Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Phêrô Phạm Văn Trung
Bài Viết Của
Phêrô Phạm Văn Trung
Gắn kết với Chúa Giêsu như cành nho với cây nho
Mục Tử Nhân Lành đến để chúng ta được sống
“Anh em đến mà ăn!” (Làm sáng tỏ mầu nhiệm của thức ăn trong cuộc đời Chúa Giêsu)
Một cuộc viếng thăm bất ngờ tuyệt vời
Phục Sinh và Ý Nghĩa Cuộc Đời (Chi tiết từ “Sự phục sinh” (1715) của Sebastiano Ricci.)
Cái chết không chiến thắng
Tin vào Chúa Phục Sinh đòi hỏi một thái độ xác tín
Chúa Kitô trút bỏ mọi vinh quang bằng lòng chịu chết vì yêu thương
Chúng ta là một dân tộc Phục Sinh
Khao khát gặp Chúa Giêsu
Chết đi để sống tình yêu đích thực
Niềm vui trong tình xót thương của Thiên Chúa
Thiên tính hiển vinh của Chúa Giêsu.
Suy niệm và sống Mùa Chay Thánh
Kẻ thù ngày nay và Nước Trời ngày mai
Trở lại cuộc đời thanh sạch
Tin cậy và phó dâng mọi sự cho Chúa
Cầu nguyện suy niệm dành cho những người dễ bị phân tâm
Hơn cả sự chữa lành
Bài học về thẩm quyền
Chúng ta tìm thấy Chúa ở đâu?
CHÚA QUAN TÂM TÔI LÀ AI, NGÀI KHÔNG QUAN TÂM TÔI CÓ GÌ.
VIỆC CHIÊM NIỆM CÓ DÀNH CHO MỌI NGƯỜI KHÔNG?
MỌI NGƯỜI ĐỀU ĐƯỢC KÊU GỌI NÊN THÁNH
Đáp lại lời mời gọi của Chúa Giêsu
Hãy chọn Chúa Kitô và bước đi theo Ngài
Hãy thờ phượng Đức Vua
Đón Chúa theo gương mẫu của Mẹ Maria
Niềm vui được ánh sáng Chúa Kitô chiếu rọi
Cảm nghiệm niềm vui trong Chúa Kitô
Sám hối, thú tội và thanh tẩy đời sống để đón Chúa đến
Hãy canh chừng, hãy thức tỉnh
VƯƠNG QUỐC TÌNH YÊU CỦA VUA NHÂN LÀNH
ĐỜI SỐNG ĐẠO HẠNH VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT THA NHÂN
TẨY TRẮNG ÁO MÌNH TRONG MÁU CON CHIÊN
LÀM CHO NHỮNG YẾN BẠC SINH LỢI GẤP ĐÔI
TẠI SAO CHÚNG TA LẠI CHẾT?
NGỌN ĐÈN HẾT DẦU VÀ CƠN BUỒN NGỦ
PHỤC VỤ TRONG KHIÊM NHƯỜNG
KINH THÁNH CÓ ĐỀ CẬP DẾN LUYỆN NGỤC KHÔNG?
KHUÔN MẶT CỦA CHÚA, MÀ TÔI TÌM KIẾM

 

 

Chuyên mục:

TÔI TIN, CHÚNG TÔI TIN

Phêrô Phạm Văn Trung

phỏng dịch theo Jean-Christian Lévêque, ocd, carmel.asso.fr.

 

Kính mời theo dõi video tại đây:

https://bit.ly/3w0HHkO

 

Khoảng tám ngày sau khi nói những lời ấy, Chúa Giêsu lên núi cầu nguyện đem theo các ông Phêrô, Gioan và Giacôbê. Đang lúc Ngài cầu nguyện, dung mạo Ngài bỗng đổi khác, y phục Ngài trở nên trắng tinh chói loà. Và kìa, có hai nhân vật đàm đạo với Ngài, đó là ông Môsê và ông Êlia. Hai vị hiện ra, rạng ngời vinh hiển, và nói về cuộc xuất hành Ngài sắp hoàn thành tại Giêrusalem. Còn ông Phêrô và đồng bạn thì ngủ mê mệt, nhưng khi tỉnh hẳn, các ông nhìn thấy vinh quang của Chúa Giêsu, và hai nhân vật đứng bên Ngài. Đang lúc hai vị này từ biệt Chúa Giêsu, ông Phêrô thưa với Ngài rằng: "Thưa Thầy, chúng con ở đây, thật là hay! Chúng con xin dựng ba cái lều, một cho Thầy, một cho ông Môsê, và một cho ông Êlia." Ông không biết mình đang nói gì. Ông còn đang nói, thì bỗng có một đám mây bao phủ các ông. Khi thấy mình vào trong đám mây, các ông hoảng sợ. Và từ đám mây có tiếng phán rằng: "Đây là Con Ta, người đã được Ta tuyển chọn, hãy vâng nghe lời Ngài!" Tiếng phán vừa dứt, thì chỉ còn thấy một mình Chúa Giêsu. Còn các môn đệ thì nín thinh, và trong những ngày ấy, các ông không kể lại cho ai biết gì cả về những điều mình đã thấy” (Luca 9:28-36).

Khuôn mặt của Chúa Giêsu, gần hai ngàn năm qua không ai có thể nhìn thấy lại, không ai có thể hình dung nét mặt đó hoặc vẽ ra được nét mặt đó một cách chắc chắn, bởi vì khuôn mặt này của Chúa Giêsu, con người thật và Thiên Chúa thật, chỉ có thể phác họa qua lời nói.

Thế nhưng, lời của Thiên Chúa lại không bao giờ xác định cho chúng ta một hình ảnh nào về Khuôn mặt của Chúa Giêsu: lời của Thiên Chúa cung cấp cho chúng ta ba hình ảnh, đôi khi hợp nhất và đôi khi nổi bật, ba hình ảnh phản chiếu qua lại với nhau, như chúng ta nói, Ngài đang sống, Đấng mà bạn đang tìm kiếm; Ngài là một mầu nhiệm, Đấng mà bạn yêu mến, và bạn sẽ chỉ tìm thấy Ngài bằng cách bước theo Ngài”.

 

Hình ảnh đầu tiên của khuôn mặt Chúa Giêsu.

Đã làm say mê và vẫn còn mê hoặc tất cả các bạn hữu của Chúa, là Khuôn mặt đau khổ của Chúa Giêsu. Trước khuôn mặt này của Đấng bị kết án, của Đấng bị đóng đinh, của Đấng hấp hối, người ta chỉ có thể dừng lại nếu yêu thương, bởi vì đau khổ không bao giờ đẹp đẽ. Chúa Giêsu đang hấp hối: Ngài chẳng còn dáng vẻ, chẳng còn oai phong đáng chúng ta ngắm nhìn, dung mạo chẳng còn gì khiến chúng ta ưa thích (Isaia 53: 3), và Isaia mô tả Đấng Mêsia đau khổ như một con người của đau khổ, bị người ta khinh thường, bỏ rơi, trước khi người ta ngoảnh mặt đi và nghĩ rằng: Tôi không muốn thấy điều đó; Tôi không muốn nhìn thấy một con người phải chịu đựng khổ đau nhiều như vậy”.

Trong cuộc Khổ nạn của Chúa Giêsu, chỉ có tình yêu là rực sáng. Mọi thứ khác là bạo lực, hận thù và phản bội. Và cuối cùng nếu Khuôn mặt sầu thảm của Chúa Giêsu đẹp đẽ, cao quý, hấp dẫn đến thế, đối với chúng ta là những người tin Chúa, nhất là trong những lúc đau khổ và kinh hãi, thì đó là bởi vì Khuôn mặt đó nói với chúng ta, kêu lên với chúng ta hoặc thì thầm với chúng ta một tình yêu đã đi đến cùng cực, một tình yêu đã trải qua cái chết.

 

Hình ảnh thứ hai của khuôn mặt Chúa Giêsu.

Khuôn mặt Thần Linh, là hình ảnh mà Phêrô, Giacôbê và Gioan đã nhìn thấy trong giây lát vào ngày Biến hình. Chúa Giêsu đã cùng họ leo núi để cầu nguyện, gặp gỡ Chúa Cha một cách mạnh mẽ trong thinh lặng và trong cuộc đối thoại đầy tin tưởng và hiếu thảo. Đang lúc Ngài cầu nguyện, dung mạo Ngài bỗng đổi khác, y phục Ngài trở nên trắng tinh chói loà”.

Các môn đồ đã nhìn thấy Khuôn mặt này của Chúa Giêsu được biến đổi trong lời cầu nguyện, được biến đổi bằng lời cầu nguyện. Không có gì chuẩn bị họ cho sự mặc khải này, cho sự tiết lộ bất ngờ này về mầu nhiệm Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa; họ thậm chí còn “ngủ mê mệt”; nhưng khi tỉnh hẳn, các ông nhìn thấy vinh quang của Chúa Giêsu”.

Cũng không gì có thể mở lối cho chúng ta đi vào những khoảnh khắc ân sủng thuần khiết khi chúng ta dự cảm được vinh quang của Thiên Chúa lóe lên trên khuôn mặt của Chúa Giêsu trong chốc lát. Thậm chí còn hơn cả Phêrô và những người khác, chúng ta lên núi trong cơn mê ngủ. Cơn mê ngủ này, chúng ta biết rõ, ngay cả sau mười, hai mươi hay bốn mươi năm hành trình truyền giáo: - ngủ quên trong đức tin của chúng ta, quá quen thuộc với những kỳ công của Thiên Chúa, - ngủ quên trong hy vọng của chúng ta, mệt mỏi quá nhanh, chán chường quá nhanh, cam chịu quá nhanh, - ngủ quên trong tình yêu mến huynh đệ của chúng ta, khi chúng ta dừng lại giữa chừng trong một cuộc đối thoại thực sự, khi chúng ta đặt ra các điều kiện cho sự trao ban chính mình, khi chúng ta trả lại cho mình cái quyền có quyền lực.

Cơn mê ngủ đang rình rập chúng ta: chính vinh quang của Thiên Chúa giữ cho chúng ta tỉnh thức, tỉnh thức trong đức tin của chúng ta”. Thuốc giải độc duy nhất cho sức nặng của tình yêu của chúng ta là sống toàn bộ cuộc sống của chúng ta như một khoảnh khắc ngạc nhiên, để cho phép chúng ta ngạc nhiên suốt đời trước vinh quang của Chúa Giêsu, và bước vào ánh sáng biến đổi của Ngài một cách khiêm nhường, nghèo khó.

 

Hình ảnh thứ ba của khuôn mặt Chúa Giêsu.

Và điều này dẫn chúng ta đến việc chiêm ngưỡng một khía cạnh thứ ba của Khuôn mặt Chí Thánh của Chúa Giêsu: Khuôn mặt vinh hiển của Chúa Phục Sinh. Bởi vì sự Biến hình trên núi chỉ là phù du. Việc đó loan báo sự vinh hiển cuối cùng của Chúa, và chính sự vinh quang này, vinh quang của Giao Ước Mới và Vĩnh Cửu, mà ngay từ hừng đông chúng ta đã rình chờ trên Khuôn mặt của Chúa Giêsu: Đã được trỗi dậy cùng với Chúa Kitô, nên hãy tìm kiếm những gì thuộc thượng giới, nơi Chúa Kitô đang ngự bên hữu Thiên Chúa (Côlôssê 3:1) .

Chúng ta đang ở nơi nào, chúng ta sẽ thấy Chúa Giêsu đang ở nơi đó. Và bởi vì tình yêu của chúng ta nối liền với Ngài ở nơi Ngài đang ở, nên cuộc sống của chúng ta “sự sống mới của anh em hiện đang ẩn dấu với Chúa Kitô nơi Thiên Chúa” (Côlôssê 3: 3). Cuộc sống của chúng ta bị che khuất trước mắt chúng ta, và đó là lý do tại sao đức tin vẫn là chuyện khó đối với chúng ta; nhưng sự sống của chúng ta ở trong Thiên Chúa, với Chúa Kitô; và ở đó, trong Thiên Chúa, với Chúa Kitô, trước Mặt Chúa Kitô, công việc của Chúa Cha tiếp tục trong chúng ta, vừa là sự soi sáng vừa là sự biến đổi.

Là sự soi sáng, vì Thiên Chúa, Đấng tự mình là ánh sáng, tự mình làm nên ánh sáng cho chúng ta. Và tại sao lại có sự soi sáng lòng trí chúng ta? - Ánh sáng hãy bừng lên từ nơi tối tăm! Ngài cũng làm cho ánh sáng chiếu soi lòng trí chúng tôi, để tỏ bày cho thiên hạ được biết vinh quang của Thiên Chúa rạng ngời trên gương mặt Chúa Kitô (2 Côrintô 4:6). Như vậy, chính ánh sáng của Thiên Chúa chiếu soi Khuôn mặt thánh thiện của Chúa Giêsu vì chúng ta và trong chúng ta.

Và nhờ đó, khi soi sáng Khuôn mặt Đấng Phục Sinh bằng chính vinh quang của Ngài, Thiên Chúa là Cha biến đổi chúng ta, những người nhìn ngắm và hát trong Thánh Thần vinh quang này: “Tất cả chúng ta, mặt không che màn, chúng ta phản chiếu vinh quang của Chúa như một bức gương vậy, do đó chúng ta được biến đổi nên giống cũng một hình ảnh đó, ngày càng trở nên rực rỡ hơn, như do bởi tác động của Chúa là Thần Khí.” (2 Côrintô 3,18).

Khuôn mặt của Chúa Kitô đã gánh chịu những đau khổ của chúng ta (Isaia 53: 4), khuôn mặt của Đấng được biến hình trên núi, khuôn mặt của Chúa được tôn vinh trên trời: ba biểu tượng của Con Một mà Chúa Cha đã ban cho thế giới, ba khoảnh khắc Phục Sinh đã cứu chúng ta. Nhờ Khuôn mặt này tất cả mọi thứ được nói ra, tất cả tình yêu được thể hiện. Vì Khuôn mặt này, chúng ta đã chấp nhận đánh mất tất cả:

Nghĩ về Ngài, lòng con tự nhủ: hãy tìm kiếm Thánh Nhan.

Lạy Chúa, con tìm thánh nhan Ngài, xin Ngài đừng ẩn mặt.”  (Tv 27,8-9)

Phêrô Phạm Văn Trung,

Hẹn gặp lại

 

 

 

Tác giả: Phêrô Phạm Văn Trung

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!