Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Jerome Nguyễn Văn Nội
Tủ Sách CGVN

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

TAN TRONG ĐẠI DƯƠNG

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Bài Viết Của Jerome Nguyễn Văn Nội

"HỌ LÀ NHỮNG NGƯỜI TỨ ĐAU KHỔ LỐN LAO MÀ ĐẾN, HỌ GIẶT ÁO VÀ TẨY ÁO TRẮNG TRONG MÁU CON CHIÊN”
Chúng ta hãy dâng lời ngợi khen, chúc tụng và cảm tạ Thiên Chúa về các Thánh Nam Nữ ở trên trời và hãy học cùng các Ngài gương hy sinh thánh thiện.

HAI GIỚI RĂN THÀNH MỘT
Từ Cựu Ước cho tới Tân Ước, Thiên Chúa chỉ muốn mạc khải cho con người biết Người là Tình Yêu. Vì là Tình Yêu nên Thiên Chúa đã tạo dựng vũ trụ vạn vật và con người. Vì là Tình Yêu nên Thiên Chúa đã sai Con Một đến trần gian để cứu chuộc nhân loại tội lỗi. Thiên Chúa chỉ mong đợi một điều là loài người nhận ra:

CHÚA NHẬT TRUYỀN GIÁO - CỦA THIÊN CHÚA TRẢ VỀ THIÊN CHÚA
Nhiểu người ngạc nhiên không hiểu tại sao ngày nay các Kitô hũu vẫn bị bách hại tại nhiều quốc gia trên thế giới. Một trong những lý do chính của sự bách hại đó là chính quyền của các quốc gia ấy chỉ biết đến quyền của mình mà không chiu nhìn nhận quyền của Thiên Chúa, quyền mà chính Chúa Giêsu đã công bố trong Phúc âm Mátthêu: “Của Xê-da trả về Xê-da, của Thiên Chúa trả về Thiên Chúa" (Mt 28,18-20). Nhà cầm quyền của đế quốc Roma và của nhiều nước khác đã lạm quyền mà Thiên Chúa đã giao cho họ để phục vụ dân tộc đất nước họ, nên đã không tôn trọng, thậm chí tiếm đoạt, nhiều quyền thuộc về Thiên Chúa, thuộc về người dân.

TRANG PHỤC CỦA KHÁCH DỰ TIỆC CƯỚI
Để mạc khải về Nước Trời là Vương Quốc Tình Yêu của Thiên Chúa, Chúa Giêsu đã dùng nhiều dụ ngôn và nhiều hình ảnh quen thuộc, gần gũi với đời sống của người Do-thái. Hai dụ ngôn và hình ảnh được Chúa Giêsu ưa dùng nhất là Vườn Nho và Tiệc Cưới.

NỮ TỲ CỦA THIÊN CHÚA
Trong Cựu Ước không có nhân vật nào có thể so sánh được với ông Môsê. Thế mà danh xưng đẹp nhất, xứng hợp nhất của ông là TÔI TỚ CỦA THIÊN CHÚA. Trong cả Cựu Ước lẫn Tân Ước, ngoài Chúa Giêsu, thì không có nhân vật nào đáng kính, đáng trọng, đáng mến cho bằng Đức Maria. Thế mà Danh xưng đẹp nhất, xứng hợp nhất của Mẹ là NỮ TỲ CỦA THIÊN CHÚA. (Theo ngôn ngữ của báo chí bình dân ngày nay, Đức Maria là ÔSIN của Thiên Chúa)

LÀM CON THẢO CỦA CHA TRÊN TRỜI
Văn hóa Á Đông giúp các Ki-tô hữu Á Đông hiểu giáo huấn của Đạo Chúa một cách dễ dàng hơn vì truyền thống Á Đông và Giáo Lý Công Giáo đều rất coi trọng những giá trị của Gia Đình, nhất là sự hiếu thảo của con cái đối với ông bà cha mẹ. Trong gia đình Việt Nam, người con hiếu thảo là người con biết nghe lời ông bà cha mẹ mà kính trên nhường dưới, sống thuận hòa với người trong gia đình và thân ái với người xung quanh cũng như hữu ích cho xã hội cộng đồng.

HÃY VÀO LÀM TRONG VƯỜN NHO
Cây nho, vuờn nho là những thực tại rất gần gũi, thân thiết với dân Israel xưa. Vì thế mà cây nho, vườn nho, ông chủ vườn nho và thợ làm vườn nho được nhắc đến nhiều lần trong Thánh Kinh. Theo quan điểm của Thánh Kinh Ki-tô giáo, thế giới này là vườn nho của Thiên Chúa, một vườn nho khổng lồ, mà mọi người lớn/bé, già/trẻ, nam/nữ, tài ba/vụng về, trí thức/ít học, giầu/nghèo, lương/giáo... đều được Thiên Chúa là Chủ vườn nho mời vào làm trong vườn nho ấy.  

THA THỨ ĐỂ ĐƯỢC THỨ THA
Trong con mắt đức tin, cộng đoàn (gia đình, giáo xứ, giáo hội, xã hội) không chỉ có tương quan chiều dọc là quan trọng mà tương quan chiều ngang cũng rất quan trọng. Tương quan chiều dọc là tương quan của mỗi người với Thiên Chúa. Còn tương quan chiều ngang là tương quan giữa người với người. Một trong những đặc điểm của tưong quan chiều ngang là việc sửa lỗi cho nhau, giúp nhau nên hoàn hảo và việc hiệp thông với nhau trong lời cầu nguyện (Phúc Âm Chúa Nhật 23 Thường Niên A). Một đặc điểm khác của tương quan chiều ngang là sự tha thứ cho nhau   (Phúc âm Chúa Nhật 24 Thường Niên Năm A)

GIÚP ANH EM SỬA LỖI VÀ TIẾN BỘ
Trong Tin Mừng Mát-thêu có tât cả 5 bài giảng: bài giảng trên núi (chương 5-7), bài giảng về sứ mạng truyền giáo (chương 10), bài giảng bằng các dụ ngôn (chương 13), bài giảng về Giáo hội (chương 18) và bài giảng về cánh chung (chương 24-25). Bài Phúc Âm Chúa Nhật XXIII Thường Niên Năm A là  một phần của bải giảng về Giáo Hội. Lý do Chúa Giêsu quan tâm đến Giáo Hội là vì Giáo Hội là cộng đoàn những người theo Chúa, là Israel mới hay dân  riêng mới của Thiên Chúa, là hình ảnh của Nước Trời nơi trần thế, là công cụ của Ơn Cứu Độ. Vì lý do đó mà một trong những trách nhiệm của các thành viên trong cộng đoàn Giáo Hội là nhắc nhở và xây dựng cho nhau sống đúng với tư cách và chức danh Ki-tô hữu là giáo dân hay là giáo sĩ.

TỪ BỎ CHÍNH MÌNH & VÁC THẬP GIÁ MÌNH
Bài giáo lý cơ bản và sơ đẳng nhất của các Sách Phúc âm là nhận biết Chúa Giê-su là Ai và muốn đi theo Người thì phải đi con đường nào? Lời tuyên tín của Phê-rô "Thầy là Đấng Ki-tô, Con Thiên Chúa hằng sống" trong bài Phúc Âm tuần trước (Mt 16,16) là câu trả lời cho vế thứ nhất. Những lời công bố của Chúa Giê-su “Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo” trong bài Phúc âm hôm nay (Mt 16,24) là lời giải đáp cho vế thứ hai.

“CÒN ANH EM, ANH EM BẢO THẦY LÀ AI?”
Đối với các Kitô hũu của mọi thời mọi nơi thì điều quan trọng nhất là biết Thiên Chúa là Ai hay là Đấng nào? Và Người muốn gì?  Biết Thiên Chúa là Ai hay là Đấng nào để chúng ta biết cách sống với Thiên Chúa/ Biết Thiên Chúa muốn gì để chúng ta thực hiện điều muốn ấy.

“NÀY BÀ, BÀ CÓ LÒNG MẠNH TIN, BÀ MUỐN SAO THÌ ĐƯỢC VẬY”
Trong Cưu Ước Thiên Chúa đã chọn Israel làm dân riêng để họ thờ phương yêu mến Thiên Chúa và làm cầu nối cho Thiên Chúa đến với các dân tộc khác. Nhưng không phải người Israel nào cũng hiểu đúng ý định ấy của Thiên Chúa. Phần đông người Israel có cái nhìn khinh thị đối với những người không phải là dân Israel và gọi họ là dân ngoại. Não trạng ấy còn tồn tại nơi nhiều người Israel thòi đầu Công nguyên. Vì thế trong thời rao giảng Tin Mừng ở Palestine, Chúa Giêsu Kitô đã nhiều lần đề cao lòng tin của những người ngoại tức của những người không thuộc Israel, vừa để chấn chỉnh suy nghĩ sai lầm của người Israel vừa để trả lại giá trị thật của những người lương dân.  

CHÍNH THẦY ĐÂY, ĐỪNG SỢ
Trong bất cứ xã hội, quốc gia nào cũng có những người không biết sợ là gì, dù là nghèo đói, vất vả, đòn roi, ngục tù, thậm chí cả cái chết. Họ quả là những con người dũng cảm, đáng kính phục. Trong khi đó, đại đa số con người ta thường bị cái sợ chế ngự cả tâm trí lẫn hành vi. Có người sợ đói, sợ rét. Có người sợ bệnh tật và tuổi già. Có người sợ mất của cải, địa vị, chức quyền. Có người sợ tù tội, giam cầm. Có người sợ ma, sợ quỉ là các thế lực vô hình độc ác.

NĂM CHIẾC BÁNH VÀ HAI CON CÁ
Dịch bệnh Covíd 19 đang khiến cả thế giới phải lao đao khốn khổ. Nhóm người bị ảnh hưởng nhầt là những người nghèo vì dịch bệnh khiến họ mất việc làm, không có thu nhập, thiếu cơm ăn thuốc uống. Ước gì những người khốn khổ ấy nghe được những lời của ngôn sứ Isaia "Hỡi tất cả những ai khát nước, hãy đến uống nước; hỡi kẻ không tiền bạc, hãy đến mua lúa mà ăn; hãy đến mà mua rượu và sữa, không cần trả tiền, không cần đổi chác gì” và được có mặt trong đám đông năm ngàn người đàn ông giữa nơi hoang địa được nghe Chúa Giêsu Kitô giảng và cho ăn bánh và cá: “Mọi người đều ăn no”  

NGƯỜI KHÔN CÓ ĐƯỢC KHO BÁU
Người đời có câu: “Khôn thì sống, dại thì chết” Đó là đúc kết kinh nghiệm sống  của loài người, không chỉ trong lãnh vực trần thế mà cả trong lãnh vực tâm linh nữa. Người khôn là người biết định giá (hay lượng giá) đúng. Người khôn là người biết chọn lựa đúng. Vì thế mà người khôn là người có được kho báu. Điển hình là người đi tìm ngọc đẹp và thương gia tìm thấy kho báu. Hai người ấy bán hết tài sản họ đang có để mua cho được viên ngọc quý hay thửa ruộng trong đó có chôn giấu kho báu, vì họ định giá đúng về viên ngọc quý hay kho báu vừa tìm thầy.

KẺ XẤU SỐNG CHUNG VỚI NGƯỜI TỐT, GIỐNG NHƯ CỎ LÙNG MỌC CHUNG VỚI LÚA
Trong Tin Mừng Mát-thêu có 5 bài giảng: (a) bài giảng trên núi, (b) bài giảng về sứ mạng truyền giáo, (c) bài giảng về Giáo hội, (d) bài giảng về các dụ ngôn và (đ) bài giảng về cánh chung. Trong bài giảng về các dụ ngôn, Chúa Giê-su đã dùng 6 dụ ngôn để nói về Nước Trời: (a) dụ ngôn người gieo giống, (b) dụ ngôn cỏ lùng, (c) dụ ngôn hạt cải, (d) dụ ngôn men trong bột, (đ) dụ ngôn kho báu và ngọc quý và (e) dụ ngôn chiếc lưới thả xuống biển. Mỗi dụ ngôn có ý nghĩa riêng và mang một sứ điệp riêng.

GIEO KHẮP BỐN PHƯƠNG TRỜI
Trên bìa cuốn Tự điển Bách khoa Larousse nổi tiếng, chúng ta đọc thấy phương châm này: “On sème à tout vent.” Có thể tạm dịch là: “Gieo khắp bốn phương trời.” Phương châm này giúp chúng ta liên tưởng đến dụ ngôn người gieo giống trong Tin Mừng Mát-thêu: “Trong khi người ấy gieo, thì có những hạt rơi xuống vệ đường, chim chóc đến ăn mất. Có những hạt rơi trên nơi sỏi đá, chỗ đất không có nhiều; nó mọc ngay, vì đất không sâu; nhưng khi nắng lên, nó liền bị cháy, và vì thiếu rễ nên bị chết khô. Có những hạt rơi vào bụi gai, gai mọc lên làm nó chết nghẹt. Có những hạt lại rơi nhằm đất tốt, nên sinh hoa kết quả: hạt được gấp trăm, hạt được sáu chục, hạt được ba chục."

“HÃY ĐẾN CÙNG TÔI, TÔI SẼ CHO NGHỈ NGƠI BỒI DƯỠNG”
Có lẽ chưa bao giờ loài người phải lao đao vất vả và cực khổ như mấy tháng vừa qua với dịch cúm corona virus. Riêng tại Việt Nam cũng có rất nhiều người chịu ảnh hưởng do mất việc hay kế sinh nhai khiến cuộc sống nặng nề hơn. Trong bối cảnh ấy ước gì mọi người, lương cũng như giáo, nghe được tiếng nói dịu dàng của chính Chúa Giêsu Kitô:  "Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặ,ng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng!”

HY SINH TỪ BỎ ĐỂ THEO CHÚA - HY SINH TỪ BỎ ĐỂ NÊN GIỐNG CHÚA
Không có tôn giáo nào lại không coi trọng việc hy sinh từ bỏ trong đời sống tâm linh. Hy sinh từ bỏ không chỉ là những cái xấu (tội lỗi, ích kỷ, hận thù) mà cả những cái tốt (người thân, của cải, ý riêng). Hy sinh từ bỏ càng nhiều thì người tu hành càng trở thành nhà chân tu.  Hy sinh từ bỏ càng nhiều thì người tín đồ càng trở nên thánh thiện.

CÁI GIÁ PHẢI TRẢ KHI THEO CHÚA
Nhiều người Công giáo vì quá đon sơ chất phác nên thường thắc mắc không hiểu tại sao ngay ngày hôm nay trên thế giới vẫn có những người có đạo bị chính quyền đàn áp. Các Ki-tô hữu bị đàn áp không phải vì họ làm điều xấu xa mà chỉ vì họ theo một tôn giáo mà chính quyền không thích không ưa. Nếu những người này đọc những lời cảnh báo của Đức Giê-su trong Phúc Âm, về người này người nọ,  thì họ sẽ hiểu được rằng: Té ra theo đạo, nhất là đạo Công  giáo, không phải là điều đơn giản, không phải lúc nào cũng thuận lợi mà trái lại nhiều lúc rất cam go vất vả, thậm chí nguy hiểm nữa. Cái giá phải trả có khi rất cao (bị người đời ghét bỏ, giết hại). Nhưng phần thưởng thì rất lớn, vô cùng lớn: được Chúa Giê-su tuyên bố nhận làm môn đệ trước mặt Thiên Chúa Cha.

[1] 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 [10/30]

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!