|
Bài Viết Của Luật sư Đoàn Thanh Liêm
|
Thương tiếc Bác Chín (1920 - 2012)
Bác Chín là tên gọi thân thiết riêng tư trong nhóm bạn hữu chúng tôi ở Sài gòn
sau năm 1975 để gọi Bác Chín Tân (Chân Tín) - nhằm tránh sự theo dõi của mấy
người công an mật vụ vốn thường bám sát những “đối tượng khả nghi”. Còn thông
thường, thì mọi người đều gọi ông là Cha Chân Tín – nguời Mỹ thì gọi ông là
Father Chân Tín.
|
|
Tôi đã gặp lại Chị Lài tại Ba lan
Chị Lài còn cho biết chị đã dịch nhiều tài liệu từ tiếng Ba lan sang tiếng Pháp
– đặc biệt là các sách của Tổng Giám Mục Karol Wojtyla. Nhờ vậy mà chị mới có đủ
phương tiện tài chánh để lo giúp trang trải mọi phí tổn rất nặng nề cho người em
ở Việt nam có thể qua định cư bên nước Pháp. Chị cũng còn dịch cả cuốn tiểu sử
của nữ tu Faustyna là người được coi như một “Sứ giả rao truyền về sự sùng kính
Lòng Thương Xót Chúa” (Divine Mercy) nữa. |
|
Giới thiệu Sách Mới (20) : Billy Graham và Tôi (101 chuyện kể từ những người từng quen biết với Ông)
Billy Graham sinh năm 1918, năm 2013 này đã ở vào tuổi thượng thọ 95. Ông là một
nhà giảng thuyết về Đạo Thiên chúa (Evangelist) nổi danh khắp thế giới. Trong
suốt cuộc đời đi khắp nơi để rao giảng Tin Mừng (Good News) của Chúa Giêsu Cứu
Thế, Billy Graham đã tổ chức đến trên 400 cuộc Diễn giảng (crusades) tại 185
quốc gia với tổng số người đến tham dự lên tới con số hàng nhiều trăm triệu – đó
là chưa kể đến những khán thính giả theo dõi các bài giảng thuyết của ông trên
các đài phát thanh truyền hình.
|
|
Martin Luther King và Niềm Mơ Ước của Xã Hội Dân Sự
Trong thế kỷ XX, trên thế giới có hai nhân vật nổi danh vì chủ trương tranh đấu
bất bạo động – mà đều bị sát hại bởi súng đạn của kẻ cuồng tín bạo động. Hai
nhân vật đó là Mahatma Gandhi (1870 – 1948) ở Ấn độ và Martin Luther King (1929
– 1968) ở Mỹ. |
|
Mục sư Rick Warren và sự Nhập cuộc của tín đồ tôn giáo.
Tại nước Mỹ kể từ sau khi thế chiến thứ hai chấm dứt, thì có nhiều vị mục sư nổi
danh với ảnh hưởng rất lớn lôi cuốn được số đông quần chúng khắp nước Mỹ và cả ở
ngoại quốc nữa. Trong số này, phải kể đến mục sư Billy Graham, mục sư Martin
Luther King và mục sư Rick Warren. |
|
Nước Mỹ có thể học được những gì từ Âu châu ?
Bài ghi nhận của : Đoàn Thanh Liêm, nhân đọc cuốn sách vừa mới xuất bản năm 2010 : Europe’s Promise (Sự Hứa hẹn của Âu châu)
Do tác giả Steven Hill biên soạn
- Nhà Xuất bản University of California Press ấn hành.
|
|
Thêm Bạn - Bớt Thù
Tôi thật tâm đắc với câu khuyên nhủ chỉ gồm có 4 chữ rất là thông dụng trong dân
gian. Đó là câu : “Thêm Bạn – Bớt Thù”. Và tôi luôn cố gắng noi theo lời khuyên
bảo chí tình đó. Tôi xin chia sẻ với bạn đọc cái kinh nghiệm bản thân mình đã
trải qua, đại khái như sau. |
|
Vượt qua hận thù: trường hợp của nước Pháp và Đức (sau thế chiến thứ hai)
Sự hòa giải và hợp tác giữa hai quốc gia cựu thù này có thể được coi là một sự
kiện nổi bật nhất trong lịch sử của Âu châu nói riêng, cũng như của cả thế giới
nói chung, trong thời cận đại kể từ khi thế chiến thứ hai chấm dứt vào năm 1945,
cho đến đầu thế kỷ XXI của chúng ta ngày nay. Cái thành tựu vĩ đại và ngoạn mục
như thế là do sự đóng góp về cả trí tuệ và về cả tâm hồn của biết bao nhiêu nhân
vật xuất chúng từ phía cả hai dân tộc Pháp và Đức. Và bài viết này xin được ghi
lại cái quá trình phục hồi và xây dựng hết sức tích cực của một số nhân vật kiệt
xuất đó.
|
|
Thương tiếc chị Trần Thị Lài (1929 – 2014)
Có thể nói chị Lài là người đầu tiên từ miền Nam Việt nam mà đi làm dâu tại Ba Lan là một quốc gia thuộc khối cộng sản ở Đông Âu vào thời kỳ sau thế chiến thứ hai. Điều đáng ghi nhận hơn cả trong suốt 50 năm chị sinh sống ở Ba Lan, đó là chị đã bỏ khá nhiều công sức và thời gian để dịch thuật các tác phẩm và bài viết của Đức Tổng Giám Mục Karol Wojtyla ở Cracovie từ nguyên tác tiếng Ba Lan sang tiếng Pháp. Karol Wojtyla sau này chính là vị Giáo Hòang John Paul 2 mà vừa mới được phong thánh hồi tháng 6 năm 2014 này. Chị Làicũng giúp việc dịch tài liệu về sự Tôn Vinh Lòng Thương Xót Chúa (Divine Mercy) của nữ tu Faustina từ tiếng Ba Lan qua tiếng Việt. |
|
Suy nghĩ về chuyện Hội Nhập tại Xã Hội Âu Mỹ
Bài viết này nhằm ghi nhận một ít suy nghĩ về vấn đề Hội nhập của người Việt chúng ta tại xã hội Âu Mỹ - tức là tại các quốc gia thuộc Âu châu (cả Tây Âu và Đông Âu), Mỹ châu và Úc châu. Để bạn đọc dễ dàng theo dõi câu chuyện, tôi xin được trình bày vấn đề qua các mục chính yếu như sau : |
|
Giới thiệu sách mới: Cuộc Hội Tụ lớn lao - The Great Convergence
Tác giả Kishore Mahbubani hiện là Khoa trưởng của Lee Kuan Yew School of Public Policy tại National University of Singapore (NUS). Ông theo học tại Singapore và Canada và đã từng giữ chức vụ Đại sứ của Singapore tại Liên Hiệp Quốc trong nhiều năm. Có thời ông đã giữ chức vụ Chủ tịch Hội Đồng Bảo An của Liên Hiệp Quốc. |
|
Thương tiếc Bác Chín (1920 - 2012)
Tôi còn rất nhiều kỷ niệm vui buồn khác nữa với Bác Chín. Đại khái như lúc bác rưng rưng nước mắt xác nhân với anh em chúng tôi là cháu Thiên Hương ái nữ của nhà văn Duyên Anh và chồng là David người quốc tịch Anh đều đã tử nạn máy bay ở Bangkok năm 1988. Và vào cuối năm 1974, nhân dịp đến thăm các tù nhân chính trị đang tá túc tại chùa Ấn Quang, tôi còn dẫn Bác đến thăm Thày Trí Quang tại đây nữa. Đây có thể là lần duy nhất mà Bác Chín trực tiếp chuyện trò trao đổi với Thày Trí Quang. |
|
Những điều tôi học được từ Phạm Tất Hanh
Bạn Hanh thua tôi đến 6-7 tuổi, nghề nghiệp chuyên môn cũng khác với tôi. Nhưng trong suốt hơn 30 năm quen biết gần gũi sát cánh với Hanh, tôi đã có cái duyên may mắn được tiếp nhận từ nơi Hanh rất nhiều điều thật tốt đẹp quý báu. Nay nhân dịp Lễ Giỗ Đầu của Hanh vào cuối năm 2012 này, tôi xin ghi lại một số kỷ niệm tuyệt vời mà tôi có được với người anh em rất mực thân thương yêu quý đó. |
|
Phật tại tâm, Chuá ở trong lòng
Từ mấy năm gần đây, tôi đã viết nhiều bài liên quan đến vấn đề tôn giáo dấn thân nhập cuộc với xã hội, điển hình như các bài “Tôn giáo và lòng Nhân ái vị tha”, “Tôn giáo dậy chúng ta sự khiêm cung”, “Tôn giáo và Xã hội Dân sự” v.v...Trong các bài viết này, tôi chú trọng đến khiá cạnh tích cực trong vai trò cuả tôn giáo đối với đời sống con người trong xã hội hiện đại. Tuyệt nhiên tôi tránh lối chỉ trích mạt sát, chế diễu những sai lầm nơi bất kỳ các tổ chức tôn giáo nào khác với tôn giáo cuả mình. Như dân gian thường nói : “Tin đạo, chứ không nên nhắm mắt tin người có đạo”, tôi xác tín rằng tôn giáo nào cũng chủ yếu là một con đường dẫn đưa con người tới neỏ Chân, Thiện, Mỹ mà thôi, danh từ Đạo có nghiã là con đường mà! Nhưng vì là con người vốn luôn luôn có những sai sót, bất toàn, cho nên bất kỳ mỗi tín đồ cuả một tôn giáo nào, thì đều có thể phạm những lổi lầm vô tình hay cố ý, phát xuất từ sự yếu đuối thường tình cuả con người sống trên thế gian vốn đày dãy những cạm bãy cám dỗ này. Do vậy mà ta không nên “vơ đuã cả nắm” để mà xác quyết được rằng tôn giáo này, tôn giáo kia chỉ là một thứ xằng bậy, là thứ phản tiến bộ, lạc hậu ... |
|
Câu chuyện Đầu Xuân Nhâm Thìn: Dĩ Thân Nhi Giáo
Tôi thật nhớ câu nói của Thầy Tâm Quang là một tu sĩ trẻ thuộc Giáo Hội Phật giáo Việt nam Thống nhất, Thầy tâm sự với tôi như sau : Người tu sĩ có nhiệm vụ phải “ tự giác để giác tha”, “tự độ để độ tha”- tức là bản thân người tu sĩ phải tự rèn luyện mình trước đã, rồi mới có thể giúp cho tha nhân giác ngộ và sinh sống hạnh phúc thanh thản được. |
|
Tấm lòng của Phạm Tất Hanh
Hanh thua tôi đến 6 – 7 tuổi, nhưng tôi thật sự mến phục anh vì cái nhân cách trong sáng, cái tấm lòng say mê yêu thương tha thiết đối với giới thanh thiếu niên tại khu vực nông thôn - mà anh đã dành một thời gian khá lâu trong mười mấy năm ròng rã để vừa dậy tiếng Anh, vừa hướng dẫn về sinh họat đạo đức lành mạnh cho hàng ngàn các em ở lứa tuổi 12 – 20 còn theo học cấp trung học. Hanh sống độc thân không vướng bận chuyện gia đình riêng tư, nên anh có thể cống hiến tòan bộ thời gian và năng lực cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo thật cao quý này. Tôi xin ghi lại một vài kỷ niệm thật cảm động về uy tín của Hanh đối với bà con trong những cộng đồng địa phương sinh sống tại miền đất dọc theo quốc lộ 20 suốt từ ngã ba Gầu Dây lên tới chân đèo Bảo Lộc này. |
|
Giới thiệu sách: Hồng phúc nước Mỹ
Để tóm tắt lại, người viết xin nhắc thêm một lần nữa rằng : Đây là một cuốn sách nghiên cứu rất có giá trị về sinh họat tôn giáo trong xã hội Mỹ ngày nay ở vào đầu thế kỷ XXI. Các tác giả đã dày công sưu tầm nghiên cứu, và nghiêm túc phân tích nhận định tòan diện vấn đề theo đúng với phương pháp khoa học, khách quan và vô tư. |
|
Thanh thiếu niên và Công tác Xã hội (Bài 3) – Chương trình Phát triển Quận 8 Saigon
Khác với Chương trình Công tác Hè 1965, Chương trình Phát triển Quận 8 Saigon đặt trọng tâm vào công việc phát triển cộng đồng tại một quận ven biên của thành phố Saigon, lúc đó quận này chỉ có dân số cỡ 150,000 người. Những anh em chủ trương thiết lập chương trình này, thì phần đông cũng đã từng tham gia với công tác cứu trợ bão lụt miền Trung vào cuối năm 1964, cũng như ít nhiều tham gia cộng tác với Chương trình Hè trong mấy tháng đầu năm 1965. Cho nên tuy đây là ba loại công tác khác nhau, nhưng cũng đều do giới thanh niên đứng ra khởi xướng và đảm trách, nên có thể nói được rằng cả ba chương trình hoạt động này đều là sự biểu lộ của tinh thần dấn thân nhập cuộc của giới thanh thiếu niên tại miền Nam Việt nam, hồi giữa thập niên 1960, với những công việc cụ thể, thiết thực nhằm phục vụ tầng lớp đồng bào kém may mắn nhất trong xã hội thời ấy. |
|
Thanh thiếu niên và Công tác Xã hội (Bài 2) – Chương Trình Công Tác Hè 1965 (Summer Youth Program 1965)
Phấn khởi với sự thành công của công tác cứu trợ nạn nhân bão lụt miền Trung vào cuối năm 1964, các anh chị em trong thành phần lãnh đạo chiến dịch này đã bàn thảo với nhau là cần phải mở rộng thêm khuôn khổ sinh hoạt và phục vụ xã hội của giới trẻ, đặc biệt là các sinh viên và học sinh còn đang theo học tại các trường ở khắp miền Nam. Vào năm 1965, thì đã có ít nhất 4 trường Đại học, đó là ĐH Saigon, ĐH Huế, ĐH Đalat và ĐH Vạn Hạnh và một số trường Cao Đẳng Kỹ thuật. Về bậc trung học, thì có đến vài ba trăm trường trung học công lập, cũng như tư thục. Và tổng số sinh viên và học sinh trung học trên toàn quốc cũng phải lên tới hàng mấy trăm ngàn người. |
|
Thanh thiếu niên và Công tác Xã hội (Bài 1) – Việc trợ giúp nạn nhân Bão lụt ở Miền Trung năm 1964.
Tạm thời, người viết xin ghi lại một cách đại cương ngắn gọn về những công tác xã hội tương đối có quy mô rộng rãi, mà giới thanh thiếu niên ở miền Nam Việt nam đã thực hiện được trong thời gian 1964 đến 1975, dưới đề mục : “ Thanh thiếu niên và Công tác xã hội”. Loạt bài này sẽ gồm 3 bài, mỗi bài chỉ dài chừng 1,000 – 1500 chữ mà thôi. |
|
[1] 1
2 [1/2] |