|
|
Bài Viết Của Thiên Phong
|
Giải Nobel Hòa Bình Được Trao Cho Liu Xiaobo, Một Nhà Hoạt Động Đã Chọn Trở Thành Kitô Hữu
“Việc trao giải Nobel Hòa Bình cho nhà hoạt động Trung Quốc Liu Xiaobo (Lưu Hiểu Ba) là một tin thật tốt lành.” Đó là khẳng định của Gerolamo Fazzini, Tổng Biên Tập tờ Mondo e Missione, tạp chí ra hằng tháng của PIME (Hội Sứ Mạng Nước Ngoài Thuộc Giáo Hoàng). Liu Xiaobo, người được trao giải Nobel, là một trong những chiến sĩ kỳ cựu của cuộc phản kháng Thiên An Môn hồi năm 1989 và hiện đang chịu án phạt 11 năm tù bởi “tội kích động lật đổ chính quyền,” mà cáo trạng nêu là ông thuộc nhóm cổ động Hiến Chương 08, một tài liệu được ký tên bởi hơn 2000 công dân Trung Quốc có nội dung yêu cầu thiết lập tại nước này một thể chế dân chủ. |
|
Đức Bênêđictô XVI tại Palermo: Khiêm nhường là chìa khóa để nhận được ơn Chúa
Đức Thánh Cha nhắc rằng Chúa Giêsu dạy chúng ta ý thức mình là “tôi tớ của Thiên Chúa, chứ không có quyền gì trên Ngài.” Chúng ta luôn là những người mắc nợ, bởi vì “tất cả được Thiên Chúa ban cho, tất cả là ân huệ của Ngài.” |
|
Người Kitô hữu sống trong cuộc đối thoại biệt vị với Lời Chúa
Phần Đức Thánh Cha, trong một diễn từ ngắn, ngài nồng nhiệt cám ơn mọi người đã đồng hành với ngài trong lời cầu nguyện và trong công việc cần mẫn. Và ngài nói thêm: “Các bạn quí mến của tôi, hãy tiếp tục trình bày chứng tá đức tin của các bạn trong đời sống hằng ngày, nhất là luôn ham muốn lắng nghe Lời Chúa. Mỗi Kitô hữu được mời gọi đón nhận và sống mỗi ngày – cách đơn sơ và vui tươi – Lời Chân Lý mà Chúa đã thông truyền cho chúng ta.” |
|
Mối thân tình với Chúa được nuôi dưỡng bằng cầu nguyện và Thánh Lễ
Bằng cách đặt mình trong sự hướng dẫn của Lời Chúa và được nuôi dưỡng bởi Thánh Thể, Matilde đã đạt được sự kết hiệp thâm sâu với Chúa, và luôn luôn trung thành trọn vẹn với Giáo Hội - Đức Thánh Cha nhấn mạnh. Cuối cùng, Đức Thánh Cha kết luận rằng hình ảnh của Thánh nữ Matilde là một lời mời gọi, thúc giục chúng ta thắt chặt mối thân tình với Chúa, nhất là qua cầu nguyện hằng ngày và qua việc trung thành tham dự Thánh Lễ cách ý thức và năng động. Phụng vụ quả thực là một trường linh đạo lớn. |
|
Đức Thánh Cha gặp gỡ các em mẫu giáo: Cha cũng bắt đầu cắp sách đến trường cách đây ... 77 năm!
Chiều thứ Năm 23.9 vừa qua, trong sân khu nhà nghỉ Castel Gandolfo, Đức Thánh Cha đã gặp gỡ các em học sinh Trường Paolo VI, một trường mẫu giáo do các Nữ Tu Maestre Pie Filippini điều khiển. Cũng có sự hiện diện của các giáo viên và các phụ huynh nữa. Đức Thánh Cha đã chuyện trò với cử tọa đặc biệt này như sau: |
|
Một Cô Gái Qua Đời Hồi Năm 1990 Sẽ Được Phong Chân Phước Vào Thứ Bảy Này: CHIARA BADANO, THÀNH VIÊN CỦA PHONG TRÀO FOCOLARE
Năm 1981, lên 10 tuổi, Chiara biết Phong Trào Focolare qua một người bạn là Chicca, người đã mời cô bé tham dự vào nhóm GEN (Thế Hệ Mới) của Phong Trào. “Chiara luôn dành cho Chúa Giêsu mối ưu tiên hàng đầu. Cô bé gọi Chúa Giêsu là ‘bạn đời của con,’” như lời thố lộ với Zenit của Maria Grazia Magrini, thỉnh nguyện viên trong vụ án phong Chân Phước cho Chiara Badano. Chiara là một cô bé thích múa, hát, chơi quần vợt và trượt băng. Cô thích đi núi, đi biển, và “luôn tìm cách dự Thánh Lễ mỗi ngày,” Maria Grazia chia sẻ. |
|
Xây Dựng Mối Hiệp Thông Giáo Hội Là Chìa Khóa Của Sứ Mạng
Thánh Thể không chỉ là nguồn và chóp đỉnh của đời sống Giáo Hội, mà còn là nguồn và chóp đỉnh của sứ mạng Giáo Hội nữa: “Một Giáo Hội đích thực của Thánh Thể phải là một Giáo Hội thừa sai” (Ibid.), một Giáo Hội có thể mang tất cả mọi người về trong mối hiệp thông với Thiên Chúa, và loan báo với niềm xác tín rằng: “điều chúng tôi đã thấy và đã nghe, chúng tôi cũng loan báo cho cả anh em nữa, để anh em cũng ở trong mối hiệp thông với chúng tôi” (1Ga 1,3) ĐTC. Benedicto XVI |
|
“GIÁO HỘI THUỘC VỀ CÁC CON!”
Ngài nói với các bạn trẻ: “Ước gì, qua việc gặp gỡ Đức Giêsu Kitô, nhiều người trong các con sẽ nhận biết và yêu mến Ngài, đến mức hiến thân hoàn toàn cho Thiên Chúa theo cách thế đặc biệt mà nhiều người trong các con đã được gọi để đảm nhận: đó là sống đời linh mục và tu sĩ.” Đức Thánh Cha nhấn mạnh: “Đây là sự thách thức mà Chúa đặt ra cho các con hiện nay: Giáo Hội hôm nay thuộc về các con!”. |
|
THẾ NÀO LÀ MỘT GIÁO HỘI SỐNG ĐỘNG?
Mà đừng quên, các bậc thầy linh đạo xưa nay nhắc chúng ta rằng ma quỉ thường đạt được mục đích của nó bằng cách kéo người ta từ từ lạc xa trọng tâm, hơn là bằng cách thuyết phục người ta trực tiếp làm điều xấu. Tôi bị “quấy rầy” bởi bài báo này, vì tuy tác giả là một người Pháp trả lời cho một người Pháp, nhưng tôi tin rằng đây cũng là câu trả lời cần được chia sẻ cho bao anh chị em đồng đạo ở đất nước tôi. |
|
NHỮNG LÁ THƯ CỦA KẺ THUA CUỘC: minh giáo cho thế hệ Facebook!
Bản thân Kitô giáo có một uy tín rất lớn mà nhiều người vô thần không muốn chấp nhận. Đó là khẳng định của Mary Eberstadt, tác giả quyển “The Loser Letters: A Comic Tale of Life, Death, and Atheism” (Những lá thư của Kẻ Thua Cuộc: Một câu chuyện trào lộng về sự sống, sự chết, và về vô thần) mới được nhà Ignatius Press xuất bản gần đây (năm 2010). Trong cuộc phỏng vấn sau đây dành cho ZENIT, Mary Eberstadt, chuyên viên nghiên cứu của Viện Hoover ở Washington, D.C., nói về cách thức minh giáo đặc biệt của mình nhắm đến “thế hệ Facebook.” |
|
ĐỨC GIÊSU MỞ RA CHIỀU KÍCH MỚI CỦA TỰ DO
Rôma, Chúa Nhật, 27.6.2010 – Ai bỏ mọi sự, bỏ cả chính mình, để đi theo Chúa Giêsu, người ấy sẽ bước vào một chiều kích mới của tự do. Đức Bênêđictô XVI đã tuyên bố như thế trưa hôm nay, trước Kinh Truyền Tin, tại Quảng Trường Thánh Phêrô, khi ngài nhấn mạnh tính triệt để trong lời đáp trả tiếng gọi của Đức Kitô. |
|
VÌ MỘT NỀN VĂN HÓA SỰ SỐNG
Cách đây 2 tuần, chúng tôi có giới thiệu bài « Hồng Y Ouellet bị một nhóm phụ nữ tấn công thô bạo » của Phóng Viên Normand Lester. Có thể nói, vị Hồng Y Giáo Chủ Canada và Tổng Giám Mục Québec, thuộc Hội Các Linh Mục Xuân Bích, đang là tiếng nói mạnh mẽ và quyết liệt nhất trong cuộc đấu tranh bảo vệ sự sống tại đất nước có bao điều tốt đẹp nhưng vẫn còn đó nhiều lấn cấn này. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu những lời của chính Đức Hồng Y, được đăng tải lần đầu tiên vào ngày 16.5 vừa qua. (Thiên Phong) |
|
TẠI SAO XÃ HỘI CẦN THÁNH TÔMA?
“Ân sủng của Chúa nâng đỡ, hỗ trợ và dẫn dắt các bổn phận đạo đức. Nhưng theo Thánh Tôma thì chính con người - mọi người, dù tin hay không tin - đều được mời gọi nhận ra những đòi buộc của bản tính con người biểu lộ nơi luật tự nhiên, và được mời gọi nhận cảm hứng từ đó để đề ra pháp luật, tức những bản luật ban hành do các quyền bính dân sự, nhằm bảo đảm trật tự cho cuộc sống chung.” |
|
AI LÀ NHÀ THỪA SAI HÔM NAY?
Bài của Linh Mục Piero Gheddo (www.gheddopiero.it), từng là chủ nhiệm tờ “Mondo e Missione” và tờ “Italia Missionaria.” Ngài là đồng sáng lập các tổ chức Emi (1955), Mani Tese (1973) và Asia News (1986). Là nhà thừa sai, ngài đã tham gia sứ mạng tại mọi lục địa và đã viết hơn 80 quyển sách. Ngài cũng từng điều hành Văn Phòng Đặc Trách Lịch Sử của Pime ở Rôma và là thỉnh nguyện viên của các vụ án phong thánh. Hiện nay Cha Piero Gheddo đang nghỉ hưu ở Milan. |
|
ĐIỀU GÌ ĐANG LÀM CHO NHIỀU NGƯỜI CÔNG GIÁO TRỞ VỀ ĐẾN THẾ? (Phần II)
Peterson: Chúa Giêsu gọi Thánh Kinh là “tin mừng.” Trong hành trình đức tin của chúng ta, Chúa Cha từ ái, Chúa Giêsu, và Chúa Thánh Thần đã trao cho chúng ta Tin Mừng. Nhưng thế gian thì muốn nói với chúng ta một câu chuyện khác. Thần dữ muốn làm chúng ta nản chí; nó kéo chúng ta tập chú vào những cái tiêu cực. Nó không muốn chúng ta nhìn thấy ánh sáng cuối đường hầm, để chỉ lò mò trong bóng tối. Điều tôi học được trong chuyến đi này, đó là có rất nhiều tin mừng để chia sẻ. Và trong khi báo chí và các phương tiện truyền thông “đời,” các thế lực sự dữ trong thế giới này muốn chúng ta chúi mũi vào những con người không sống theo tinh thần của Đức Kitô, thì chúng ta trong tư cách là Thân Thể Đức Kitô, là những người đã chịu Phép Rửa trong Giáo Hội Công Giáo, phải chia sẻ tin mừng cho thế giới. Khi chúng ta làm thế, các phép lạ sẽ xảy ra, và lòng người sẽ thay đổi. |
|
ĐIỀU GÌ ĐANG LÀM CHO NHIỀU NGƯỜI CÔNG GIÁO TRỞ VỀ ĐẾN THẾ?
Con người hoán cải nói trên là Tom Peterson, từng là một nhà điều hành quảng cáo. Anh đã dùng khả năng chuyên môn và kinh nghiệm của mình để phục vụ Giáo Hội qua việc lập ra phong trào vận động “Người Công Giáo, Hãy Về Nhà” và website cùng tên. Zenit đã trò chuyện về quá khứ, hiện tại và tương lai của phong trào này với người sáng lập và là chủ tịch của nó, nhân dịp anh viếng thăm Rôma để tham dự cuộc hội thảo “Truyền Thông Trong Giáo Hội: Căn Tính Và Đối Thoại” tổ chức tại Đại Học Thánh Giá. |
|
THẬP GIÁ, BIỂU TƯỢNG CỦA “NIỀM HY VỌNG BẤT TUYỆT” (1)
Trong Năm Linh Mục đang sắp kết thúc đây, Đức Thánh Cha ngỏ lời cách riêng với các linh mục và những người đang chuẩn bị trở thành linh mục. Ngài khuyên họ “hãy bắt chước tình yêu vô cầu của Đấng đã trao hiến chính mình trên bàn thờ Thập Giá, Đấng là tư tế và đồng thời là hy lễ, Đấng mà chúng ta thay mặt Ngài để nói và hành động khi chúng ta thi hành tác vụ mà chúng ta đã nhận lãnh.” |
|
Y HỌC VÀ CÁC PHÉP LẠ
Một quyển sách cung ứng các câu trả lời cho những người hồ nghi |
|
Hồng Y Ouellette bị một nhóm phụ nữ tấn công thô bạo
Tuần rồi, vị Hồng Y thủ chỉ của Giáo Hội Công Giáo Canada đã bị tấn công thô bạo bởi một nhóm phụ nữ giận dữ, và không có ai bảo vệ ngài. Giới giáo sĩ Québec có vẻ như một đàn linh dương khép nép khiếp đảm trước một bầy sư tử cái. Tuy nhiên, vụ việc vẫn không làm thay đổi lập trường của Hồng Y Ouellette. Giáo Hội Công Giáo vốn chống lại việc phá thai từ cả 2000 năm nay. |
|
[1]
1 2 [2/2] |
|