Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
Tủ Sách CGVN

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

TAN TRONG ĐẠI DƯƠNG

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Bài Viết Của Lm. JB Nguyễn Minh Hùng

BIẾN ĐỔI
Người dọn đường cũng chính là người kêu gọi người khác dọn đường bằng sự “ăn năn thống hối”. Lý do mạnh để thánh Gioan mời gọi ăn năn sám hối đó là: “Nước trời đã gần đến”. Nghĩa là Chúa chúng ta sắp đến rồi, bởi thế phải dọn đường, phải ăn năn sám hối, làm cho con đường tâm hồn của mỗi cá nhân nên thanh sạch, xứng đáng Chúa ngự đến.

THÁNH PHANXICÔ – TÔNG ĐỒ Á CHÂU
Đối với Hội Thánh, dù hoàn cảnh nào, khó khăn hay thuận lợi, bị bách hại hay được bình an, Hội Thánh vẫn không ngừng lên đường truyền giáo.

THÁNH HÓA TỪNG GIÂY PHÚT SỐNG
Mùa Vọng mang hai đặc tính thiết thực: 1. Mùa chuẩn bị mừng lễ Giáng sinh, kính nhớ việc Con Thiên Chúa nhập thể làm người. 2. Mùa mà qua cuộc kính nhớ ấy, mời gọi ta hướng lòng trông đợi Chúa Kitô đến lần thứ hai trong ngày tận thế.

SỨC MẠNH ĐỨC TIN QUA GƯƠNG TỬ ĐẠO
Tin Mừng đến với dân tộc Việt nam gần 500 năm, thì hết 300 năm, Giáo Hội Việt Nam thấm đẫm dòng máu các anh hùng tử đạo. Giai đoạn bách hại nặng nề nhất là vào thế kỷ 19, trong các triều vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức. Cuộc bách hại để lại một trang sử đầy nghiệt ngã cho dân tộc Việt Nam: những người Việt Nam tàn nhẫn sát hại nhau. Chính những đồng bào Việt Nam chung cội, chung nguồn lẽ ra phải yêu thương nhau, lại quay mũi kiếm giết nhau hàng loạt.

“…ĐỂ LÀM GIÁ CỨU CHUỘC”
Trong khi tuyên xưng Vương quyền cao cả của Chúa, Hội Thánh lại trình bày khuôn mặt của một vị Vua đầy đau khổ, đầy chấp nhận, dù phải chịu roi đòn, dù phải chịu khổ hình thập giá, dù phải bị giết chết, dù phải cam chịu ruồng bỏ…

CÁC THIÊN THẦN HỘ THỦ
 Tôi không nhớ mình đã đọc đâu đó câu chuyện do một linh mục người Mỹ kể rằng: Có lần ngài được một phụ nữ xin đến nhà ban bí tích Xức Dầu Thánh cho chồng bà. Các linh mục vẫn thường dành riêng một chiếc túi, trong chứa sẵn dầu thánh và mọi vật dụng cần thiết, để bất cứ lúc nào giáo dân cần là lấy túi đi nhanh chóng...

THEO CHỊ TÊRÊSA: LẮNG NGHE VÀ SỐNG LỜI MẠC KHẢI
Buổi tĩnh tâm quý III của giám mục và linh mục đoàn giáo phận đúng vào ngày lễ kính thánh nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu và Nhan Thánh, thành Lisieur, là dịp thuận tiện để suy niệm về mẫu gương thánh thiện, suốt đời chỉ biết dùng linh đạo tình yêu để sống cho Thiên Chúa và cho con người của vị thánh này. Chị đã cộng tác với ơn Chúa bằng nhiều khả năng. Trong bài suy niệm, không thể kể hết nhân đức của Chị. Chúng ta chỉ nói đến KHẢ NĂNG LẮNG NGHE VÀ SỐNG LỜI MẠC KHẢI của thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu và Nhan Thánh.

ĐỨC MẸ HỒN XÁC VỀ TRỜI
Ta không biết gì về việc Chúa rước Đức Mẹ hay Đức Mẹ rời cuộc sống trần gian bằng cách thức nào. Chỉ có một văn bản ngụy thư “Đức Mẹ đi vào giấc ngủ” (Mary’s Dormition), thế kỷ thứ V, cho biết, những giây phút cuối đời của Đức Mẹ, khi các tông đồ vây quanh để cầu nguyện thì Chúa Kitô đến đưa Đức Mẹ về Thiên Đàng. Dù sao truyền thống của Hội Thánh và một vài hình ảnh mà nhiều bản văn Kinh Thánh gợi lên, củng cố cho đức tin của chúng ta trong việc nhìn nhận Người Mẹ Thật của chúng ta đã tiên phong hưởng hạnh phúc cả hồn lẫn xác.

XIN ĐỪNG VÔ TÂM
 Hôm nay, kể câu chuyện người Samaritanô nhân hậu, Chúa “lật đổ” thái độ vô tâm của hàng giáo sĩ trong Hội Thánh. Hãy nghe Chúa nói về hàng giáo sĩ của Chúa: “Một người kia từ Giêrusalem xuống Giêricô, dọc đường bị rơi vào tay kẻ cướp. Chúng lột sạch người ấy, đánh nhừ tử, rồi bỏ đi, để mặc người ấy nửa sống, nửa chết. Tình cờ, có thầy tư tế cũng đi xuống trên con đường ấy. Trông thấy nạn nhân, ông tránh qua bên kia mà đi. Rồi một thầy Lêvi tới chỗ ấy, thấy thế, cũng tránh qua một bên mà đi…”.

Ý THỨC TRUYỀN GIÁO
 Bởi tính cấp bách của sứ vụ truyền giáo, nên ngay sau khi thông báo: “Lúa chín đầy đồng, mà thợ gặt lại ít”, Chúa Kitô vừa căn dặn: “Anh em hãy xin chủ mùa gặt sai thợ ra gặt lúa về”, vừa phát lệnh: “Các con hãy đi”. Nhưng thật lạ lùng. Lời sai đi của Chúa lại kèm theo lời cảnh báo đáng sợ: “Các con hãy đi. Này Thầy sai các con như con chiên ở giữa sói rừng…”.

CHÚA KITÔ LẼ SỐNG KHÓ NGHÈO
 “Con chồn có hang, chim trời có tổ, nhưng con người không có chỗ tựa đầu”. Đó là chọn lựa của Chúa Giêsu khi chấp nhận làm người. Chúa đã không dành cho mình một đời sống tiện nghi, sung túc, hay tìm kiếm quyền lực, ham thích được “ăn trên ngồi trước thiên hạ”… Chúa đã chọn cho mình một cuộc sống, một cung cách sống gần gũi với tất cả những ai cùng cực, thiếu thốn, khổ đau, bị bỏ rơi…

TRÁI TIM THIÊN CHÚA (Nói chuyện với các Nữ Tu dòng Kín - Giáo phận Phú Cường)
 Thiên Chúa có một Trái Tim. Nơi Rất Thánh Trái Tim Chúa Giêsu, Trái Tim Thiên Chúa đã thổn thức, đã bị xâu xé, đã tổn thương, đã đớn đau vì tội lỗi trần thế. Nơi Rất Thánh Trái Tim Chúa Giêsu, một Trái Tim thể lý bằng thịt mềm, đã lột tả đến cao độ, đến vô cùng, khối tình và sự hiến dâng chính mình của Thiên Chúa vì cả trần thế và từng con người nơi trần thế.

CHẤP NHẬN THẬP GIÁ
 Và sau khi mạc khải về thập giá của Chúa, Chúa lại mời gọi chúng ta vác thập giá của chính chúng ta: “Ai muốn theo Ta, hãy từ bỏ mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo Ta. Vì kẻ nào muốn cứu mạng sống mình thì sẽ mất nó. Còn kẻ nào mất mạng sống mình vì Ta, thì sẽ cứu được mạng sống mình”.

YÊU MẾN NHIỀU
 Trước khi xét đoán ai, hãy xét đoán mình; trước khi kết án ai, hãy kết án chính mình không phải một mà là gấp ba lần. Bài học “Hãy xé lòng, đừng xé áo. Hãy xét mình đừng nhìn anh em” là bài học phải nhớ đời mà Tin Mừng hôm nay gợi lên cho chúng ta.

VƯƠN TỚI SỰ SỐNG THẬT
Việc Chúa cho người chết sống lại rất hiếm. Toàn bộ Tin Mừng chỉ ghi nhận có ba trường hợp: Người thanh niên thành Naim mà chúng ta suy niệm trong Tin Mừng hôm nay; một bé gái con của một kỳ mục; Lazarô bạn của Chúa. Thánh Luca là người duy nhất trong bốn thánh sử ghi lại trình thuật về việc Chúa cho con trai bà góa thành Naim sống lại.

LINH MỤC SỐNG HIẾN TẾ
 Nhân dịp Hội đồng Giám mục Italia viếng mộ hai thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô, cùng kết thúc khóa họp lần thứ 65 tại Vatican, cũng là dịp Năm Đức Tin, lúc 6 giờ chiều 23.5.2013, giờ Vatican, trong khi cử hành nghi thức phụng vụ Lời Chúa, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cùng các Đức Giám mục Italia long trọng tuyên xưng đức tin tại Đền thờ thánh Phêrô. Dựa trên nền tảng Tin Mừng Ga 21, 15-19, cho biết ba lần Chúa Giêsu hỏi thánh Phêrô “Con có yêu mến Thầy không?”

THÁNH THỂ BAN SỰ SỐNG
 Hội Thánh nhắc chúng ta về phép lạ Thánh Thể Chúa. Chính Thánh Thể mới là phép lạ đích thực, tái diễn mãi mãi trong Hội Thánh, để nuôi sống không phải thể xác, nhưng là linh hồn con người và nuôi sống đến đời đời. Tất cả những cử chỉ mà Chúa Giêsu làm khi lập Bí tích Thánh Thể: “Cầm lấy bánh, ngước mắt lên trời, dâng lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho các môn đệ”, thì Người đã thực hiện trước trong phép lạ hoá bánh hôm nay

GIA ĐÌNH LÀ CỘNG ĐỒNG TÌNH YÊU PHẢN CHIẾU TÌNH YÊU BA NGÔI
 Điều hay nhất chúng ta cần làm có lẽ không phải là khám phá tới cùng mầu nhiệm Thiên Chúa cho bằng quay về với chính mình để sống làm sao cho xứng đáng với tình yêu của Chúa Ba Ngôi.

BÌNH AN CỦA CHÚA (Bài nói chuyện với các nữ tu dòng Kín - Carmel Phú Cường)
 Thật lòng mà nói với nhau, nhiều khi chúng ta đã than thân trách phận. Gặp một chút phiền toái, tự nhiên chúng ta bực dọc. Thấy mình kém tài hơn người khác, chúng ta không vui. Thấy mình thua thiệt người xung quanh điều gì, bản thân  thất vọng về mình. Thấy người này người nọ làm được chuyện này chuyện kia to tác, ta đễ bi quan cho mình…

Đức Gioan Phaolô II và sự kiện Phatima
 Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II cho thấy, ngài có một mối liên hệ mật thiết với sự kiện Phatima. Nhân dịp chuẩn bị mừng lễ Đức Mẹ Phatima, chúng ta dành một thoáng nhìn lại vài sự kiện nổi cộm liên quan đến Đức Mẹ Phatima, để từ đó, chúng ta nhận ra tình yêu của Mẹ Thiên Chúa, không chỉ nơi Đức Gioan Phaolô II mà còn trên cuộc đời từng người chúng ta.

[1] 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 [28/32]

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!