|
Bài Viết Của Lm. Trần Việt Hùng
|
Chúa Về Trời.
Lễ Chúa Chúa Giêsu Lên Trời hay còn gọi là Lễ Thăng Thiên, có nghĩa là Chúa Giêsu trở về nơi Ngài hằng ở cùng Đức Chúa Cha. Thánh Gioan viết rằng: Lúc khởi đầu đã có Ngôi Lời và Ngôi Lời hằng ở cùng Thiên Chúa và Ngôi Lời là Thiên Chúa (Gioan 1:1). Chúa Giêsu về trời đánh dấu sự kết thúc nhiệm vụ của Chúa trên trần gian và trở về trong vinh quang với Cha của Ngài. |
|
YÊU THƯƠNG NHAU
Đây là lệnh truyền của Thầy:“Các con hãy yêu mến nhau như Thầy đã yêu mến các con.” Bất cứ ai không yêu sẽ không biết Chúa, vì Chúa là tình yêu. Ai trong chúng ta cũng có kinh nghiệm về tình yêu. Tình yêu hôn nhân, tình yêu gia đình, tình yêu giữa cha mẹ và con cái, tình yêu giữa anh chị em, tình yêu trai gái và tình yêu bạn bè…. Hơn nữa chúng ta có tình yêu giáo hội, yêu tổ quốc và tình yêu tha nhân. |
|
CÂY NHO
Chúa là cây nho và người tín hữu là cành. Hình ảnh cây nho rất quen thuộc vì chúng được trồng trên mọi miền đất Palestine của người Do-thái. Chúa Giêsu nói: Thầy là cây nho, các con là nhành. Chúng ta là nhành nho được liên kết với Chúa Kitô là cây nho. Một ẩn dụ qúa đẹp và ý nghĩa. Chúa Giêsu không chỉ hóa thân làm người trong một nhân vị riêng biệt, nhưng là cùng hòa nhập sự sống với nhân loại. Chúa Giêsu là trung gian của các tạo vật. Ngài là trưởng tử và là An-pha và Ô-mê-ga, là Đầu và Cuối, là Khởi Nguyên và Tận Cùng (Kh 22,13). Ngài đã mời gọi và liên kết những kẻ tin vào Ngài để giúp họ sinh nhiều hoa trái. |
|
MỤC TỬ TỐT
Tình
yêu Chúa cao vời biết bao, ngút cao như mây trời và mênh mang như biển cả. Chúa
yêu thương con người qúa bội. Thiên Chúa đã hứa ban ơn cứu độ và đã thực hiện
trọn vẹn lời hứa. Chúa Giêsu đã xuống thế mang thân phận con người để hòa nhập
cuộc sống. Thiên Chúa làm người để cùng chia sẻ mọi nỗi trăn chuyên, cơ cực, khổ
đau, chối bỏ và ruồng rẫy trong thân phận người. Ngài đã dám hy sinh xả thân vì
đàn chiên. Hình ảnh người mục tử chăn chiên thật ấn tượng. Chủ chiên đi trước
và đoàn chiên theo sau. Chủ chiên mong tìm nguồn suối mát để chiên được giải
khát. Chủ chiên đi tìm cánh đồng cỏ xanh tươi để chiên bồi dưỡng, nghỉ ngơi.
Chúa Giêsu ví Ngài như người Chủ Chiên nhân lành. |
|
DANH CHÚA GIÊSU
|
|
LÒNG THƯƠNG XÓT
|
|
NGÀY THỨ NHẤT (CHÚA NHẬT PHỤC SINH)
|
|
TÌNH CHÚA TÌNH NGƯỜI
|
|
BIẾN ĐỔI
|
|
ƠN CỨU RỖI
Câu chuyện cuộc sống ngày xưa cũng là câu chuyện của ngày hôm nay. Sách Sử Biên Niên ghi lại rằng: Các đầu mục tư tế và dân chúng bất trung, bắt chước những sự ghê tởm của dân ngoại. Người dân làm dơ bẩn đền thờ và nhạo báng các sứ giả của Chúa được sai đến. Năm 588 B.C, Thiên Chúa đã để cho quân thù thiêu đốt đền thờ, phá hủy thành quách và bắt con dân đi lưu đầy tại Babylon. Dân chúng bị dẫn đi làm nô lệ cho ngoại bang trong suốt 70 năm ròng rã. Trong lúc thất vọng và bĩ cực, dân chúng đã than van ăn năn khóc lóc và nhớ đến những ân huệ Thiên Chúa đã ban cho cha ông. Thiên Chúa đã ghé mắt thương xem và xóa bỏ những nhơ nhớp lỗi lầm của họ. Chúa dùng hoàng đế Cyrô, vua xứ Ba-tư, để tuyên bố trả tự do và cho dân bị lưu đầy được trở về quê hương xứ sở để xây lại đên thờ. |
|
DẤU CHỈ
Thiên Chúa đã truyền dạy các giới răn cho dân Do-thái qua ông Môisê. Biến cố Xuất Hành ra khỏi nước Ai-cập là một biến cố vĩ đại. Từ cuộc xuất hành Vượt Qua biển đỏ, Thiên Chúa đã chọn người Do-thái làm dân riêng. Từng bước, Thiên Chúa đã tỏ mình ra cho Dân. Thiên Chúa đòi hỏi dân riêng sẽ chỉ tôn thờ một Thiên Chúa độc nhất, Chúa hùng mạnh và Chúa ganh tị. Chúa sẽ tỏ lòng nhân lành đến ngàn đời đối với những ai kính mến và tuân giữ các giới răn. Thiên Chúa đã trao ban Mười Giới Răn cho ông Môisê để hướng dẫn dân riêng đi trong đường lối của Chúa. Thập giới này là những luật lệ căn bản của con người mọi thời. Những điều răn này cũng được khắc ghi trong lương tâm của mỗi người. |
|
HY SINH
Thiên Chúa rất mực khoan dung và đầy lòng nhân ái xót thương. Chúa giơ cao đánh khẽ. Nghe câu chuyện thật cảm động của tổ phụ Abraham đã vâng lệnh Chúa dâng đứa con trai độc nhất làm của lễ toàn thiêu. Ông Abraham hoàn toàn phó thác niềm tin vào sự quan phòng của Chúa. Chỉ những người có con và là đứa con độc nhất, mới hiểu thấu sự đau lòng tê tái và buồn sầu thẳm sâu trong tâm hồn của Abraham. Ý muốn của Thiên Chúa là một thách thức tuyệt đối phải chọn lựa giữa sống và chết. Không mấy ai trong chúng ta đã phải đối diện với những kinh nghiệm thử thách hiến dâng đau thương như thế này. Biết được tâm hồn của ông biết kính sợ Chúa, Chúa đã chấp nhận của lễ hiến dâng trong niềm tin và đã tha của lễ hy tế Isaac. Chúa đã thương yêu tổ phụ Abraham và dòng dõi của ông. Abraham được ca ngợi như là cha của những người tin. |
|
PHONG CÙI (Suy niệm CHÚA NHẬT 6 MÙA THƯỜNG NIÊN)
Cùi hủi là một con bệnh đáng ghê sợ nhất. Nhiều ngàn năm trước, bệnh phong cùi đã xuất hiện. Đây là một bệnh truyền nhiễm và ô uế. Theo luật của dân Do-thái, ngay từ thời Môisê đã có những hướng dẫn riêng dành cho những người bị bệnh phong cùi. Những người mắc chứng bệnh phong cùi phải ở riêng, mặc áo rách, để đầu trần, lấy tay che miệng và la cho mọi người biết để đừng ai đến gần. Thật là khổ sở và đau lòng! Con vi trùng cùi hủi quái ác đã ăn mất nhân phẩm của con người. Thân phận của những người phong cùi thật đáng thương, họ bị tách lìa khỏi gia đình, cộng đoàn và mọi sinh hoạt chung. Họ bị bỏ rơi và bị người đời khinh bỉ, bị xem như là những thân xác đáng ghê tởm mà mọi người cần xa tránh. Người xưa chưa có cách phòng bệnh và trị bệnh nên những ai bị mắc phong cùi thì như lãnh một bản án chung thân. |
|
NƯỚC TRỜI
|
|
NHÂN CHỨNG
Thiên Chúa đã chọn Môisê để dẫn dắt Dân Chúa ra khỏi Ai-cập. Chúa trao phó cho Môisê quyền giảng dạy và quản trị. Chúa phán: Ta sẽ đặt vào miệng ngươi những lời của Ta, ngươi sẽ nói cho họ biết tất cả những điều Ta đã truyền cho ngươi. Môisê được diện kiến Thiên Chúa trong bụi gai cháy mà không bị tàn lụi. Chúa ban cho ông chiếc gậy chăn chiên để làm các sự lạ, biến rẽ biển đỏ và đập đá tuôn trào dòng nước cho dân. Chúa trao cho Môisê quyền hướng dẫn, giảng dạy và thánh hóa. Với sự hiểu biết và sức lực có hạn, Môisê hoàn toàn cậy nhờ vào ơn Chúa giúp. Ông đã thỉnh cầu Thiên Chúa và tuân hành theo ý muốn của Chúa trong mọi hoàn cảnh. Suốt 40 năm Dân Do-thái lưu lạc trong hoang địa, Môisê đã đồng hành với Dân qua mọi thách thức khó khăn và nguy hiểm. |
|
THEO THẦY
|
|
MỜI GỌI
Thánh Gioan Tẩy Giả đã giới thiệu Chúa Giêsu với các môn
đệ: Đây là Chiên Thiên Chúa. Lời giới thiệu thật đơn giản. Hai
môn đệ đi theo Chúa. Họ muốn tìm hiểu về cuộc sống của Chúa. Chúa mời: Hãy
đến mà xem. Chúng ta không biết họ đã xem thấy gì. Nơi Chúa cư ngụ có lẽ
rất đơn sơ và nghèo khó. Họ ở lại với Chúa ngày hôm đó. Hai môn đệ đã gặp Chúa
và nhận ra Ngài chính là Đấng Messia, nghĩa là Đấng Kitô. Từ đó họ gọi nhau tìm
đến với Chúa, Anrê mời Phêrô đến gặp Chúa. Khởi đầu Giáo Hội Chúa ở trần gian
chỉ giản dị như thế. Chúa bắt đầu qui tụ các môn đệ. Ngài chọn và gọi các môn
đệ từ những người ngư phủ. Ngư phủ không được học hỏi nhiều ở trường lớp. Họ
không có địa vị chức quyền trong xã hội. Họ không phải là những người giầu có
sang trọng. Chúa gọi họ là những người bình thường để thi hành những công việc
phi thường. |
|
LỄ CHÚA GIÊSU CHỊU PHÉP RỬA
Tiên tri Isaia đã loan
báo về một người tôi tớ khiêm nhu, hiền lành và đầy lòng xót thương. Thiên Chúa
đã chọn và rất hài lòng về người. Hơn 700 năm trước khi Đấng Cứu Thế giáng
trần, Thiên Chúa đã mạc khải cho dân chúng với niềm hy vọng đón chờ ơn cứu độ.
Mầu nhiệm cứu độ trải dài từ dòng dõi này đến dòng dõi khác. Lời hứa đó được
thực hiện một cách tiệm tiến qua lịch sử của một dân tộc. Qua đời cha tới đời
con, cho dù nhiều lần họ đã sa ngã và bội phản, Thiên Chúa luôn ưu ái dẫn dắt
và hướng dẫn mở đường đưa dẫn vào ngõ hẹp của sự sống vĩnh cửu. Người tôi tớ mà
tiên tri Isaia nhắc đến trong bài ca thứ nhất của Người Tôi Trung là hình bóng
của Đấng sẽ được sai đến. |
|
LỄ HIỂN LINH: NGƯỚC NHÌN LÊN
Chúng tôi đã nhận thấy ngôi sao của Người ở Đông Phương và chúng tôi đến để triều bái Người. Giáo hội mừng Lễ Hiển Linh, Chúa tỏ mình ra cho các vị đại diện của dân ngoại. Thánh Matthêô gọi các vị này là các Đạo Sĩ. Chúng ta thường gọi là ba vua, mừng lễ Ba Vua. Có thời người ta gọi họ là các Nhà Chiêm Tinh, Thiên Văn hay là ba vị Khôn Ngoan. Các Ngài là những người thuộc dân ngoại nhưng cùng hướng nhìn lên cao để đi tìm nguồn chân lý. Các Ngài đã dõi theo ngôi sao lạ dẫn đường tìm đến thờ lạy Con Thiên Chúa giáng trần. Bước đi trong đêm tối của niềm hy vọng, dù đường xa vạn nẻo và gặp khó khăn trăm bề nơi đất lạ quê người, các nhà Đạo Sĩ một lòng kiếm tìm. Các Ngài đã không bị thất vọng: Anh em cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ cửa thì sẽ mở ra cho (Mt 7,7). Với lòng chân thành và cung kính, các nhà Đạo Sĩ đã tìm nhận ra hình ảnh Con Chúa nơi một trẻ sơ sinh còn bọc trong khăn. |
|
LỄ THÁNH GIA
Chúa
Giêsu là Ngôi Lời hiện hữu từ đời đời. Ngài đã hạ xuống thế làm người và sống
trong một gia đình có cha có mẹ. Chúng ta gọi là gia đình Thánh Gia. Vì có Chúa
Giêsu là Đấng Thánh cư ngụ. Chúa Giêsu đã chấp nhận kiếp người như chúng ta,
ngoại trừ tội lỗi. Chúa đã đi vào thời gian và không gian của lịch sử nhân
loại. Chúa Giêsu đã dùng 33 năm để hoàn tất sứ mệnh mà Chúa Cha đã trao phó. Ba
mươi ba năm là một khoảng thời gian ngắn so với đời đời, nhưng là thời gian
hồng ân Thiên Chúa đã viếng thăm và chia sẻ phận người. Đức Maria và thánh
Giuse đã được thông phần vinh dự của Chúa Con. Ngàn đời mọi người sẽ khen Mẹ có
phúc và thánh Giuse là người cha công chính: Đức Chúa làm cho người cha
được vẻ vang vì con cái, cho người mẹ thêm uy quyền đối với các con (Hc 3,2). |
|
[1]
5
6
7
8
9 10
11
12
13
14 [10/56] |