|
|
Bài Viết Của Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
|
CẢI THIỆN BẰNG HÀNH ĐỘNG
Dụ ngôn hai đứa con được cha sai đi làm việc trong vườn nho của đoạn Phúc Âm hôm nay, chỉ được Phúc Âm Thánh Matthêu ghi lại. Dụ ngôn được trình bày dưới hình thức hai cấu trúc tương phản nhau, được đặt giữa hai câu hỏi: - “ Các ông nghĩ sao: Một người kia có hai con trai. Ông ta đến nói với người con thứ nhứt: Nầy con, hôm nay hãy đi ra làm vườn nho? ( Mt 21, 28), - “ Trong hai người con đó, ai đã thi hành ý muốn của người cha ?” ( Mt 21, 31a ). |
|
TÌM HIỂU HUẤN DỤ XÃ HÔI CỦA GIÁO HỘI ( 5 )
Năm 1958, khi Đức Thánh Cha Gioan XXIII kế vị Đức Pio XII, thì vấn đề xã hội lại thay đổi thêm một lần nữa. Có thể nói là thay đổi một cách sâu đậm. Nếu trong thời kỳ đầu, vấn đề xã hội được hiểu là mối tương phản giữa giới vô sản và chủ nhân tư bản và rồi trong giai đoạn thứ hai, như chúng ta đã có dịp đề cập đến, vấn đề xã hội được biến thành cuộc đụng độ giữa các hệ thống kinh tế xã hội đối ngược nhau, ( giữa cộng sản và tư bản chủ nghĩa), thì trong giai đoạn thứ ba, tức là trong khoảng thời gian đang bàn ( 1958-1978), vấn đề xã hội lan rộng đến tầm mức cả thế giới. |
|
"LẠY CHÚA CỦA CON, LẠY CHÚA CỦA CON, TẠI SAO CHÚA BỎ CON ? ", Thánh Vịnh 22 ( 21 ).
Trong bài giáo lý ngày hôm nay, tôi muốn được đề cập đến một Thánh Vịnh có liên hệ mật thiết với Ki Tô Luận, liên tiếp được nhắc đến trong cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu, trong cả hai chiều hướng bị hèn hạ hoá và được vinh quang, liên quan đến sự chết và đời sống. Đó là Thánh Vịnh 22 ( Ps 22) , theo truyền thống Do Thái, 21 theo truyền thống Hy Lạp - Latinh, là một lời cầu nguyện khẩn xin và đánh động, đầy ý nghĩa nhân loại và sung mãn về thần học, khiến cho Thánh Vịnh đang được nói đến là một trong những Thánh Vịnh được dùng để cầu nguyện nhiều nhứt và được nghiên cứu nhiều nhứt trong Sách Thánh Vịnh. |
|
PHÂN BÌ TRƯỚC LÒNG TỐT CỦA ÔNG CHỦ
Dụ ngôn của bài Phúc Âm hôm nay, cũng như của Chúa Nhật tuần qua, chỉ có Phúc Âm Thánh Matthêu thuật lại cho chúng ta và được chia làm hai phần: - việc ông chủ vườn nho đi thu mướn nhân công ( Mt 20, 1-7), - câu chuyện trả lương vào cuối ngày ( Mt 20, 8- 15) và lời bình luận cuối cùng của tác giả Phúc Âm ( Mt 20, 16a ). |
|
CẦU NGUYỆN TRONG THỬ THÁCH.
Hôm nay chúng ta lấy lại các Buổi Yết Kiến ở Công Trường Thánh Phêrô và " học đường cầu nguyện " , mà chúng ta đang sống với nhau trong các Các Bài Giáo Lý Ngày Thứ Tư. Tôi muốn được khởi đầu suy niệm đối với một vài Thánh Vịnh, mà như tôi đã đề cập đến tháng trong tháng sáu vừa qua, các Thánh Vịnh chung nhau tạo thành " quyển sách cầu nguyện " tuyệt hảo. |
|
TÌM HIỂU HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (4)
Con đường duy nhứt để thoát khỏi tình trạng hư đốn đương thời, đó là thiết lập lại trật tự xã hội Ki Tô giáo, tức là thiết lập nên một " ý thức hệ Ki Tô giáo mới ", được đặt trên nền tảng luật thiên nhiên và mac khải của Chúa, như những gì Giáo Hội dạy chúng ta. |
|
CÔNG LÝ DUY NHỨT CỦA THIÊN CHÚA LÀ THƯƠNG XÓT VÀ THA THỨ
Đoạn Phúc Âm hôm nay gồm có hai phần: - cuộc đối thoại ngắn ngủi giữa Chúa Giêsu và Thánh Phêrô ( Mt 18, 21-22), - dụ ngôn về đề tài tha thứ ( Mt 18, 23-34). |
|
CẦU NGUYỆN TRONG NGHỆ THUẬT
Trong khoảng thời gian nầy, đã nhiều lần tôi thường nhắc nhở mỗi Ki Tô hữu cần phải tìm được một thời gian dành cho Chúa, để cầu nguyện, giữa bao nhiêu bận rộn hằng ngày của chúng ta. Chính Chúa ban cho chúng ta nhiều cơ hội để nhớ đến Người. Hôm nay tôi muốn được vắn tắt dừng lại trước một trong những phương thế có thể dẫn chúng ta đến Chúa và có thể giúp chúng ta gặp gỡ Người. Đó là con đường diễn tả nghệ thuật, một phần của " via pulchritudinis " ( con đường của vẻ đẹp), mà tôi đã đề cập đến nhiều lần và con người ngày nay cần phải dành lại được ý nghĩa sâu đậm của nó. |
|
TÌM HIỂU HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI ( 3 )
Năm 1931, khi Đức Thánh Cha Pio XI viết Thông Điệp Quadragesimo Anno, thì " vấn đề xã hội " đã thay đổi rất nhiều. Dĩ nhiên " vấn đề công nhân " vẫn còn tồn tại, nhưng biên giới các cuộc đụng độ đã lan rộng ra nhiều và mãnh liệt hơn. |
|
NẾU NGƯỜI ANH EM TRÓT PHẠM TỘI
Bài Phúc Âm Chúa Nhật hôm nay là một phần của bài giảng về Giáo Hội, một trong năm bài giảng chính của Phúc Âm Thánh Matthêu: |
|
TÌM HIỂU HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI ( 2 )
Năm 1891, Thông Điệp Rerum Novarum của Đức Thánh Cha Leo XIII chính thức mở đầu Huấn Dụ Xã Hội của Giáo Hội. Thông Điệp được viết ra trong bối cảnh chạm trán thẳng thừng giữa Giáo Hội và thế giới hiện trạng lúc đó. Đó là một thế giới được sinh ra, trong suốt thế kỷ 16 với R. Descartes, G. Gallilei, J. Bodin, P. Bacon, H. Grotius, J. Locke và lớn lên trong thế kỷ 17 với thiên khải chủ nghĩa ( illuminismo). |
|
TƯ TƯỞNG CỦA ANH KHÔNG PHẢI LÀ TƯ TƯỞNG CỦA THIÊN CHÚA
Sánh với bài Phúc Âm Chúa Nhật vừa qua, đây là tình hình mới mẻ và đảo ngược đối với những gì Thánh Matthêu thuật lại cho chúng ta tuần qua. |
|
CẦU NGUYỆN BẰNG TÂM TRÍ.
Hôm nay tôi không muốn đề cập đến cuộc hành trình đức tin nầy, mà chỉ muốn nói đến một khía cạnh nhỏ bé của cuộc sống cầu nguyện, cuộc sống tiếp xúc với Chúa, tức là nói đến suy niệm. Suy niệm là gì? Suy niệm là " ghi nhớ " những gì Chúa đã làm và không quên đi bao nhiêu ân lành của Người: |
|
CÒN ANH EM, ANH EM BẢO THẦY LÀ AI?
Bài Phúc Âm Chúa Nhật hôm nay thuật lại cho chúng ta việc Đức Giêsu muốn biết các môn đệ nghĩ thế nào về Ngài và về sứ mạng Ngài đang thực hiện, sau khi đã dạy dỗ các ông nhiều điều và cho các ông chứng kiến nhiều phép lạ. |
|
TÌM HIỂU HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI ( 1 )
(Viết theo tài liệu giảng huấn của Cha Bartolomeo Sorge S.J., Nguyện Viện Trưởng Viện Đào Tạo Chính Trị Pedro Arrupe ( Istituto di Formazione Politica Pedro Arrupe S.J.- PA; cfr. Bartolomeo Sorge, Introduzione alla Dpttrina Sociale della Chiesa, Queriniana, Brescia 1996 ). Phần I - Từ Phúc Âm đến Huấn Dụ Xã Hội của Giáo Hội. |
|
ĐỨC MẸ LÊN TRỜI
Phúc Âm tường thuật lại cho chúng ta rất nhiều điều về cuộc đời Đức Giêsu, những lời giảng dạy cũng như những việc Ngài đã làm, nhưng cũng có những điều hệ trọng Phúc Âm không đề cập đến, việc Chúa Giêsu sống lại chẳng hạn, cũng như những điều liên quan đến tín điều Đức Mẹ hồn xác lên trời hôm nay chúng ta mừng lễ. Không thuật lại không có nghĩa là không có. Không thuật lại không có nghĩa là chúng ta không thể tìm hiểu ý nghĩa đó đây, tiềm ẩn trong Phúc Âm và không thuật lại cũng có thể hiểu là tầm quan trọng vượt quá nội dung hạn hẹp trong một đoạn tường thuật. |
|
ĐỜI SỐNG TU VIỆN: CHÚA NÓI VỚI CHÚNG TA TRONG THINH LẶNG.
Ở mỗi thời đai có những người nam và người nữ tận hiến đời sống mình dành cho cầu nguyện, như các tu sĩ nam nữ, đã thiết lập cộng đồng mình ở những nơi xinh đẹp đặc biệt, ở đồng quê, trên các ngọn đồi , trong các thung lủng núi, bên bờ hồ hay bờ biển hay nhiều khi ngay cả trên các hải đảo nhỏ. |
|
NGƯỜI THIẾU PHỤ CANAAN
So với Phúc Âm Thánh Marco, bài Phúc Âm Chúa Nhật hôm nay ( Mt 15, 21-28) Thánh Matthêu đã sữa đổi lại đôi chút với mục đích trình bày cho chúng ta như là một bài học giáo lý về đức tin. |
|
ĐỌC THÁNH KINH.
Các bạn thân mến, hôm nay tôi muốn được gợi ý các bạn nên có trong tay, trong lúc nghỉ hè hay những lúc giải khuây thư thà, quyển Thánh Kinh, để thưởng thức một cách mới mẻ, đọc suốt qua một vài quyển trong đó, những quyển ít được biết đến cũng như những quyển quen thuộc, như Phúc Âm, và đọc liên tiếp . |
|
THIÊN CHÚA LUÔN LUÔN CÚI XUỐNG TRÊN NHU CẦU VÀ BẤT HẠNH CỦA CON NGƯỜI.
Thiên Chúa luôn luôn cúi xuống trên nhu cầu và bất hạnh của con người. Đoạn Phúc Âm Chúa Nhật hôm nay, Thánh Matthêu thuật lại cho chúng ta phép lạ Chúa Giêsu đi trên nước. Trong chương 14 Phúc Âm Thánh Matthêu, tuần trước chúng ta đã được đọc phép lạ Chúa Giêsu hoá bánh và cá ra nhiều để nuôi đoàn lủ đông đảo dân chúng đói khát, đi theo nghe Người giảng dạy ở nơi hoang vắng đến xế chiều. Cũng vậy, trong chương 14 Phúc Âm hôm nay, Thánh Matthêu tìếp tục thuật lại cho chúng ta phép lạ Chúa Giêsu đi trên nước, để trấn an và cứu giúp các môn đệ đang bị bảo táp ngoài khơi: |
|
[1]
10
11
12 13
14
15
16
17
18
19 [13/20] |
|