Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Mẩu Bút Chì
Bài Viết Của
Mẩu Bút Chì
NỖI LÒNG "NGƯỜI CẦM THƯỚC"
DẤU ĐINH TRONG ĐÔI MẮT...
Chuồn Chuồn Hay Ớt Đỏ...
CON ONG TÌM MẬT...
CÓ THƯƠNG THÌ XIN ĐỢI...
THUNG RUỘNG NHỎ
THIÊN THẦN CÓ ĐÔI CÁNH GÃY
NÓ...
TÌNH NGƯỜI CÓ CÒN KHÔNG ?
YÊU THẬT – MẤY AI?
CÒN ĐÓ MỘT MỐI THƯƠNG…
LỜI NÓI VÀ VIỆC LÀM
TRẢI NGHIỆM DẤN THÂN CỦA MỘT TÂN TÒNG
TÔI ĐÃ ĐƯỢC LOAN BÁO TIN MỪNG
Phụ nữ Việt Nam: Những xót xa thời hiện đại
VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC VÀ XÃ HỘI DÂN SỰ TRONG VIỆC PHÁT HUY QUYỀN LAO ĐỘNG
QUYỀN LAO ĐỘNG (ĐỒNG HÀNH CÙNG LỚP HỌC HỎI GIÁO HUẤN XÃ HỘI CÔNG GIÁO)
ĐỒNG HÀNH CÙNG LỚP HỌC HỎI GIÁO HUẤN XÃ HỘI CÔNG GIÁO - CHƯƠNG VI: LAO ĐỘNG
NHỮNG NGỘ NHẬN VỀ HÔN NHÂN KI-TÔ GIÁO (BUỔI HÔI THẢO CUỐI CÙNG VỀ GIA ĐÌNH)
BUỔI HỘI THẢO THỨ BA VỀ GIA ĐÌNH: GIÁO DỤC KI-TÔ GIÁO TRONG GIA ĐÌNH
TÌM CHÚA GIỮA ĐỜI THƯỜNG
BUỔI HỘI THẢO THỨ NHÌ VỀ GIA ĐÌNH: CÁC QUYỀN CỦA GIA ĐÌNH
HỘI THẢO VỀ BỆNH VÔ CẢM TRONG XÃ HỘI HIỆN NAY
VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC VÀ XÃ HỘI DÂN SỰ TRONG VIỆC PHÁT HUY QUYỀN LAO ĐỘNG

(Đồng hành cùng lớp học hỏi Giáo Huấn Xã Hội Công Giáo )

Quí độc giả rất thương mến! Đồng hành cùng lớp học hỏi GHXHCG hôm nay, Mẩu Bút Chì xin mời quí vị tiếp tục nghiên cứu về Quyền lao đông và những yếu tố tác động đến quyền lao động, mà cụ thể là vai trò của nhà nướcxã hội dân sự trong việc phát huy quyền lao động.

Nghĩa vụ của nhà nước trong việc phát huy quyền lao động

“Vấn đề công ăn việc làm đang thách thức trách nhiệm của Nhà Nước, là cơ quan có nhiệm vụ đẩy mạnh các chính sách lao động tích cực (số 291 TLHT), cụ thể:

·        Khuyến khích tạo công ăn việc làm ngay trên lãnh thổ quốc gia.

·        Giúp khu vực sản  xuất có được những yếu tố động viên để đạt được mục tiêu.

·        Kích thích các hoạt động đang thiếu việc làm hoặc hỗ trợ các hoạt động ấy trong những cơn khủng hoảng.

Vậy thế nào là một chính sách lao động tích cực?

Thiết nghĩ, một chính sách lao động được gọi là tích cực nếu chính sách ấy đưa người lao động đến việc phát triển về mọi mặt, kinh tế vật chất cũng như đáp ứng được các nhu cầu tinh thần, y tế, giáo dục, an sinh xã hội…, giúp con người thăng tiến toàn diện.

 Một chính sách “tạo công ăn việc làm” là tích cực nếu công việc ấy đạt hiệu quả kinh tế mà không phương hại đến sức khỏe, nhân phẩm, môi sinh, hay an ninh, chính trị…

Ví dụ, việc tái lập một khu dân cư mới: Nếu khu dân cư ấy có đầy đủ cơ sở hạ tầng, trường học, bệnh viện cũng như các cơ sở phục vụ nhu cầu giải trí, văn hóa, tín ngưỡng v.v…, đồng thời tạo điều kiện để người dân có được việc làm tốt, ổn định, đó quả là một chính sách tích cực; còn nếu đưa dân từ một nơi đang “an cư lạc nghiệp” đến một vùng đất khô cằn, hoang sơ, hay là một vùng xa xôi bất lợi cho các nhu cầu học hành, khám chữa bệnh…, làm cho người dân – mà nhất là trẻ em –  không thể phát triển một cách thuận lợi, thì đó không thể gọi là một chính sách tích cực.

Hay việc xây dựng một khu công nghiệp, một nhà máy lớn, một công trình khai thác đồ sộ, tạo việc làm cho một lượng lớn công nhân: đó là những quyết sách cần thiết để phát triển kinh tế.  Nhưng nếu những cơ sở, những công trình ấy lại xả chất thải độc hại vào môi trường, nhiễm độc sông ngòi khiến cá chết hàng loạt, cư dân quanh vùng không thể sử dụng đất cũng như nước sông suối để làm nông nghiệp hay sinh hoạt, dịch bệnh phát tán và tiềm ẩn lâu dài. Và, một lượng người còn lớn hơn bị tước kế sinh nhai do những ảnh hưởng xấu đó mang lại, thì quyết sách ấy cũng không thể cho là tích cực.

Để làm sáng tỏ ý “Giúp khu vực sản  xuất có được những yếu tố động viên để đạt được mục tiêu”, xin xét đến ví dụ:

Khi Viêt Nam hướng đến việc phát triển các nghành công nghiệp nhẹ, như dệt, may mặc, giầy da…, người công nhân VN không thiếu sự cần cù, sáng tạo, thế nhưng các nghành này vẫn èo uột, không cạnh tranh nỗi trên thị trường vì sản phẩm VN luôn bị sản phẩm nước ngoài đè bẹp – đặc biệt là hàng nhập lậu tuồng qua các cửa khẩu – về giá cả, mẫu mã, chất lượng… Trong tình hình ấy, nếu nhà nước can thiệp bằng các các biện pháp kinh tế thông qua lãi suất ngân hàng, chính sách thuế, giá nguyên vật liệu, giá nhiên liệu, giá điện…, thì sẽ giúp cho các doanh dễ dàng cạnh tranh và phát triển hơn.

Xét đến yếu tố “Kích thích các hoạt động đang thiếu việc làm hoặc hỗ trợ các hoạt động ấy trong những cơn khủng hoảng”, xin nhìn sang lãnh vực nông nghiệp để thấy rằng: không phải những “kích thích” nào cũng mang lại hiệu quả “tích cực”; và những “hỗ trợ” không kịp thời sẽ đẩy người dân vào những thất bại đắng cay.

Ví dụ, một quyết sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để tạo công ăn việc làm mới cho nông dân: Nếu loại cây trồng hay vật nuôi đó đã được kiểm nghiệm hoàng chỉnh, ổn định, rằng sẽ có năng suất cao và mang lại hiệu quả kinh tế, thì đó là một quyết sách đáng hoang nghênh. Nhưng nếu loại cây trồng, vật nuôi đó đưa đến cho dân khi chưa được khảo sát tính ổn định bền vững, vừa làm, vừa mang tính “thí nghiệm trên diện rộng”, để rồi khi đầu tư chưa kịp thu lợi thì giống đã bị thoái hóa hay không kháng bệnh, nhiễm “bệnh lạ”, dân trắng tay, mắc nợ.

Nhưng có lẽ là đau đớn và “hãi hùng” nhất đối với người nông dân VN chính là những cơn “khủng hoảng đầu ra”, khi mà đồi đồi cà phê xanh tươi trĩu hạt lại bị chặt bỏ đi bởi chính tay người nông dân đã chăm bón nó; đầm đầm tôm cá nuôi lớn hơi hới nằm đó chờ chết vì không có người mua, rốt cuộc bị thương lái o ép rồi bán đổ bán tháo (cá Ba Sa, cá Sấu Hoa Cà…). Kết cục ấy là do không có một sự điều tiết cần thiết để cân đối cơ cấu cây trồng vật nuôi, và không có một sự hỗ trợ kịp thời để phân phối, tiêu thụ sản phẩm, mặc cho thương lái và các thế lực chống phá kinh tế lợi dụng thời cơ hoành hành. Giá cả quá chênh lệch từ tay nhà nông đến tay người tiêu dùng, làm cho cả đôi bên đều chịu thiệt, chỉ có thương lái hưởng lợi. Điều lo ngại là cung cách “thủng thỉnh, à ơi” đó sẽ tiếp tay cho những phần tử lợi dụng quyền lực để thôn tín thị trường, đẩy kinh tế nước nhà vào tình trạng bi thảm của những “đêm dài khủng hoảng” -  khủng hoảng thiếu hoặc khủng hoảng thừa – không chỉ là khủng hoảng con tôm, con cá, hạt tiêu, hạt điều, mà còn là khủng hoảng xăng dầu, gas, điện, xe máy, ô tô…!

 “Nghĩa vụ của nhà nước không phải là trực tiếp bảo đảm quyền lao động của mỗi công dân, khiến cho toàn bộ đời sống kinh tế trở nên hết sức cứng nhắc, cũng như hạn chế các sáng kiến tự do của cá nhân..” ( TLHT số 291)

Bài học nhức nhối này đất nước VN đã phải trả giá đắt trong thời bao cấp với mô hình kinh tế tập thể: nhà nước chấm công ghi điểm; nhân dân lãnh phiếu đổi gạo, đổi dầu... Chính việc can thiệp quá sâu vào đời sống và quyền lao động của người dân đã khiến cho kinh tế bị kiềm hãm, “hạn chế các sáng kiến tự do cá nhân”. Bởi vì vai trò và trách nhiệm của nhà nước như đã nghiên cứu phần trên là mang tính định hướng, là “đẩy mạnh”, “kích thích”, “khuyến khích”, “giúp đỡ”, tạo điều kiện và môi trường tốt để người dân được lao độngđược thụ hưởng xứng đáng thành quả lao động của mình .

Tầm quan trọng của việc “tự tổ chức”

Để đẩy mạnh quyền lao động, cần phải có “một tiến trình cởi mở cho xã hội tự tổ chức lấy”. (TLHT 293)

Sự đúng đắn của khẳng định này được chứng minh rất rõ ràng qua chính nền kinh tế VN: Khi VN chuyển đổi từ mô hình kinh tế tập thể sang cơ cấu kinh tế thị trường, để cho người dân tự tổ chức sản xuất và kinh doanh, thì nền kinh tế nước nhà mới “sống lại”. Nhiều hình thức tham gia, hợp tác, tự quản trị khác nhau xuất hiện đã kết hợp được mọi nguồn năng lực của xã hội trong tinh thần liên đới, chứ không đóng cửa, “tự cung tự cầu” như trước. Những hình thức này xuất hiện trên thị trường làm cho lao động trở nên đa dạng, và đặc biệt quan tâm đến các yếu tố có liên hệ tới nhau làm nên sản phẩm và làm nên các dịch vụ trong nhiều lĩnh vực khác nhau, như giáo dục, chăm sóc sức khỏe, các dịch vụ xã hội căn bản và văn hóa. Các hình thức “tự tổ chức” này ngày càng trở thành một cơ hội quan trọng để phát triển lao động và kinh tế.

Vai trò của xã hội dân sự

Để hiểu rõ vấn đề, trước hết xin tìm hiểu về khái niệm  xã hội dân sự (XHDS):

Theo sách TLHT số 417 thì:

XHDS là tổng hợp bao gồm các mối quan hệ và các nguồn lực về văn hóa lẫn hiệp hội, độc lập một cách tương đối với lĩnh vực chính trị và kinh tế. Mục đích của XHDS là phổ quát, vì nó có liên quan đến công ích. XHDS có khả năng hoạch định, nhằm tạo điều kiện giúp cho cuộc sống xã hội được tự do và công bằng hơn, ra sức phát triển và bày tỏ sở thích riêng của mình, hầu đáp ứng các nhu cầu căn bản và bảo vệ các quyền lợi chính đáng.

Theo Lary Diamond, trong khảo luận “ Rethingking Civil Society” đăng trên tạp chí Journal of Democracy, 1994, thì:

“ Xã hội dân sự chỉ một đời sống xã hội có tổ chức mang tính chất tự nguyện, tự phát, tự tồn, độc lập khỏi sự chi phối của nhà nước, và được ràng buộc bởi một hệ thống pháp luật và các giá trị văn hóa. XHDS khác với xã hội theo nghĩa thường dùng ở chổ nó bao gồm các công dân hoạt động một cách tập thể trong lãnh vực công cộng ( public sphere) nhằm biểu tỏ các mối quan tâm, tư tưởng, trao đổi thông tin, thực hiện các mục tiêu chung có tính chất hổ tương,... XHDS là một thực thể trung gian giữa lãnh vực tư nhân (private sphere) và nhà nước.”

Theo những khái niệm này, đặc tính nổi bậc của XHDS là sự tham gia của công dân vào các sinh hoạt của xã hội qua các tổ chức một cách tự nguyện, vô vị lợi cho cá nhân hay tổ chức đó (khác với các tổ chức hoặc công ty thương mại có tính chất lợi nhuận), và độc lập với nhà nước.

Dễ dàng nhận diện các tổ chức thuộc XHDS như các tổ chức từ thiện; các mái ấm hay lớp học tình thương; các nhóm xã hội hay tôn giáo làm việc thiện nguyện trong các lãnh vực chăm sóc người mắc bệnh xã hội, người già neo đơn hay dạy nghề miễn phí..; các tổ chức phi chính phủv.v… XHDS muôn hình muôn vẻ và không theo quy củ nào. (TLHT số 418)

Ngoài việc mang ý nghĩa to lớn về mặt nhân vị, phẩm giá, luân lý…, những hoạt động của XHDS còn là một nguồn lực lao đông dồi dào, năng động, đầy sáng kiến và tình yêu. Những hoạt động ấy như đang “vá” lại “những vết thương” của xã hội, thu hẹp khoảng cách bất bình đẳng giữa các giai tầng, tạo cơ hội được làm việc, được sống một cách tử tế cho những con người bị xã hội đẩy ra bên lề cuộc sống.

Với vai trò của mình, nếu XHDS càng phát triển mạnh, thì xã hội sẽ càng “cường tráng”. Nhưng lạ kỳ thay tại đất nước VN thân yêu này, các tổ chức thuộc XHDS luôn chịu đựng sự “khó dễ”, bị những rào cản dưới nhiều hình thức, nhất là ở những tỉnh lẻ xa xôi . Đôi khi phải trả lời những khảo vấn xem ra rất khôi hài, như làm việc thiện vì “động cơ” nào, ai “xúi giục (?!). Làm một việc tốt, một việc thiện cho anh em đồng bào mà có vẻ “vô lý” và “ khó tin” đến vậy sao? Gây hoang mang đến vậy sao?

Cho dù, vì những lý do nào đó mà những quan ngại đã được đặt ra cho XHDS, thì  nhìn dưới góc độ khách quan, ba yếu tố NHÀ NƯỚC , XHDSTHỊ TRƯỜNG ( bao gồm các hoạt động tư có tính chất lợi nhuận), mỗi yếu tố có nhiệm vụ rõ rệt và tác động tương hỗ lẫn nhau tạo thế chân vạc, làm nên sự sống động và cân bằng của xã hội dân chủ.

Để kết lại những ghi nhận từ lớp học hỏi GHXHCG hôm nay, xin gởi đến quí vị những trăn trở chung đã được đặt ra sau buổi học: Lao động là một quyền cơ bản và thiết yếu của con người. Bằng việc tham gia vào XHDS, mỗi người sẽ làm gì trong khả năng và công việc của mình để bảo vệ và phát huy quyền lao động của bản thân, và mở rộng đến bảo vệ và phát huy quyền lao động của công đồng xã hội?

Lạy Cha! Xin dạy cho chúng con biết phải làm gì để đẹp ý Cha. Amen!

Mẩu Bút Chì

 

 (*): TLHT: Sách “Tóm lược Học thuyết Xã hội của Giáo Hội Công Giáo”

Tác giả: Mẩu Bút Chì

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!