Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
Bài Viết Của
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HIẾN CHẾ GAUDIUM ET SPES
NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN TRONG HIẾN CHẾ LUMEN GENTIUM - CHƯƠNG IV
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (40)
CÁM ƠN LÀ BIẾT SỐNG ĐỨC TIN
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (39)
GIÀU CÓ ĐÓNG CỔNG CON ĐƯỜNG ĐẾN CHÚA VÀ DỮNG DƯNG VỚI ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (37).
CỦA CẢI VỮNG BỀN CHO ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (36)
CHÚNG TA PHẢI ĂN MỪNG, EM CON ĐÃ CHẾT, MÀ NAY LẠI SỐNG.
“VÁC THẬP GIÁ MÌNH MÀ THEO TA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (34)
“AI HẠ MÌNH XUỐNG SẼ ĐƯỢC TÔN LÊN ”.
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (33)
“HÃY CỐ GẮNG QUA CỬA HẸP MÀ VÀO”
TÌM HIỀU PHÚC ÂM THÁNH LUCA ( 32)
NHẬN BIẾT DẤU CHỈ THỜI ĐẠI ĐỂ CHỌN LỰA MỤC ĐÍCH CHÍNH ĐÁNG
“BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC THÂN MẪU CHÚA TÔI ĐẾN VỚI TÔI”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (31)
PHẢI SẴN SÀNG ĐỢI CHỦ VỀ
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (30)
“HÃY LO TÌM NƯỚC THIÊN CHÚA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (29)
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XẴ HỘI CỦA GIÁO HỘI (5).
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (28)
"MARIA ĐÃ CHỌN PHẦN TỐT NHẤT"
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (4)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (27)
" AI THÂN CẬN VỚI NGƯỜI BỊ RƠI VÀO TAY KẺ CƯỚP ? "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HÔI (3)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (26)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (25)
" ANH HÃY THEO TA ! "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (2).
THẦY LÀ ĐẤNG KITÔ CỦA THIÊN CHÚA.
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (1)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (23)
NÀNG ĐƯỢC THA THỨ NHIỀU, VÌ NÀNG ĐÃ THƯƠNG YÊU NHIỀU
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (22)
TA TRUYỀN CHO ANH HÃY TRỖI DẬY !
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XẴ HỘI CỦA GIÁO HỘI (5).

 

NGUYỄN HỌC TẬP
 

n - Phẩm giá của người khuyết tật ( ĐTC Gioan Phaolo II, LE, Laborem excerxens 14.09.1981, 22).

  

1 -

 

Măc dầu những người khuyết tật là những chủ thể hoàn toàn con người, với những quyền liên hệ bản sinh, thiên thánh và bất khả xâm pham. Là những chủ thể, mặc cho những giới hạn và đau khổ ấn sâu vào thân thể và trên khả năng của mình, càng nói lên nổi bậc hơn phẩm giá và địa vị cao cả của con người.

 

Bởi vì " người mang khuyết tật " là một chủ thể với tất cả các quyền của mình, nên con người đó phải được tạo ra cho những điều kiện dễ dàng, để có thể  tham dự vào đời sống xã hội với tất cả mọi chiều hướng và mọi tầm mức có thể hôi nhập được với khả năng của ho.

 

Người khuyết tật là một trong những con người như chúng ta và tham dự đầy đủ vào cùng bản tính nhân loai chúng ta.

 

Có lẽ hoàn toàn bất xứng với con người và khước từ đi bản tính nhân loại chung, nếu chĩ có những thành phận hoàn toàn hiệu năng đươc thu nhận vào đời sống xã hội, và vào lãnh vưc làm việc, bởi vì như vậy làm cho chúng ta bi rơi vào một hình thức trầm trọng bè phái, tức là bè phái của những kẻ manh thế và lành mạnh, chống lại kẻ yếu kém, người bệnh tật.

 

Viêc làm trong ý nghĩa vât thể, phải tùy thuộc, ngay cả trong hoàn cảnh nầy, vào phẩm giá con người, vào chủ thể làm việc, chớ không chỉ vào lợi nhuận hơn về kinh tế.  


 
 " Gần đây, các cộng đồng quốc gia và các tổ chức quốc tế đã đăc tâm chú ý đến một vấn đề khác có liên hệ đến môi trường làm việc. Vấn đề nầy đang gây nên nhiều ảnh hưởng: đó là vấn đề có liên quan đến người khuyết tật.

  2 -

 

Ở đây nhiều vấn đề thiết thực được đăt ra, luật pháp và cả kinh tế, nhưng cộng đồng xã hội có bổn phận, bổn phận đối với công quyền, đối với các hiệp hội và các tổ chức xã hội trung gian, đối với các cơ xưởng và cả đối với chính người khuyết tật, cùng cộng tác góp chung nhau ý kiến và tài nguyên để đạt đến mục đích không thể chối bỏ được: đó là cung cấp việc làm cho những ai khuyết tật, tùy theo khả năng của họ, bởi vì đó là những gì phẩm giá con người và người làm việc đòi buộc.   

 

Mỗi công đồng sẽ biết tạo cho mình có những cơ cấu thích hơp để tìm kiếm đươc và tạo dựng ra được những nơi chốn làm việc cho những con người vừa kể, trong các cơ sở công cộng cũng như tư nhân, bằng cách cung cấp cho một nơi chốn làm việc thông thường hay một chỗ thích hợp, hoặc trong các cơ xưởng, hoặc trong các môi trường " được bảo đảm ".


 
Tùy vào các lãnh vực khác nhau trong thế giới việc làm, vào người trực tiếp cung cấp việc làm và gián tiếp vào việc làm, phát triển bằng những phương thức hữu hiêu và thích ứng với quyền hạn của người khuyết tật, trong phương thức chuẩn bị nghề nghiệp và dự tính việc làm, làm thể nào để người khuyết tật cũng có thể được hội nhập vào động tác làm việc, thích ứng cho người đó.

  3 -

 

Không có gì phải giấu diếm, đó là động tác phức tạp và không phải dễ thực hiện. Điều chúng ta có thể mong ước là có đươc một quan niêm chính đáng về việc làm trong quan niệm đối với chủ thể, để đưa đến tình trạng khiến cho người khuyết tật không cảm thấy mình bị đứng bên lề thế giới làm việc hay phải sống lệ thuộc vào xã hội, mà là một chủ thể làm việc có đầy đủ quyền. được kính trong trong nhân vị của mình, và được kêu gọi cộng tác vào sư tiến hoá và lợi ích cho gia đình mình và cho cộng đồng tùy theo khả năng của chính mình ".   


 

  o - Kinh nghiệm thảm đạm về nỗi bất hạnh của con người ( Gaudium et spes, GS, 10. 13).

   

" Thật vây, những chênh lệch dày dò thế giới ngày nay được nối liền với một chênh lệch căn bản hơn, phát xuất tự đáy lòng con người. Bởi vì ngay chính trong con người, có nhiều yếu tố xung khắc nhau. Vì một đàng, là tạo vật, con người thấy mình bị giới hạn trong nhiều phương diện, nhưng đàng khác lai cảm thấy mình có những khát vong vô biên và còn cảm thấy mình được mời gọi đến một cuộc sống cao cả hơn.

 

Bị lôi kéo giữa nhiều quyến rũ, con người bị bó buộc phải lựa chọn một số, hoặc loại bỏ một số khác. Hơn nữa vì yếu đuối và tôi lỗi, nhiều khi con người làm điều mình không muốn và không làm điều mình muốn làm ( Rom 7, 14ss). Bởi vậy, có sự phân rẽ trong chính con người, từ đó, sinh ra nhiều là bất hoà lớn lao trong xã hội.

 

Thật vậy, rất nhiều người, vì đời sống thấm nhiễm chủ nghĩa duy vât thực hành, nên đã không nhìn ra rõ ràng thảm trang ấy , hay ít ra vì lối sống cơ cực đè nặng, không cho phép ho nghĩ tới nữa.

 

Đàng khác, dựa vào mớ lý thuyết mà ho đã tìm ra để giải thích vũ tru, nhiều người tưởng như thế là đủ an tâm.

 

Còn có những con người chỉ trông vào nỗ lưc của con người mới đem lại cho con người sự giải phóng  đích thực và trọn vẹn, và họ xác tín rằng sự thống trị mai hậu của con người trên trái đất sẽ làm mãn nguyện mọi ước vọng của con tim nhân loại.

 

Cũng không thiếu những người thất vọng về ý nghĩa cuộc sống tản dương những kẻ táo bạo, nghĩ rằng sự hiện hữu của con người tự nó không mang một ý nghĩa nào, nên họ cố gắng dùng tất cả tài năng của mình  để tạo nên tất cả ý nghĩa cho sự hiện hữu đó.

 

Tuy nhiên, trước sư tiến hoá của thế giới hiện nay, càng ngày càng có nhiều người hoặc đặt vấn đề, hoặc nhận thức một cách sâu sắc mới mẻ về những vấn đề hết sức căn bản như

 

 - con người là gì ?

  - đâu là ý nghĩa của đau khổ, sự dữ, cái chết ?

  - sao chúng còn tiếp tục tồn tại, mặc dù đã có bao nhiêu tiến bô ?

  - bao chiến thắng đạt được với một giá đắt ấy có mục đích gì ?

  - con người có thể đem lại gì cho xã hội và có thể trông cậy gì ở xã hội ?

  - cái gì sẽ tiếp theo, sau cuộc sống trần gian nầy ?
 

Giáo Hôi tin rằng Chúa Kitô đã chết và sống lại cho mọi người ( 2 Cor 5, 15). Bởi đó, qua Thánh Thần của Người, Người ban cho con người ánh sáng và sức mạnh, để con người có thể đáp lại thiên chức cao cả của mình.

 

Giáo Hội cũng tin rằng dưới bầu trời nầy chẳng còn danh hiệu nào khác đươc ban cho loài người, để loài người phải nhờ đó mà được cứu rỗi ( Heb 13, 8 ).

 

Cũng vây, Giáo Hội tin rằng đầu mối, trung tâm và cùng đích của toàn thể lịch sử nhân loai đều ở trong Chúa Kitô, là Chúa và là Thầy của Giáo Hội.

 

Hơn nữa, Giáo Hội còn xác nhận rằng qua mọi thay đổi có nhiều điều vẫn không thay đổi, vì nền tảng cuối cùng của những điều không thay đổi nầy là Chúa Kitô, Đấng hôm qua, hôm nay và mãi mãi ( Act 4, 12 ).

 

Vậy, dưới ánh sáng Chúa Kitô, Hình Ảnh của Thiên Chúa vô hình, Trưởng Tử giữa moi thụ sinh ( Col 1, 15 ), Công Đồng muốn nói với mọi người để làm sáng tỏ mầu nhiệm về con người và để cùng nhau tìm giải đáp cho những vấn đề chính yếu của thời đại chúng ta " ( GS, 10).
 

" Con người được Thiên Chúa dựng nên trong công chính, tuy nhiên ngay từ đầu lịch sử, vì nghe theo Thần Dữ, nên đã lạm dụng tự do của mình, khi nổi dậy chống lại Thiên Chúa và muốn đạt đến cứu cánh của mình ngoài Thiên Chúa.

 

Dù họ đã nhận biết Thiên Chúa, nhưng họ đã chẳng tôn vinh Người như Thiên Chúa. Trái lại tâm hồn mê  muôi của họ đã ra tối tăm và họ đã phụng sự tạo vật hơn là phụng sự Đấng Tạo Hoá ( Rom 1, 21-25.

 

Điều Thiên Chúa mạc khải cho ta biết cũng phù hợp với kinh nghiệm của ta. Bởi vì nếu nhìn sâu vào tận đáy lòng mình, con người cũng khám phá ra rằng mình đã hướng về sự dữ và đã ngụp lặn trong muôn vàn sự dữ. Đó là những điều không thể xuất phát từ Đấng Tạo Hoá  tốt lành của mình.

 

Nhiều khi từ chối không nhìn nhân Thiên Chúa như nguyên ủy của mình, con người cũng đả phá đổ trật tự phải có, để đạt tới cùng đích của mình và đồng thời phá vỡ moi hoà hợp nơi chính bản thân cũng như đối với những người khác và mọi loài thụ tạo.

 

Vậy trong chính con người đã có sự chia rẽ. Vì thế tất cả cuộc sống của con người, hoặc riêng rẽ, hoặc tập thể, đều biểu hiện như một cuộc chiến, dĩ nhiên là bi thảm giữa tốt và xấu, giữa ánh sáng và tối tăm.

 

Hơn nữa con người thấy mình không đủ sức khi phải tự mình chiến thắng hữu hiệu những tấn công của sự dữ, đến nỗi mỗi người cảm thấy dường như bi xiềng xích trói buôc.

 

Nhưng chính Chúa đã đến để giải phóng con người  và làm cho con người trở nên mạnh mẽ, khi Người đổi mới tự nội tâm họ và loại ra ngoài thủ lãnh của thế gian  ( Jn 12, 31), là kẻ đã kìm giữ ho trong vòng tội lỗi.

 

Tội lỗi làm suy giảm chính con người và ngăn cản không cho con người đạt tới sự viên mãn.

 

Dưới ánh sáng mạc khải nầy, thiên chức cao cả và nỗi thống khổ sâu xa mà con ngưòi cảm nghiệm đều tìm được ý nghĩa cuối cùng của chúng " ( GS, 13 ).


 

  p - Tách rời khỏi Thiên Chúa, con người mất đi phẩm giá của mình ( ĐTC Gioan XXIII, Mater et Magistra, 15.05.1961, MM, 215).

   

" Bởi đó, cho dầu với tiến bộ kỹ thuật và kinh tế nào đi nữa, trên thế gian vẫn sẽ không có công lý và hoà bình, cho đến bao giờ con người không trở lại ý nghĩa phẩm giá của tạo vật và con cái Thiên Chúa của mình, đó là lý do khởi thủy và sau cùng của mọi thực tại được Người dựng nên.

 

Con người tách rời khỏi Thiên Chúa, sẽ trở thành vô nhân đạo đối với chính mình và đối với những người đồng loại với mình, bởi lẽ mối liên hê chung sống có trật tự được giả định trước trật tự liên hệ lương tâm cá nhân của mình đối với Thiên Chúa, nguồn mạch chân lý, công lý và tình yêu thương " ( MM, 15 ).


 

   q - Chính phẩm giá con người là đối thoai và thông hiệp với Thiên Chúa ( Gaudium et spes, 19,1).  

  

" Ý nghĩa cao cả nhứt phẩm giá con người là con người đươc kêu gọi kết hợp với Thiên Chúa. Ngay từ lúc mới sinh ra, con người đã được mời gọi đối thoại với Thiên Chúa: thật vậy, con người hiện hữu chỉ là do Thiên Chúa chỉ vì yêu thương nên tạo dựng con người, và cũng chỉ vì yêu thương mà luôn luôn bảo tồn con người.

 

Hơn nữa con người chỉ sống hoàn toàn theo chân lý, một khi tự ý nhìn nhận tình yêu ấy và phó thác cho Đấng tạo dựng nên mình.

 

Tuy nhiên có nhiều người đương thời với chúng ta không nhận ra hoặc công khai gạt bỏ sự liên kết mật thiết và sống động giữa con người với Thiên Chúa. Vì thế thuyết vô thần phải được kể là môt trong những sự kiện quan trọng nhứt trong thời đại nầy và cần phải được nghiên cứu kỹ càng hơn " ( GS, 19, 1 )


 

  r - Phẩm giá con người trong Chúa Kitô ( Gaudium et spes, 22 ).

  

" Thật vậy, mầu nhiệm về con người chỉ thực sự được sáng tỏ trong mầu nhiệm Ngôi Lời nhập thể. Bởi vì Adong, con người đầu tiên, đã là hình bóng của Adong sẽ đến ( Rom 5, 14 ), là Chúa Kitô.

 

Chúa Kitô, Adong mới, trong khi mạc khải về Chúa Cha và tình yêu của Người, đã cho con người biết rõ về chính con người và tỏ cho ho biết thiên chức rất cao cả của họ.

 

Bỏi vây, không lạ gì khi những chân lý đã nói ở trên đều tìm thấy nguồn gốc của chúng và đạt tới tôt đỉnh nơi Người.

   

Là hình ảnh của Thiên Chúa vô hình ( Col 3, 15 ), chính Người là con người hoàn hảo đã trả lại cho con cháu của Adong hình ảnh Thiên Chúa đã bị nguyên tội làm sai lệch. Bởi vì nơi Người, bản tính nhân loại đã được mặc lấy chứ không bị tiêu diệt ( Công Đồng Constantinopoli II, can. 7), do đó nơi chúng ta nữa bản tính ấy cũng đươc nâng lên tới một phẩm giá siêu việt. Bởi vì chính Con Thiên Chúa, khi nhập thể, một cách nào đó đã kết hơp với tất cả mọi người. Người đã làm việc với bàn tay con người, đã suy nghĩ bằng trí óc con người, đã hành động với ý chí con người ( Công Đồng Constantinopoli III, cfr. Denz. 291 ( 556), đã yêu mến bằng quả tim con người.

 

Sinh bởi Trinh Nữ Maria, Người đã thực sự trở nên một người giữa chúng ta, giống chúng ta mọi sự, ngoại trừ tội lỗi ( Heb 4, 15 ).
 

Là Chiên vô tôi, Người đã tự ý đổ máu ra để cho chúng ta được sống, và chính trong Người, Thiên Chúa đã hoà giải chúng ta với Thiên Chúa và hoà giải chúng ta với nhau ( 2 Cor 5, 18-19; Col 1, 20-22), cũng như đem chúng ta ra khỏi ách nô lệ của ma quỷ và tội lỗi. Do đó mỗi người chúng ta có thể nói như Thánh Tông Đồ rằng: " Con Thiên Chúa " đã yêu thương tôi, lại hiến thân cho tôi nữa " ( Gal 2, 20). Chịu đau khổ cho chúng ta, không những Người nêu gương để chúng ta theo vết chân Người  ( Mt 16, 24; Lc 14, 27),  nhưng Người còn mở ra con đường mới, để nếu chúng ta theo, thì sự sống và cái chết sẽ được thánh hoá và có một ý nghĩa mới.
 

Con người Kitô hữu, khi trở nên giống hình ảnh Chúa Con, là Trưởng Tử trong đoàn em đông đúc ( Rom 8, 29; Col 1, 18), họ nhận được " những hoa trái đầu mùa của Thánh Thần " ( Rom 8, 21 ), nhờ đó họ có thể chu toàn lề luật thương yêu mới ( Rom 8, 1-11).

 

Nhờ Thánh Thần làm bảo chứng cho quyền thừa tự ( Eph 1, 14 ) toàn thể con người được canh tân từ nội tâm cho tới khi " thân xác được cứu rỗi " ( Rom 8, 23 ):

  

- " Nếu Thánh Thần Chúa là kẻ khiến Chúa Giêsu từ kẻ chết sống lại cư ngụ trong anh em, chính Đấng khiến Chúa Giêsu từ kẻ chết sống lại đó cũng sẽ làm sống động thân thể hay hư nát của anh em, nhờ Thánh Thần Người ở trong anh em " ( Rom 8, 11).

 

Người Kitô hữu chắc chắn cần thiết và có bổn phận chiến đấu chống sự dữ, dầu phải trải qua nhiều gian nan, cũng như phải chết nữa. Nhưng vì được dự phần vào mầu nhiệm Phục Sinh,được đồng hoá với cái chết của Chúa Kitô, được mạnh mẽ nhờ lòng tin cậy, họ tiến lên đón nhận ngày sống lai ( Phil 3, 10; Rom 8, 17 ).
 

Điều nói trên không phải chỉ có giá trị cho các tín hữu, nhưng cho tất cả những ai có thiện chí, được ơn thánh hoạt động một cách vô hình trong tâm hồn ( Lumen Gentium, 16 ). Thật vậy, vì Chúa Kitô đã chết cho mọi người ( Rom 8, 32 ), và vì ơn gọi cuối cùng của con người thực ra là duy nhứt, nghĩa là do Thiên Chúa, cho nên chúng ta phải tin chắc rằng Chúa Thánh Thần ban cho mọi người khả năng  tham dự vào mầu nhiệm Phục Sinh ấy, cách nào đó chỉ có Chúa biết thôi.
 

Đó là tính chất và sự cao cả của mầu nhiệm con người, mầu nhiệm được Mạc Khải Kitô giáo  soi sáng cho các tín hữu.

 

Vậy nhờ Chúa Kitô và trong Chúa Kitô bí ẩn về đau khổ và sự chết được sáng tỏ, bí ẩn đó đè bep chúng ta, nếu chúng ta không biết đến Phúc Âm.

 

húa Kitô đã sống lại nhờ sự chết của mình, Người đã hủy diệt sự chết và Người đã ban cho ta dồi dào sự sống ( Liturgia Paschalis Bysantina ), để là con cái trong Chúa Con, chúng ta kêu lên trong Thánh Thần: " Abba, lạy Cha " ( Rom 8, 15; Gal 4, 6; Jn 1, 12; 1 Jn 3, 1-2 ) ".


 

  s - Giáo Hội và phẩm giá con người ( Gaudium et spes, 41 ).

   

" Con người hiên tại đang trên đường phát triển trọn vẹn nhân cách của mình và càng ngày càng xác định quyền của mình rõ rệt hơn.

 

Được giao phó nhiệm vụ tỏ bày mầu nhiệm của Thiên Chúa, Đấng là cùng đích của con người, Giáo Hội biết chắc rằng chỉ có Thiên Chúa, Đấng là cùng đích của con người, Giáo Hội cũng đồng thời tỏ cho con người biết ý nghĩa của cuộc đời con người, tức là sự thật thâm sâu về con người.

 

Giáo Hội biết chắc rằng chỉ có Thiên Chúa, mà Giáo Hội phung sự mới đáp ứng được các ươc vọng sâu xa về con người.

 

Lòng người không bao giờ hoàn toàn thỏa mãn với những lương thực trần thế, Giáo Hội cũng biết rằng con người đươc Thánh Thần Chúa không ngừng thúc đẩy, sẽ không bao giờ hoàn toàn lãnh đạm trước vấn đề tôn giáo, như kinh nghiệm quá khứ và nhiều chứng tích của thời đại chúng ta minh chứng.

 

Thật vậy, con người luôn khao khát muôn biết, ít là một cách mơ hồ, cuộc sống, hoạt động và cái chết của mình có ý nghĩa gì.

 

Chính sự hiện diên của Giáo Hội nhắc nhở cho con người nhớ đến những vấn đề ấy.

 

Chỉ có Thiên Chúa là Đấng tạo dựng con người giống hình ảnh Người và cứu thoát con người khỏi tội lỗi, mới giải đáp đầy đủ các vấn đề ấy. Người giải đáp bằng cách mạc khải trong Con của Người là Chúa Kitô, Đấng đã hoá thân làm người.

 

Ai theo Chúa Kitô, Con Người hoàn hảo, kẻ ấy sẽ đươc trở nên người hơn.  

 

Dựa trên đức tin ấy, Giáo Hội có thể cứu gỡ phẩm giá của bản tính con người khỏi mọi quan điểm biến chuyển không ngừng giữa sư khinh dể và tôn sùng thái quá thân xác con người.

 

Không một luât lệ nào của con người có thể bảo đảm phẩm vị và tự do của họ một cách thích đáng bằng Phúc Âm Chúa Kitô, đã được trao phó cho Giáo Hôi.

 

Thật vậy, Phúc Âm loan báo và công bố sự tự do của con cái Thiên Chúa, phủ nhận mọi hình thức nô lê và mọi ách nô lệ rốt cuôc đều bởi tội lỗi mà ra ( Rom 8, 14-17).

 

Phúc Âm tôn trọng triệt để  phẩm giá và quyết định tự do của lương tâm, lại không ngừng nhắc nhở phát huy moi tài năng để phụng sự Thiên Chúa và mưu ích cho mọi người.

 

Sau hết, Phúc Âm còn dạy mọi người phải thương yêu nhau ( Mt 22, 39).

 

Những điều đó phù hợp với luật căn bản trong mầu nhiệm Kitô giáo. Bởi vì, nếu chính Thiên Chúa là Đấng Cứu Đô, vừa là Đấng Tạo Dựng, vừa làm chủ lịch sử nhân loại và lịch sử cứu rỗi, thì trong trât tự Người thiết lập, sự tự trị đúng mức của tạo vật và nhứt là của con người, không hề bị hủy diêt, trái lại được phục hồi và củng cố phù hợp với phẩm giá riêng.
 

Vây, Giáo Hội dựa vào Phúc Âm đã được ủy thác cho mình, công bố những quyền của con người, nhìn nhân và tôn trọng năng động của thời hiện đại đang cổ võ những quyền ấy khắp nơi.

 

Tuy nhiên trào lưu đó phải được thấm nhuần tinh thần Phúc Âm và phải đươc bảo vệ cho khỏi nhiểm mọi hình thức tự trị sai lầm.

 

Thật vậy, chúng ta dễ bị cám dỗ nghĩ rằng các quyền của chúng ta chỉ được duy trì  trọn vẹn, khi trút bỏ mọi Lề Luật của Thiên Chúa. Nhưng thật ra, đó là đường lối làm cho phâm giá con người chẳng những không được bảo tồn, mà còn bị tiêu tan đi ".

 

( Hết ).

Một trong những đặc tâm chú ý quan trọng, như đối với tất cả mọi người làm việc khác, đó là chú ý đến tình trạng làm viêc thể lý và tinh thần của những người khuyết tật, đến việc thù lao tương xứng, đến việc có thể đươc thăng cấp và đến việc loại trừ nhiều chướng ngại vật khác nhau.

Tác giả: Tiến sĩ Nguyễn Học Tập

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!