Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Jerome Nguyễn Văn Nội
Tủ Sách CGVN

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

TAN TRONG ĐẠI DƯƠNG

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Bài Viết Của Jerome Nguyễn Văn Nội

BÁNH TRƯỜNG SINH
Dịch bệnh Covid-19 làm cho nhiều người điêu đứng khổ sở vì mắc bệnh, và nhiều người khác phải điêu đúng khổ sở không kém vì thiếu lương thực thực phẩm cần thiết cho sự sống (thể lý). Của ăn vật chất cần thiết cho sự sống thể lý thế nào thì của ăn thiêng liêng còn cần thiết cho sự sống tâm linh hơn thế nữa. Nói cách khác con người cần cơm bánh để sống ở đời này và cần bánh trường sinh để được sống vĩnh cửu. Chúa Giêsu Kitô là Bánh trường sinh ấy, vì chính Người đã tuyên bố Người là Bánh trường sinh cho loài người.   

LUƠNG THỰC MỚI TẠO NÊN CUỘC SỐNG VÀ CON NGƯỜI MỚI
Nếu nhìn kỹ vào đời sống Kitô hữu của mình, chúng ta thấy có sự mâu thuẫn trầm trọng giữa niềm tin và cách sống. Với Phép Rửa và Thánh Thể mỗi Kitô hữu phải là những con người mới nhưng trên thục tế nhiều người trong chúng ta vẫn là những con người cũ. Luơng thực mới chưa giúp chúng ta thành những con người mới. Chúng ta cần học người Do-thái về bài học này:  a) Trong hành trình vào Đất Hứa Canaan, Thiên Chúa ban manna mỗi ngày cho dân Israel, không chỉ để cho họ sống mà còn giúp họ tuân theo các thánh chỉ của Thiên Chúa. Còn những người Israel thời Chúa Giêsu được Người làm phép lạ bánh và cá hóa nhiều cho họ ăn no nê để họ biết tìm kiếm những của ăn không hư mất, những của ăn tồn tại đến muôn đời. Chúa Giêsu muốn nói đến Thánh Thể mà Người sẽ ban cho các Kitô hữu, cho Hội Thánh.. Thánh Thể là lương thực mới tạo nên cuộc sống và con nguời mới.

PHÉP LẠ CỦA QUYỀN NĂNG VÀ TÌNH THƯƠNG
Câu chuyện Chúa Giêsu đã biến 5 chiếc bánh và 2 con cá ra nhiều để nuôi 5-6 ngàn người trong Tin Mừng Gioan, vừa cho chúng ta thấy quyền năng, vừa cho chúng ta thấy tình thương của Thiên Chúa Ngôi Lời làm người giữa thế nhân.

VINH DỰ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC MỤC TỬ
Lời Chúa của Phụng Vụ Chúa Nhật XV Thường Niên Năm B đề cập đến ơn gọi và sứ mạng của các Ki-tô hữu (nói chung) thì Lời Chúa của Phụng Vụ Chúa Nhật XVI Thường Niên Năm B đề cập đến ơn gọi và sứ mạng của các Ki-tô hữu lãnh đạo (nói riêng). Trong đạo cũng như ngoài đời, vai trò của người lãnh đạo là hết sức quan trọng. Ngoài đời thì là chính quyền các cấp, còn trong đạo thì là các mục tử các cộng đoàn lớn nhỏ.

ƠN GỌI & SỨ MẠNG CỦA KI-TÔ HỮU
Một trong những nét son của Công Đồng Vatican II là đã khẳng định và đề cao phẩm giá và địa vị cao trọng của các Ki-tô hữu giáo dân. Thật ra giáo huấn của Công Đồng cũng chỉ là những tái khẳng định của giáo huấn  Thánh Kinh mà thôi. Vì thế chúng ta chẳng những có thể khẳng định với Thánh Giê-rô-ni-mô rằng: “Không biết Thánh Kinh là không biết Chúa Ki-tô” mà còn có thể tuyên bố: “Không biết Thánh Kinh còn là không biết chính mình chúng ta nữa!” nghĩa là không biết phẩm giá và địa vị cao trọng của chúng ta cũng như trách nhiệm cao cả và nặng nề của chúng ta.

NHẬN RA SỨ GIẢ CỦA THIÊN CHÚA
Kinh nghiệm đời sống tâm linh cho thấy nhiều người hoặc vì cứng đầu cứng cổ, hoặc vì thành kiến mà không nhận ra sứ giả của Thiên Chúa. Con cái Ít-ra-en thời ngôn sứ Ê-dê-ki-en, vì cứng đầu cứng cổ, nên không nhận ra có một ngôn sứ đang ở giữa họ là Ê-dê-ki-en. Vị ngôn sứ là tiếng nói của Thiên Chúa, là người nói thay Thiên Chúa, để chỉ dậy cho dân biết đường lối, ý định, kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa. Còn dân làng Na-da-rét, vì thành kiến và không tin, nên không nhận ra Chúa Giê-su là vị đại ngôn sứ, là chính Lời Thiên Chúa nhập thể làm người và ở giữa dân Người. Kinh nghiệm của người xưa phải giúp mỗi người, mỗi cộng đoàn chúng ta nhậy bén và tỉnh thức trong việc nhận ra các sứ giả của Thiên Chúa! Vậy xin mời các bạn đọc kỹ và tìm hiểu các bài Sách Thánh hôm nay.

MẠNH TIN ĐỂ ĐƯỢC CHỮA LẢNH
Dịch bệnh Covid-19 giúp nhân loại nói chung, các Kitô hữu nói riêng, ngộ ra điều này: sự sống của con người thật mong manh: một con virus mắt thường không thấy mà quật ngã bất cứ người nào, bất kể là người khỏe mạnh, xinh đẹp, giầu sang và quyền lực trong số những người đang sống. Nhưng suy nghĩ kỹ hơn một chút, chúng ta sẽ thấy rắng sự sống của con người thời nay không chỉ bị đe dọa bởi Covid-19 mà còn bị đe dọa bởi nhiều thứ khác như nạn phá thai, chủ nghĩa vô thần duy vật, cách sống thực dụng và ích kỷ, ham hố quyền lực và cai trị độc tài v.v… Vì thế nhân loại nói chung, các Kitô hữu nói riêng, rất cần được soi sáng bởi Tin Mừng mà Chúa Giêsu đem lại.

CHUA GIÊSU THỊ UY VỚI THẾ LỰC CỦA MA QUỈ
Trong thời gian gần đây trong giáo phận Đà-lạt và một vài nơi khác rộ lên chuyện trừ quỉ của một số người trong Giáo hội, khiến nhiều giáo dân thắc mắc và lo ngại. Trong bài Phúc âm Chúa Nhật XI Thường Niên Năm B, Phụng vụ Giáo hội cho chúng ta đọc câu chuyện Chúa Giêsu dẹp tan sóng gió trên biển hồ. Thật ra việc Chúa Giêsu dẹp tan sóng gió trên biển hồ không chỉ có nghĩa là Chúa Giêsu thị uy với sóng gió là những sự kiện của tự nhiên, nhưng còn có nghĩa là Chúa Giêsu thị uy với thế lực của ma quỉ, vi theo quan niệm phổ biến của người Do-thái thời Chúa Giêsu thì núi là ngai tòa Thiên Chúa ngự (Chúa Giêsu giảng trên núi, hiển dung trên núi, chịu chết trên núi, thăng thiên trên núi), còn sông biển là thế giới của ma quỉ thống trị.

NƯỚC TRỜI HAY NƯỚC THIÊN CHÚA
Trong ba năm rao giảng và chữa lành khắp các nẻo đường Palestin, Chúa Giêsu đặc biệt quan tâm đến việc giúp các môn đệ và dân chúng hiểu về Nước Trời (hay Nước Thiên Chúa) mà Người thiết lập trong trần gian. Người đã dùng nhiều hình ảnh, nhiều dụ ngôn -là một hình thái văn chương bình dân và cách trình bày quen thuộc với người đương thời- để nói về Nước Trời hay Nước Thiên Chúa

GIAO ƯỚC TÌNH YÊU
Ngay từ thời Cựu Uớc dân Israel đã khác biệt các dân tộc khác ở chỗ là dân ấy đã được Thiên Chúa chọn làm dân riêng và ký kết với họ giao ước Xinai. Dân Kitô giáo là Israel mới chẳng những kế thừa giao ước cũ mà còn được nâng cấp trong giao ước tình yêu nhờ/trong hiến tế thập giá của Chúa Giêsu Kitô, Con Một Thiên Chúa.

“VINH DỰ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA KẺ LÀM CON THIÊN CHÚA’’
Trong bất cứ xã hội nào được làm con ông cháu cha (viết tắt là COCC) cũng là một vinh dự lớn lao kéo theo không biết bao nhiều là đặc ân và đặc quyền về địa vị xã hội, ưu thế chính trị và quyền lợi kinh tế. Nhưng nếu xem xét một cách toàn diện của thân phận con người thì các Kitô hữu còn có vinh dự lớn lao gấp bội những COCC ấy vì các Kitô hữu là con cái của Thiên Chúa là Đấng Toàn Năng Vô Biên và là Chúa Tể vũ trụ vạn vật. Thế nhưng có nhiều Kitô hữu lại coi thường vinh dự và trách nhiệm làm con Thiên Chúa của mình; có nhiều giáo dân không cảm nghiệm được hạnh phúc và vinh dự được làm con Thiên Chúa! Thật đáng tiếc! và đáng suy nghĩ!

“ANH EM HÃY NHẬN LẤY THÁNH THẦN’’
Đối với các Kitô hữu thì việc đón nhận và sống theo Thánh Thần của Thiên Chúa là vô cùng quan trọng, vì không ai có thể sống đời sống đức tin cậy mến mà không có Thánh Thần. Vì thế mà lời mời  “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần” của Chúa Giêsu Kitô Phục Sinh dành cho các Tông Đồ và tất cả các Kitô hữu là lời mời chan chứa ân tình. 

NIỀM VUI CỦA YÊU THƯƠNG
Kitô hữu nào cũng biết Kitô giáo là Đạo yêu thương bác ái vì Kitô giáo xuất phát từ Thiên Chúa là Tình Yêu và vì Chúa Giêsu Kitô đã yêu thương loài người cho đến nỗi hiến mạng sống mình trên thập giá. Hơn nữa vì là tình yêu tự hiến nên tâm trí người tín hữu Kitô luôn tràn đầy niềm vui.

SỐNG MẬT THIẾT VỚI CHÚA GIÊSU KITÔ
Mỗi lần đọc lại đoạn Phúc âm về cây nho và cành nho, những kỷ niệm đẹp của một thời trai trẻ như sống lại trong tôi. Đó là thời gian tôi được huấn luyện trong Nhà Tập Dòng Tiều Đệ ở Farlete (Saragoza, Tây Ban Nha) và ở Spello (Perugia, Italia) vào những năm 1969-1971, giữa những cánh đồng nho và với những ngày lao động trên những cánh đồng nho ấy.

CHIÊM NGẮM & CẢM TẠ CHÚA GIÊ-SU TRONG CUỘC THƯƠNG KHÓ
Tuần Thánh bắt đầu bằng Lễ Lá. Trong phụng vụ Lời Chúa, Mẹ Giáo Hội cho đọc Bài Thương Khó theo Tin Mừng Mác-cô. Xin đề nghị quý bạn hãy đọc chậm rãi ba Bài Thánh Kinh và hướng mắt hướng lòng về Chúa Giê-su Ki-tô mà chiêm ngắm và cảm tạ Người. Sau mỗi đoạn Thánh Kinh, bạn có thể thầm thì với Chúa:  “Lạy Chúa Giê-su Ki-tô là Con Một Thiên Chúa và là Đấng Cứu Độ con, con cảm tạ và yêu mến Chúa!”

KHÔNG BIẾT THÁNH KINH LÀ KHÔNG BIẾT ...
Để mừng kỷ niệm 1600 năm ngày mất của Thánh Giêrônimô (340-390) linh mục tiến sĩ Hội Thánh, Đức Thánh Cha Phanxicô đã ban hành Tông Thư  SCRIPTURAE SACRAE AFFECTUS  (LÒNG YÊU MẾN KINH THÁNH). Tông Thư này gửi đến mọi Kitô hữu, nhất là các Kitô hữu giáo dân Việt Nam vì rất ít giáo dân Việt Nam quan tâm đến việc tìm hiểu, học hỏi và truyền bá Lời Chúa chứa đụng trong kho tàng Thánh Kinh. Nói về Thánh Giêrônimô không Kitô hũu nào không nhớ câu nói nổi tiếng của ngài: “KHÔNG BIẾT THÁNH KINH LÀ KHÔNG BIẾT CHÚA KITÔ.” Không ai chối cãi được sự chính xác của câu nói trên của Thánh Giêrônimô. Nhưng thật ra thì sự không biết (hay dốt nát) Thánh Kinh còn tạo ra một sự không biết (hay dốt nát) khác: Đó là không biết chính mình.  Thế nên mệnh đề đầy đủ phải là “KHÔNG BIẾT THÁNH KINH LÀ KHÔNG BIẾT CHÚA KITÔ và KHÔNG BIẾT CẢ CHÍNH BẢN THÂN MÌNH”.

ƠN TRỜI & VIỆC NGƯỜI
Thánh Augustinô đã có một câu nói trứ danh đại khái như thế này: “Thiên Chúa dựng nên con thì chẳng cần con, nhưng Thiên Chúa lại cần con khi muốn cứu con.”  Câu nói ấy chứa đựng một chân lý ngàn đời của Kitô giáo: “Ân sủng và lòng tin”   hay nói cách đơn sơ bình dân là “ơn trời và việc người” là hai yếu tố vô cùng quan trọng trong đời sống Đức Tin và Ơn Cứu Rồi.

NHIỆT TÂM LO VIỆC NHÀ CHÚA
Người Mỹ có một câu châm ngôn rất đáng chúng ta suy nghĩ là:  “sự thất bại nặng nề nhất của con người là đánh mất lòng nhiệt thành”  Câu châm ngọn đó có thế áp dụng cả trong Đạo lẫn ngoài đời.

“DẠ, CON ĐÂY!”
Mùa Chay là thời gian mà các Ki-tô hữu được mời gọi và tạo điều kiện để nhìn lại bản thân và cách sống xem có phù hợp với ơn gọi, sứ mạng và tư cách Ki-tô hữu của mình không? Nếu có tư tưởng, lời nói và hành động nào chưa hay không phù hợp thì phải điều chỉnh.

HÃY SÁM HỐI & TIN VÀO TIN MỪNG!
Mùa Chay lại trở về với muôn vàn hồng ân của Thiên Chúa. Cùng với toàn thể Giáo hội Công giáo, chúng ta hãy bước vào Mùa Chay của Phụng vụ Năm B với tâm tình xứng hợp. Trọng tâm của Mùa Chay là ăn năn sám hối về những tội lỗi và thiếu sót trong cuộc sống đức tin của mình và thay đổi cách sống nhằm chuẩn bị tâm hồn đón mừng Chúa Giê-su Ki-tô Phục Sinh và ơn cứu độ của Thiên Chúa. Các bài đọc Thánh Kinh hôm nay đều tập trung vào việc Thiên Chúa đã cứu vớt con người:

[1] 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 [8/30]

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!