Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Thiên Phong
Bài Viết Của
Thiên Phong
KHỔ HẠNH KITÔ GIÁO: PHÁ VỠ GỌNG KÌM TAI ÁC CỦA CHỦ NGHĨA TIÊU THỤ (2)
KHỔ HẠNH KITÔ GIÁO: PHÁ VỠ GỌNG KÌM TAI ÁC CỦA CHỦ NGHĨA TIÊU THỤ (1)
LINH ĐẠO THỜI NAY (2)
LINH ĐẠO THỜI NAY (1)
LỜI CẦU NGUYỆN CHO LINH MỤC
BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA BÊNÊĐICTÔ XVI TRONG THÁNH LỄ PHONG CHÂN PHƯỚC ĐỨC GIOAN PHAOLÔ II
MẦU NHIỆM THẬP GIÁ
LẠY CHÚA, CON SAI RỒI!
ÔN CỐ TRI TÂN: Thần Học Ảnh Hưởng Đến Linh Đạo Như Thế Nào Ở Tây Phương Thời Trung Cổ?
CÓ CÒN Ý NGHĨA GÌ CHO NHỮNG SỰ SỐNG ẤY KHÔNG?
Cha François-Marie Léthel, OCD., vị giảng thuyết của Đức Thánh Cha và Giáo Triều trong kỳ tĩnh tâm Mùa Chay năm nay
NẾU BẠN LÀ NGƯỜI TRUNG GIAN
CAN ĐẢM VÀ QUAN TÂM
MỘT SỐ ĐIỀU CẦN LƯU Ý
CÁCH GIẢI QUYẾT THỰC SỰ
NHỮNG CÁCH GIẢI QUYẾT KHÔNG KIẾN HIỆU
GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT
KHỬ THIÊNG QUYỀN BÍNH
Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI Giảng Lễ Chúa Giáng Sinh (đêm 24.12.2010 tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô)
KINH MÂN CÔI DẪN TRỰC TIẾP ĐẾN CHÚA GIÊSU
Giải Nobel Hòa Bình Được Trao Cho Liu Xiaobo, Một Nhà Hoạt Động Đã Chọn Trở Thành Kitô Hữu
Đức Bênêđictô XVI tại Palermo: Khiêm nhường là chìa khóa để nhận được ơn Chúa
Người Kitô hữu sống trong cuộc đối thoại biệt vị với Lời Chúa
Mối thân tình với Chúa được nuôi dưỡng bằng cầu nguyện và Thánh Lễ
Đức Thánh Cha gặp gỡ các em mẫu giáo: Cha cũng bắt đầu cắp sách đến trường cách đây ... 77 năm!
Một Cô Gái Qua Đời Hồi Năm 1990 Sẽ Được Phong Chân Phước Vào Thứ Bảy Này: CHIARA BADANO, THÀNH VIÊN CỦA PHONG TRÀO FOCOLARE
Xây Dựng Mối Hiệp Thông Giáo Hội Là Chìa Khóa Của Sứ Mạng
“GIÁO HỘI THUỘC VỀ CÁC CON!”
THẾ NÀO LÀ MỘT GIÁO HỘI SỐNG ĐỘNG?
NHỮNG LÁ THƯ CỦA KẺ THUA CUỘC: minh giáo cho thế hệ Facebook!
ĐỨC GIÊSU MỞ RA CHIỀU KÍCH MỚI CỦA TỰ DO
VÌ MỘT NỀN VĂN HÓA SỰ SỐNG
TẠI SAO XÃ HỘI CẦN THÁNH TÔMA?
AI LÀ NHÀ THỪA SAI HÔM NAY?
ĐIỀU GÌ ĐANG LÀM CHO NHIỀU NGƯỜI CÔNG GIÁO TRỞ VỀ ĐẾN THẾ? (Phần II)
ĐIỀU GÌ ĐANG LÀM CHO NHIỀU NGƯỜI CÔNG GIÁO TRỞ VỀ ĐẾN THẾ?
THẬP GIÁ, BIỂU TƯỢNG CỦA “NIỀM HY VỌNG BẤT TUYỆT” (1)
Y HỌC VÀ CÁC PHÉP LẠ
Hồng Y Ouellette bị một nhóm phụ nữ tấn công thô bạo
AI LÀ NHÀ THỪA SAI HÔM NAY?

 
 

Bài của Linh Mục Piero Gheddo (www.gheddopiero.it), từng là chủ nhiệm tờ “Mondo e Missione” và tờ “Italia Missionaria.” Ngài là đồng sáng lập các tổ chức Emi (1955), Mani Tese (1973) và Asia News (1986). Là nhà thừa sai, ngài đã tham gia sứ mạng tại mọi lục địa và đã viết hơn 80 quyển sách. Ngài cũng từng điều hành Văn Phòng Đặc Trách Lịch Sử của Pime ở Rôma và là thỉnh nguyện viên của các vụ án phong thánh. Hiện nay Cha Piero Gheddo đang nghỉ hưu ở Milan. 

Gia đình đang khủng hoảng; chúng ta đã rơi xuống mức dưới zê-rô trên biểu đồ biến thiên dân số. “Nước Ý đang dần tiến tới một cuộc tự sát về dân số học,” đó là nhận định của Hồng Y Angelo Bagnasco, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Ý, hôm 25 tháng 5 vừa qua. Chúng ta có quá ít trẻ em; và rõ ràng là con số các linh mục, nữ tu, và các bạn trẻ dâng hiến đời mình cho Thiên Chúa và cho Giáo Hội đang tụt giảm. Các tổ chức thừa sai cũng nhìn thấy sự tụt giảm số thừa sai người Ý, đúng vào những năm mà các giám mục của các xứ ‘truyền giáo’ cần những nhà thừa sai mới (xin xem bài “Không có người Ý nào trong số 11 tân linh mục của Pime,” đăng ở Zenit hôm 07.6 vừa qua).  

Ngày nay ta thường nghe nói rằng các “nhà thừa sai” đã hoàn thành nhiệm vụ rồi: Giáo Hội đã được thiết lập ở mọi nơi rồi, và công cuộc sứ mạng được giao lại cho các Giáo Hội địa phương cũng như cho mối hiệp thông giữa các Giáo Hội địa phương. Đó là một trong nhiều quan điểm hoàn toàn thiếu cơ sở của thời hậu Vatican II. Nó không đúng thực tế. Vì thực tế cho thấy hoàn toàn ngược lại. Chỉ cần nêu trường hợp của Hội Pime chúng tôi, là một trong nhiều tổ chức thừa sai: Trong 30 năm gần đây chúng tôi đã được mời gửi các thừa sai đến những xứ sở mà trước kia chúng tôi chưa từng có mặt. Chẳng hạn, chúng tôi đã đến Papua New Guinea (1981), Đài Loan (1986), Campuchia (1990), Mêhicô (1991), Côlômbia, Angiêri (2006). Và chúng tôi đã phải từ chối các lời mời khác của Hàn Quốc, Malaysia (Borneo), Kadắctan, Angôla, Êthiôpia, Libia, Sênêgan... Đó là chưa kể những lời mời khác từ Nam Mỹ.

Ngạn ngữ La-tinh có câu: “Lý luận không đứng vững nếu chống lại thực tế” (contra factum non valet argumentum). Và thực tế ở đây đối ngược lại lý thuyết cho rằng các nhà thừa sai đã hết thời và rằng Giáo Hội ngày nay không cần các nhà thừa sai nữa. Quả thực là sứ mạng đến với lương dân đã thay đổi nhiều từ thời Công Đồng cho đến hôm nay, nhưng các hội thừa sai và các nhà thừa sai cũng thay đổi. Khi đến phục vụ các Giáo Hội và các dân tộc địa phương, việc huấn luyện các nhà thừa sai và chính các hội thừa sai cũng đã thay đổi nhiều. Dù sao đi nữa, tôi thấy rằng ngay trong thời đại toàn cầu hóa này (thế giới trở thành một ngôi làng nhỏ), nhà thừa sai - ở Ý và ở các nước phương Tây nói chung - phải trở thành một hình ảnh ngày càng thực tế hơn. Và điều đó chỉ có thể thực hiện khi bảo toàn được căn tính, đặc sủng và nhiệt tình loan báo Tin Mừng của mình.  

Câu hỏi đặt ra cho các thừa sai và các hội thừa sai chúng ta hiện nay, đó là: Nhà thừa sai, bạn là ai?

Theo cách hiểu chung chung, thì chúng ta là những người được Giáo Hội sai đi để loan báo và làm chứng cho Đức Kitô, và thiết lập những cộng đoàn Kitô hữu mới giữa lương dân – đó là một minh họa hùng hồn cho thấy đức tin vào Chúa Kitô được mang đến tận cùng trái đất. Ngày nay chúng ta ở trong mối liên đới với hết mọi người. Công Đồng Vatican II (1962-1965), với đầy khí thế, đã thúc đẩy mạnh mẽ sứ mạng đến với toàn thế giới, nhưng chỉ trong ít năm, chúng ta đã rơi vào những ý tưởng nhùng nhằng của năm 1968, để mình bị cuốn đi bởi các “trào lưu văn hóa” của thời đại. Chúng ta sống trong “thời đại của hình ảnh,” và người ta không còn nhận ra hình ảnh các nhà thừa sai và các “phong trào thừa sai ở Ý” nữa. Phải chăng chúng ta chấp nhận đánh mất “hình ảnh” của mình? Hình ảnh của nhà thừa sai dần dần bị chính trị hóa, và rốt cục chúng ta rơi vào tình trạng cải cách xập xí xập ngầu, như điều đã xảy ra với nền văn hóa Ý vậy. Trên cánh đồng sứ mạng, các thừa sai tiếp tục công việc của họ trong tinh thần hy sinh và lòng trung thành với đặc sủng; còn ở Ý thì tôi thấy hình ảnh nhà thừa sai đã thay đổi và không còn phản ảnh các tính chất đó nữa.

Xem lại các tạp chí chuyên đề về sứ mạng thừa sai cách đây 40 năm, tôi gặp thấy các bài viết về sứ mạng, về loan báo Tin Mừng cho các dân tộc, về những người mới trở lại, những người dự tòng, về những điều mới mẻ của các Giáo Hội non trẻ, về việc rao giảng Đức Kitô trong các nền văn hóa, về các mẩu gương và các kinh nghiệm thừa sai... Đó là những đề tài căn bản của các tạp chí hay sách vở về sứ mạng, vốn thường xuyên đề cập đến ơn gọi thừa sai trong đời sống và đến với lương dân, và đưa ra những gợi ý cụ thể cho các bạn trẻ.

Còn hôm nay, nếu tôi khảo sát thư mục sách vở về sứ mạng được hiệu chỉnh hằng năm của Thư Viện Đại Học Giáo Hoàng Urbaniana (mà tôi đã theo dõi suốt hơn nửa thế kỷ), thì thấy mỗi năm, cứ so với năm trước, đều suy giảm âm vang về sứ mạng, về loan báo Tin Mừng, về ơn gọi thừa sai. Để bù vào đó, người ta ngày càng nói nhiều đến những chủ đề khác như hòa bình thế giới, phát triển, viện trợ quốc tế, nợ nước ngoài, vân vân...

Có những tạp chí mang danh nghĩa “thừa sai” nhưng chẳng còn mấy chất “thừa sai” nữa. Những “trung tâm văn hóa” của các hội thừa sai tổ chức nhiều cuộc hội thảo mỗi năm, nhưng gần như chẳng có cuộc hội thảo nào dành cho chủ đề sứ mạng đến với lương dân và dành cho những nhà thừa sai bằng xương bằng thịt. Các cơ sở phát hành sách của các hội thừa sai (vốn có chức năng giới thiệu sách vở về sứ mạng thừa sai) thì lại chỉ bày những thứ khác trong tủ kính; người ta nói về “đủ thứ chuyện trên đời” ngoại trừ chuyện “sứ mạng.” Các nhà thừa sai hôm nay hầu như bị thâm nhiễm tính lãnh đạm của thế giới hiện đại, đánh mất ngọn lửa nhiệt tình đến với lương dân và đánh mất thói quen tốt là nói về ơn gọi của mình. Và còn biết bao điều đáng nói khác nữa. Ở đây tôi không có ý qui trách cho ai; tôi chỉ muốn nhận xét chung tình hình và chỉ ra rằng chúng ta đang đánh mất căn tính của mình.

Tôi tin rằng trong tâm khảm của người dân Ý không có một hình ảnh nào cuốn hút hơn là hình ảnh nhà thừa sai và lý tưởng thừa sai. Nhưng chúng ta, do sợ bị coi là “cổ hủ” và do không hiểu đúng về “đối thoại,” chúng ta không dám nói về việc hoán cải trở về với Đức Kitô; chúng ta dửng dưng với các kinh nghiệm thừa sai trên cánh đồng sứ mạng; chúng ta giảm trừ sứ mạng của Giáo Hội đến chỉ còn là trợ giúp cho người phong hủi và người đói khát. Chúng ta “phục vụ Giáo Hội địa phương” nhưng quên rằng việc phục vụ này trước hết phải hướng đến sứ mạng xây dựng đoàn chiên Chúa Kitô. Ta nghĩ rằng mình “làm sứ mạng” khi ta lên tiếng tố cáo các quốc gia sản xuất và bán vũ khí, hay khi ta làm những điều tích cực nào đó khác. Nhưng đó đâu phải là cái cốt của sứ mạng thừa sai!

Trước đây, vào buổi tối trước ngày Chúa Nhật Sứ Mạng hằng năm, chúng ta luôn được nghe các chứng từ của các thừa sai đang làm việc trực tiếp trên cánh đồng sứ mạng: các linh mục, tu sĩ nam nữ, các giáo dân tình nguyện. Ngày nay thì vào dịp này, thiên hạ đến nghe các “nhóm thừa sai” bình luận về việc sản xuất vũ khí hay về việc tư hữu hóa nguồn nước, với các chuyên gia liên hệ đến các chủ đề đó. Nhưng liệu những hoạt động ‘biểu tình phản kháng’ như vậy có giúp một cậu trai hay một cô gái nghe được tiếng Chúa Thánh Thần mời gọi mình trở thành một nhà thừa sai hay không?   

Indro Montanelli đã suy tư nhiều về tâm thức chung của thời mình; có lần ông nói với tôi (tôi vốn cộng tác với tờ “Il Giornale” và sau đó là tờ “La Voce” của ông): “Các anh, tất cả những nhà thừa sai, các anh là những anh hùng!” Tôi đã trả lời ông rằng nói vậy không đúng hoàn toàn đâu, rằng chúng tôi là những con người bình thường như bất cứ ai, với một ơn gọi đặc biệt trong Giáo Hội. Nhưng hôm nay, khi Thiên Chúa tốt lành ban cho chúng ta những anh hùng đích thực, những “vị thánh” của thời đại chúng ta, để chúng ta biểu dương các vị ấy và qua đó đánh động công luận – thì chúng ta lại nói về họ một cách phiến diện, viện lẽ rằng đừng “tạo ra anh hùng” và đừng “hãnh thắng”.

Tôi nhớ Cha Giuseppe Ambrosoli (1923-1987); ngài là một y sĩ thừa sai dòng Comboni, xuất thân từ một gia đình chủ xí nghiệp giàu có (hãng sản xuất mật Ambrocoli). Tôi đã ghé thăm ngài ở bệnh viện Kalongo giữa khói lửa chiến tranh Ouganda. Tạp chí “Thế Giới và Sứ Mạng” (tháng 12, 1987) đã dành cho ngài một bài đặc biệt 20 trang của Roberto Beretta, và nhiều bài khác nữa.

Một hình ảnh tuyệt vời khác mà tiểu sử tóm tắt đã được EMI giới thiệu, đó là Marcello Candia (1915-1983), con trai của một nhà sáng lập công nghiệp hóa chất ở Lombardie (vào những năm đầu thế kỷ 20). Sau một quãng đời quản trị xí nghiệp, Marcello đã bán tất cả và đi với các nhà thừa sai đến Amazzonia, ở đó ông đã sống 18 năm cuối đời trong khó nghèo và chuyên lo các công việc xây dựng. Dù đương đầu với biết bao trở lực, ông đã dấn thân trong lãnh vực y tế và giáo dục, phục vụ các bệnh nhân phong và những người thổ dân. Thế nhưng khi ông qua đời (1983), các tạp chí chuyên đề sứ mạng chẳng nói bao nhiêu về ông; một tạp chí viết: “Marcello Candia đã xây dựng một nhà thương ở Amazzonia, nhưng điều này không khó, vì ông có nhiều tiền!” Người ta chẳng nhắc gì đến cả cuộc đời “tuẫn đạo bằng đức ái” đích thực của con người này!

Tôi nghĩ đến Cha Clemente Vismara (1897-1988), linh mục thừa sai ở Birmanie trong 65 năm, người mà các giám mục địa phương gọi là “bậc trưởng thượng của Birmanie” (có lẽ ngài sẽ được phong Chân Phước vào năm tới).  Và một số nhà thừa sai thật sự anh hùng khác...

Ngoài những vị ấy ra, khi đề cập đến hoạt động thừa sai, chúng ta hầu như chẳng còn nhận ra ai nữa giữa chúng ta. Tôi xin nhắc lại rằng tôi không lên án bất cứ ai, không có ai có lỗi cách riêng ở đây; đây là một sự chệch hướng cách chung mà chúng ta được yêu cầu phải làm một cái gì đó. Sự chệch hướng này cho thấy rõ tại sao nhà thừa sai hôm nay đang đánh mất căn tính của mình, và đánh mất khả năng lôi cuốn các bạn trẻ nam nữ đầy thiện chí, đầy tình yêu đối với Đức Kitô, để họ hiến thân đem Chúa Giêsu đến cho mọi người.

Nhưng liệu các nhà thừa sai chúng ta có còn thực sự tin vào đặc sủng của mình không? Và liệu chúng ta có còn nhiệt tình đối với ơn gọi hàm chứa trong đặc sủng ấy?

 

THIÊN PHONG

chuyển ngữ từ “Chi è il missionario oggi?” của Piero Gheddo, trong zenit.org ngày 11.6.2010.

Tác giả: Thiên Phong

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!