con Người trở lai không được tiên báo trước bởi các dấu chỉ nào chắc chắn và có thể định chuẩn được, mà là sẽ xảy đến lúc bất ngờ.
Điều quan trong là người tín hữu Chúa Kitô đừng để cho mình gặp phải bất ngờ.