|
Bài Viết Của Lm. JB. Bùi Ngọc Điệp
|
CUỘC SỐNG ĐỜI SAU LÀ SỰ SỐNG ĐỜI ĐỜI
Tin Mừng hôm nay mời gọi chúng ta củng cố niềm tin và niềm hy vọng vào Chúa Kitô. Ngài không chỉ rao giảng về sự sống lại, mà chính Ngài còn là sự sống lại. Sự Phục Sinh của Ngài là bảo chứng của cuộc sống và là chứng cứ xác thực cho lời rao giảng của Ngài. Chính sự Phục Sinh của Ngài mà niềm tin của chúng ta được thiết lập và củng cố. |
|
LÒNG SÁM HỐI VÀ ƠN CỨU ĐỘ
Để hiểu bài Tin Mừng Chúa Nhật tuần này, về câu chuyện ông Giakêu, người thu thuế; chúng ta cần bắt đầu với chủ đề của sách Khôn Ngoan, về lòng thương xót tha thứ của Thiên Chúa. Một cách rất hiện thực và trong một cái nhìn tổng thể, sách Khôn Ngoan cho thấy thân phận của con người rất là nhỏ bé và mong manh yếu đuối trước mắt Thiên Chúa, ví được như là hạt gạo trên đĩa cân, hay sương sa trên mặt đất, nó chẳng là gì cả, dễ tan biến vào hư vô. |
|
LỜI CẦU NGUYỆN KHIÊM NHƯỜNG
Bài Tin Mừng Chúa Nhật hôm hay và bài Tin Mừng Chúa Nhật tuần trước có chung một chủ đề: Chúa Giêsu giáo huần về tư cách phải có khi cầu nguyện. Chúa Nhật tuần trước, Lời Chúa dạy chúng ta phải có tinh thần cầu nguyện nhẫn nại và bền chí của người đàn bà trong dụ ngôn bà góa và quan tòa bất chính. Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay, Chúa Giêsu dùng dụ ngôn người Pharisêu và người thu thuế cùng cầu nguyện để tiếp tục dạy chúng ta phải có thái độ khiêm nhường và thành tâm khi cầu nguyện. |
|
TÌM HIỂU VÀ SUY NIỆM VỀ SỨ VỤ TRUYỀN GIÁO NHÂN NGÀY KHÁNH NHẬT TRUYỀN GIÁO
Dựa theo các sắc lệnh Công Đồng về Hoạt động Truyền giáo của Giáo Hội hay “Sứ vụ truyền giáo cho lương dân – Missio Ad Gentes”. Truyền giáo là khái niệm được hiểu trong tương quan với những dân tộc và nhóm người nơi mà Chúa Kitô và Phúc Âm chưa được biết đến hoặc biết đến chưa đầy đủ. Thông điệp truyền giáo Redemptoris Missio phân biệt sứ vụ truyền giáo với “thừa tác vụ mục vụ bình thường” và “tái Phúc Âm hóa”. Dựa theo Thông điệp ấy, các khái niệm “truyền giáo” và “hoạt động truyền giáo” được giải thích cặn kẽ hơn và ngày hôm nay cũng được đề cập đến vấn đề phải hiểu truyền giáo là như thế nào. (Karl Muller, SVD) |
|
CẦU NGUYỆN CHO VIỆC TRUYỀN GIÁO
Hôm nay Chúa Nhật Thứ 29 Thường Niên, nhằm ngày Lễ Khánh Nhật Truyền Giáo. |
|
LÒNG BIẾT ƠN LÀM NÊN ĐIỀU KỲ DIỆU
Biết ơn là một nhân đức căn bản cần có của mỗi con người, hay nói cách khác “Người đạo đức thì bao giờ cũng biết ơn” (Mably). |
|
XIN THÊM LÒNG TIN
Trong hành trình tìm kiếm Thiên Chúa và đáp lại tiếng gọi yêu thương của Thiên Chúa. Bằng niềm tin và trải nghiệm đời mình, Thánh Âutinh đã xác quyết rằng: “Nếu mặc khải là con đường Thiên Chúa đến với con người, thì đức tin là con đường con người đến với Thiên Chúa, là sự đáp trả của con người trước tiếng gọi của Thiên Chúa”. |
|
TUÂN GIỮA ĐIỀU RĂN - ĂN NĂN SÁM HỐI
Phụng vụ Chúa Nhật tuần này, qua hai bài đọc và bài Tin Mừng mà chúng ta vừa nghe, nếu chúng ta chú ý một chút và dừng lại một chút để đối chiếu nội dung, chúng ta sẽ tìm được một ý tưởng vừa thống nhất vừa bổ sung cho nhau thật chặt chẽ: |
|
TIN MỪNG CHO NGƯỜI NGHÈO
Thưa quý vị đọc giả kính mến! để giúp chúng ta hiểu hơn về giáo lý của trình thuật Tin Mừng tuần này. Người viết xin mời quý vị nhìn lại một cách vừa tổng quát, vừa xuyên suốt, bố cục và ý tưởng của Thánh sử Luca muốn nhắm trình bày giáo huấn của Chúa Giêsu trong mấy tuần qua. |
|
DỤ NGÔN BA CHA CON
Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay là một trong số ít những bài Tin Mừng kể là dài nhất trong cả ba năm phụng vụ ABC. Có Cha hài hước nói rằng: vừa đọc xong bài Tin Mừng, mình phải đứng thinh lặng một lát để lấy hơi và xin cậu giúp lễ cho uống một ngụm nước rồi mới tiếp tục giảng được. |
|
NHỮNG ĐIỀU KIỆN PHẢI CÓ ĐỂ TRỞ NÊN MÔN ĐỆ CHÚA KITÔ
Khởi đi từ tính cấp bách của công trình cứu độ nhân loại, Chúa Giêsu không ngừng mời gọi con người cộng tác với Ngài để mở mang Nước Thiên Chúa. Một phần là mời gọi mọi người, không phân biệt ai để trở nên Môn đệ của Ngài trong Đức Tin và Phép Rửa; một phần mời gọi một số người làm Môn đệ thiết thân, cộng tác với Ngài trong công cuộc rao giảng Tin Mừng Cứu Độ. |
|
CHÚA TÔN VINH KẺ KHIÊM NHƯỜNG VÀ KẺ KHIÊM NHƯỜNG TÔN VINH CHÚA
Trong cuộc đời hoạt động của Chúa
Giêsu, Tin Mừng đã cho chúng ta thấy, Ngài luôn "đi đến, sống với, và ở cùng"
dân chúng. Và bất cứ ở đâu, hoặc lúc nào: tại hội trường, trong đền thờ, trên
đường phố, ở nông thôn, ngoài bãi biển hay ở bờ hồ, trong nơi hoang địa hay trên
núi cao, kể cả trong những bữa tiệc, v.v… Ngài thường dùng các dụ ngôn hay ngụ
ngôn mà giảng dạy, đến nỗi các Tông Đồ phải thắc mắc:
"Tại sao Thầy lại dùng các dụ ngôn mà nói với họ?"
(Mt 13,10; Lc 8,9-10). Phải chăng đây là phương
pháp giảng dạy thực tế, dễ hiểu, gần gũi với nhân loại của Chúa Giêsu? |
|
NƯỚC TRỜI: NHÀ RỘNG - CỬA HẸP
Ngày trước, khi
chúng tôi còn đang hằng ngày, mỗi tuần năm buổi đến mái trường Thần Học để mài
dùi kinh sử. Vì là những sinh viên thần học trẻ trung năng động, có lúc quá hăng
say khám phá một vấn đề của môn học, nên cứ bám theo cha giáo để hỏi cho tỏ
tường; lại cũng có lúc cắc cớ muốn hỏi cha giáo một câu hỏi “nước đôi” như thể
để thử thách ngài. |
|
HAI CHỊ EM MÁCTA VÀ MARIA
|
|
|