|
|
Bài Viết Của Phêrô Phạm Văn Trung
|
TRAO TẶNG CHO NGƯỜI NGHÈO TRONG MÙA CHAY
Nếu bạn không ăn món tráng miệng trong Mùa Chay, hãy cho người nghèo tiền thừa. Trong Mùa Chay, Giáo hội khuyến khích chúng ta ăn chay, cầu nguyện và thực hành bố thí. Một cách chúng ta có thể thực hiện cam kết bố thí của mình là quyên góp cho những người cần chi phí cho những thứ mà chúng ta đã từ bỏ trong Mùa Chay. |
|
VIỆC SÁM HỐI CỦA KITÔ HỮU PHẢI THẬT SỰ TRƯỞNG THÀNH
“Trưởng thành trong việc sám hối chân chính của người Kitô hữu”, đó là lời mời gọi của Đức Hồng Y Mauro Piacenza, Chánh án Tòa Ân giải Tối cao, vào đầu Mùa Chay: sự sám hối này, theo ngài, là “duy nhất” có khả năng “đón nhận và nhìn thấy tình trạng khẩn cấp của đại dịch hiện nay. Được biến đổi trong ơn cứu độ, làm trưởng thành trong lòng con người niềm vui và sự tự do của một người biết rằng mình không thuộc về bất cứ quyền năng nào trên thế giới này, nhưng chỉ thuộc về Đức Kitô và quyền năng cứu độ của Ngài”. |
|
TRONG MÙA CHAY, CHÚNG TA CÓ NÊN CHO CON CÁI ĂN CHAY KHÔNG?
Ăn chay, kiêng khem. và những hy sinh khác có vẻ như là những điều bất tiện, nhưng chúng giúp con cái chúng ta phát triển về mặt thiêng liêng. |
|
THỰC CHẤT CHAY TỊNH LÀ GÌ?
Thiên Chúa đã truyền lệnh, Chúa Giêsu đã thực hành điều đó, các Giáo phụ đã rao giảng tầm quan trọng của việc ăn chay - ăn chay là một phần cơ bản và mạnh mẽ của đời sống Kitô hữu. |
|
KHIÊM TỐN CÓ PHẢI LÀ ĐỨC TÍNH SỐNG TRONG BÓNG TỐI KHÔNG?
Khiêm tốn không phải là hạ thấp bản thân mà đúng hơn là mở lòng ra. Khiêm tốn thực sự là gì? Làm thế nào chúng ta có thể trả lời một câu hỏi lớn như vậy trong một vài từ? Hơn nữa, sự khiêm tốn không phải được xem xét qua lời nói, mà là qua cách sống —thậm chí nhờ vào ân sủng. Khó khăn là gấp đôi. Một mặt, theo Truyền thống, khiêm tốn là đức tính đầu tiên trong các đức tính và là cửa ngõ dẫn vào đời sống tâm linh. Và, giống như tất cả mọi điều khác, bắt đầu sống khiêm hạ như thế nào thì khó diễn tả hơn là khi đã đạt đến đỉnh điểm cuối cùng. Mặt khác, thật không dễ dàng để làm sáng tỏ một nhân đức, mà thực ra, lại bao gồm những nhân đức vẫn còn trong bóng tối, chưa tỏ lộ. Như câu nói đùa: "Không ai khiêm tốn hơn tôi!"
|
|
THỜI CỦA TỰ DO
Đối với những người quen thuộc với Lời Chúa, nghĩa là bất kỳ người Công giáo nào còn giữ đạo, các bản văn hôm nay xuất hiện giống như việc đọc lại lịch sử thánh. Đây là những gì Thánh Phêrô đã làm trong bài đọc thứ 2, nói với chúng ta về Nôê và trận lụt như một hình ảnh của phép rửa, là sự cứu thoát của chúng ta. Tin Mừng Thánh Máccô cũng là một bài đọc lại Cựu Ước dưới ánh sáng của Chúa Kitô. Chắc hẳn mọi người đều có trong tâm trí tất cả những hình ảnh của lịch sử thánh có trong Tin Mừng này. Chúng ta hãy đọc lại các bản văn đó và xem coi các bản văn nói gì với chúng ta trong Mùa Chay này.
|
|
MÙA CHAY: CẦU NGUYỆN, CHAY TỊNH VÀ CHO ĐI
Mỗi năm, Lời Chúa dành để suy niệm trong Thứ Tư Lễ Tro đều giống nhau, kêu gọi chúng ta thay đổi cõi lòng và dạy bảo chúng ta về cách thực hành truyền thống của Mùa Chay: cầu nguyện, ăn chay và bố thí. Những cách thực hành này phải là một phần của đời sống Kitô hữu trong mọi mùa Phụng vụ, nhưng trong Mùa Chay, chúng ta tái cam kết cầu nguyện, ăn chay và bố thí nhiệt tâm hơn. |
|
THÁNH GIUSE THỰC HIỆN Ý CHÚA TRONG THINH LẶNG
Mặc dù các sách Tin Mừng không ghi lại bất kỳ lời nào mà Thánh Giuse có thể đã nói, nhưng dù sao thì sự im lặng hùng hồn cho phép chúng ta có cái nhìn thoáng qua về tính cách của ngài. Đứng đắn. Vâng lời. Trinh khiết. Khiêm tốn. Im lặng (chiêm niệm). Người chồng, người bảo vệ và giám hộ của Chúa Cứu Thế và Đức Trinh Nữ. Thánh Giuse đã trải qua những khó khăn giống như tất cả chúng ta trong cuộc sống, nhưng Ngài đã sống một cuộc đời gương mẫu. Thánh Giuse là người có đức tin vững vàng và tin tưởng tuyệt đối vào sự quan phòng của Thiên Chúa. Thiên Chúa là trước hết và quan trọng nhất, trên tất cả mọi sự, trong cuộc đời của Thánh Giuse. Tóm lại, Ngài là một người ngay thẳng có đức tin và những đức tính nổi bật. Như vậy, Ngài là một hình mẫu tuyệt vời cho chúng ta trong nền văn hóa vốn phóng túng ngày nay. |
|
Ý NGHĨA SÂU RỘNG: BIỂN TRONG LUCA VÀ CÔNG VỤ
Bức tranh “Ngài dẹp yên sóng biển” của Rembrandt Van Rijn
|
|
SỰ TỨC GIẬN DẪN BẠN ĐẾN NHÂN ĐỨC GÌ?
Người xưa tin rằng,
cơn giận dữ nằm sâu trong cơ thể, giữa gan và ruột. Giận dữ xuất phát từ
tiếng Latinh ira (ire), và tiếng Hy Lạp hira , có
nghĩa là ruột gan, mật. Nhiều người trong chúng ta đã từng cảm thấy, lúc
này hoặc lúc khác, một cơn nóng rát bên trong đột ngột bám chặt vào ruột, làm
quặn thắt bao tử và trào ra khỏi miệng. Họ nói rằng, theo nghĩa đen, cơn giận là tiếng gào thét
của ruột gan chúng ta. Không có gì ngạc nhiên khi mật và ruột
là nguồn gốc của sự hiểu biết của chúng ta về sự tức giận, nghĩa đen là "mửa
mật ra." |
|
NGHI THỨC ĐÓN NHẬN LỜI CHÚA TRONG GIA ĐÌNH
Dưới đây là một nghi thức để cử hành sự tôn sùng của gia đình bạn
đối với Kinh thánh. Một lựa chọn để sống
ngày Chúa Nhật là cử hành nghi thức tôn sùng Lời Chúa, một nghi thức do Hội đồng
Giáo Hoàng về Thúc đẩy Tân Phúc âm hóa cung cấp. Sau Thượng Hội Đồng
về Lời Chúa, Tông Huấn Hậu Thượng Hội Đồng Verbum
Domini – Lời Chúa đã được xuất bản, chúng ta có thể đọc thấy: |
|
THÁNH GIUSE LÀ GƯƠNG MẪU CHO VIỆC CẦU NGUYỆN CHIÊM NIỆM
Hình ảnh Thánh Giuse âu yếm ngắm nhìn Chúa Giêsu trong vòng tay có thể
cho chúng ta một kiểu mẫu cầu nguyện. Mặc dù ít người biết rõ ràng về cuộc đời của Thánh Giuse, nhưng chúng ta
có thể hình dung ra nhiều điều từ thực tế rằng Ngài là cha nuôi của Chúa Giêsu. |
|
BỐN CÁCH ĐỌC KINH THÁNH NGƯỜI CÔNG GIÁO CẦN BIẾT
Và hãy sử dụng bộ chìa khóa này để xem xét một vài câu Kinh thánh. Chúng ta có thể bị cám dỗ coi Kinh thánh như một cuốn sách ghi chép những chuyện gia đình. Chúng ta có thể kể lại những câu chuyện trong đó và nhận thức đầy đủ hơn về cha ông chúng ta là ai và bản thân chúng ta là ai trong tư cách là người thừa kế của các ngài. Điều này khá đúng, khi cầu nguyện bằng các câu chuyện của các vị tiên tri và tông đồ, chúng ta thấy các biểu tượng của sự thánh thiện và bắt gặp những lời mời gọi tiến đến hạnh phúc và sự thánh thiện trong cuộc sống của chính mình. |
|
DẠY TRẺ VUI VẺ VỚI NHỮNG GÌ CHÚNG CÓ
Edifa Khuyến khích con cái chúng ta trở thành người làm chủ những ham muốn của chúng, điều đó sẽ giúp ích lâu dài khi chúng trưởng thành.
|
|
LỜI MỜI GỌI CỦA THIÊN CHÚA CÓ DỄ NGHE VÀ DỄ LÀM THEO KHÔNG?
AFP - Một bức ảnh chuyền tay do Osservatore Romano công bố cho thấy Đức Thánh Cha Phanxicô (C) đang chụp ảnh kiểu selfi trong cuộc gặp gỡ với các thành viên của Phong trào Giới Trẻ Thánh Thể (EYM) tại hội trường Phaolô VI tại Vatican vào ngày 7 tháng 8 năm 2015. AFP PHOTO / OSSERVATORE ROMANO.“Có 3 lời kêu gọi chính mà Thiên Chúa đặt ra cho mỗi chúng ta, nhưng Ngài luôn luôn kêu gọi, và đằng sau mỗi lời kêu gọi là tình yêu”, Đức Thánh Cha Phanxicô nói. |
|
DÂNG MÌNH CHO THÁNH GIUSE
Một trong những người nổi bật nhất trong cuộc đời của Chúa Giêsu là Thánh
Giuse, cha nuôi của Ngài, cũng là một trong những người trầm lặng nhất. Và
như vậy, Thánh Giuse có thể là một trong những người bị xem nhẹ nhất trong Kinh
thánh và trong Thánh gia. |
|
THÁNH GIUSE VÀ VAI TRÒ "NGƯỜI CHA CỦA CHÚA GIÊSU" TRONG LỊCH SỬ CỨU ĐỘ
Năm Thánh Giuse này là thời điểm tuyệt vời để chúng ta hiểu sâu hơn về vai trò của Thánh Giuse trong lịch sử cứu độ. Trong năm Thánh Giuse này, người Công giáo đang khám phá lại vai trò cốt yếu của Thánh Giuse trong lịch sử cứu độ. |
|
HOÁN CẢI LÀ ĐỂ CHO CHÚA GIÊSU DẪN TA ĐI TRÊN CON ĐƯỜNG CỦA NGÀI
Đức Thánh Cha Phanxicô gợi ý rằng chúng
ta nên biến Chúa nhật này thành “Chúa nhật Lời Chúa”. Lời Chúa phải
được công bố khi thuận lợi cũng như khi không thuận lợi, “Phải rao giảng Lời, lúc thuận cũng như lúc nghịch” (2Tm 4,1-2).
Chúa muốn mọi người được hoán cải và được cứu độ. Tất cả chúng ta đều được sai
đi làm sứ giả của tin mừng này, “Làm sao
kêu lên với Đấng mà người ta không tin? Làm sao tin Đấng mà người ta không được
nghe? Làm sao mà nghe, nếu không có người rao giảng? Làm sao mà rao giảng, nếu
người ta không được sai đi.” (Rm 10,14-15). “Hãy đến với muôn dân” (Mt 28,19). Nhiệm vụ của chúng ta không phải
là làm cho mọi người tin tưởng mà là nói
và làm chứng, Nhưng chúng ta không được quên rằng Chúa ở đó, “Thầy sẽ ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận
thế” (Mt 28,20). Chính Ngài là người hành động trong lòng những
ai nghe Lời Ngài.
|
|
TUẦN LỄ CẦU NGUYỆN CHO SỰ HIỆP NHẤT CÁC KITÔ HỮU
Tuần lễ Cầu nguyện cho sự hiệp nhất các Kitô hữu năm 2021 đã được Cộng đoàn Nữ Tu chuẩn bị. Chủ đề được chọn, “Hãy ở lại trong Thầy như Thầy ở lại trong anh em. Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái. Anh em hãy ở lại trong tình thương của Thầy…để anh em ra đi, sinh được hoa trái, và hoa trái của anh em tồn tại” (Gioan 15,1-17), diễn tả ơn gọi cầu nguyện, hòa giải và hiệp nhất trong Giáo hội và trong gia đình nhân loại. |
|
CON BẠN CÓ NHÚT NHÁT KHÔNG? ĐÂY LÀ CÁCH BẠN CÓ THỂ GIÚP CHÚNG
Với một chút hướng dẫn, trẻ có thể vượt qua sự rụt rè. Adam 6 tuổi, mới vào lớp một. Cháu ước mơ trở thành một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp, nhưng trên sân chơi, cháu lại chỉ thích nhìn những đứa trẻ khác chơi. “Con không thể chạy đủ nhanh,” cháu giải thích với Priscilla, mẹ của cháu, khi cháu say sưa kể cho mẹ nghe về buổi chơi sau giờ học. Priscilla nói: “Cháu nói nhiều, đôi khi nói quá nhiều khi ở nhà với những người mà cháu biết rõ,” cháu là một cậu bé vui vẻ, dễ gần và được bạn bè quý mến. Tuy nhiên, cháu đã trải qua ba năm ở trường mầm non mà hầu như không nói được một từ nào ”. |
|
[1]
12
13
14
15
16 17
18
19
20
21 [17/21] |
|