Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Jos Phan Quang Trí, O.Carm.
Tủ Sách CGVN

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

TAN TRONG ĐẠI DƯƠNG

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Bài Viết Của Lm. Jos Phan Quang Trí, O.Carm.

GIUSE: NGƯỜI CHA CHIÊM NIỆM

Chuyên mục:

TÔI TIN, CHÚNG TÔI TIN:

Lm. Giuse Phan Quang Trí, O.Carm

Kính mời theo dõi video tại đây:

https://bit.ly/3dtoBt2

Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu: Cánh Hoa Hy Vọng

Chuyên mục:

TÔI TIN, CHÚNG TÔI TIN:

Lm. Giuse Phan Quang Trí, O.Carm

Kính mời theo dõi video tại đây:

https://bit.ly/3oyVV8N

Lễ Đức Mẹ Fatima 2021: “TẤT CẢ THUỘC VỀ MẸ”

Kính mời theo dõi video tại đây:

https://bit.ly/2RMOlJv

(Tượng Đức Mẹ Cát Minh theo mô tả của Nữ Tu Lucía, đặt trong nguyện đường Tu Viện Dòng Cát Minh tại Rôma).

 Ngay sau biến cố mặt trời nhảy múa hay còn gọi là phép lạ tỏ tường xảy ra tại đồi Cova da Iría, Fatima, Bồ Đào Nha ngày 13 tháng 10 năm 1917, chi tiết về các thị kiến và thông điệp do Đức Trinh Nữ Maria gửi đến cộng đồng nhân loại lần lượt được các đấng bản quyền trong Hội Thánh lượng giá và cho phép phổ biến vì lợi ích thiêng liêng của các linh hồn. Nhờ những thông điệp này, nhân loại có dịp nhận ra sự khẩn thiết của việc hoán cải và cấp bách cải thiện bản thân để cứu thế giới khỏi cảnh kinh hoàng có nguy cơ xảy đến và tìm lại được ơn bình an cho chính mình, cho gia đình, cho đất nước và cho cả thế giới. Đây không chỉ đơn giản là một biến cố 100 năm về trước, mà dường như đó còn là câu chuyện của chúng ta hôm nay.

...File kèm Attach file

ƠN THIÊN TRIỆU và NGUYỆN ƯỚC TRUNG THÀNH
Ngày Chúa Nhật IV mùa Phục Sinh năm 1964, Thánh Giáo Hoàng Phaolo VI đã chính thức cử hành ngày thế giới cầu cho ơn thiên triệu lần thứ Nhất. Kể từ đó đến nay, mỗi khi Giáo Hội cử hành lễ Chúa Chiên Nhân Lành là mỗi lần dân thánh Chúa được nhắc nhớ để nâng cao ý thức về tầm quan trọng và sứ mạng đặc biệt của ơn thiên triệu trong đời sống của Hội Thánh. Thánh Giáo Hoàng mời gọi chúng ta không chỉ “xin Chủ mùa gặt sai thêm nhiều thợ gặt” (x. Mt 9, 38) mà còn phải biết cầu nguyện để hàng linh mục và tu sĩ trong Hội Thánh được ơn sắt son “trung thành bước theo chân Chúa Giêsu,” vị Mục Tử Nhân Lành tối cao

NĂM THÁNH GIUSE: XIN ƠN HOÁN CẢI

Mục đích của việc thiết lập năm đặc biệt kính Thánh Cả Giuse (08/12/2020 – 08/12/2021) được Đức Thánh Cha Phanxicô trình bày một cách gián tiếp nhưng lại khá rõ ràng trong Tông thư Patris Corde Trái Tim Người Cha. (Tham khảo bản dịch Việt Ngữ tại WHĐ). Giữa trăm bề thử thách mà nổi trội nhất là đại dịch Covid-19, vị cha chung khả kính của Giáo Hội hoàn vũ nhận thấy rằng lúc này đây, mọi thành phần dân Chúa cần phải hướng lòng về Cha Nuôi Đấng Cứu Thế và cũng là Bạn trăm năm của Thánh Mẫu Maria:

Kính mời theo dõi video tại đây:
https://bit.ly/38UT29X

TÔNG ĐỒ GIÁO DÂN: “ĐẾN MÀ XEM”
Nhân ngày lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa vừa qua, Đức Thánh Cha Phanxicô đã ban hành một tự sắc mới mang tên Spiritus Domini (Thần Trí của Đức Chúa) để thay đổi điều khoản số 230 trong Bộ Giáo Luật hiện hành. Theo đó kể từ nay, trong Hội Thánh, không chỉ có nam giới mà cả những người nữ hội đủ các điều kiện cần thiết đều có thể lãnh nhận tác vụ đọc sách và giúp lễ. Đây không hẳn là một “bước đột phá” trong quản trị mục vụ của Đức Phanxicô như một số người từng nhận xét, vì thực ra kể từ Công Đồng Vaticanô II, giáo huấn chính thức của các vị Giáo Hoàng đều xác nhận và đề cao vai trò của giáo dân nói chung và phụ nữ nói riêng trong các sinh hoạt chung của cộng đồng dân Chúa. Đó là chưa kể lịch sử còn cho thấy ơn gọi tông đồ giáo dân vốn đã xuất hiện và góp phần đáng kể vào sự phát triển lớn mạnh của Hội Thánh ngay từ buổi sơ khai (x. Cv 11, 19-21; 18, 26; Rm 16, 1-16; Ph 4, 3). Ngày nay, không chỉ trên phương diện lý thuyết mà trong thực hành cũng thế, hình ảnh người nữ giáo dân tham dự tích cực vào các cử hành phụng vụ qua thừa tác vụ đọc sách, trao Mình Thánh Chúa và phục vụ bàn thánh vốn là khá quen thuộc đối với rất nhiều người trong chúng ta. Vậy thì đâu là ý nghĩa thực sự của việc ban hành Tự Sắc ngày 11 tháng Giêng vừa qua? Và chúng ta nên đón nhận biến cố này như thế nào?

ĐỨC MARIA: NIỀM HY VỌNG CHẮC CHẮN
Đoàn dân đang lầm lũi bước đi giữa tối tăm bỗng nhìn thấy một ánh sáng huy hoàng rực rỡ; đám người sống trong cảnh tối tăm mịt mùng thì nay đã được ánh sáng bừng lên chiếu rọi chan hòa. Người người sẽ vui mừng phấn khởi trước nhan thánh Chúa vì cái ách đè lên cổ dân, cây gậy đập xuống vai họ, Chúa đều bẻ gãy hết. Vì từ đây một trẻ thơ đã chào đời để cứu chúng ta, một người con đã được ban tặng. Danh hiệu Người là Thần Linh dũng mãnh, là Thủ Lãnh hòa bình. Người sẽ mở rộng quyền bính và thiết lập nền hòa bình vô tận (x. Isa 9, 1-6). 

MÙA “TRÔNG ĐỢI” TRONG NHÃN QUAN CHIÊM NIỆM CÁT MINH
Bốn tuần trước đại lễ mừng Chúa Giáng Sinh, Giáo Hội bước vào Mùa Vọng vốn được xem là thời gian chuẩn bị. Trong thời gian ân sủng này, dân Kitô Giáo mặc lấy tâm tình của dân Do Thái xưa là náo nức trông chờ Chúa đến. Trong Mùa Vọng, các Kitô Hữu được thúc giục chuẩn bị tâm hồn trước là để kỷ niệm biến cố Con Thiên Chúa hạ sinh làm người tại Bêlem và cư ngụ giữa nhân loại chúng ta; sau là để hướng lòng về ngày Chúa Kitô giáng lâm lần thứ hai trong vinh quang của Người.[1] Như thế, để cho Mùa Vọng thực sự có ý nghĩa đối với chúng ta và để có thể sống tròn đầy hai chiều kích sâu xa của “mùa trông đợi”, mỗi Kitô hữu hẳn nhiên cẩn phải thực hiện điều mà chính Chúa Giêsu đã dạy chúng ta, điều mà Phụng Vụ Lời Chúa Chúa Nhật thứ nhất Mùa Vọng nhấn mạnh: “Anh em hãy tỉnh thức và hãy sẵn sàng” (x. Mc 13, 33 & Mt 24, 44). 

Tháng Mân Côi: MẸ CON CÙNG NHAU CHIA SẺ
Khi đề cập đến vai trò của Đức Trinh Nữ Maria trong nhiệm cục cứu độ và trong tương quan với mầu nhiệm Hội Thánh, Công Đồng Vaticanô II đã dạy rằng: “Nhờ hồng ân Thiên Chúa, Ðức Maria được tôn vinh, sau Chúa Con, vượt trên hết thảy các thiên thần và loài người, vì Ngài là Mẹ rất thánh của Thiên Chúa và đã tham dự vào các mầu nhiệm của Chúa Kitô; do đó Ngài đáng được Giáo Hội tôn vinh và đặc biệt sùng kính” (Lumen Gentium, #66). Quả thế, giữa vô vàn phần tử Hội Thánh, Mẹ vẫn luôn “được chào kính như một chi thể tối cao và độc nhất vô nhị”. Mẹ xứng đáng được tôn kính “như mẫu mực và gương sáng phi thường của Giáo Hội trên phương diện đức tin và đức ái” (LG, #53).

ĐỨC MẾN LUÔN TIN TƯỞNG VÀ HY VỌNG (1Cr 13, 8)
 “In obsequio Jesu Christi - Trung thành theo gương Đức Giêsu Kitô” không chỉ là khẩu hiệu mà là một cam kết thiêng liêng, là lối sống đầy quả cảm và là cả một di sản tinh thần cao quý mà các tu sĩ Cát Minh đã truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Tinh thần trung tín theo chân Chúa được cụ thể hóa nơi mẫu gương sống của Thánh Nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu, đóa hồng tinh khôi tươi thắm một tình yêu son sắt và ngát hương trung trinh vẹn toàn. Suốt cả một đời, Thánh Nữ đã tuyệt đối trung thành với lý tưởng “trở nên tình yêu giữa lòng Hội Thánh.” Giữa bao bất ổn của thời đại hôm nay, chúng ta như tìm được sự khích lệ quý báu từ mẫu gương sống của Thánh Nữ Têrêsa. Để vượt qua gian lao nghịch cảnh, chúng ta không trốn chạy nhưng đối diện với chúng bằng đức mến nồng nàn đáng thuộc về một mình Thiên Chúa và lòng bác ái chân thực dành cho anh chị em xung quanh, vì chưng “đức mến thì tin tưởng tất cả, hy vọng tất cả và sẽ tồn tại đến muôn đời” (x. 1Cr 13, 8).    

LỄ SUY TÔN THÁNH GIÁ: TÌNH YÊU VƯỢT THẮNG
Trong tác phẩm Giã Từ Vũ Khí, văn hào Ernest Hemingway nhận định rằng: “Thế giới này có thể nghiền nát con người ta bất kể là ai nhưng từ những đống hoang tàn đổ nát ấy sẽ lại xuất hiện những con người mạnh mẽ phi thường.” Thực tế cho thấy chiến tranh và hận thù cho dù khốc liệt đến mấy thì rồi ra cũng sẽ bị đẩy lui bởi những tấm lòng nhân ái và bao dung cao cả. 

PHẬN NỮ TỲ HÈN MỌN (Lc 1:48) (Lễ Đức Mẹ Cát Minh 2020)
“Lạy Đức Trinh Nữ Maria… là vẻ đẹp cùng là vinh hiển Núi Cát Minh… Xin đoái xem đến con và che chở con dưới áo thánh Mẹ. Con yếu đuối, xin uy quyền Mẹ nâng đỡ.” Đối với tất cả những ai yêu mến Đức Mẹ Cát Minh, cách riêng các thành viên Huynh Đoàn Áo Đức Bà thì lời kinh quen thuộc này nhắc cho họ nhớ về thế giá đầy quyền uy của Mẹ Maria giữa lòng Giáo Hội và vai trò không thể thay thế của Mẹ trong kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa (x. Gl 4, 4-6; Lumen Gentium, #8; ĐTC Gioan Phaolo II, Redemptoris Mater, #1). Nhưng trong Kinh Thánh, chúng ta lại nghe chính Đức Maria đã tự nhận mình chỉ là “nữ tỳ hèn mọn” (x. Lc 1: 38 & 48). Phải chăng khi cao rao Mẹ là Đấng “đầy quyền uy” chúng ta đang đi nghịch lại ý muốn của Mẹ chăng? Xét trên phương diện linh đạo và từ kinh nghiệm tu đức của các thánh Dòng Cát Minh, chúng ta tìm ra lời giải đáp cho lý do tại sao Hội Thánh hết lời ca tụng Mẹ là Nữ Vương uy quyền trên nước Thiên Đàng. Uy quyền của Mẹ là hoa trái của một đời sống chiêm niệm nội tâm, kết hiệp mật thiết cùng Thiên Chúa Đấng đã đoái thương chọn Mẹ.  

MẦU NHIỆM ĐỨC TIN – MẦU NHIỆM HY VỌNG
Trong mỗi Thánh lễ, sau phần truyền phép, linh mục chủ tế long trọng công bố: “Đây là mầu nhiệm đức tin” (mysterium fidei). Ngay lập tức cả cộng đoàn phụng vụ đáp lại bằng lời tung hô đầy xác quyết: “Lạy Chúa [Kitô], chúng con loan truyền Chúa chịu chết, và tuyên xưng Chúa sống lại, cho tới khi Chúa đến” (x. 1 Cr 11, 26). Ở đây, “mầu nhiệm đức tin” mà cả cộng đoàn phụng vụ cung kính tuyên xưng chính là bí tích Thánh Thể, là việc Chúa Giêsu trao ban Mình và Máu Người cho nhân loại qua hy tế thập giá dưới hình bánh rượu để trở nên lương thực thiêng liêng nuôi dưỡng con người chúng ta (x. Sacrosantum Concilium, #9; GLHTCG, ## 1332; 1355; 1362; 1366). Chính vì bí tích Thánh Thể là nguồn mạch và là chóp đỉnh của toàn bộ đời sống Kitô giáo cho nên bí tích này giữ một vị trí không thể thay thế trong đời sống đức tin của dân thánh Chúa (x. Lumen Gentium, #11). Hội thánh tuyên xưng bí tích Thánh Thể là “mầu nhiệm đức tin” không đơn giản chỉ vì đức tin là điều kiện tiên quyết cần có khi cử hành và lãnh nhận Mình và Máu Thánh Chúa (x. GLHTCG, ##1153 & 1381) nhưng còn là vì qua bí tích này, Thiên Chúa ban “ơn phúc bởi trời” nhằm tiếp thêm sức mạnh củng cố niềm tin và hy vọng cho dân thánh Người (x. GLHTCG, #1402; Ecclesia de Eucharistia, #6&62). 

CHÚA BA NGÔI TRONG ĐỜI SỐNG HỘI THÁNH
Mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi là nội dung đầu tiên và mang tính nền tảng nhất trong toàn bộ hệ thống đức tin Kitô Giáo. Ấy vậy mà mầu nhiệm này lại cũng là phần khô khan khó hiểu nhất trong nghiên cứu thần học và giảng dạy giáo lý. Điều này cũng thật dễ hiểu vì để có thể diễn giải được mầu nhiệm vô cùng cao siêu này, Giáo Hội bắt buộc phải dùng ngôn ngữ và khái niệm siêu hình học nặng về lý trí và triết học. Hệ quả là mầu nhiệm quan trọng nhất trong đời sống đức tin lại trở thành mầu nhiệm xa lạ nhất đối với rất nhiều các tín hữu hôm nay. “Xa lạ” không phải là vì anh chị em giáo dân không biết công thức đức tin: Một Thiên Chúa duy nhất có ba Ngôi riêng biệt bao gồm Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. “Xa lạ” là vì có rất nhiều tín hữu chưa hiểu đúng về mối liên hệ sâu xa giữa Thiên Chúa Ba Ngôi và đời sống đức tin của họ. Nhiều người chưa ý thức được trầm quan trọng của Thiên Chúa Ba Ngôi đối với vận mạng và sứ mạng của họ. Chính vì vậy mà kể từ Công Đồng Chung Vaticanô II, nhiều thần học gia chủ trương trình bày học thuyết Chúa Ba Ngôi bớt dựa trên các luận chứng lý trí mà thiên về các suy tư linh đạo. Nói cách khác, việc vận dụng nguyên tắc lý trí để giải trình và biện hộ cho nội dung đức tin đã được các Giáo Phụ và biết bao thế hệ thần học gia của Hội Thánh thực hiện cách xuất sắc. Ngày nay, nhiệm vụ cấp bách hơn được đặt ra đối với các giáo huấn của Hội Thánh là làm sao giúp cho các Kitô Hữu sống đức tin cách hiệu quả nhất. Nghĩa là giúp cho các Kitô Hữu ngày nay nhận ra rằng học thuyết Chúa Ba Ngôi liên hệ trực tiếp đến toàn bộ đời sống của Giáo Hội và của bản thân họ. Không phải “hiểu rồi mới tin”, nhưng là “càng tin thì càng mến Chúa và yêu người hơn.”   

LỄ HIỆN XUỐNG: TRƯỞNG THÀNH TRONG ĐỨC TIN
Cuối Mùa Phục Sinh, các Kitô Hữu khắp nơi long trọng cử hành Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống với niềm vui khôn tả như mừng ngày khai sinh của Hội Thánh vậy. Nếu như sinh nhật được nhiều người coi là cột mốc đánh dấu cho từng bước phát triển và trưởng thành của một cá nhân hay tổ chức nào đó, thì Lễ Hiện Xuống năm nay là dịp thích hợp để chúng ta cùng suy gẫm về sự trưởng thành của dân Chúa. Cần phải nói ngay, chúng ta không thể đánh giá sự trưởng thành của Hội Thánh Chúa xét như Thân Thể Nhiệm Mầu Đức Kitô (x. Eph 4, 12 & 16) vì Hội Thánh là công trình của chính Thiên Chúa Ba Ngôi cực thánh và Đức Kitô thì “vẫn là một, hôm qua, hôm nay và như vậy mãi đến muôn đời” (Dt 13, 8). Vì vậy, điều chúng ta nhắm đến là tìm hiểu mức độ trưởng thành và tính cấp thiết của đức tin trong công cuộc loan báo Tin Mừng của toàn thể cộng đồng dân thánh Chúa theo biến chuyển thăng trầm của dòng thời gian. 

CHÚA THĂNG THIÊN: ƠN GỌI NGƯỜI MÔN ĐỆ
Trong ngày Lễ Chúa Thăng Thiên, Giáo Hội chọn và công bố cho cộng đoàn phụng vụ nghe đoạn kết của các sách Tin Mừng. Mỗi năm chúng ta được nghe bản văn của một tác giả Tin Mừng khác nhau tùy theo chu kỳ phụng vụ là năm A, B hay C. Tin Mừng theo Thánh Mát-thêu tuy có nhiều điểm tương đồng với Tin Mừng do Thánh Mác-cô và Thánh Lu-ca biên soạn nhưng đoạn kết lại rất khác biệt. Điểm dị biệt này không những làm nên nét độc đáo cho Tin Mừng Mát-thêu mà còn là một tình tiết mấu chốt giúp chúng ta hiểu hơn về ý nghĩa của biến cố Chúa về trời. 

THÁNG HOA: “LẠY MẸ XIN YÊN ỦI”
Mặc dù nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam, đã tiến hành nới lỏng các biện pháp cách ly phong tỏa sau khi đã phần nào khống chế được sự lây lan của virút Corona, nhưng các sinh hoạt xã hội và giáo hội vẫn chưa thể hoàn toàn trở lại bình thường vì sự thận trọng cần thiết trong quá trình giải quyết hậu quả của đại dịch Covid-19. Tin vui mừng bắt đầu được loan đi vì Thánh lễ có sự tham dự của giáo dân bắt đầu được tái lập tại các giáo phận trong nước nhưng các lễ hội đông đúc vẫn tiếp tục nằm trong diện cần phải được hạn chế. Đang khi đó trên thế giới tại một số nơi khác với sự hiện diện đông đảo của bà con người Việt như Hoa Kỳ, Pháp, Anh, Úc thì lệnh nới lỏng các biện pháp khống chế sinh hoạt tôn giáo cộng đồng vẫn nằm trong sự cân nhắc dè dặt của chính quyền dân sự. Do đó mùa hoa năm nay cho đến thời điểm này có thể được xem là mùa hoa “chay”.

CHÚA NHẬT CHÚA CHIÊN LÀNH: “MANG LẤY MÙI CHIÊN”

Mỗi năm khi mừng lễ Chúa Nhật Chúa Chiên Lành, chúng ta hầu như ai cũng nghĩ ngay đến hình ảnh Chúa Giesu nét mặt nhân từ, một tay âu yếm bồng ẵm con chiên lạc, tay kia chống gậy mục tử hiên ngang đối diện với sói dữ. Đó là hình ảnh quen thuộc giúp chúng ta mường tường ta chân dung của vị Mục Tử Nhân Lành Giêsu. Người mục tử sẵn sàng bỏ 99 con chiên trong đàn để tìm kiếm cho được một con chiên đi lạc (x. Lc 15, 4-6). Người mục tử yêu quý đàn chiên đến độ sẵn sàng thí mạng để bảo vệ cho chúng (x. Ga 10, 11). Kể từ khi Đức Jorge Bergoglio trở thành Giám Mục Rôma, kế vị Tông tòa Thánh Phêrô, thế giới như bắt gặp một hình ảnh khác khắc họa phẩm tính cao đẹp của vị Mục Tử Tối Cao Giêsu: Mục tử mang lấy mùi chiên. Đó cũng là ý cầu nguyện mà Giáo Hội đồng thanh dâng lên Thiên Chúa trong này thế giới cầu cho ơn thiên triệu. 

THÁNG HOA MÙA COVID: DÂNG MẸ HOA GÌ?
Bầu trời Rôma những ngày cuối tháng Tư trong xanh và tràn ngập nắng vàng. Mùa Xuân ấm áp như khích lệ lòng người nhất là những ai bắt đầu cảm thấy hoang mang hụt hẫng vì dịch bệnh Covid-19 vẫn còn tiếp tục uy hiếp thành phố. Chính vì tâm trạng mong mỏi sớm thoát qua cơn nạn nên nhiều người đếm ngày đếm tháng. Nhưng lại có một số đông khác bắt đầu tìm ra ý nghĩa của cuộc sống trong thời cách ly, giãn cách xã hội. Khi tất cả mọi quyền hành chức tước, vinh hoa phú quý vật chất phút chốc bị đánh bại bởi một con vi-rút nhỏ xíu, con người ta mới bừng tỉnh trước những quay cuồng của đam mê trần thế để từng bước thẩm định lại trật tự đích thực của các giá trị cuộc sống. 

ÁO ĐỨC BÀ nơi PHÉP LẠ FATIMA
Nhiều người khi đến Châu Âu, nhất là Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ba lan… sẽ không khỏi thắc mắc tại sao lại có nhiều nhà thờ và đền thánh kính tước hiệu Đức Mẹ Cát Minh làm vậy? Có rất nhiều lý do nhưng một trong những lý do quan trọng nhất đó chính là vì Áo Đức Bà là một phần không thể thiếu trong thông điệp Fatima. 

[1] 1 2 [1/2]

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!