Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Thiên Phong
Tủ Sách CGVN

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

TAN TRONG ĐẠI DƯƠNG

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

ThánhVịnhĐápCa (NgọcCẩn)

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Bài Viết Của Thiên Phong

KHỔ HẠNH KITÔ GIÁO: PHÁ VỠ GỌNG KÌM TAI ÁC CỦA CHỦ NGHĨA TIÊU THỤ (2)
Biết bao người đã nhận Phép Rửa trong cái chết và sự Phục Sinh của Đức Kitô, nhưng đang bị dính vào bẫy của “các quyền lực thế gian”, trong khi lẽ ra họ phải đang cảm nếm được sự tự do của con cái Thiên Chúa (x. Gl 4,1-9). Nếu họ nhìn ra và hiểu được nỗi khốn cùng của mình, ắt hẳn họ sẽ bước vào lối bước ân sủng để thoát ra khỏi cơn bế tắc, nhưng lối sống tiêu thụ cuốn chặt họ trong đủ thứ hoạt động và lo toan đến nỗi hầu như không bao giờ họ có thể bất chợt giật mình nghĩ lại và nhận ra Thiên Chúa nữa. Xem ra chẳng có ý nghĩa gì việc khuyên những người ấy dành nhiều thời giờ hơn cho việc cầu nguyện với Chúa, vì việc gắn thêm “Thiên Chúa” và “cầu nguyện” vào núi công việc của họ thì không đủ để vãn hồi lòng đạo đích thực. Người ta cần ý thức rằng mối hiệp thông cá vị với Thiên Chúa phải là nguồn và là chóp đỉnh của đời sống, chứ không thể giảm trừ nó chỉ còn là việc đầu tiên trong danh sách “các việc phải làm.” Để có thể giúp người ta, Giáo Hội cần một cách thế hữu hiệu để đối đầu với lối sống tiêu thụ, một cách thế khả dĩ đưa được Thiên Chúa trở lại vị trí trung tâm của đời sống người ta.

KHỔ HẠNH KITÔ GIÁO: PHÁ VỠ GỌNG KÌM TAI ÁC CỦA CHỦ NGHĨA TIÊU THỤ (1)

Đôi lời giới thiệu: Trong những ngày này, các gia đình Công Giáo trên khắp thế giới đang học hỏi và chuẩn bị cho Đại Hội Thế Giới Các Gia Đình lần thứ 7 sẽ diễn ra tại Milanô vào đầu tháng 6-2012, với chủ đề “Gia đình: làm việc và mừng lễ”. Điểm nhắm là vãn hồi một sự cân bằng đúng đắn cho việc tổ chức đời sống gia đình, trong đó ngày Chúa Nhật và các ngày Lễ không bị nuốt chửng bởi nhịp sống hối hả và nhiễm nặng tính thế tục của thời hiện đại.

Chúng tôi cũng vừa mới giới thiệu những suy tư của Cha John A. Hardon, S.J., Tôi Tớ Chúa, trong bài “Linh Đạo Thời Nay”. Trong tầm nhìn linh đạo của Cha Hardon, một nét đặc trưng của thế giới phương Tây hôm nay là sự sung túc. Và đứng trước sự sung túc này, ngài nói: “Nét nổi bật trước hết của linh đạo thời nay là - và phải là - tinh thần nghèo khó. Điều này có nghĩa rằng ta phải có một tinh thần siêu thoát thực sự đối với cơ man những thứ dễ chịu mà xã hội sung túc đang cung ứng cho ta.”

Trong cùng chiều hướng, chúng tôi xin tiếp tục giới thiệu ở đây bài viết tâm huyết của Cha Timothy V. Vaverek. Ngài nhận diện tính hủy diệt (destructive) của chủ nghĩa tiêu thụ, và ngài diễn giải công hiệu chữa trị chủ nghĩa này nơi việc thực hành khổ hạnh Kitô giáo.

(Người dịch)

LINH ĐẠO THỜI NAY (2)
Chúng ta thật bất ngờ với sự tương phản trong các bản văn của các Tông Đồ, vì xem ra không có tồn tại một “vùng” nằm giữa sự thánh thiện và tội lỗi. Phaolô, Gioan, Phêrô, Giacôbê lặp đi lặp lại cùng một điều rằng: các môn đệ Đức Kitô được mời gọi nên thánh; rằng mục tiêu của họ là sự thánh thiện; và rằng không có sự mặc cả nào giữa Đấng Cứu Độ và Satan. Đây chỉ là một âm vọng của điều Đức Kitô tuyên bố rằng chúng ta không thể đồng thời vừa phục vụ Thiên Chúa vừa phục vụ Mammon được, “Ai không theo Ta là chống lại Ta.” Tân Ước không có ý niệm gì về điều mà ngôn ngữ hiện đại của chúng ta gọi là thỏa hiệp hay tương nhượng. Tân Ước chỉ biết có hoặc trắng hoặc đen.

LINH ĐẠO THỜI NAY (1)
Có một mối nguy rõ ràng khi nói về linh đạo thời nay. Người ta có thể nghi ngờ rằng đời sống thiêng liêng mỗi thời mỗi khác, rằng có lẽ ngay cả yếu tính của sự thánh thiện cũng thay đổi theo thời gian. Nhiều người có thể lập luận rằng sự hoàn thiện Kitô giáo, cách nào đó, phụ thuộc vào tính cập nhật, điều mà nói theo ngôn ngữ Thánh Kinh có nghĩa là xuôi theo thế gian và những giá trị thời thượng của thế gian. Thậm chí cũng có nghĩa là nếu một người trước hết không học nghệ thuật trở nên “phù hợp” (ngày nay từ này xem ra đang rất “ăn khách”), thì người ấy không thể nên thánh.  

LỜI CẦU NGUYỆN CHO LINH MỤC
Lời cầu nguyện sau đây, không rõ tác giả, ở trang cuối tập tài liệu “Spiritualità sacerdotale” do Cha Giovanni Grosso, O.carm. biên soạn. Xin giới thiệu bản tiếng Việt, mong có thể hữu dụng cho bất cứ ai muốn cầu nguyện cách riêng cho linh mục / giám mục nào đó, nhất là cho những linh mục / giám mục là người thân của mình. (Người dịch)

BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA BÊNÊĐICTÔ XVI TRONG THÁNH LỄ PHONG CHÂN PHƯỚC ĐỨC GIOAN PHAOLÔ II
Cách đây sáu năm chúng ta tập trung tại Quảng Trường này để cử hành lễ an táng Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II. Niềm đau của chúng ta vì mất ngài thật sâu sắc, và càng lớn hơn nữa, đó là tâm tình tri ơn vô bờ của chúng ta bao trùm cả thành Rôma và toàn thế giới: niềm tri ơn ấy, cách nào đó, chính là hoa quả từ toàn thể cuộc đời vị tiền nhiệm của tôi, cách riêng từ chứng tá đau khổ của ngài. Ngay lúc đó chúng ta đã cảm nhận hương thơm thánh thiện của ngài, và bằng nhiều cách Dân Chúa đã bày tỏ niềm tôn kính ngài. Vì vậy, với tất cả sự tôn trọng các chuẩn mực về phong thánh của Giáo Hội, tôi đã mong muốn tiến trình phong Chân Phước cho ngài được xúc tiến nhanh chóng một cách hợp tình hợp lý. Và hôm nay, ngày mong đợi đã đến; ngày này đến nhanh bởi vì đây là điều đẹp lòng Chúa: Gioan Phaolô II được chúc phúc!

MẦU NHIỆM THẬP GIÁ
Nhưng liệu chúng ta có thể mạnh dạn nói về tình yêu của Thiên Chúa, trong khi trước mắt ta là bao con người đang điêu linh khốn khổ, như trong thảm họa ập xuống trên nước Nhật, hay như những bi kịch trong đó bao con người bị nuốt chửng trên biển trong những tuần lễ vừa qua? Phải chăng ta đừng nên nhắc gì đến những thảm cảnh ấy? Nhưng nếu hoàn toàn làm thinh thì đó sẽ là phản bội niềm tin và là phớt lơ ý nghĩa mầu nhiệm mà chúng ta đang cử hành.

LẠY CHÚA, CON SAI RỒI!
Đôi khi tôi mơ giấc mơ rất trẻ con, mơ rằng bất chợt sau một đêm thức dậy, tất cả các nhà lãnh đạo độc tài, tham nhũng, các tổ chức tội phạm, các kẻ gian manh, táng tận lương tâm trên toàn thế giới này bỗng cùng nhau nắm tay, xuống đường, hừng hực khí thế biểu tình và hô lớn: “Vâng, mọi người có quyền có được một cuộc sống tốt đẹp hơn. Vâng, chúng tôi sai rồi. Chúng tôi có vấn đề. Chúng tôi cần thay đổi!

ÔN CỐ TRI TÂN: Thần Học Ảnh Hưởng Đến Linh Đạo Như Thế Nào Ở Tây Phương Thời Trung Cổ?
Lời giới thiệu: Thời Trung Cổ đã lùi xa nhưng cách nào đó vẫn còn rất gần với chúng ta. Một bằng chứng là, chẳng hạn, trong sáu kiểu thức thần học sứ mạng của tác giả kinh điển David J. Bosch, thì kiểu thức “Trung Cổ” vẫn được giới chuyên môn ghi nhận là còn đang thịnh hành. Tuyển dịch những trang này từ một trong những từ điển linh đạo nổi tiếng hiện nay, mục đích duy nhất của chúng tôi là ôn cố tri tân trong lãnh vực linh đạo. Lịch sử là thầy dạy tuyệt vời, có thể giúp soi sáng chúng ta điều chỉnh cả những bất cập lẫn những thái quá. Các tiêu đề trong bản tiếng Việt này là của người dịch.

CÓ CÒN Ý NGHĨA GÌ CHO NHỮNG SỰ SỐNG ẤY KHÔNG?
Có những sự sống xem chừng quá thảm ở xung quanh ta. Và nhiều khi ta bất chợt tự hỏi sao Chúa không cất họ đi cho rồi! Sau đây là một vài chia sẻ, nhân trăn trở của một nữ tu từng dấn thân nhiều năm trong sứ vụ săn sóc người già: “T.P. mến, nhóm của Chị đang chia sẻ về đề tài “À l’étape d’une vie dépendante, une vie religieuse toujours signifiante.” Không biết T.P. có ý kiến gì về đề tài này không? Cho xin với nhé. Khi làm việc suốt ngày với các Soeurs bị lẫn, không biết làm sao để hiểu thấu được Chúa muốn gì trên cuộc sống những người đó T.P. ạ. Nằm một chỗ, ngày qua ngày, không còn biết gì, chẳng nói năng gì, chỉ biết có ăn mà thôi!!! Ở gia đình, mình chỉ thấy một người; giờ ở đây thì cả mấy chục người như thế. Thật là một mầu nhiệm không thể hiểu được...”

Cha François-Marie Léthel, OCD., vị giảng thuyết của Đức Thánh Cha và Giáo Triều trong kỳ tĩnh tâm Mùa Chay năm nay
Lời giới thiệu: Cha François-Marie Léthel, linh mục người Pháp, Dòng Cát Minh, giáo sư thường trú tại Pontificia Facoltà Teologica / Pontificio Istituto di Spiritualità TERESIANUM, mới được chọn làm vị giảng thuyết cho kỳ tĩnh tâm Mùa Chay năm nay của Đức Thánh Cha và Giáo Triều. Sau đây là tâm sự của ngài. (Người dịch)

NẾU BẠN LÀ NGƯỜI TRUNG GIAN
Cho tới đây, chúng ta đã mô tả cách giải quyết một xung đột giữa bạn và một người khác. Phương pháp đó vẫn kiến hiệu để giải quyết xung đột giữa bạn với một nhóm. Song có những trường hợp – cách riêng khi bạn là bề trên – bạn phải giúp giải quyết xung đột giữa hai người khác. Xung đột cũng có thể xảy ra giữa một người và một nhóm (hay cả cộng đoàn).

CAN ĐẢM VÀ QUAN TÂM
Tiến trình mô tả trên giả thiết rằng ta phải có cả can đảm và quan tâm. Nói nôm na là: “Tôi không muốn làm phương hại bạn. Tôi biết rằng mình có thể đạt được hay không đạt được điều mình mong muốn. Nhưng tôi sẽ không thinh lặng, tôi có quyền nói ra cho bạn biết điều mà tôi cho là quan trọng đối với tôi.”

MỘT SỐ ĐIỀU CẦN LƯU Ý
Chúng ta đang nói về việc giải quyết xung đột. Chúng ta đã thấy rằng các phương pháp ‘thua-thua’, ‘thua-được’, ‘được-thua’ đều không thực sự giải quyết được vấn đề, ngoại trừ ít trường hợp cá biệt. Điều được thấy rõ trong tất cả những phương pháp này, đó là hoặc ta hoặc họ, hoặc cả hai, đều không bảo vệ được cả mối tương quan lẫn mục tiêu được nhắm đến. Phương pháp duy nhất kiến hiệu là phương pháp ‘được-được’. Phải nhìn nhận ngay rằng đây không phải là chuyện dễ.

CÁCH GIẢI QUYẾT THỰC SỰ
Phương pháp giải quyết vấn đề theo Tin Mừng là phương pháp ‘được-được’. Mục tiêu là điều quan trọng; mối tương quan cũng quan trọng. “Anh em muốn người ta làm gì cho anh em, thì hãy làm cho người ta như vậy” (Lc 6,31). Đó là nguyên tắc vàng cho các mối tương quan con người. Bạn tôn trọng người khác và các quyền của họ. Bạn kỳ vọng người khác tôn trọng bạn và các quyền của bạn. Ở đây có cả can đảm và quan tâm. Trong một số trường hợp, có thể cần đến một sự nhượng bộ chân thành và thích đáng. Nhượng bộ như vậy vẫn là lối tiếp cận ‘được-được’. Cả hai bên đều cảm thấy rằng mình được chứ không thua.

NHỮNG CÁCH GIẢI QUYẾT KHÔNG KIẾN HIỆU
Anh chồng về nhà trong say khướt, chị vợ mắng anh. Anh bực mình bợp tai chị. Anh thấy mình có lý khi bợp tai vợ, và tiếp tục đi nhậu nữa. “Vợ là gì mà có quyền dạy chồng?” Anh nghĩ thế. Hậu quả là chị vợ thì ăn bợp tai còn anh chồng thì phá hỏng hết tất cả – gia đình của mình, sức khỏe của mình, vv. – qua việc tiếp tục uống rượu. Cả hai đều thua.

GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT
Không thể tránh xung đột trong đời sống. Sự trưởng thành hệ tại ở việc biết chuyển hóa những xung đột ấy thành các cơ hội để lớn lên. Đã có xung đột xảy ra giữa ông bố của cậu con trai hoang đàng và người anh của cậu ấy. Người anh này thậm chí từ chối vào nhà. Ông bố đã đi ra và giải quyết sự xung đột. Có lẽ đó là lần đầu tiên người anh này nghe bố mình nói: “Này con, con luôn ở với cha, và mọi sự của cha là của con.” Anh ta hiểu rõ tâm tư của cha mình hơn bao giờ trước đó. Người cha cũng vậy, chưa bao giờ ông hiểu rõ tâm tư của con mình như hôm nay. Và đó là cách rất hay để giải quyết vấn đề. Nếu ông bố không lắng nghe con mình với sự thấu cảm thì chắc hẳn ông đã làm cho tình hình thêm tồi tệ hơn.

KHỬ THIÊNG QUYỀN BÍNH
LTS. Giữa lúc chúng con ước ao có một chút quà mọn để gởi tặng những anh chị em không thể đến tham dự Lễ Bế Mạc Năm Thánh GHVN 2010 tạị Huế, (đặc biệt những vùng sâu, vùng xa hoặc những người đang đau khổ vì muôn vàn lý do khác nhau), chúng con đã rất may mắn nhận được bài viết dưới đây, và xin được sử dụng như lòng mong đợi. Cũng xin nói thêm, dịch giả Thiên Phong có gởi kèm riêng cho BBT một lời ghi chú như sau: "Xin chia sẻ vài trang trong quyển sách của Cha CP Varkey. Đề tài có vẻ 'nhạy cảm', nhưng sách có imprimi potest va imprimatur đuờng hoàng. CHUC MUNG NAM MOI QUI THAN HUU!". BBT xin chân thành cam ơn dịch giả, một linh mục luôn hết lòng với GHVN.

BBT CGVN

Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI Giảng Lễ Chúa Giáng Sinh (đêm 24.12.2010 tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô)
Con là Con Ta, hôm nay Ta đã sinh ra Con” – bằng câu Thánh Vịnh 2 này, Hội Thánh bắt đầu Phụng Vụ của đêm thánh. Hội Thánh biết rằng nguyên thủy câu này là một phần trong nghi thức đăng quang của các vua Itraen. Một vị vua, vốn là một con người như mọi người, trở thành “Con của Thiên Chúa” nhờ được gọi và được trao vương quyền. Ví như Thiên Chúa nhận vị này làm con nuôi, một hành động có tính quyết định qua đó Ngài ban cho con người này một hiện hữu mới, đưa người ấy vào trong hiện hữu của chính Ngài. Bài Đọc từ Sách Tiên Tri Isaia mà chúng ta vừa nghe trình bày cùng một tiến trình ấy, thậm chí rõ rệt hơn, trong một hoàn cảnh khó khăn và nguy hiểm của Ítraen: “Một người con được sinh ra cho chúng ta, một người con được ban tặng cho chúng ta. Quyền cai trị sẽ đặt trên vai Người” (Is 9,6).

KINH MÂN CÔI DẪN TRỰC TIẾP ĐẾN CHÚA GIÊSU
Có thể nói, Kinh Mân Côi là một “bài ngâm nga thiêng liêng”, được phụng vụ cổ võ với Lễ Đức Mẹ Mân Côi ngày mồng 7 tháng 10. Vì thế, chúng ta hãy cho phép mình được hướng dẫn bởi Đức Maria trong lời kinh cổ xưa mà vẫn mới mẻ hoài này, lời kinh này được Mẹ đặc biệt yêu thích vì nó dẫn trực tiếp đến Chúa Giêsu, được chiêm ngắm trong các mầu nhiệm cứu độ: năm sự Vui, năm sự Sáng, năm sự Thương, năm sự Mừng. Nối bước Đức Gioan Phaolô II đáng kính (cf. Tông Thư Rosarium Virginis Mariae), tôi muốn nhắc lại rằng Kinh Mân Côi là một lời cầu nguyện hoàn toàn đan kết với Thánh Kinh.

[1] 1 2 [1/2]

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!