Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
Bài Viết Của
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HIẾN CHẾ GAUDIUM ET SPES
NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN TRONG HIẾN CHẾ LUMEN GENTIUM - CHƯƠNG IV
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (40)
CÁM ƠN LÀ BIẾT SỐNG ĐỨC TIN
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (39)
GIÀU CÓ ĐÓNG CỔNG CON ĐƯỜNG ĐẾN CHÚA VÀ DỮNG DƯNG VỚI ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (37).
CỦA CẢI VỮNG BỀN CHO ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (36)
CHÚNG TA PHẢI ĂN MỪNG, EM CON ĐÃ CHẾT, MÀ NAY LẠI SỐNG.
“VÁC THẬP GIÁ MÌNH MÀ THEO TA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (34)
“AI HẠ MÌNH XUỐNG SẼ ĐƯỢC TÔN LÊN ”.
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (33)
“HÃY CỐ GẮNG QUA CỬA HẸP MÀ VÀO”
TÌM HIỀU PHÚC ÂM THÁNH LUCA ( 32)
NHẬN BIẾT DẤU CHỈ THỜI ĐẠI ĐỂ CHỌN LỰA MỤC ĐÍCH CHÍNH ĐÁNG
“BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC THÂN MẪU CHÚA TÔI ĐẾN VỚI TÔI”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (31)
PHẢI SẴN SÀNG ĐỢI CHỦ VỀ
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (30)
“HÃY LO TÌM NƯỚC THIÊN CHÚA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (29)
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XẴ HỘI CỦA GIÁO HỘI (5).
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (28)
"MARIA ĐÃ CHỌN PHẦN TỐT NHẤT"
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (4)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (27)
" AI THÂN CẬN VỚI NGƯỜI BỊ RƠI VÀO TAY KẺ CƯỚP ? "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HÔI (3)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (26)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (25)
" ANH HÃY THEO TA ! "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (2).
THẦY LÀ ĐẤNG KITÔ CỦA THIÊN CHÚA.
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (1)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (23)
NÀNG ĐƯỢC THA THỨ NHIỀU, VÌ NÀNG ĐÃ THƯƠNG YÊU NHIỀU
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (22)
TA TRUYỀN CHO ANH HÃY TRỖI DẬY !
CẢI THIỆN BẰNG HÀNH ĐỘNG

 

SUY NIỆM PHÚC ÂM ( IV A 49 ); ( 25.09.2011); ( Mt 21, 28-32)

CHÚA NHẬT XXVI PHỤNG VỤ THƯỜNG NIÊN, NĂM A

NGUYỄN HỌC TẬP 

Dụ ngôn hai đứa con được cha sai đi làm việc trong vườn nho của đoạn Phúc Âm hôm nay, chỉ được Phúc Âm Thánh Matthêu ghi lại.

Dụ ngôn được trình bày dưới hình thức hai cấu trúc tương phản nhau, được đặt giữa hai câu hỏi:

   - “ Các ông nghĩ sao: Một người kia có hai con trai. Ông ta đến nói với người con thứ nhứt: Nầy con, hôm nay hãy đi ra làm vườn nho? ( Mt 21, 28),

   - “ Trong hai người con đó, ai đã thi hành ý muốn của người cha ?” ( Mt 21, 31a ). 

Giữa hai câu hỏi đó là hai cấu trúc tương phản diễn tả hai thái độ của hai đứa con:

   - “ Con không muốn đâu, nhưng sau đó, nó hối hận, nên lại đi ” ( Mt 21, 29),

   - “ Thưa  cha, con đây! Nhưng rồi lại không đi ” ( Mt 21, 30b). 

Và trong khi trình bày hai cấu trúc tương phản trên, nói lên thái độ của hai người con, Thánh Matthêu ghi lại cho chúng ta cách đối xử đồng đều của người cha đối với hai con:

   - “ Nầy con, con hãy đi ra làm vườn đi ” ( Mt 21, 28b).

   - “ Ông đến gặp người con thứ hai và cũng bảo như vậy ”( Mt 21, 30). 

Trước cách đối xử đồng đều của người cha, hai đứa con có thái độ khác nhau, nói lên cách hành xử của mỗi đứa không đi đôi với lời nói:

   - “ Con không muốn đâu, nhưng sau đó, nó hối hận, nên lại đi ” ( Mt 21, 29),

   - “ Thưa cha, con đây! Nhưng rồi lại không đi! ” ( Mt 21, 30b).

 

1 – Trong lời bình luận kế tiếp của Chúa Giêsu đặt trọng tâm vào cách hành xử của hai đứa con. Chúa Giêsu so sánh thái độ hai đứa con với nhau, hơn là giữa chúng và người cha,  và áp dụng vào hoàn cảnh thực tế lúc đó giữa “ các ông ”, giới lãnh đạo tôn giáo Do  Thái lúc đó và “ những người thu thuế và các cô gái điếm ”:

   - “ Ta bảo thật các ông: những người thu thuế và những cô gái điếm vào Nước Trời trước các ông. Vì ông Gioan đã đến chỉ đường công chính cho các ông, mà các ông không tin ông ấy; còn những người thu thuế và những cô gái điếm lại tin ” ( Mt 21, 31b-32). 

Đọc câu 32 vừa trích dẫn, nếu để ý chúng ta thấy Chúa Giêsu nhấn mạnh một cách đặc biệt đến đức tin, bằng cách lập lại động từ “ tin ” đến 3 lần:

   - “ …mà các ông lại không tin ông ấy; còn những người thu thuế và các cô gái  điếm lại tin. Phần các ông, khi các ông đã thấy vậy rồi, các ông vẫn không chịu hối hận mà tin ông ấy ” (Mt 21, 31).  

Trong câu Phúc Âm vừa kể, Chúa Giêsu đề cập đến Thánh Gioan Tẩy Giả, liên kết những gì Người đang nói, gián tiếp nhấn mạnh thêm và trả lời cho những vấn nạn mà các kinh sư và người Pharisêu đưa ra trước đó:

   - “ Còn Ta, Ta chỉ hỏi các ông một điều: nếu các ông trả lời được cho Ta, thì Ta cũng sẽ nói cho các ông biết Ta lấy quyền nào mà làm các điều ấy. Vậy, phép rửa của ông Gioan do đâu mà có? Do Trời hay do người ta?” ( Mt 21, 24-25). 

Một vài thủ bản cũ chú giải Thánh Kinh đảo ngược lại thứ tự các câu trả lời của hai người con, cho rằng người con thứ nhứt trả lời vâng dạ, nhưng không thi hành, trong khi đó thì thái độ của người con thứ thứ hai ương ngạnh hơn, nhưng sau đó lại vâng phục ý cha ra vườn nho làm việc.

Việc đảo ngược câu trả lời của hai đứa con như vừa kể là có ý áp dụng cho thái độ của dân Do Thái đối với Thiên Chúa, so với dân ngoại.

Theo cách chú giải đảo ngược vừa kể, người con thứ nhứt, tức là dân Do Thái,  trả lời “thưa cha, con đây ! ” với Chúa, nhưng rồi không thi hành thánh ý Chúa và tuân giữ các điều Người dạy, trong khi đó thì các “ dân ngoại ” là những dân “ không biết Chúa ”, đã trả lời “ con không muốn ”, nhưng rồi họ thay đổi ý, chấp nhận, tin và vào Nước Trời.

 

2 –  Bất tuân ý muốn của người cha, trong xã hội thời cỗ là một hành động lỗi lầm rất trọng tội.

Đứa con có thái độ bất tuân, không phải chỉ hệ trọng ở việc bất tuân không thi hành ý muốn của người cha trong vấn đề liên hệ đang bàn nào đó, mà còn nói lên ý bất khuất, xem thuờng uy quyền của người cha trong gia đình, bất chấp trật tự xã hội đang hiện hành lúc đó, lỗi phạm giới răn của Thiên Chúa. Đó là những gì sách Huấn Ca dạy chúng ta: 

- “ Ai thờ cha thì bù đắp lỗi lầm, ai kính mẹ thì tích trử kho báu…

    Ai tôn vinh cha sẽ được trường thọ, ai vâng lệnh Thiên Chúa sẽ làm cho cha mẹ an lòng.

    Người đó phục vụ các bậc sinh thành, như phục vụ chủ nhân.

    Chớ vênh vang khi cha con phải tủi nhục, vì nỗi tủi nhục đó chẳng vinh dự gì cho con…

    Con ơi, hãy săn sóc cha con, khi đến tuổi già, bao lâu người còn sống, chớ làm người buồn tủi

    ( Sir 3, 3.6-7.10.12). 

Như vậy, bất tuân ý muốn của cha là một trọng tội.

Nhưng rồi sau đó một thời gian, không biết bao lâu, “…nhưng rồi sau đó, nó hối hận ”, đứa con ngổ nghịch thay đổi thái độ, nhận biết hành động bất chính của mình đối với cha và tính cách hệ trọng của thái độ ngỗ nghịch.

Tính cách trọng tội và bất chính đó được Thánh Matthêu diễn tả bằng động từ “ hối hận ” để cho thấy cử chỉ hướng thiện, quy chính, cởi bỏ lỗi lầm. Động từ “ hối hận” ( Hy lạp, metamelomai ) là hoán cải, cởi bỏ con đường sai lạc được Thánh Matthêu dùng lại một lần nữa, đề cập đến hoàn cảnh trọng tội của Giuda, khi Chúa Giêsu bị kết án:

   - “ Bấy giờ Giuda, kẻ đã nộp Người, thấy Người bị kết án, thì hối hận” ( Mt 27, 3).

 

3 – Trong câu trả lời đồng thuận của đứa con thứ hai, chúng ta thấy cậu con dùng từ ngữ rất long trọng “cha,  ngài ”, trong câu “ Thưa ngài ( cha ), con đây ! ”, để nói lên uy quyền tuyệt đối,  không thể đối ngược trong gia đình cũng như ngoài xã hội lúc đó của người cha, như chúng ta đã đề cập ở trên.

Nhưng rất tiếc, thái độ tuân phục của anh ta chỉ là tuân phục ngoài miệng, không được thể hiện kế tiếp bằng hành động.

Thái độ đức tin thiếu thực hiện bằng hành động đó, Chúa Giêsu đã có dịp lưu ý những ai nghe Ngài và liên quan đến tương lai hội nhập Nước Trời của họ: 

   - “ Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: Lạy Chúa! Lạy Chúa! Là được vào Nước Trời cả  đâu! Nhưng chỉ ai thi hành ý muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên trời, thì mới được vào mà thôi” ( Mt 7, 21).  

Hiểu như vậy, nếu người cha trọng dụ ngôn là Thiên Chúa và người con là con người, cả các kinh sư, người Pharisêu và các nhà lãnh đạo tôn giáo cũng vậy, không thi hành ý muốn của người cha, của Thiên Chúa.

Đức tin không được thể hiện thực tế bằng hành động, không phải là đức tin.

Như vậy chủ đề của dụ ngôn là sự quan trọng hành động và thể hiện đức tin của mình phù hợp với ý muốn của Thiên Chúa là Cha.

 

4 – Nhưng Chúa Giêsu còn đi xa hơn nữa trong ý nghĩa dụ ngôn hôm nay, khi Ngài đề cập đến hai thái độ tương phản giữa “ các ông ”, các kỳ mục và người Pharisêu lúc đó và “ các người thu thuế và các cô gái điếm”: 

   - “ …những người thu thuế và các cô gái điếm vào Nước Trời trước các ông” ( Mt 21, 31). 

Chúa Giêsu muốn nhấn mạnh đến tâm tình “ăn năn hối cải ”.

Con đường công chính mà ông Gioan đã đến để chỉ cho các ông, mà các ông không tin ông ấy ”, chính là lời kêu gọi “ăn năn hối cải ”, và lãnh nhận phép rửa của Thánh Gioan Tẩy Giả, chọn lối sống “ công chính, ngay thẳng ” ( Mt 21, 31a ).

Con đường công chính mà ông Gioan đến để chỉ cho các ông…” và “  phép rửa của ông Gioan do đâu mà có…”, nói lên uy quyền của ông Gioan và đồ án “ công chính ” mà ông Gioan đem đến không có gì khác hơn là chương trình cứu rỗi của Thiên Chúa và chương trình đó Thiên Chúa muốn thực hiện trong lịch sử nhân loại.

Chương trình đó cả ông Gioan và cả Chúa Giêsu được Chúa Cha sai đến để thực hiện.

Điều đó cắt nghĩa tại sao chính Chúa Giêsu cũng để cho ông Gioan rửa cho mình ở sông Giordan và Ngài cho đó là  thực hiện “mọi đức công chính ” của Thiên Chúa: 

   - “ Nhưng Chúa Giêsu trả lời cho ông Gioan Tẩy Giả: Bây giờ cứ thể đã. Vì chúng ta nên làm như vậy, để giữ trọn mọi đức công chính” ( Mt 3, 15).  

Hiểu được mọi người đều phải thực hiện “ con đường công chính mà ông Gioan đem đến ” hay chương trình cứu rỗi của Thiên Chúa, phải “ ăn năn hối cải ” nếu thấy mình đang đi sai lầm, chúng ta hiểu được trọng điểm của dụ ngôn được đặt trên sự khác biệt giữa “ các ông” với “ những người thu thuế và những cô gái điếm ”, hay

   - giữa những người biết mở rộng tâm hồn, thấy những bất toàn, lỗi lầm của mình và “ăn năn hối cải ”, thực hiện đức tin của mình bằng hành động, “…còn những người thu thuế và những cô gái điếm lại tin”  ( Mt 21, 32) ,

   - và những ai tự đắc, cố chấp, “ Phần các ông, khi đã thấy như vậy rồi, các ông vẫn không chịu hối hận mà tin ông ấy ” ( Mt 21, 32b), không “ăn năn hối cải ” và không thể hiện đức tin của mình bằng hành động, “ Thưa cha ( ngài), con đây. Nhưng rồi lại không đi ( Mt 21, 30b).

Con người không mở rộng tâm hồn mình để đón nhận những gì Thiên Chúa muốn nói với mình và thực hiện những gì Ngài dạy bảo cho, không thể vào Nước Trời và cũng không phải là người công chính: 

   - “ Vì ông Gioan đến chỉ đường công chính cho các ông, mà các ông không tin ông ấy…khi đã thấy vậy rồi, các ông cũng không chịu hối hận và tin ông ấy” ( Mt 21, 32). 

Tư tưởng vừa kể cho thấy giữa quan niệm về “ công chính ” của con người và chương trình “ công chính ” cứu rỗi của Thiên Chúa có một khoảng cách mênh mông.

Con người phải luôn luôn nhận biết giới hạn và bất toàn của mình, nhận biết lầm lỗi của mình và xét mình lại, “ ăn năn hối cải ”, quy hướng về Thiên Chúa như “…những người thu thuế và các cô gái điếm lại tin”, nên  họ “ …vào Nước Thiên Chúa trước các ông” ( Mt 21, 31b). 

Gương hành  xử khôn ngoan của “ những người thu thuế và các cô gái điếm ” đối với con đường công chính củaThiên Chúa, đã được tiên tri Ezéchiel tiên báo cho chúng ta: 

   - “ Vậy hởi nhà Israel hãy nghe đây: Phải chăng đường lối của Ta không ngay thẳng, hay đường lối của các ngươi mới không ngay thẳng? Khi người công chính từ bỏ lẽ công chính của mình và làm điều bất chính mà chết, thì chính điều bất chính nó đã làm mà nó phải chết. Còn nếu kẻ gian ác từ bỏ điều dữ nó đã làm, mà thi hành điều chính trực công minh, thì nó sẽ cứu được mạng sống mình” (Ez 18, 25-26). 

Gương khiêm nhường, từ bỏ chính mình để thực hiện “ con đường công chính ” của Thiên Chúa cho nhân loại, chính Chúa Giêsu đã đi trước, làm gương cho chúng ta và Thánh Phaolồ thuật lại trong bài đọc thứ hai, chúng ta vừa nghe trong Thánh Lễ: 

   - “ Chúa Giêsu Ki Tô vốn dĩ là Thiên Chúa, mà không nghĩ phải nhứt quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn lìa bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống người phàm, sống như người trần thế. Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên thập giá ” ( Phil 2, 6-8 ). 

Thiên Chúa và chương trình cứu rỗi của Thiên Chúa hay “ con đường công chính ”, không phải là những gì chúng ta tùy hỷ,  mỗi người sáng tạo ra tùy theo tiện nghi của mình, “…ông Gioan đến, chỉ đường công chính cho các ông, mà các ông vẫn không tin…”,  mà chính là những gì “ Chúa truyền dạy cho chúng ta trong Thánh Kinh ” ( lời của Đức Thánh Cha Benedictus XVI tại Đại Hội Giới Trẻ ở Koeln, 2005). 

Khiêm nhường, nhận biết giới hạn, bất toàn và lầm lỗi của mình, để “ ăn năn hối cải(metamelomai) trở về và hội nhập bằng hành động vào “ con đường công chính ” của Thiên Chúa, đó là sứ điệp của dụ ngôn hai đứa con và vườn nho hôm nay.

Tác giả: Tiến sĩ Nguyễn Học Tập

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!