|
|
Bài Viết Của Mẩu Bút Chì
|
NỖI LÒNG "NGƯỜI CẦM THƯỚC"
Người làm quan thì cầm cân nảy mực, người làm trọng tài thì cầm còi, người sống nghiệp viết lách mệnh danh là người cầm bút, còn sống nghề "gõ đầu trẻ", nghề giáo chúng tôi, cũng ví von một câu hóm hỉnh cho ra vẻ chữ nghĩa là "người cầm thước". Mà khi nói đến 'thước', người ta thường nghĩ đến “thẳng”, đến “chuẩn mực”, (mặc dù thực tế có nhiều loại thước chỉ dùng để vẽ đường cong!). Liệu rằng, lương tâm của những người sống trong ngành giáo giục ngày nay, trên đất nước Việt Nam này, có còn được thảnh thơi, đơn sơ, hay bị giằng xé, khổ đau trước những thay đổi? Người thầy giáo, cô giáo có còn giữ được phẩm chất/tư cách cao quý xứng đáng với nghiệp "trồng người"? |
|
DẤU ĐINH TRONG ĐÔI MẮT...
Hơn ba mươi năm trước, tôi lên mười. Vì hiếu kỳ, tôi mon men, lọ dọ theo chân đám bạn Công Giáo vào nhà thờ hôn chân Chúa, và cũng là để được nhón một nắm bỏng nếp. Tôi nhìn ngang, ngó dọc, nhướng mắt vào cỗ áo quan nhìn "ông Chúa" nằm quẹo cổ, mắt nhắm nghiền, đầu đội vòng gai, máu me bê bết. Tôi hồi hộp, lóng tai nghe người ta gẫm đàng Thánh Giá. Rồi cũng xếp hàng, cũng quỳ gối. Có cái gì đó linh thiêng chạm vào lòng tôi. Quỳ trước đôi bàn chân tẩm đầy dầu thơm, tim tôi đập loạn xạ. Bắt chước người ta hôn vào lỗ đinh sâu hoắm đầy vết máu, tôi dợn cả người. Lấy được một nắm bỏng, mà sao lòng tôi chẳng vui. Thế là cả ngày hôm ấy, tôi cứ mãi nghĩ nghợi về "ông Chúa": làm Chúa gì mà tội quá!... |
|
Chuồn Chuồn Hay Ớt Đỏ...
Hơn vài lần tôi đã nghe câu chuyện về bài thơ hài cú "Chuồn Chuồn Ớt". Thế nhưng lần nào câu chuyện ấy cũng để lại trong tôi nhiều suy nghĩ. |
|
CON ONG TÌM MẬT...
Để vẽ nên hình ảnh về sự lao động cần cù, chăm chỉ trong trí óc trẻ thơ, người ta thường nói về con ong tìm mật, con kiến tha mồi. Hình ảnh ấy quả thật rất dễ thương, chân thực và đầy thuyết phục, không chỉ đối với trẻ con mà ngay cả đối với người lớn. Thoáng nhìn, có vẻ như các con vật cũng "lao động" hết sức cật lực và nghiêm túc chẳng khác gì con người – thậm chí còn hơn, vì có người mạt sát những kẻ lười biếng “sống không bằng con vật”! Liệu lao động của con người và hoạt động của con vật có gì khác biệt?
|
|
CÓ THƯƠNG THÌ XIN ĐỢI...
Đợi chờ xem ra chẳng có gì thú vị, chẳng ai mong muốn, bởi chỉ thêm mỏi mệt và lãng phí thời gian, nhất là khi nhịp sống cứ hối hả trôi đi... |
|
THUNG RUỘNG NHỎ
Ruộng Nhỏ là quà tặng kỳ diệu của thiên nhiên giữa vùng đồi núi quê tôi. Phía
Bắc Ruộng Nhỏ là dãy Núi Đất thâm thấp, sẫm một màu cây rừng. Phía Nam là dãy
đồi trài, đất đỏ phì nhiêu, quanh năm bắp, khoai xanh mướt. Đầu phía Tây tập
trung những con suối chảy miết từ trên Núi Chứa Chan đổ về, tưới vào vùng đất
thịt trũng, tạo nên thung ruộng tốt tươi này. Còn cuối phía Tây là hai doi đất
sà sà như hai cánh tay vươn ra từ hai phía Bắc Nam, ôm lấy Ruộng Nhỏ, khép lại ở
con suối róc rách chảy về hướng rừng xa xa... Quê tôi ngày ấy đẹp lắm, trù phú,
no đủ, thơm lành như quả chín. |
|
THIÊN THẦN CÓ ĐÔI CÁNH GÃY
Em rất thích vẽ. Bạn bè cho rằng em vẽ
khá đẹp, lúc nào trong cặp sách của em cũng có sẵn sàng mấy tờ giấy vẽ và vài
mẩu bút chì. Hình như em rất thích vẽ cảnh gia đình, vẽ ba, vẽ mẹ. Có hôm tôi
thấy em vẽ cảnh đồng quê và đặt tên bức tranh là "Bãi Bồi Quê Ngoại". Quả là nét
vẽ rất già dặn, chỉ độc một màu bút chì, nhưng lúc thưa lúc nhặt, lúc đậm lúc mờ
rất có hồn. Nhìn vào là đọc được ngay hình ảnh một người mẹ đang ngồi trên bờ cỏ,
mặt cười rạng rỡ nhìn theo dáng hai bố con vừa chạy vừa thả diều. Tôi vui buột
miệng hỏi: "Con vẽ gia đình mình hả?" Em nhoẻn miệng cười, khẽ “dạ”. Tôi ngỡ em
sẽ cười rất tươi và tự hào lắm. Thế nhưng cái nhoẻn miệng thật buồn ấy vụt tắt. |
|
NÓ...
Nó lớn lên đơn sơ như bông cúc dại. Mọi thứ trôi vào đời nó cứ tự nhiên như vốn dĩ phải thế - kể cả cái nghèo xác xơ, hay cái bản ngã yếu đuối của con người. |
|
TÌNH NGƯỜI CÓ CÒN KHÔNG ?
“Tự một mình, có công lý thôi chưa đủ. Thật vậy, công lý có thể phản bội chính mình trừ khi nó biết mở ra cho một sức mạnh sâu xa hơn, là bác ái” (TLHT, 203). |
|
YÊU THẬT – MẤY AI?
Xã hội ngày nay tràn ngập sự giả dối: hàng giả, học vị giả, đám cưới giả (chồng giả, vợ giả!); công ty ảo, tài chánh ảo, vinh hoa ảo; sống hình thức bề ngoài, xã giao hình thức bề ngoài, và… xây cất cũng hình thức bề ngoài nốt! Tình hình đó khiến lòng người cứ nơm nớp, hoang mang với hai xu hướng: Một là cảnh giác, e dè, thậm chí sợ hãi sự dối trá lọc lừa; hai là thèm được “gặp” cái thật, “ở chung” với “người thật, việc thật”. Thế nhưng mấy ai quyết chí SỐNG theo sự thật, TÌM KIẾM sự thật và XÂY DỰNG sự thật? |
|
CÒN ĐÓ MỘT MỐI THƯƠNG…
Thứ tư tuần qua, tôi có dịp đến chia sẻ về trải nghiệm đời sống gia đình tại một lớp giáo lý hôn nhân được tổ chức ở giáo xứ Thuận Phát, quận 7, Sài Gòn. Ra về lòng cứ buâng khuâng, mới hay còn đó một mối thương… |
|
LỜI NÓI VÀ VIỆC LÀM
Chúng tôi không phải là con chiên bổn đạo của ngài, nhưng lại may mắn được tham dự những lớp học thuần túy đạo đức, luân lý do chính ngài trực tiếp giảng dạy. Ngài dạy cho chúng tôi nhiều lĩnh vực: Kinh Thánh, Thần học luân lý, và cách riêng Giáo huấn Xã hội Công giáo (GHXHCG). Những gì chúng tôi học được ở ngài thì không đến từ sách vở từ chương mà đến từ kinh nghiệm sống cụ thể điều ngài đang giảng dạy. |
|
TRẢI NGHIỆM DẤN THÂN CỦA MỘT TÂN TÒNG
Người ta thường bảo rằng những người tân tòng được Chúa đặc biệt yêu thương. Đó là một màu nhiệm, tôi không hiểu thấu. Nhưng tôi biết chắc một điều: tôi là một tân tòng và tôi được Thiên Chúa yêu thương quá đỗi. |
|
TÔI ĐÃ ĐƯỢC LOAN BÁO TIN MỪNG
Tôi tin Chúa ban tặng mỗi người một con đường riêng. Con đường ấy mỗi ngày thêm một điều mới lạ, thêm một cụm cỏ, nhánh hoa từ lòng mến của nhau. |
|
Phụ nữ Việt Nam: Những xót xa thời hiện đại
Ước gì những bạn nữ trẻ tuổi hôm nay, trong cái tất bật hăng say, hối hả của cuộc sống, cũng dừng lại để ngắm nhìn và suy gẫm những nỗi xót xa của thời đại mà chính các bạn, nếu không ‘tỉnh thức và cầu nguyện’ sẽ trở thành nạn nhân của những gì chúng tôi viết ở trên. Cũng xin bạn hãy biết trân trọng “Công Dung Ngôn Hạnh”, nhiều người cho bốn nét đẹp này là của người xưa, là “cổ lỗ sĩ”, thực ra, chúng đã được chứng thực và có giá trị qua hàng ngàn năm, làm nên phẩm giá người phụ nữ Việt Nam |
|
VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC VÀ XÃ HỘI DÂN SỰ TRONG VIỆC PHÁT HUY QUYỀN LAO ĐỘNG
Quí độc giả rất thương mến! Đồng hành cùng lớp học hỏi GHXHCG hôm nay, Mẩu Bút Chì xin mời quí vị tiếp tục nghiên cứu về Quyền lao đông và những yếu tố tác động đến quyền lao động, mà cụ thể là vai trò của nhà nước và xã hội dân sự trong việc phát huy quyền lao động. |
|
QUYỀN LAO ĐỘNG (ĐỒNG HÀNH CÙNG LỚP HỌC HỎI GIÁO HUẤN XÃ HỘI CÔNG GIÁO)
Từ trước đến nay, tôi lao động hay tổ chức lao động chỉ với mục đích kiếm tiền – một anh đứng tuổi chia sẻ - nay tôi biết rằng, lao động còn là một “phương thức để bày tỏ và nâng cao phẩm giá con người”, lao động phải “ hướng đến công lý và công ích”. Nếu mỗi người đều thấu đáo ý nghĩa ấy thì lao động sẽ mang một sắc thái khác. Ai là bác sĩ, hãy sống đúng y đức và lời tuyên thệ, ai là giáo viên, hãy giảng dạy vì tương lai của tuổi trẻ, ai là chủ doanh nghiêp, hãy về tổ chức lao động không chỉ vì lợi nhuận nhưng còn vì cứu được bao nhiêu công nhân thoát khỏi cảnh thất nghiệp…” |
|
ĐỒNG HÀNH CÙNG LỚP HỌC HỎI GIÁO HUẤN XÃ HỘI CÔNG GIÁO - CHƯƠNG VI: LAO ĐỘNG
Như đã thông tin cùng quý độc giả, suốt bốn Chúa Nhật tháng ba, lớp Tìm hiểu Giáo Huấn Xã Hội của Giáo Hội Công Giáo, thường được nói ngắn gọn là Giáo Huấn Xã Hội Công Giáo (GHXHCG), đã tổ chức các buổi hội thảo để tìm hiểu và học hỏi về chương V của sách Tóm lược GHXHCG : GIA ĐÌNH, thì trong tháng tư này, nhóm tiếp tục tìm hiểu và học hỏi đến chương VI: LAO ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI. Có thể nói đây là một chương sách có giá trị và ý nghĩa rất lớn đối với mỗi người trong đời sống xã hội, và càng ý nghĩa hơn nữa khi đặt lao động dưới ánh sáng Tin Mừng Chúa Kittô. Vì chính qua lao động, con người mới có thể hoàn thiện ơn gọi làm người mà Thiên Chúa đã trao ban. |
|
NHỮNG NGỘ NHẬN VỀ HÔN NHÂN KI-TÔ GIÁO (BUỔI HÔI THẢO CUỐI CÙNG VỀ GIA ĐÌNH)
Luật hôn nhân vĩnh viễn áp dụng cho mọi người, cả người Công Giáo lẫn người không Công Giáo. Đối với Giáo Hội Công Giáo, hôn nhân của người ngoài Công Giáo vẫn được coi là bất khả phân ly. |
|
BUỔI HỘI THẢO THỨ BA VỀ GIA ĐÌNH: GIÁO DỤC KI-TÔ GIÁO TRONG GIA ĐÌNH
Hôm nay, Mẩu Bút Chì xin được chuyển tải đến quí vị nội dung của buổi hội thảo thứ ba đã diễn ra tại Dòng Chúa Cứu Thế ngày 18/3/2012 vừa qua. Và thú vị là cũng với một vị khách mời có tên lót là “Đình” : Ông Gioan Kim Trương Đình Giai với đề tài chia sẻ: Giáo dục Ki-tô Giáo trong gia đình. Ông Giai là Thạc Sĩ Khoa học Giáo dục tại Quebec, Canada. Gia đình ông đã được Giáo Hội cử đi học mục vụ gia đình tại Rome. Với phần trình bày rất chi tiết và đầy đủ, ông Giai đã mở ra những góc nhìn mới trong giáo dục gia đình, từ thái độ, cách nhìn của người lớn đối với con trẻ, đến những kỹ năng giáo dục con cái trong yêu thương. Và quan trọng trên hết là cách hiểu giáo dục như thế nào là đúng nghĩa GIÁO DỤC KI-TÔ GIÁO. |
|
[1] 1
2 [1/2] |
|