Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Jos Đồng Đăng
Tủ Sách CGVN

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

TAN TRONG ĐẠI DƯƠNG

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Bài Viết Của Lm. Jos Đồng Đăng

THIÊN CHÚA BA NGÔI VÀ ĐẠO ĐỨC HỌC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI
Thiên Chúa Ba Ngôi là nền tảng và mô hình cho tất cả những gì mà Ki-tô giáo rao giảng về niềm tin và việc hành đạo. Đây không phải là một ví dụ đầu tiên, một luận cứ trừu tượng hay một vấn nạn thần học, nhưng là một lối diễn tả về Thiên Chúa là ai và Ngài hiện hữu như thế nào. Đối với đại đa số các Ki-tô hữu qua nhiều thời đại, Thiên Chúa được hiểu là sự hiệp thông sống động của Tam vị – Nhất thể.Căn tính Ki-tô giáo xoay quanh thực tại thần linh này. Đại đa số các Ki-tô hữu trên thế giới thực sự đã được rửa tội nhân danh Cha và Con và Thánh Thần khi họ gia nhập cộng đoàn Ki-tô hữu, là Giáo hội. Trong việc thờ phượng, phần đa các Ki-tô hữu cầu nguyện cùng Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, hoặc cùng Chúa Cha, qua Chúa Con và trong Thánh Thần.

Đức Maria, Mẹ Hội Thánh và Mẹ các tín hữu
Đức Maria giữ vai trò là Mẹ Giáo Hội. Điều này đã được đề cập trong lời khẳng quyết của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI với nội dung như sau: “Đức Maria, Mẹ Đức Kitô, cũng là Mẹ của Giáo Hội.”  Mẹ của Giáo Hội cũng có nghĩa là “mẹ của tất cả dân Chúa, mẹ của các tín hữu cũng như của các chủ chăn.”  Vậy, vai trò làm Mẹ Giáo Hội và Mẹ các tín hữu được thể hiện như thế nào?

BIẾN CỐ THĂNG THIÊN VÀ SỨ MỆNH TRUYỀN GIÁO

Dẫn nhập: Khi Liên xô thành công trong việc phóng vệ tinh Spountnik thứ nhất lên không gian vào ngày 4 tháng 10 năm 1957, mở màn cho cuộc chạy đua chinh phục vũ trụ của thế giới và mở ra bầu trời mới cho nhân loại khám phá, họ gọi đó là “ngày thứ tám của công cuộc sáng tạo” và thốt ra những lời rất ngạo mạn: “Nếu có Thượng Đế thì các bác học Nga đã giết chết rồi. Kể từ bây giờ nhất định không còn Thượng Đế nữa. Kể từ bây giờ rõ ràng đạo là thuốc phiện.”[1] Và vào ngày 12/04/1961, Yuri Gagarin, một phi hành gia Liên xô đã trở thành người đầu tiên đáp phi thuyền bay vào vũ trụ. Ông đã trở về trái đất an toàn sau 108 phút bay quay quanh trái đất. Sau cuộc du hành ngoạn mục, Gagarin đã tuyên bố một câu xanh rờn: “Trong cuộc bay lượn giữa các vì sao, tôi chẳng nhìn thấy Thiên Chúa đâu cả”. Vậy là, phi hành gia này đã không thể nhìn thấy Thiên Chúa theo kiểu “nắm tận tay, day tận mắt” được. Thưa anh chị em, hôm nay, cùng với Giáo Hội, chúng ta long trọng mừng lễ Chúa Thăng Thiên. Vậy, Chúa Thăng Thiên có ý nghĩa gì? và Chúa Thăng Thiên nhắn nhủ chúng ta điều gì?

HÒA HỢP VỚI MÔI TRƯỜNG ĐỂ LOAN BÁO TIN MỪNG
Đời sống con người được liên kết với ‘môi trường’[1] chung quanh, trong đó có môi trường tự nhiên. Một nền hoà bình đích thực cho sự sống con người chính là trạng thái con người sống hoà hợp với Thiên Chúa, với tha nhân, và với môi trường thiên nhiên.[2] Vì Giáo Hội là bí tích hiệp thông giữa con người trên thế giới, nên Giáo Hội cũng là một thực tại luôn có sự hoà hợp với môi trường thiên nhiên – nơi nhân loại đang sinh sống. Mối ưu tư của con người hôm nay về môi trường cũng là mối ưu tư của Giáo Hội Chúa Kitô. Trong bài viết này, người viết sẽ trình bày (1) mối tương quan giữa con người với môi trường, (2) Giáo Hội hoà hợp với môi trường (3) thực trạng môi trường tự nhiên, và (4) trách nhiệm của Giáo Hội trong việc bảo vệ môi trường tự nhiên.

CÓ NHIỀU “TIA SÁNG” NHƯNG CHỈ CÓ MỘT “MẶT TRỜI” CỨU ĐỘ
Con người là một hữu thể có tôn giáo. Tự bản chất, con người luôn khao khát đi tìm ý nghĩa của cuộc đời. Họ luôn đặt ra những câu hỏi quan trọng, những câu hỏi mà lời giải đáp liên quan trực tiếp tới số phận cuối cùng của mỗi người như: Con người là gì? Đâu là ý nghĩa và mục đích của cuộc đời? Phải chăng sau khi chết còn có một cuộc sống khác? Đấng Cứu Độ đích thực của tôi là ai? Cũng vì lẽ đó mà xuất hiện rất nhiều tôn giáo khác nhau như Ấn giáo, Phật giáo, Hồi giáo, Do thái giáo, Khổng giáo, Lão giáo… và Kitô giáo

ĐƯỜNG GIÊSU – ĐƯỜNG CỨU ĐỘ DUY NHẤT
Trong quyển sách Đường Đi Một Mình của linh mục – nhà văn Nguyễn Tầm Thường, tôi đọc thấy những dòng đầy ý nghĩa: “Có những con đường phải đi một mình. Có những con đường không thể một mình đi. Có những con người. Có những con đường”. Đọc những dòng này, tôi liên tưởng đến một con đường mà ai trong chúng ta cũng phải đi qua nếu muốn được hạnh phúc; đó là con đường Giêsu. Điều này đã được chính Đức Giêsu khẳng định khi Ngài trả lời thắc mắc của tông đồ Tôma: “Chúng con không biết Thầy đi đâu, làm sao biết được đường đi? Đức Giêsu trả lời: “Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống. Không ai đến với Chúa Cha mà không qua Thầy” (Ga 14,6). Chúng ta cùng dừng lại để suy về Đức Giêsu như là con đường, là Đấng đã đón nhận thập giá và nhờ tinh thần tự hiến và vâng phục, thập giá của Ngài đã được nở hoa phục sinh.

MỤC TỬ THẬT, MỤC TỬ GIẢ
Ông Qohelet, tác giả sách Giảng Viên đã viết: “Không gì mới cả ở dưới ánh dương” (Gv 1,9). Khi viết về đề tài mục tử, thoạt tiên, tôi cảm thấy hơi tẻ nhạt và bị cám dỗ bởi luận điệu “biết rồi, khổ lắm, nói mãi”. Tuy nhiên, khi suy niệm nghiêm túc về hình ảnh người mục tử, tôi thấy thật quan trọng để viết những điều mình suy nghĩ, ít ra là để nhắc nhủ chính mình. Dưới đây, tôi xin mạo muội chấm phá đôi nét chính yếu về hình ảnh người mục tử. Đây như là một lời nhắc nhở tôi nhớ lại và sống ơn gọi “là” mục tử của Chúa, và nếu được, để cùng với những ai đang dấn bước trên hành trình mục tử, có chung một thao thức về sứ mạng cao quý nhưng cũng đầy cam go này. 

Ý NGHĨA CỦA LAO ĐỘNG
Lao động là một trong những nét phân biệt giữa con người với tất cả mọi tạo vật hữu hình. Nhờ lao động, con người xây dựng cuộc sống của mình và xã hội, thể hiện được phẩm chất nội tại của mình. Chính vì vậy, trong Thông Điệp “Lao Động của con người”, Đức Gioan Phaolô II nói: “Được dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa trong thế giới hữu hình và được chỉ định làm chủ trái đất trong thế giới ấy, do đó ngay từ khởi đầu con người được mời gọi lao động.” Giáo huấn này dẫn ta tới ba điểm quan trọng:  (1) phẩm giá cao quý của con người,  (2) vai trò làm chủ trái đất của con người và (3) ý nghĩa của lao động của con người.  

GIÊ-RÊ-MI-A, MẪU GƯƠNG CHO NGƯỜI NGÔN SỨ
Người ta thường nói, đời là một cuộc vật lộn, một trường tranh đấu. Cuộc sống luôn đầy rẫy những cam go thử thách. Vì thế, con người luôn phải nỗ lực băng mình lên, có khi phải « trầy vi tróc vảy » mới có thể tìm cho mình được một chọn lựa đúng đắn, một lối sống thích hợp cho mình. Ơn gọi làm ngôn sứ của Giê-rê-mi-a là một trường hợp điển hình như thế. Để đáp lại lời mời gọi của Chúa, để làm « phát ngôn viên » cho Ngài, Giê-rê-mi-a đã phải đối diện với bao nỗi truân chuyên, giằng co của thế sự thăng trầm: phải sống độc thân theo lời mời gọi đầy hấp lực của Chúa mà lòng như rối tơ vò; phải chịu trăm ngàn điều trái nghịch và sỉ nhục, ngay trong đám bà con thân thuộc của mình. Tuy nhiên, vượt trên tất cả, bàn tay Chúa luôn ở với ông. Qua trích đoạn sách Ngôn sứ Giê-rê-mi-a, chương 20 từ câu 7 đến câu 18, chúng ta có thể rút ra những suy nghĩ gì về thân phận của người ngôn sứ nói chung, nhất là trong bối cảnh xã hội hôm nay.

NIỀM VUI CÓ CHÚA PHỤC SINH
Chuyện kể rằng, đêm nọ, người kia có một giấc mơ lạ. Anh thấy mình đang đi trên bãi biển với Chúa. Những lúc vui, trời yên biển lặng, anh thấy có hai đôi chân in trên cát, một của Chúa và một của anh. Nhưng lúc bão tố nổi lên, sóng xô vào bờ cát. Mệt. Mỏi. Đuối. Anh anh gắng gượng bước đi, miệng lẩm bẩm than trách Chúa rằng: “Lạy Chúa, tại sao những lúc khó khăn, thất bại, Chúa lại bỏ con?” Chúa trả lời: “con ơi, khoan vội trách Cha nhưng hãy nhìn cho kỹ dấu chân in trên cát là của ai?” Anh nhìn kỹ và nhận ra đó là dấu đôi bàn chân của Chúa. Thì ra, lúc gặp hoạn nạn, Chúa đã cõng anh trên vai. 

HÃY ĐỂ CHO LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA CHẠM ĐẾN CHÚNG TA
(Bài phát biểu của Hồng Y Tagle tại lễ đài chính của Trung Tâm Lòng Thương Xót trong dịp Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới tại Krakow).

LÒNG THƯƠNG XÓT CỨU ĐỘ THẾ GIỚI

Thế giới đã và đang đối diện với muôn vàn khó khăn thử thách: khó khăn do thiên tai như mất mùa, hạn hán, động đất, lũ lụt và khó khăn do nhân tai như nạn ô nhiễm môi trường, chiến tranh, hận thù, ghen ghét và đố kỵ. Một trong những đau khổ lớn nhất hiện nay mà con người trên hành tinh đang phải đối diện là sự đe dọa của chủng vi rút chết người Corona. Trước hiện tình bi đát này, nhiều người rơi vào cảnh hoang mang, lo sợ, thậm chí đánh mất niềm tin vào cuộc sống. Một số người lâu nay vốn thượng tôn khoa học kỹ thuật thì hiện nay cũng phải thở dài chán nản khi chưa thấy triển vọng rõ rệt nào từ khoa học, chưa thấy một phương dược nào đặc trị loại vi rút Corona này. Còn với các tín hữu, cách riêng các tín hữu Công giáo, dù phải lo sợ về mặt tự nhiên, tuy vậy họ luôn có một điểm tựa tinh thần vững chắc, đó là niềm tin vào lòng thương xót của Thiên Chúa – lòng thương xót có sức cứu độ thế giới. 

NÃO TRẠNG ‘VỨT BỎ' VÀ SỰ HUỶ HOẠI PHẨM GIÁ CỦA TÍNH DỤC
Tình dục là một phần quan trọng trong đời sống con người; nó không chỉ thuộc về lãnh vực thể lý nhưng còn chi phối toàn bộ nhân vị. Tình dục trở nên dấu chỉ tình yêu. Tuy nhiên, trong thực tế, tình dục bị giản lược thành một nhu cầu hạ đẳng để khoả lấp tính ích kỷ và hành vi khoái lạc của con người. Xã hội đầy rẫy những vấn nạn về tình dục. Vì thế, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đưa ra lời nhận xét sát sườn sau đây như là một hồi chuông cảnh tỉnh: “Trong thời đại chúng ta, tình dục có nguy cơ bị nhiễm độc bởi não trạng “sử dụng và vứt bỏ”. Thân xác của tha nhân thường bị thao túng và xem như một đồ vật để sử dụng bao lâu nó còn đem lại thoả mãn, và bị khinh dễ khi nó không còn hấp dẫn nữa.” Vậy, đây là lúc chúng ta cần nhìn lại giá trị đích thực của tình dục, nhận diện nguy cơ khiến cho tình dục bị nhiễm độc, đồng thời, tìm một lối đi để bảo vệ phẩm giá của tình dục. 

CHIÊN VƯỢT QUA LÀ NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA
Hầu hết những tín hữu Công giáo trên thế giới đang phải chấp nhận đối diện với một ‘Mùa Phục Sinh buồn’: không được tập họp đông đủ trong các giáo đường, không được cùng nhau tham dự Bí tích Thánh Thể một cách trực tiếp, nhiều người đang bị cách ly như thể phải sống trong những ‘hầm mộ’. Thực tế đó đáng buồn, không ai phủ nhận. Tuy nhiên, với con mắt đức tin, chúng ta sẽ nhìn ra rằng, trong cơn đại dịch, chúng ta biết sống chậm lại với một tâm hồn lắng đọng để suy niệm một cách thấu đáo về Mầu Nhiệm Vượt Qua có ý nghĩa đặc biệt đối với chúng ta...

Đức Tin, Một “Bảo Vật” Đầy Mong Manh Nơi Người Ki-tô Hữu Trẻ Hôm Nay
Là người Ki-tô hữu trẻ, chắc hẳn gương mặt vị Thánh nữ Tê-rê-xa Hài Đồng Giê-su đã trở nên quen thuộc và gần gũi với bạn. Đây là một vị thánh thật dễ thương và xem ra hết sức hồn nhiên như không hề có trở ngại gì trong đời sống đức tin. Một cuộc đời, từ thuở thiếu thời đã được tắm gội trong niềm tin của Giáo hội; đức tin thấm nhuần đến từng chi tiết cuộc sống tưởng chừng như không khó khăn nào có thể lay chuyển được. Nào ngờ, chị đã để lại những dòng tâm sự làm chấn động lòng tín hữu khi ngài viết: “Tâm trí con cứ bị ám ảnh bởi những ý tưởng mà có lẽ chỉ những kẻ duy vật tồi tệ nhất mới nghỉ tới. Bao nhiêu lý luận chống lại đức tin dồn dập tấn công tâm trí, cảm thức đức tin như tiêu tan, chết điếng, và có cảm giác mình hoá thành thân tội lỗi”.

GIU-ĐA, CON NGƯỜI ‘ĐÁNG THƯƠNG’ HAY ‘ĐÁNG GHÉT’?
Trên hành trình sứ vụ của Chúa Giê-su ở thế gian, có rất nhiều câu chuyện về những con người nhỏ bé bước theo Ngài. Có những “bước chân” rất kiên gan, mạnh mẽ, hồ hởi và trung thành bên Chúa Giê-su nhưng cũng có những bước chân lần xa vào bóng tối, rơi vào ngõ cụt của cuộc đời. Một trong những câu chuyện tiêu biểu nhất, bi thảm nhất đó là câu chuyện về cuộc đời và số phận của Giu-đa Ít-ca-ri-ốt, kẻ phản bội Đức Giê-su. Hình ảnh Giu-đa hẳn gây cho quý độc giả nhiều cảm tưởng khác nhau. Riêng tôi, Giu-đa là hiện thân của hạng người đầy đam mê tiền bạc và quyền lực; một môn đồ phản trắc, bội nghĩa vong ân, nhưng đồng thời cũng là một con người đáng thương.  

HÃY ‘RỬA TAY’ NHƯNG XIN ĐỪNG ‘PHỦI TAY’
Chúng ta cũng rửa tay của mình nhưng không phải theo cách thế mà Philatô đã làm.Chúng ta không thể phủi tay để chối bỏ trách nhiệm với người nghèo, người bệnh, người thất nghiệp, người tị nạn, người vô gia cư, với những người trợ giúp về y tế, với tất cả mọi người, với toàn thể công trình sáng tạo và với tương lai của biết bao thế hệ. Chúng ta cầu nguyện để nhờ quyền năng của Chúa Thánh Thần, chúng ta có tình yêu đích thực cho mọi người khi chúng ta đối diện với tình trạng khẩn cấp chung."

[1] 1 2 [2/2]

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!