Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Thiên Phong
Bài Viết Của
Thiên Phong
KHỔ HẠNH KITÔ GIÁO: PHÁ VỠ GỌNG KÌM TAI ÁC CỦA CHỦ NGHĨA TIÊU THỤ (2)
KHỔ HẠNH KITÔ GIÁO: PHÁ VỠ GỌNG KÌM TAI ÁC CỦA CHỦ NGHĨA TIÊU THỤ (1)
LINH ĐẠO THỜI NAY (2)
LINH ĐẠO THỜI NAY (1)
LỜI CẦU NGUYỆN CHO LINH MỤC
BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA BÊNÊĐICTÔ XVI TRONG THÁNH LỄ PHONG CHÂN PHƯỚC ĐỨC GIOAN PHAOLÔ II
MẦU NHIỆM THẬP GIÁ
LẠY CHÚA, CON SAI RỒI!
ÔN CỐ TRI TÂN: Thần Học Ảnh Hưởng Đến Linh Đạo Như Thế Nào Ở Tây Phương Thời Trung Cổ?
CÓ CÒN Ý NGHĨA GÌ CHO NHỮNG SỰ SỐNG ẤY KHÔNG?
Cha François-Marie Léthel, OCD., vị giảng thuyết của Đức Thánh Cha và Giáo Triều trong kỳ tĩnh tâm Mùa Chay năm nay
NẾU BẠN LÀ NGƯỜI TRUNG GIAN
CAN ĐẢM VÀ QUAN TÂM
MỘT SỐ ĐIỀU CẦN LƯU Ý
CÁCH GIẢI QUYẾT THỰC SỰ
NHỮNG CÁCH GIẢI QUYẾT KHÔNG KIẾN HIỆU
GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT
KHỬ THIÊNG QUYỀN BÍNH
Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI Giảng Lễ Chúa Giáng Sinh (đêm 24.12.2010 tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô)
KINH MÂN CÔI DẪN TRỰC TIẾP ĐẾN CHÚA GIÊSU
Giải Nobel Hòa Bình Được Trao Cho Liu Xiaobo, Một Nhà Hoạt Động Đã Chọn Trở Thành Kitô Hữu
Đức Bênêđictô XVI tại Palermo: Khiêm nhường là chìa khóa để nhận được ơn Chúa
Người Kitô hữu sống trong cuộc đối thoại biệt vị với Lời Chúa
Mối thân tình với Chúa được nuôi dưỡng bằng cầu nguyện và Thánh Lễ
Đức Thánh Cha gặp gỡ các em mẫu giáo: Cha cũng bắt đầu cắp sách đến trường cách đây ... 77 năm!
Một Cô Gái Qua Đời Hồi Năm 1990 Sẽ Được Phong Chân Phước Vào Thứ Bảy Này: CHIARA BADANO, THÀNH VIÊN CỦA PHONG TRÀO FOCOLARE
Xây Dựng Mối Hiệp Thông Giáo Hội Là Chìa Khóa Của Sứ Mạng
“GIÁO HỘI THUỘC VỀ CÁC CON!”
THẾ NÀO LÀ MỘT GIÁO HỘI SỐNG ĐỘNG?
NHỮNG LÁ THƯ CỦA KẺ THUA CUỘC: minh giáo cho thế hệ Facebook!
ĐỨC GIÊSU MỞ RA CHIỀU KÍCH MỚI CỦA TỰ DO
VÌ MỘT NỀN VĂN HÓA SỰ SỐNG
TẠI SAO XÃ HỘI CẦN THÁNH TÔMA?
AI LÀ NHÀ THỪA SAI HÔM NAY?
ĐIỀU GÌ ĐANG LÀM CHO NHIỀU NGƯỜI CÔNG GIÁO TRỞ VỀ ĐẾN THẾ? (Phần II)
ĐIỀU GÌ ĐANG LÀM CHO NHIỀU NGƯỜI CÔNG GIÁO TRỞ VỀ ĐẾN THẾ?
THẬP GIÁ, BIỂU TƯỢNG CỦA “NIỀM HY VỌNG BẤT TUYỆT” (1)
Y HỌC VÀ CÁC PHÉP LẠ
Hồng Y Ouellette bị một nhóm phụ nữ tấn công thô bạo
KHỔ HẠNH KITÔ GIÁO: PHÁ VỠ GỌNG KÌM TAI ÁC CỦA CHỦ NGHĨA TIÊU THỤ (1)

Đôi lời giới thiệu: Trong những ngày này, các gia đình Công Giáo trên khắp thế giới đang học hỏi và chuẩn bị cho Đại Hội Thế Giới Các Gia Đình lần thứ 7 sẽ diễn ra tại Milanô vào đầu tháng 6-2012, với chủ đề “Gia đình: làm việc và mừng lễ”. Điểm nhắm là vãn hồi một sự cân bằng đúng đắn cho việc tổ chức đời sống gia đình, trong đó ngày Chúa Nhật và các ngày Lễ không bị nuốt chửng bởi nhịp sống hối hả và nhiễm nặng tính thế tục của thời hiện đại.

Chúng tôi cũng vừa mới giới thiệu những suy tư của Cha John A. Hardon, S.J., Tôi Tớ Chúa, trong bài “Linh Đạo Thời Nay”. Trong tầm nhìn linh đạo của Cha Hardon, một nét đặc trưng của thế giới phương Tây hôm nay là sự sung túc. Và đứng trước sự sung túc này, ngài nói: “Nét nổi bật trước hết của linh đạo thời nay là - và phải là - tinh thần nghèo khó. Điều này có nghĩa rằng ta phải có một tinh thần siêu thoát thực sự đối với cơ man những thứ dễ chịu mà xã hội sung túc đang cung ứng cho ta.”

Trong cùng chiều hướng, chúng tôi xin tiếp tục giới thiệu ở đây bài viết tâm huyết của Cha Timothy V. Vaverek. Ngài nhận diện tính hủy diệt (destructive) của chủ nghĩa tiêu thụ, và ngài diễn giải công hiệu chữa trị chủ nghĩa này nơi việc thực hành khổ hạnh Kitô giáo.

(Người dịch)

  

Trong kinh nghiệm 15 năm sứ vụ linh mục của mình, tôi thấy rằng các vấn đề của cá nhân và gia đình Kitô hữu liên quan rất nhiều tới chủ nghĩa tiêu thụ vốn là đặc trưng của lối sống Mỹ hôm nay. Tôi nghĩ nhiều đến các khía cạnh tâm lý và tôn giáo của chủ nghĩa tiêu thụ, song tôi cũng ngày càng quan tâm tới sự bất ổn về mặt kinh tế và xã hội mà chủ nghĩa này gây ra. Mặc dù không phải là một nhà thần học hay một chuyên gia phân tích xã hội, vốn liếng thần học và kinh nghiệm mục vụ của mình cũng cho tôi biết rằng đã tới lúc Giáo Hội phải có một câu trả lời cụ thể trước mối nguy đang ngày càng lan rộng trên cả mặt đạo lẫn mặt đời. Trong bài này tôi muốn khảo sát cấu trúc của gọng kìm tai ác do chủ nghĩa tiêu thụ - và nêu ra một số thực hành theo truyền thống khổ hạnh Kitô giáo có thể giúp phá vỡ gọng kìm ấy. 

SỰ BẤT ỔN DO CHỦ NGHĨA TIÊU THỤ: MẤT THỜI GIAN, MẤT CẢM THỨC HÀI LÒNG, VÀ MẤT AN TOÀN 

Do hạn chế về chuyên môn, tôi không thể cung ứng một phân tích kinh tế về chủ nghĩa tiêu thụ, nhưng dù sao cũng phải tiếp cận nó một cách hiện sinh, khảo sát các hệ quả của nó từ nhãn giới triết học và thần học. Nói “chủ nghĩa tiêu thụ”, tôi không có ý chỉ nền kinh tế “thị trường tự do” hay “tư bản chủ nghĩa” (mặc dù những thực tại này có thể mang một hình thái chủ nghĩa tiêu thụ). Đúng hơn tôi có ý nói về một trật tự kinh tế và xã hội đặt nền trên việc tạo ra và thúc đẩy một cách có hệ thống lòng khao khát chiếm hữu nhiều hơn và nhiều hơn mãi những của cải vật chất và sự thành công cá nhân. Chủ nghĩa tiêu thụ hứa hẹn “một cuộc sống tốt đẹp hơn” cho tất cả những ai làm việc cật lực, nhưng tôi tin rằng nó thực sự dẫn tới một sự bất ổn kinh tế và xã hội có chiều hướng hủy diệt hệ thống tiêu thụ và những ai bám chặt vào hệ thống này.

Một trong những lời phàn nàn phổ biến nhất nơi các giáo dân ở giáo xứ tôi – lời phàn nàn này, nói chung, trong tư vấn thiêng liêng người ta đã xác nhận là có thực – đó là tình trạng thiếu thời gian. Các đôi vợ chồng và các gia đình thấy rằng mình có quá ít thời gian dành cho nhau, bởi vì ai cũng quá bận rộn theo đuổi trăm công ngàn việc của mình. Họ hối hả từ buổi sáng thức dậy cho đến trưa, chiều, tối. Họ làm việc ngoài giờ, tham dự những sinh hoạt ngoại khóa ở trường, có mặt tại vô số sự kiện xã hội mà họ cố nhồi nhét vào trong lịch sinh hoạt của họ. Kết quả là họ thường phải xén bớt một hay hai tiếng trong giờ ngủ của mình mỗi tối. Họ thường xuyên mệt mỏi, và thỉnh thoảng nếu có được thời gian rảnh, thì họ sà tới trước màn hình TV, VCR hay computer.

Lối sống này trở thành phổ biến cho hầu như tất cả chúng ta. Đó là một lối sống không có chỗ cho thời gian nghỉ ngơi và cho những tương giao nhân vị có sức đem lại sự bồi bổ thực sự. Đó là một thế giới trong đó sự cầu nguyện, đời sống thiêng liêng, Hội Thánh, Thiên Chúa... thường được nhét vào mất hút giữa cơ man những sự kiện của ngày sống, thay vì được dành cho chỗ xứng hợp là trọng tâm mà toàn bộ ngày sống phải hướng về. Nhiều giáo dân của tôi cảm thấy có gì đó trục trặc trong đời sống của họ, nhưng xem chừng họ không thể chỉnh sửa cái trục trặc này. Tại sao?

Tôi tin rằng một phần của câu trả lời nằm ở cái cách mà xã hội tiêu thụ khai thác những điểm yếu cố hữu nơi con người vốn bản tính đã sa ngã. Chủ nghĩa tiêu thụ tạo ra và nuôi dưỡng lòng khao khát của con người đối với những của cải nay còn mai mất. Chúng tạo ra và nuôi dưỡng cái cảm thức rằng hạnh phúc hệ tại ở sự chiếm hữu được món này món nọ. Chúng ta bị điều kiện hóa để không bao giờ thỏa mãn với mức mình đạt được, trái lại ta luôn muốn có “nhiều hơn nhiều hơn mãi” qua việc không ngừng tăng cường hiệu suất làm việc của mình.

Khỏi phải nói, tình trạng điều kiện hóa này là mảnh đất tốt cho vô số khát vọng ích kỷ của con người. Chúng ta khoan khoái và tự hào thấy mình là trung tâm của cái thế giới mà mình đã tạo lập nên. Sự ích kỷ và xu hướng săn đuổi tiện nghi của chúng ta làm cho ta dễ dàng chấp nhận cái khẩu hiệu “càng nhiều càng tốt”. Ý chí đã bị xáo trộn của chúng ta được uốn ép để nội tâm hóa cái nguyên tắc “tính trước sự lỗi thời,” theo đó chúng ta được dạy cho biết không thỏa mãn với những gì mình đã có, để luôn muốn có nhiều hơn. Vì vậy chúng ta không thể hài lòng với bất cứ gì, và thấy mình luôn phải cố gắng tranh thủ thêm. Chúng ta cho rằng thái độ “tri túc tiện túc” hay “an phận” là lười biếng, là bất lực, là thiếu chí tiến thủ, và chúng ta xếp những người đó vào loại thất bại. Những người vợ, người chồng, hay các bậc cha mẹ an phận thủ thường sẽ bị coi là thiếu tấm lòng, vì họ không lo cho gia đình có được mọi thứ “tốt nhất có thể”. “Khá tốt” thì không bao giờ được coi là tốt!

Nỗi thèm khát về một “cuộc sống đầy đủ hơn” đang làm xáo trộn đời sống cá nhân và kinh tế của chúng ta. Vì không hài lòng với những gì mình có, và vì không bao giờ cho phép mình an phận, chúng ta phải luôn tìm kiếm và chiếm hữu nhiều hơn. Nghĩa là, chúng ta phải làm việc nhiều giờ hơn, phải lấp đầy ngày sống của mình với đủ thứ hoạt động để khẳng định chính mình hơn, và phải gia tăng chi tiêu để có được mức sống sung túc hơn nữa. Bằng cách này chúng ta trở thành nô lệ của tham vọng không cùng, nô lệ của thời gian, tiền bạc, nô lệ của những áp lực công việc vốn không bao giờ cho phép chúng ta được thở.

Tôi tin rằng chính áp lực chiếm hữu này của chủ nghĩa tiêu thụ giải thích một vấn đề nữa trong đời sống Mỹ hiện đại, đó là: tiết kiệm giảm xuống và nợ tăng lên! Trong một nền kinh tế tiêu thụ, số thu nhập thực tế được chi tiêu để thỏa mãn khát vọng và những tiêu chuẩn đời sống vốn được thổi phồng một cách nhân tạo, trong khi lẽ ra nó phải được dành để dự phòng cho các nhu cầu tương lai của gia đình cũng như để chia sẻ cho người nghèo. Đối với một gia đình theo chủ nghĩa tiêu thụ thì câu hỏi liên quan đến ngân sách không còn là mình có khả năng bao nhiêu để chi trả cho một chiếc ô tô, một căn nhà, một chuyến đi nghỉ, những món áo quần..., nhưng là mình có thể trả góp mỗi tháng bao nhiêu để sắm những thứ ấy. Trong tiến trình này tài sản riêng bị chuyển từ vai trò một sự tích lũy để dự phòng trở thành một món thế chấp vay nợ để theo đuổi một mức sống vượt quá khả năng đáp ứng thực tế của mình. Và như vậy, bên cạnh tình trạng nô lệ cho tham vọng, thời gian, tiền bạc, người ta còn trở thành nô lệ cho các con đẻ của chúng nữa, đó là: việc mua hàng trả góp và hệ thống tài chánh gắn liền với nó. Có cái nghịch lý đầy bi kịch là khi bạn càng lao theo chủ nghĩa tiêu thụ, thì bạn càng có nhiều thứ hơn, nhưng hóa ra bạn càng ít làm chủ hơn và ít cảm thấy thỏa mãn hơn. Hiện tượng này đang gây bất ổn tận gốc rễ đời sống cá nhân cũng như cộng đồng.

TÍNH PHI NHÂN CỦA CHỦ NGHĨA TIÊU THỤ: NỖI HỤT HẪNG VÀ LO SỢ 

Chủ nghĩa tiêu thụ tạo ra một lối sống thật sự tệ hại. Đáng ra người ta làm việc và sử dụng thu nhập của mình để mang lại sự ổn định kinh tế bản thân và gia đình xuyên qua quyền sở hữu; nhưng hệ thống tiêu thụ lôi kéo người ta đầu cơ lao động và tiền bạc cho những phong cách sống giả tạo, trong đó họ “có” nhiều thứ nhưng họ không “làm chủ.” Và như vậy người ta không có được sự ổn định tối thiểu dựa trên tài sản riêng của mình. Họ không thể an tâm dựa vào thành quả lao động của mình, vì họ không làm chủ thành quả ấy. Con người tiêu thụ thời nay cũng giống như người phu mỏ than thời trước, họ thậm chí không được phép ‘chết,’ vì linh hồn họ đã được ‘cầm’ nơi công ty rồi. Nhiều người Mỹ hiện đại dường như ‘cầm’ toàn bộ cuộc sống mình nơi sở làm và nơi thị trường: lương bổng và chế độ săn sóc y tế của họ đến từ người chủ việc, tiền bạc và tài sản của họ bị cột chặt trong các món nợ, và hưu bổng của họ được đầu tư vào các quĩ tín dụng hay các cổ phần khác. Sự an toàn tài chánh hệ tại ở việc người ta có cái gì đó để dựa vào khi nền kinh tế hóa ra tồi tệ, thế nhưng phần lớn những gì mà họ hy vọng sở hữu lại phải giả thiết chí ít là một nền kinh tế vận hành tương đối tốt. Nếu nền kinh tế sụp đổ thì họ sẽ trắng tay, không còn gì ngoại trừ những món nợ mà họ không thể thanh toán. Làm sao những người như thế có thể hy vọng có được sự an toàn hay ổn định tài chánh? Thêm vào đó còn phải kể đến những loại hình kinh doanh và những công nhân luôn dịch chuyển địa điểm rày đây mai đó, đến độ chẳng bao giờ cư trú đủ lâu tại một nơi nào, và các thành viên gia đình thường phải sống xa cách nhau. Người ta dễ hiểu tại sao có một nỗi sợ ngày càng tăng về viễn ảnh của một tuổi già phải sống thui thủi một mình, hoặc trở thành gánh nặng cho gia đình và cho cộng đồng.

Những người chìm đắm trong lối sống tiêu thụ không thể dành sự quan tâm thích đáng cho việc nghỉ ngơi, giải trí, cho những niềm vui hay cho việc cầu nguyện. Đơn giản vì họ không có thời gian, sức lực hay sự an tâm để làm thế. Họ sống với một nỗi ám ảnh trong lòng thúc bách họ dấn tới trong những nỗ lực không cùng để cố nắm chắc cái mà họ không thể nắm chắc được: lối sống phi thực tiễn của họ! Cho dù họ có thể đặt Thiên Chúa vào một chỗ nào đó trong lịch của mình, thì đó vẫn là trục trặc, bởi vì Thiên Chúa không thể bị đối xử chỉ như một điều tốt giữa bao điều tốt khác: Ngài là Thiên Chúa độc nhất, là nguồn mạch siêu việt của mọi điều tốt. Chúng ta không thể nào phụng sự Thiên Chúa của Abraham, Isaac và Giacóp nếu như chúng ta không yêu mến Ngài với trọn tâm hồn mình (yêu Ngài bằng trọn tâm hồn, chứ không duy chỉ là đặt Ngài ở vị trí thứ nhất trong bảng danh sách!)

Chúng ta cũng không thể nào yêu thương chính mình hay yêu thương anh chị em xung quanh cho xứng hợp nếu như chúng ta không yêu mến Thiên Chúa. Người theo chủ nghĩa tiêu thụ, vì thế, không có khả năng yêu mến và phụng sự Thiên Chúa cho thích đáng, cũng không có khả năng yêu thương chính mình, gia đình, Giáo Hội, cộng đồng... bởi vì họ bị cột trói trong nỗ lực tranh thủ một cuộc sống giàu có hơn. Nhiều khi, thật tội nghiệp, họ nghĩ rằng mình cứ dồn sức thêm cho công việc, rồi mình sẽ có thể xếp được thời giờ cho Thiên Chúa và cho tha nhân; nhưng họ lại sợ rằng bất cứ sự “buông lơi” nào trong công việc cũng là một vuột mất cơ hội Chúa ban để cung ứng cho gia đình được toàn mãn. Lộng giả thành chân, tình yêu đối với Thiên Chúa được họ chuyển thành lời cám ơn Ngài vì Ngài đã ban cho khả năng gia tăng tối đa mức sống, trong khi tình yêu đối với tha nhân thì họ đồng hóa với việc cung cấp cho tha nhân món này món nọ. Chúng ta chỉ cần khảo sát tình hình tài chánh của một gia đình Kitô hữu tiêu biểu ở Mỹ sau dịp lễ Giáng Sinh để thấy cái tâm thức nói trên đã phổ biến như thế nào.

Thay vì đạt được một cuộc sống tốt đẹp hơn, những người theo chủ nghĩa tiêu thụ kinh nghiệm nỗi hụt hẫng và lo sợ. Luôn luôn ham muốn có nhiều hơn, cảm thức toại nguyện của họ chỉ rất tạm bợ và họ khó hài lòng với chính mình. Luôn luôn ở trong nguy cơ đánh mất những gì mình có nhưng mình không làm chủ, một cảm thức về tính khẩn trương và tính vô thường luôn đè nặng họ. Trong tâm trí họ, sự bình an “chấp nhận số phận mình” chỉ xảy ra khi phải cam lòng chào thua trước những giới hạn và thất bại. Có lẽ chính xác hơn phải gọi đây là một “đầu hàng bất đắc dĩ,” một kinh nghiệm hụt hẫng sâu xa, chứ không phải là một hành động chấp nhận tích cực.

Bạn đọc cần lưu ý rằng khi đưa ra những nhận định này về chủ nghĩa tiêu thụ, tôi không hề có ý hoài vọng về một thời “hoàng kim” của xã hội công nghiệp hay nông nghiệp trong đó việc sở hữu đất đai hay sự chia sẻ các phương tiện sản xuất có thể là một dự phòng cho những thời khắc khó khăn. Tôi chỉ muốn nói rằng, trong thực tế, cái cơ cấu kỳ dị của khát vọng về một “cuộc sống tốt đẹp hơn” in đậm chủ nghĩa tiêu thụ đang tạo ra những loại hụt hẫng và bất ổn rất đặc hiệu. Những khát vọng và những nỗi lo sợ như thế cấu kết với nhau một cách rất hữu hiệu để biến nhiều người Mỹ ngày nay thành nô lệ của thời gian, tiền bạc, và nô lệ của hệ thống tiêu thụ. Hậu quả là người ta không còn biết hài lòng và không còn mấy cảm thức tôn giáo nữa. [còn tiếp phần 2]

 

THIÊN PHONG

dịch từ “Christian Asceticism: Breaking Consumerism’s Destructive Hold” của  Fr. Timothy V. Vaverek, trong Houston Catholic Worker, Vol. 21, No. 1, January 2001.

 

 

Tác giả: Thiên Phong

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!