|
|
Bài Viết Của Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
|
HÃY CẤT CAO LỜI TẠ ƠN CHÚNG TA ĐÃ CÓ GIÁO HOÀNG!
2 giờ 30
rạng sáng thứ năm 14.3.2013, tôi đã nhận được tin “Habemus Pampam – Chúng ta đã có Tân Giáo Hoàng”.
|
|
KHIÊM NHƯỜNG VÀ YÊU THƯƠNG (SUY NIỆM TĨNH TÂM LINH MỤC GIÁO PHẬN PHÚ CƯỜNG THÁNG 3 NĂM 2013)
Không ai gọi khiêm nhường là giới răn: giới răn khiêm nhường. Nhưng xét theo nghĩa rộng, có thể gọi khiêm nhường là giới răn vì nó được Chúa Giêsu dạy, lại còn được chính Chúa Giêsu làm gương. Nếu coi là giới răn, ta cần phải giữ. Đó cũng là điều Chúa muốn.
|
|
NGƯỜI CHA NHÂN HẬU
Dụ ngôn người Cha nhân hậu là một dụ ngôn gây nhiều cảm động vì cảm nhận tình yêu sâu đậm mà Thiên Chúa dành cho người tội lỗi biết ăn năn, một tình yêu lớn hơn mọi thác ghềnh, vượt trên mọi phản bội của lòng người. |
|
HƯỚNG VỀ VĨNH CỬU THEO GƯƠNG ĐỨC BÊNÊĐICTÔ XVI
“Sau 20 giờ, tôi không còn là Giáo hoàng của Hội thánh Công giáo nữa. Tôi chỉ là người lữ hành khởi đầu chặng cuối trong cuộc hành trình lữ thứ trần gian”. Đó là lời cảm động sau cùng của triều đại Bênêđictô XVI, mà Đức Thánh Cha đã ngỏ với tất cả mọi người đang chia tay và tiễn biệt ngài tại biệt thự mùa hè Castel Gandolfo ngay sau khi Đức Thánh Cha đặt chân đến đây, và bỏ lại phía sau ngai tòa của thánh Phêrô mà ngài đã cáng đáng trách nhiệm trong gần tám năm trời. |
|
VÂNG NGHE LỜI CHÚA GIÊSU
Một đám mây bao phủ lấy ba tông đồ Phêrô, Giacôbê và Gioan, là những người mà Chúa đã đem riêng cùng Người lên “núi cao”. Và từ trong đám mây có tiếng của Thiên Chúa Cha phán: “Ðây là Con Ta yêu dấu, các ngươi hãy nghe lời Người!”. Cũng những lời vừa nhiệm mầu, vừa thân thương ấy đã được vang lên ngay từ lúc khởi đầu sứ mạng của Chúa Giê-su, khi Người nhận phép rửa ở sông Gio-đan: “Con là Con yêu dấu của Cha, Cha hài lòng về con” (Lc 3, 21-22; Mc 1, 9-11; Mt 3, 13-17). Chỉ khác một điều là, lần này, trên núi cao, Chúa Cha không nói trực tiếp với Chúa Con (“Con là Con của Cha”), nhưng nói về Chúa Con cho chúng ta (“Đây là Con Ta yêu dầu”). |
|
TẾT QUÝ TỴ 2013 - CON RẮN TRONG THÁNH KINH
Dân tộc Việt Nam sắp bước vào năm con rắn, năm Quý Tỵ. Trước thềm năm Con Rắn, chúng ta nói đến vài hình ảnh (chưa đầy đủ) về con rắn trong dòng lịch sử cứu độ, được nhắc đến trong những trang Kinh Thánh. |
|
CHÚA LÀ MÙA XUÂN VĨNH CỬU
Xuân Quý Tỵ 2013 lại về trên quê hương. Chúng ta, các Kitô hữu, sẽ cùng muôn người con Đất Việt tưng bừng đón chúa xuân. Tuy cùng đón mùa xuân, các Kitô hữu không giống mọi người. Bởi chính Thiên Chúa mới là Chúa Xuân vĩnh cửu của lòng mình. Chúa chính là niềm vui, là mùa xuân của cuộc đời chúng ta. Có Chúa, mọi ngày trong đời đều là mùa xuân. Và trong ý nghĩa Thiên Chúa nơi lòng người, là chính thiên đàng giữa trần thế, chúng ta biết rằng, mình sống mùa xuân trần thế, là đang sống mùa xuân vĩnh cửu. Hay mỗi ngày sống mùa xuân trong đời mình, là chúng ta đang sống trước mùa xuân vĩnh cửu từ hôm nay, nơi cuộc đời này. |
|
BA NGÔI TỎ MÌNH TRONG PHÉP RỬA
Dù sao tôi cũng thắc mắc, bởi thái độ của Chúa Giê-su hết sức lạ lùng. Chúa được thánh Gioan Tẩy Giả ca tụng một cách khác thường, trên mức bình thường, nào là "Có Ðấng đến sau tôi, quyền lực hơn tôi", nào là "Tôi không đáng cởi dây giày cho Người", hay "Tôi rửa anh em trong nước, nhưng Người rửa anh em trong Thánh Thần", thì chính Người, nhân vật quan trọng đó, lại đến xin thánh Gioan làm phép rửa cho mình, và đã cúi mình để thánh Gioan rửa thật sự. Chúa Giêsu làm điều đó có ý gì ? Hình như Người cũng chỉ là một kẻ ba phải, thấy người khác đến xin thánh Gioan làm phép rửa thì cũng đến như mọi người ? |
|
GẶP CHÚA HÀI NHI
Khi đến thủ đô Giêrusalem, ba Đạo Sĩ dừng lại tại đền vua Hêrôđê để tìm Hài Nhi vì ngỡ rằng, Thiên Chúa làm người phải sinh ra ở nơi sang trọng, đài cát. Suy nghĩ của ba Đạo Sĩ là suy nghĩ rất người. Ai trong chúng ta, cứ bình thường mà nói, cũng sẽ nghĩ như thế. Bởi Thiên Người là Thiên Chúa làm người mà. Thiên Chúa làm người chắc phải như thế: sang trọng, quyền uy, thế lực…? |
|
LỄ GIÁNG SINH ĐÒI TA PHẢI: YÊU THƯƠNG TỪNG BÀO THAI - YÊU THƯƠNG MỌI TRẺ THƠ
“Đất nước tôi, một đất nước có quá nhiều thập giá. Nay thì thêm những thập giá của các thai nhi mọc lên khắp đất nước này, từ Bắc – Trung – Nam, từ đồng bằng cho đến cao nguyên, từ vùng duyên hải trải dài đến những vùng đồi núi âm u. Đâu đâu cũng thấy những Nghĩa Trang Anh Hài mọc lên từ những tấm lòng nhân ái ít ỏi của những thiện nguyện viên Bảo Vệ Sự Sống. Lại còn có cả một Lăng Anh Hài được các cha các thầy Dòng Chúa Cứu Thế xây dựng bằng tro cốt hàng mấy trăm ngàn thai nhi. Cứ trung bình mỗi 6 giây qua đi lại có một thai nhi bị giết hại ở đâu đó, mỗi năm qua đi lại có thêm hàng triệu bào thai vô tội bị hủy hoại. Đến với những Nghĩa Trang Anh Hài, thì đôi câu thơ “Trái đất ba phần tư nước mắt, đi như giọt lệ giữa không trung” của thi sĩ nào đó đã trở nên lạc hậu mất rồi”. |
|
CÂY THẬP GIÁ TRONG MẦU NHIỆM GIÁNG SINH
Không biết có mấy ai nhìn thập giá khi đặt mình sống mầu nhiệm giáng sinh? Bởi vì từ những lời Kinh Thánh đến phụng vụ của Giáo Hội; từ tâm thức của Giáo Hội đến đời sống của xã hội đều nhìn mùa giáng sinh bằng ánh mắt của niềm vui tưng bừng. Niềm vui ấy đối với đa số người hình như còn lấn át cả đêm phục sinh. Như vậy nói đến thập giá trong mầu nhiệm giáng sinh có phải là lạc điệu? |
|
MANG CHÚA GIÊSU ĐẾN VỚI MỌI NGƯỜI
Đức Maria thăm bà Isave vẫn là chuyện bình thường. Có chăng, thì chỉ niềm vui là lớn hơn mà thôi. Nhưng trong sự thăm viếng bình thường giữa hai người phụ nữ ấy, Thiên Chúa lại làm một điều khác thường đến nỗi rất lạ thường: phi thường. Vậy đâu là sự phi thường do bàn tay Thiên Chúa? |
|
DỌN ĐƯỜNG CHO CHÚA
Thánh Gioan đòi chúng ta phải khác xưa, phải đổi đời, phải “lột xác” để trở thành con người mới, con người của lòng biết ơn Thiên Chúa, biết ăn năn tội thường xuyên, biết dẹp bỏ đố kỵ, dẹp bỏ sự ươn lười, dẹp bỏ sự chai lỳ trong thụ hưởng ích kỷ của bản năng, dẹp bỏ thói kiêu ngạo, thói tranh dàng, xuyên tạc, bới móc, đổ vạ… cho nhau. |
|
NIỀM VINH DỰ CỦA HỘI THÁNH VIỆT NAM
Tin Mừng đến với dân tộc Việt nam gần 500 năm, thì hết 300 năm, Giáo Hội Việt Nam thấm đẫm dòng máu các anh hùng tử đạo. Giai đoạn bách hại nặng nề nhất là vào thế kỷ 19, trong các triều vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức. Cuộc bách hại để lại một trang sử đầy nghiệt ngã cho dân tộc Việt Nam: những người Việt Nam tàng nhẫn sát hại nhau. Chính những đồng bào Việt Nam chung cội, chung nguồn lẽ ra phải yêu thương nhau, lại quay mũi kiếm giết nhau hàng loạt. |
|
CHÚA GIÊSU VÀ QUAN PHILATÔ
Chỉ một mình Chúa Kitô, Người làm vua không phải giới hạn trong một quốc gia, nhưng là Vua Vũ Trụ, vương quyền của Người là vương quyền đời đời, thì lại là một vì Vua trên “ngai tòa” thập giá. Cách thức đăng quang của Người hoàn toàn khác vua chúa trần thế. |
|
ĐÒI HỎI CỦA ĐỨC TIN
Ngày lễ các thánh Tử Đạo Việt Nam là ngày Hội của Đức tin người Công giáo Việt Nam. Bởi từ khởi đầu truyền giáo đến nay, chưa từng có một khoảnh khắc bình an để giữ đạo và sống đạo, người Công giáo Việt Nam vẫn bất khuất trước mọi đầu sóng ngọn gió để đạt một gia sản đức tin quá đỗi lớn lao cho đến hôm nay, chắc chắn sẽ còn mãi về sau. |
|
SỐNG LÀ CHUẨN BỊ CHO NGÀY RA ĐI
Đặc biệt, cánh chung của thế giới, cũng là ngày cùng tận và chấm dứt lịch sử vũ trụ. Tiếng nói cuối cùng của lịch sử là chính Thiên Chúa. Người là chủ của lịch sử. Người đưa lịch sử vào triều nguyên vĩnh cửu. Người làm cho mọi loài, mọi vật quy phục Người. Người thu về một mối, do chính Người làm chủ tể. Thiên Chúa cho thấy sự toàn thắng của ơn cứu độ trong ngày mọi sự, mọi loài được thu phục trong Nước đời đời của Người. |
|
HIỆN THỰC: TÌNH THƯƠNG VÀ PHÉP LẠ CỦA CHÚA
Chúng ta, từng người một, hãy nhân lên, nhân lên nhiều hơn nữa tinh thần của hai bà góa nghèo. Tinh thần ấy chính là hiện thực của tình thương và phép lạ của Chúa, có sức thúc đẩy mọi sức mạnh tốt lành cho cuộc đời hôm nay, để thế giới bình an hơn; |
|
MẾN CHÚA YÊU NGƯỜI
Với câu trả lời xoay quanh đề tài yêu thương, “Giới răn trọng nhất chính là: Hỡi Israel, hãy nghe đây: Thiên Chúa, Chúa chúng ta, là Chúa duy nhất, và ngươi hãy YÊU MẾN THIÊN CHÚA ngươi hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức ngươi. Còn đây là giới răn thứ hai: Ngươi hãy YÊU MẾN THA NHÂN như chính mình ngươi. Không có giới răn nào trọng hơn hai giới răn đó”, Chúa Giêsu không chỉ trả lời cho tiến sĩ luật đã hỏi Chúa, mà còn đưa ra một giáo thuyết vừa mới mẻ, lại vừa rộng rãi : |
|
YÊU
Tình yêu! Một từ ngữ rất quen thuộc. Quen thuộc đến nỗi không ai là không nghe, không ai là không biết đến. Quen thuộc đến nỗi người ta có thể dễ dàng tìm thấy dù là trong văn học hay trong đời thường, dù trên lý thuyết hay trên thực hành, dù là lúc suy tư hay lúc nghỉ ngơi... Người ta có thể nghe hai tiếng tình yêu trên môi miệng của mọi người, dù là trí thức hay ít học, người già hay trẻ con, người sang hay kẻ hèn… Chính vì quá quen thuộc và phổ biến như thế, người ta dễ dàng đánh mất ý nghĩa cao đẹp của tình yêu. |
|
[1]
24
25
26
27
28
29 30
31
32
33 [30/33] |
|