Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Phêrô Phạm Văn Trung
Tủ Sách CGVN

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

TAN TRONG ĐẠI DƯƠNG

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

ThánhVịnhĐápCa (NgọcCẩn)

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Bài Viết Của Phêrô Phạm Văn Trung

LÀ MỘT TÍN HỮU NHƯNG TÔI CHƯA BAO GIỜ ĐỌC KINH THÁNH, TÔI PHẢI BẮT ĐẦU TỪ ĐÂU?
Kính mời theo dõi video tại đây:

https://bit.ly/3xmnzId

  Kinh Thánh là câu chuyện về Giao Ước giữa Thiên Chúa và loài người. Câu chuyện về một Thiên Chúa yêu thương con người vô bờ bến và câu chuyện về con người, là những người không bao giờ được phép quên Giao Ước mà Thiên Chúa muốn ký kết với họ mãi mãi. Thiên Chúa không mệt mỏi hồi sinh dân tộc của mình và đổi mới kế hoạch liên kết của Ngài với họ. Những bản trình thuật trong Cựu Ước làm chứng cho điều này. Với sự xuất hiện của Chúa Giêsu Kitô, trong Tân Ước, Thiên Chúa đích thân đến gặp gỡ nhân loại để ký kết với họ một Giao Ước mà lần này là dứt khoát và vĩnh cửu.

TÌNH YÊU NƠI CON NGƯỜI BỊ MÙ QUÁNG BỞI ÁC THẦN
Tình yêu là gì? Đó là một câu hỏi lâu đời. Hơn nữa, lúc nào chúng ta cũng cảm thấy cần “yêu và được yêu” – thông qua các phương tiện truyền thông của chúng ta, từ các linh mục của chúng ta, từ Đức Thánh Cha của chúng ta. Nhưng tình yêu là gì? Câu trả lời của chúng ta về tình yêu là gì có hệ quả vô cùng quan trọng. Đáng buồn thay, hầu hết những người cổ vũ tình yêu đều quảng bá cho tình yêu giả tạo theo kiểu Satan.

CHÚA LÀ MỤC TỬ CHĂN DẮT TÔI

Chúa là mục tử chăn dắt tôi, tôi chẳng thiếu thốn gì.

Trong đồng cỏ xanh tươi, Người cho tôi nằm nghỉ.

CHÚA GIÊSU THÚC ĐẨY NICÔĐÊMÔ ĐÓN NHẬN ƠN TÁI SINH BỞI THẦN KHÍ.
Trong nhóm Pharisêu, có một người tên là Nicôđêmô, một thủ lãnh của người Do thái. Ông đến gặp Chúa Giêsu ban đêm. Ông nói với Ngài, “Thưa Thầy, chúng tôi biết: Thầy là một vị tôn sư được Thiên Chúa sai đến. Quả vậy, chẳng ai làm được những dấu lạ Thầy làm, nếu Thiên Chúa không ở cùng người ấy” (Gioan 3: 1-2) 

SỰ SỐNG LẠI CỦA THÂN XÁC THEO KINH THÁNH VÀ GIÁO HUẤN CỦA HỘI THÁNH CÔNG GIÁO.
Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại; tôi tin hằng sống vậy, Amen.”, Hội Thánh Công Giáo đã định tín và Kinh Tin Kính kết thúc với lời tuyên xưng như thế qua bao đời nay.

HY VỌNG VÀO CHÚA GIÊSU, ĐẤNG ĐÃ SỐNG LẠI TỪ CÕI CHẾT
Kính mời theo dõi video tại đây: 
https://bit.ly/3dnSZ90

Và thiên thần nói với họ, “Đừng hoảng sợ! Các bà tìm Chúa Giêsu Nadarét, Đấng bị đóng đinh chứ gì? Ngài đã trỗi dậy rồi, không còn đây nữa. Chỗ đã đặt Ngài đây này! Xin các bà về nói với môn đệ Ngài và ông Phêrô rằng Ngài sẽ đến Galilê trước các ông. Ở đó, các ông sẽ được thấy Ngài như Ngài đã nói với các ông”.  (Máccô 16: 6-7).

LÀ MỘT TÍN HỮU NHƯNG TÔI CHƯA BAO GIỜ ĐỌC KINH THÁNH, TÔI PHẢI BẮT ĐẦU TỪ ĐÂU?
Kinh thánh là câu chuyện về Giao Ước giữa Thiên Chúa và loài người. Câu chuyện về một Thiên Chúa yêu thương con người vô bờ bến và câu chuyện về con người, là những người không bao giờ được phép quên Giao ước mà Thiên Chúa muốn ký kết với họ mãi mãi. Thiên Chúa không mệt mỏi hồi sinh dân tộc của mình và đổi mới kế hoạch liên kết của Ngài với họ. Những bản trình thuật trong Cựu Ước làm chứng cho điều này. Với sự xuất hiện của Chúa Giêsu Kitô, trong Tân Ước, Thiên Chúa đích thân đến gặp gỡ nhân loại để ký kết với họ một Giao ước mà lần này là dứt khoát và vĩnh cửu.

CHÚA GIÊSU ĐÁNG YÊU: MƯỜI CÁCH NGÀI LÀM CHÚNG TA THÁN PHỤC
Sẽ rất hữu ích nếu bạn liệt kê một số lý do cho thấy Thiên Chúa đáng yêu. Thiên Chúa là tình yêu. Không chỉ vậy, Thiên Chúa rất đáng yêu. Nếu bạn muốn, hãy xem xét khoảng thời gian dài mà Thiên Chúa đã yêu chúng ta.

THẬP GIÁ VÀ PHỤC SINH
Trước lễ Vượt Qua, Chúa Giêsu biết giờ của Ngài đã đến, giờ phải bỏ thế gian mà về với Chúa Cha. Ngài vẫn yêu thương những kẻ thuộc về mình còn ở thế gian, và Ngài yêu thương họ đến cùng.” (Gioan 13:). Với những lời này, Tin Mừng Gioan mở đầu trình thuật về cuộc Khổ nạn, sự hoàn thành cuộc đời dành cho nhân loại trong việc chia sẻ và yêu thương, vâng phục hoàn toàn đối với Chúa Cha cho đến sự trao ban cao cả chính bản thân mình. “Thế là đã hoàn tất!” (Gioan 19:30), Chúa Giêsu nói trên thập giá, như một dấu ấn trên một của lễ không biết gì là dè giữ. Một số thủ bản của bản Tin Mừng Vulgata – bản Phổ thông đã thêm hai chữ “tất cả”, để rõ nghĩa hơn: “Tất cả đã hoàn tất!” theo nghĩa là kế hoạch cứu độ, được mặc khải trong Kinh thánh, bắt đầu khởi động bằng việc Nhập thể, được hoàn tất  trên Thập giá trong một hành vi yêu thương cao vời.

CÁC TÁC ĐỘNG TỪ SỨ VỤ CỦA CHÚA GIÊSU
Sứ vụ công khai của Chúa Giêsu có hai tác động chính đối với dân chúng. Đối với nhiều người, họ đến để tin vào Ngài và tin tưởng vào mọi lời của Ngài. Họ tìm kiếm Ngài và bắt đầu hiểu rằng Ngài là Đấng Mêsia đã được hứa ban. Đó là sự đáp trả trong đức tin. Nhưng phản ứng của các các thượng tế và các Pharisêu thì lại mang tính thế tục hơn nhiều. Trong đoạn văn trên, chúng ta thấy một nhóm các nhà lãnh đạo tôn giáo hoàn toàn bị cuốn theo những mối quan tâm trần gian, đến mức những mối quan tâm này nhấn chìm tất cả các vấn đề đức tin.

CUỘC KHỔ NẠN CỦA CHÚA KITÔ TRONG BỐN SÁCH TIN MỪNG
Trong các sách Tin Mừng, chúng ta có bốn câu chuyện riêng biệt về Cuộc Khổ Nạn của Chúa Giêsu, mỗi câu chuyện bổ sung cho những câu chuyện kia, để rồi chỉ khi xem xét cẩn thận và so sánh tất cả, chúng ta mới có thể hiểu được toàn bộ câu chuyện một cách đầy đủ và rõ ràng. Cả ba sách Tin Mừng đầu tiên giống nhau rất chặt chẽ trong bố cục chung của chúng, thực sự chặt chẽ đến độ người ta có thể cho là có một kiểu liên kết văn chương trong đó; nhưng Tin Mừng thứ tư, mặc dù người viết rõ ràng đã quen thuộc ít ra là với cung giọng chung của câu chuyện được ba sách kia kể lại, lại cho chúng ta một câu chuyện độc lập.

LỜI MỜI GỌI CHẾT ĐI NHƯ HẠT LÚA GIEO VÀO LÒNG ĐẤT
Thật, Thầy bảo thật anh em, nếu hạt lúa gieo vào lòng đất mà không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình; còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác.” (Gioan 12:24) Cái chết hẳn nhiên không phải là lời mời gọi dành cho hầu hết mọi người. Vậy ở đây, chúng ta nên hiểu cái chết như thế nào?

SỐNG NHƯ THÁNH GIUSE: SỰ IM LẶNG NUÔI DƯỠNG HÀNH ĐỘNG TRÀN ĐẦY ĐỨC TIN
Mặc dù không một lời nào của Thánh Giuse được ghi lại trong Kinh thánh, nhưng những hành động nhân đức và lòng tin cậy nơi Thiên Chúa của Ngài có sức thuyết phục lớn lao, đặc biệt là đối với con người hiện nay.

THÁNH GIUSE: VỢ NHƯ THẾ NÀO, CHỒNG NHƯ THẾ ĐÓ
Khi được một người hỏi về phẩm cách của Thánh Giuse trong truyền thống Kitô giáo, cha cố Francis L. Filas, SJ, chuyên gia hàng đầu của Hoa Kỳ về chủ đề này, đã trả lời đơn giản: "V nào, chồng đó." Thánh Giuse, người đàn ông gần gũi nhất với Chúa Giêsu và Mẹ Maria, đáng được mọi người tôn vinh và ngợi khen.

HOÁN CẢI CÓ NGHĨA LÀ SỐNG MỘT CUỘC ĐỜI ĐƯỢC THAY ĐỔI
Tôi muốn bắt đầu bằng cách hỏi một câu hỏi: bạn đã được cứu chưa? Khi trả lời câu hỏi đó, tôi giả định rằng có một số câu trả lời khác nhau. Có những người ngay lập tức trả lời, “Chưa”. Bạn biết rằng bạn chưa được cứu, và điều đó không sao cả. Tôi rất vui vì bạn đủ thành thật để thừa nhận điều đó. Bạn chỉ cần biết rằng bạn có thể được cứu hôm nay. Cũng có những người ngay lập tức trả lời, “Rồi”. Tuy nhiên, không có bằng chứng về ơn cứu độ đang diễn ra trong cuộc sống của bạn. Ồ, bạn có thể là thành viên của một giáo xứ nào đó, có thể bạn đã được hướng dẫn trong một buổi cầu nguyện, và thậm chí bạn có thể đã chịu phép thánh tẩy rồi, nhưng bạn chưa thực sự cảm nghiệm được ơn cứu độ mà Chúa Giêsu ban tặng. Bạn cũng có thể được cứu độ hôm nay nếu bạn thành thật với bản thân và thừa nhận mình cần được cứu. Cuối cùng, có những người ngay lập tức trả lời, “Có” và họ đã thực sự nhận được ơn cứu độ. 

MÙA CHAY LÀ CƠ HỘI ĐỂ THIÊN CHÚA PHÁ BỎ SỰ KIÊU NGẠO CỦA CHÚNG TA
Tôi là một người có ý chí vô cùng mạnh mẽ. Ý chí mạnh mẽ của tôi hầu như không còn như khi còn trẻ, nhưng đó vẫn là một cuộc chiến đang diễn ra. Đức Chúa của chúng ta, trong lòng thương xót của Ngài, đã nhiều lần phải đập tan tôi ra. Những người có ý chí mạnh mẽ là những người cực kỳ độc lập và chúng ta thường nghĩ rằng mình có thể bước đi một mình hoặc tự mình làm chuyện này chuyện kia. Điều này khiến chúng ta dễ mắc phải những tội lỗi sâu xa liên quan đến sự kiêu ngạo. Kiêu ngạo là tội lỗi nặng nề nhất và là một trở ngại lớn trên con đường nên thánh, đó là lý do tại sao Chúa Giêsu Kitô thực sự phải trấn áp một số linh hồn, kể cả tôi.

MÙA CHAY LÀ THỜI ĐIỂM HOÀN HẢO ĐỂ TRÁNH TỘI LỖI
Ăn chay trong Mùa Chay cũng bao gồm việc chay tịnh những hành vi tội lỗi. Mùa Chay là một mùa đẹp trong Giáo Hội để dâng hiến cuộc đời chúng ta cho Thiên Chúa. Trong khi Giáo Hội có những ngày nhất định dành riêng cho việc chay tịnh và ăn chay trong Mùa Chay, thực hành này không nên bỏ qua khía cạnh tâm linh của đời sống chúng ta.

THÁNH GIA VÀ THÁNH GIUSE
Chúng ta biết và trân trọng bao nhiêu về người đàn ông từng là bạn trăm năm của Mẹ Đấng Cứu Chuộc và là cha của Con Mẹ? Chúng ta tôn vinh người đàn ông ấy đến mức nào? Đối với nhiều người trong chúng ta, điều này có thể gây lúng túng. Thánh Giuse thường bị lãng quên. Và Kinh thánh ít nói về Ngài. Chúng ta dành cho Ngài sự chú ý ít ỏi. Chúng ta ít khi đề cao lòng sùng kính Ngài.

CẦU NGUYỆN ĐỂ DUY TRÌ TINH THẦN IM LẶNG TRONG MÙA CHAY
Mùa chay là thời điểm lý tưởng để thực hành sự im lặng, đặc biệt là hạn chế các cuộc trò chuyện hàng ngày của chúng ta trên mạng xã hội.

MỐI LIÊN HỆ VỚI DO THÁI GIÁO: LỄ PURIM LÀ GÌ?
“Vài ngày sau Mardi gras - Thứ Ba Béo, những người anh em Do Thái của chúng ta vui mừng kỷ niệm lễ Purim vào ngày 14 của tháng Adar theo lịch Do Thái, năm nay là từ 25 đến 26 tháng 2 năm 2021”, thông cáo báo chí này từ giáo phận Paris cho biết và giải thích ý nghĩa của lễ kỷ niệm này.

[1] 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 [16/21]

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!