|
Bài Viết Của Lm. Trần Việt Hùng
|
Suy Niệm Tuần Lễ CHÚA NHẬT 4 THƯỜNG NIÊN. A
Ngày lễ Dâng Chúa Vào Đền Thờ còn được
gọi là Lễ Nến. Nghi thức phụng vụ trong Giáo Hội làm phép những cây nến và rước
nến. Ánh sáng lan tỏa trong Đền Thờ. Từ cuối thế kỷ thứ 4, Giáo Hội ở
Gieerrusalem đã mừng kính Lễ này. Hướng về việc Dâng Chúa Gieessu vào Đền Thờ
và thánh tẩy Đức Trinh Nữ Maria theo Luật. Trong Thông Điệp về lòng tôn sung
Đức Maria, Đức Giáo Hoàng Phaoloo VI đã trình bày: Ngày 2 tháng 2, được đổi tên
thành Lễ Dâng Chúa trong Đền Thánh.
|
|
Suy Niệm Tuần Lễ CHÚA NHẬT 3 THƯỜNG NIÊN. A
Chúa Giêsu là ánh sáng
thế gian. Ngài đến thế gian để đốt lên ngọn lửa yêu mến và muốn lửa đó được
bùng cháy lên. Chúa đã mở ra một chân trời mới trong công trình cứu độ. Tiên
tri Isaia xưa đã loan báo rằng dân ngồi trong tối tăm đã thấy ánh sáng huy hoàng.
Những người sống trong lầm than, nay thấy ánh sáng bừng lên chiếu soi cho toàn
dân đang trong bóng tối sự chết. |
|
Suy Niệm Tuần CHÚA NHẬT 2 THƯỜNG NIÊN. A
Thánh Gioan Tẩy Giả giới
thiệu Chúa Giêsu cho dân chúng: “Đây là Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa tội trần
gian.” Có nhiều người thắc mắc hỏi rằng tại sao Gioan giới thiệu Chúa là Chiên
Thiên Chúa, sao không giới thiệu đây là Con Thiên Chúa, đây là Đấng Cứu Thế.
Lời giới thiệu của Gioan Tẩy Giả mang một ý nghĩa thần học và sự kiện của lịch
sử cứu độ. |
|
CHÚA NHẬT 1 THƯỜNG NIÊN. A
Biến cố Chúa Giêsu chịu phép rửa bởi Gioan là gạch nối giữa hai giai đoạn: Đời sống ẩn dật và đời sống công khai của Chúa. Khi Chúa Giêsu bước lên khỏi sông Giođan, Chúa Cha đã đón nhận và giới thiệu Chúa Giêsu cho mọi người: “Đây là Con Ta rất yếu dấu.” |
|
Suy Niệm LỄ HIỂN LINH
Đêm Giáng Sinh, Chúa Hài Nhi đã tỏ mình ra cho các mục đồng là những kẻ đơn sơ và chân thành. Lễ Hiển Linh, Chúa lại tỏ mình ra cho các nhà Đạo Sĩ Đông Phương. Các đạo sĩ là những người ngoại đạo đã lần theo dấu của ánh sao tìm đến hang Belem để tôn thờ Chúa. Các đạo sĩ cũng lần bước đi tìm kiếm, đã có lúc họ tưởng như lạc mất dấu chỉ. Nhưng với sự quyết tâm, họ đã dò tìm, hỏi han và thật tình tìm đến với Chúa. |
|
Suy Niệm Tuần Lễ từ Chúa Nhật LỄ THÁNH GIA
< style="text-align: justify; background: white;">Chúa Giêsu đã sinh sống trong bầu khí gia đình thương yêu. Gia đình có cha, có mẹ và con cái. Gia đình thánh gia là gia đình thánh.
Gia đình thánh, không phải trong đó có ba đấng thánh sống chung với nhau, nhưng
vì mọi người trong gia đình biết sống thánh thiện. |
|
Suy Niệm Tuần Lễ CHÚA NHẬT 4 MÙA VỌNG
Lời Thiên Chúa hứa với tổ tiên Ađam và Evà từ ngàn xưa, nay đã được thực hiện. Sự kiện Thiên Chúa nhập thể đã xảy ra trong hoàn cảnh ngoại thường. Một Trinh Nữ đã thụ thai bởi quyền năng Chúa Thánh Thần. Đây là sự can thiệp diệu kỳ của Thiên Chúa trong chương trình cứu độ. |
|
Suy Niệm Tuần Lễ CHÚA NHẬT 3 MÙA VỌNG
Hôm nay là Chúa Nhật của sự vui mừng và niềm hy vọng. Niềm vui của Giáo Hội đã trải dài qua lịch sử ơn cứu độ. Giáo hội không ngừng mời gọi con cái mình hãy vui lên, vì ơn cứu độ đã gần kề. Lịch sử cứu độ nối tiếp lịch sử của dân tộc Do-Thái. Họ đã sống qua ngàn năm đợi chờ. Nay Đấng Cứu Thế xuất hiện giải thoát dân khỏi vòng tăm tối và nô lệ của tội lỗi. Tiên tri Isaia đã loan báo rằng hoang địa khô cằn sẽ vui mừng và cõi tịch liêu sẽ hân hoan. |
|
Suy Niệm Tuần Lễ CHÚA NHẬT 2 MÙA VỌNG
Một cha bề trên đang đi dạo với các đệ tử, một em trong nhóm hỏi: Thưa cha, khi nào con người nên hối cải? Cha bề trên trả lời cách nhẹ nhàng: “Con hãy bảo đảm rằng con sẽ hối cải vào ngày sau cùng của cuộc đời”. Nhưng rồi có vài em khác phản kháng lại, chúng ta không bao giờ biết được ngày giờ nào là ngày sau cùng của cuộc đời. Cha bề trên cười và nói: “Cách đơn giản nhất là hãy hối cải ngay bây giờ”. |
|
Suy Niệm Tuần Lễ CHÚA NHẬT 1 MÙA VỌNG.A
Hôm nay chúng ta bắt đầu bước vào Mùa Vọng. Mùa Vọng là mùa của sự mong chờ và tỉnh thức. Giáo Hội với tấm lòng yêu thương của người mẹ hiền đã chuẩn bị cho con cái những món ăn tinh thần nuôi dưỡng rất thích hợp qua phụng vụ lời Chúa của các mùa lễ. |
|
Thi Ca Suy Niệm Tuần Lễ CHÚA NHẬT 34 THƯỜNG NIÊN. C
Các thủ lãnh cùng với dân chúng cười nhạo Chúa Giêsu rằng: Nó đã cứu được kẻ khác thì hãy tự cứu mình đi. Chúa Giêsu chịu treo trên thập giá trần trụi mà chúng lại tuyện xưng là Vua. Bảng viết treo trên cây thánh giá: Người này là Vua dân Do Thái, được nhà cầm quyền Rôma ấn định và không thể thay đổi. Tước hiệu quân vương của Chúa Kitô được chính quyền Rôma thừa nhận cách hy hữu trong bản án. Trong khi đó, dưới chân thập giá, đám đông tò mò nhìn xem quân lính nhạo cười Chúa. |
|
Thi Ca Suy Niệm Tuần Lễ CHÚA NHẬT 33 THƯỜNG NIÊN. C
Bước gần vào cuối năm Phụng vụ, Giáo Hội cho chúng ta nghe bài Phúc âm về những sự sẽ xảy ra ngày cuối đời. Chúa Giêsu tiên báo về ngày sụp đổ của Thành Thánh Giêrusalem. Chúa phán rằng: Những gì các con nhìn ngắm đây, sau này sẽ đến ngày không còn hòn đá nào mà chẳng bị tàn phá. Thành Giêrusalem đã bị phá đổ và cháy rụi vào năm 70 sau Công Nguyên. Nhiều người đương thời muốn biết dấu chỉ để nhận ra ngày đó. Chúa chỉ nhắc nhở: Các con hãy ý tứ kẻo bị người ta lừa dối. |
|
Thi Ca Suy Niệm Tuần Lễ CHÚA NHẬT 32 THƯỜNG NIÊN. C
Qua hai ngàn năm, đã có hằng tỷ người cùng tuyên xưng một đức tin: Xác loài người ngày sau sẽ sống lại. Bài Phúc âm hôm nay mở lối cho chúng ta về sự sống ngày sau. Những người Sađucêô không tin có sự sống lại. Họ mượn cớ một câu truyện về một gia đình bảy anh em lần lượt cưới cùng một người vợ, sau cùng mọi người chết, vậy ai sẽ là chồng của cô ta. Họ dựa vào lý luận và cuộc sống trần thế để giải đáp về cuộc sống mai hậu. Chúa Giêsu cho chúng ta một câu trả lời xác đáng: Con cái đời này cưới vợ lấy chồng, song những ai sẽ xét đáng được dự phần đời sau và được sống lại từ cõi chết, thì sẽ không cưới vợ lấy chồng, họ sẽ không chết nữa, vì họ giống như thiên thần. |
|
Thi Ca Suy Niệm Tuần Lễ CHÚA NHẬT 30 THƯỜNG NIÊN. C
Cầu nguyện là tâm tình của người con đến với Cha. Chúng ta cần cầu nguyện luôn và đừng chán nản. Hôm nay Chúa Giêsu dạy ta phải có thái độ khiêm tốn khi cầu nguyện. Chúa nêu ra dụ ngôn của hai người lên đền thờ cầu nguyện. Người biệt phái khoe khoang rằng ông không trộm cướp, không tham lam, không lỗi giới luật, ăn chay nhiều ngày trong năm, trả thập phân cho nhà thờ và ông tự hào mình là người công chính. Còn người kia đứng cuối nhà thờ cầu nguyện, ông ta là người tội lỗi, tham lam, trộm cắp, bất công nhưng biết đấm ngực ăn năn: Lạy Chúa xin thương xót tôi là kẻ có tội. |
|
CHÚA NHẬT 29 THƯỜNG NIÊN. C
Bài Phúc âm nói về người đàn bà góa xin ông thẩm phán minh oan cho khỏi tay kẻ thù. Qua một thời gian lâu dài, ông không đáp lời nhưng vì sự nài nỉ quấy rầy của bà, ông đã giải quyết cho bà. Qua câu truyện kiên tâm chờ đợi của người đàn bà góa, Chúa dạy chúng ta bài học kiên trì trong sự cầu nguyện. Cầu nguyện là tâm tình và thưa truyện với Chúa. |
|
Thi Ca Suy Niệm Tuần Lễ CHÚA NHẬT 28 THƯỜNG NIÊN. C
Lạy Thầy, xin thương xót chúng tôi. Đây là lời van xin của những người phong cùi. Chúa thương xót và đã chữa lành cho họ. Cả mười người phong cùi đều được khỏi bệnh, nhưng có một chi tiết rất hay là chỉ có một người ngoại giáo trở lại chúc tụng và tạ ơn Chúa. Chúa hỏi: Còn chín người kia đâu? Chúng ta thấy nhột nhạt, hình như Chúa đang hỏi mỗi người chúng ta. Còn chín người kia đâu không thấy trở lại tạ ơn Thiên Chúa. |
|
Thi Ca Suy Niệm Tuần Lễ CHÚA NHẬT 27 THƯỜNG NIÊN. C
Các Tông đồ thưa với Chúa Giêsu rằng: Xin Thầy ban thêm lòng tin cho chúng con. Đức tin là nguồn sức mạnh giúp ta làm những việc phi thường. Các Tông đồ là những người được Chúa gọi, chọn, theo và nghe Chúa cùng chứng kiến nhiều phép lạ, thế mà các ngài vẫn cảm thấy thiếu niềm tin. Các ngài xin Chúa thêm đức tin để chu toàn sứ vụ. |
|
Thi Ca Suy Niệm Tuần Lễ CHÚA NHẬT 26 THƯỜNG NIÊN. C
Bài Phúc âm thánh Luca đặt chúng ta trước một cảnh thương tâm. Một người giầu có ăn mặc gấm vóc lụa là, yến tiệc linh đình và một người hành khất nghèo đói lả không nơi nương tựa. Hai người ở trong hai hoàn cảnh khác nhau. Sau khi mãn phần, phận số đời sau cũng khác nhau. Người nghèo nàn bệnh tật thì không do lỗi ở người giầu. Người phú hộ cũng không xử tệ, không xua đuổi và không làm hại chi người hành khất. Vấn đề là người phú hộ có mắt mà không nhìn thấu, ông đã không biết chia xẻ của ăn và tình thương với người khốn khổ. Đó chính là lỗi mà ông phải gánh chịu. |
|
Thi Ca Suy Niệm Tuần Lễ CHÚA NHẬT 25 THƯỜNG NIÊN. C
Cậu truyện trong bài phúc âm không xa lạ với cách suy nghĩ và hành xử của chúng ta. Chúng ta với trí khôn biết tính toán và sự lanh lợi đã lợi dụng nhiều cơ hội để làm lợi cho riêng mình. Chúng ta nghe dụ ngôn về người quản lý bất lương nhưng hành động khôn khéo sau khi viết lại văn tự cho vay. Anh quản lý này đã khéo léo sửa lại văn tự có lợi cho anh trong cuộc sống đời tạm trong tương lai, nhưng lại thiệt thòi nhiều cho ông chủ. |
|
Thi Ca Suy Niệm Tuần Lễ CHÚA NHẬT 24 THƯỜNG NIÊN. C
Sự hối cải trở về luôn là mẫu gương đẹp. Trở về mang niềm vui đến cho nhiều
người. Trở lại là dứt bỏ con đường cũ và bỏ lại sau lưng quá khứ lỗi lầm. Câu
truyện người con phung phá trở về là câu truyện rất dễ thương. Hình ảnh người
cha nhân hiền chạy ra ôm con làm ai cũng cảm động. Cha sẵn sàng tha thứ lỗi lầm,
không phải bảy lần mà tha tất cả. Lời lẽ sám hối của người con: Lạy cha, con
đã lỗi phạm đến trời và đến cha, con không đáng được gọi là con cha nữa. Như
thế là đủ, con không cần nói thêm, cha đã hiểu và đã thứ tha cho con. |
|
[1]
10
11
12 13
14
15
16
17
18
19 [13/55] |