Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Gs. Trần Duy Nhiên
Tủ Sách CGVN

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

TAN TRONG ĐẠI DƯƠNG

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

ThánhVịnhĐápCa (NgọcCẩn)

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Bài Viết Của Gs. Trần Duy Nhiên

Nguyễn Viết Chung và Tiếng Gọi của Chân Thiện Mỹ
Tháng 04 năm 2002, linh mục Nguyễn Ngọc Sơn phối hợp với Viện Y Học Dân Tộc Thành Phố Hồ Chí Minh tổ chức một khóa huấn luyện cho những người thiện chí xung phong chăm sóc người nghiện ma túy. Tôi để ý đến một người trung niên khắc khổ, lặng lẽ theo dõi chăm chú và cặm cụi ghi chép những bài học về lý thuyết và chữa trị theo phương pháp cổ truyền do các bác sĩ đông y của Viện Y Học giảng dạy. Tôi hỏi một nữ tu trong ban tổ chức xem người ấy là ai. Câu trả lời làm tôi ngỡ ngàng: Đó là bác sĩ tây y Nguyễn Viết Chung, một chuyên viên về ký sinh trùng và da liễu.

CÔNG CUỘC TRUYỀN GIÁO TẠI QUẢNG NAM NĂM 1623 VÀ VẤN ĐỀ NGÔN NGỮ - BỨC THƯ CỦA FRANCISCO DE PINA
 Ít ai biết đến những người đi trước Alexandre de Rhodes trong công trình đóng góp cho tiếng Việt. Đặc biệt, đây là trường hợp người thầy của ông là Francisco de Pina, người mà ông đã tỏ lòng tri ân trong lời tựa cuốn tự điển của mình. Tuy nhiên, các tài liệu lưu trữ về bước đầu công cuộc truyền giáo tại Việt nam đã nhiều lần đề cập đến Francisco de Pina, trong đó có một bức thư của ông mà đến giờ này chưa được xuất bản. Những năm vừa qua, tôi chuẩn bị viết một cuốn sách về ‘những người Bồ Đào Nha tiên phong trong lãnh vực ngữ học Việt Nam’, và Pina sẽ chiếm một vị trí quan trọng trong tác phẩm này. Xin gởi đến độc giả của Định Hướng, như một hoa quả đầu mùa, nguyên bản bức thư của nhà thừa sai và nhà ngữ học tầm cỡ này, kèm với những chú thích bên lề. Muốn đọc những bình luận đầy đủ hơn, đề nghị độc giả tham khảo cuốn sách của tôi. ...File kèm Attach file

BẢNG CHỮ CÁI
   Lạy Cha là Chúa tể trời đất, 365 ngày cũ với những dang dở thiếu sót đã sang trang, nhường chỗ cho 365 ngày mới tốt đẹp hơn, thánh thiện hơn!  Xin cho con nhận ra sự hiện diện của Chúa từ chữ A đến chữ Z mỗi khi con dùng ngôn ngữ để diễn tả tâm tình của mình.  Xin cho con luôn nhớ đến Chúa mỗi khi con khóc hay cười, buồn hay vui;  mỗi khi con thất bại hay thành công; trong những lúc con giận giữ hay tuyệt vọng; trong mỗi cảm xúc con người của mình đều có Chúa đang ở cùng  con.  365 ngày trước mắt sẽ là một đoạn đường ngập đầy hoa và tiếng chim hót  nếu con tung tăng đi bên Chúa mỗi ngày.  Lạy Chúa, xin ở cùng con mỗi ngày trong suốt 365 ngày mới này.  Amen!

Slideshow => Vài suy tư nhân dịp Năm Mới 2009
Thiết kế:   K & K         Chuyển ngữ:     TDN ...File kèm Attach file

Năm mới nói chuyện cũ: Tòa Thánh cổ võ cho một ngày lễ có mục đích thương mại?
Giáo hội muốn nhắc cho con cái mình nhớ rằng món quà lớn nhất mà ta có thể tặng cho một ai là tặng bản thân mình, không chỉ tặng mồ hôi và công sức, mà còn phải trao tặng cả đến thế giá, danh dự, địa vị mình: món quà nào không thể hiện được sự trao ban chính bản thân mình thì đó chỉ còn là một mánh khoé của thế gian, dù cho được gói ghém trong chiếc áo mỹ từ nào.  

Hiển Linh đối với giáo dân.
Cũng vì nhiều trở ngại trên đường đi, mà một trong số đó là sự thiếu đồng cảm của một vài giáo sĩ, nên Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã thổ lộ với giáo dân ngày 26-11-2000: “Giờ giáo dân đã điểm. Làm một Kitô hữu, chưa bao giờ là một việc dễ dàng, ngày xưa cũng vậy mà ngày nay cũng vậy. Muốn theo Chúa Kitô cần phải can đảm chọn lựa dứt khoát, thường là phải lội ngược dòng!” [...] Chỉ khi nào giáo dân bước ra khỏi lối mòn của thói quen và của nếp suy nghĩ rập khuôn, bấy giờ ngày lễ Hiển Linh mà Giáo hội cử hành hàng năm mới thực sự trở thành ngày hiển linh cho mỗi một giáo dân.

KHAI BÚT ĐẦU NĂM
Từ việc ‘cướp đêm’ này, tôi cũng nghĩ đến bao việc ‘cướp ngày’ khác. Người ta kêu gọi cái thiện trong lòng người dân, rồi khi người dân sẵn sàng hành động theo cái thiện thì người ta thực thi cái ác, chỉ vì bản thân họ và bất cần đến hệ quả cho người mình ‘ăn cướp’. Hai tay cướp đêm kia, có thể cướp vì thiếu tiền (ăn nhậu, hút chích), nhưng những tên cướp ngày thì không hề thiếu tiền. Vậy thì thiếu gì? Chắc là thiếu lương tâm, hoặc thiếu tự do (bị một cái nghiện khác hành hạ). Tuy nhiên, có lẽ cũng không sao. Số cướp ngày chỉ là một thiểu số. Đại đa số người Việt Nam vẫn là con người thiện. Vì thế, năm 2009 này, nếu xuất hiện thêm vài tên ‘cướp ngày’ thì hẳn cũng sẽ xuất hiện thêm vài lực lượng ‘săn bắt cướp’.

CHÂN PHƯỚC ROSALIE RENDU, MỘT NỮ TỬ BÁC ÁI.
Sr Rosalie Rendu được nâng lên hàng chân phước ngày 09-11-2003. Sau đây là phần trích dẫn, dịch từ vở kịch “Une Journée de Sr Rosalie Rendu”, mà tôi viết cho Tu hội. Đoạn này kể lại cuộc gặp gỡ giữa Sr Rosalie và ông Ricquel, cảnh sát trưởng Paris, sau khi các NTBA cứu một người bị thương trong lực lượng chống chính quyền đương thời.

THƯ CHÚC MỪNG NGÀY NHẬN LÃNH TÁC VỤ LINH MỤC.
Con kể lại cuộc đời cha Dulucq như điển hình cho bao nhiêu tiền bối dòng Lazariste từng sống và chết một cách âm thầm, nhưng xứng đáng để cho con cháu noi theo; và con cũng mong cha nối gót các ngài mà sống cuộc đời linh mục của mình. 

Nữ Tử Bác Ái: Chứng từ của sự im lặng Giáng Sinh.
Tôi đến nhà Tỉnh Dòng nêu các thắc mắc với hai chị phụ trách: chị Justina Tươi, đương kim giám tỉnh, và dì Béatrice Mỹ, nguyên giám tỉnh. Các chị chỉ lập lại: Chúng tôi không chủ trương loan tin trên các phương tiện truyền thông. Cũng vì thế mà chúng tôi cũng đã yêu cầu xóa trên mạng những lời của một chị nói chuyện với anh chị em đến thăm mình tại hiện trường, mà ai đó đã ghi lại và ưu ái gửi lên. Sở dĩ chúng tôi muốn kéo xuống, không phải vì những lời ấy có gì sai trái, mà vì tất cả các chị em có trách nhiệm trong tỉnh dòng từng từ chối mọi cuộc phỏng vấn, nên không muốn để bất cứ một lời nào của NTBA xuất hiện trên mạng.  

Nữ Tử Bác Ái: Diễn tiến liên quan đến cơ sở 32 bis Nguyễn Thị Diệu
Sau ba mươi năm nỗ lực phục vụ người dân theo lời kêu gọi của chính quyền, thay vì niềm tin tưởng lẫn nhau gia tăng, thì cách giải quyết vụ việc như thế này khiến các chị tự hỏi xem còn có nên kiên trì tin tưởng vào sự chân thành của chính quyền nữa hay không. Vấn đề không chỉ đơn thuần là cái cơ sở thật nhỏ bé đối với chính quyền thành phố, mà là vấn đề niềm tin. Dù thế nào đi nữa, trước vụ việc dằng dai này, thái độ của các chị luôn luôn là chờ đợi một thiện chí.

FATIMA VÀ NHỮNG LỜI CẢNH BÁO RÙNG RỢN.
“Vậy thì một câu hỏi được đặt ra: Ý nghĩa của ‘Bí mật Fatima’ trong toàn bộ (cả 3 phần) là gì? Bí mật ấy nói gì với chúng ta? Trước tiên, tất cả chúng ta phải khẳng định như đức Hồng Y Sodano: “… những sự kiện  mà ‘bí mật’ Fatima nhắc đến dường như đã thuộc về quá khứ”. Như thế, nếu xét theo các biến cố được mô tả, thì chúng đã thuộc về quá khứ rồi. Những ai chờ đợi các mặc khải cánh chung về ngày tận thế hoặc tiến trình tương lai của lịch sử buộc phải thất vọng thôi... (Đức Hồng Y Ratzinger): 

LỜI XIN LỖI MUỘN MÀNG
Sáng hôm nay, tôi xót xa đọc một mẫu tin nhỏ trên tờ Tuổi Trẻ: “Ngày 8 tháng 10, tỉnh Lâm Đồng đã chính thức đưa ra đề án có tên “Bảo vệ và phát triển lâm nghiệp đến năm 2020” tại một hội nghị của tỉnh ủy. Theo đề án, Lâm Đồng sẽ khai thác theo phương thức chặt trắng 52.000 ha rừng thông tự nhiên, trong đó có 14.966 ha thành thục ( 60 – 70 năm tuổi )”.

CÔNG BÌNH XÃ HỘI THEO QUAN ĐIỂM CÔNG GIÁO.
Đối với công cuộc này, Giáo Hội nhắn nhủ: Các chuyên viên khoa học kinh tế, những người làm kinh tế và những nhà lãnh đạo chính trị cần phải cấp bách nhìn lại nền kinh tế, bằng cách xem xét, một mặt, cái nghèo vật chất bi đát của hàng tỉ người, và mặt khác, sự kiện là ‘các cơ chế kinh tế, xã hội và văn hóa hôm nay khó mà quan tâm đến những đòi hỏi của một sự phát triển chân chính’. Những đòi hỏi của một sự phát triển kinh tế chân chính cần phải được dung hòa nhiều hơn với những đòi hỏi của chính trị và của công bình xã hội.

Hai gương mặt mục tử.
Con người ‘chạnh lòng thương’ ấy - một người khiêm nhường không bao giờ to tiếng với ai, một tổng giám mục mà mỗi lần nhấc điện thoại thì chỉ nói đơn sơ vỏn vẹn: ‘Kiệt đây!’ - người ấy đã khẳng khái trình bày lớn tiếng trước UBND thành phố Hà Nội một số câu mà mọi người hiểu như sau: Tôn giáo là quyền của chúng tôi! Chúng tôi không cần xin ai cả! Chúng tôi không tranh chấp đất đai với chính quyền, chúng tôi chỉ muốn lấy lại những gì thuộc về mình, mà bọn ‘ăn cướp’ đang tính bán đi để lấy tiền bỏ túi.  

CÔNG BÌNH XÃ HỘI TẠI VIỆT NAM
Đức Piô XI, qua thông điệp Bốn Mươi Năm (Quadragesimo Anno), xem công bình xã hội vừa là một đức hạnh cá nhân vừa là một nền tảng cho trật tự xã hội: Xã hội chỉ có thể công bình ngày nào các cá nhân và thể chế trở nên công chính mà thôi.

CÓ THỂ CHIẾN THẮNG SỰ GIAN DỐI.
Và ngày nào gian dối bị xua tan thì bạo lực trần trụi sẽ tỏ lộ thân hình gớm ghiếc - và bạo lực, thối rữa, sẽ đổ nhào.

MẸ VIỆT NAM ÔI, CÁM ƠN MẸ!
Cám ơn Mẹ vô cùng, vì qua bao nhiêu việc làm trên của chính quyền Thành Phố Hà Nội, Mẹ đã dạy cho mọi người con của Mẹ suy nghĩ về bài học này:  Bạo lực không thể sống lâu nếu cứ để lộ nguyên hình, vì thế nó phải ẩn mình sau lớp dối trá. Ngược lại, dối trá chỉ có thể triển nở mạnh mẽ nhờ vào bạo lực, để bắt mọi người phải đồng lõa với mình. Nhưng khi người ta nhất quyết không đồng lõa với dối trá, không tham dự vào dối trá, không ủng hộ những hành động dối trá, thì đối trá sẽ bị xua tan.   

ĐỪNG SẬP BẪY SATAN!


Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!