|
|
Bài Viết Của Lm. Trần Việt Hùng
|
CHỨNG NHÂN
Tiên tri Giêrêmia nhận biết rõ sự quanh co và mưu thâm chước độc của những kẻ gian ác. Hầu hết các tiên tri của Chúa đều phải đối diện với những thách đố tàn bạo của con người và xã hội. Các ngài bị tẩy chay, xua đuổi và bị giết chóc bởi cả đôi bên cả đạo lẫn đời. Các tiên tri đã rao giảng về sự tôn thờ Thiên Chúa độc nhất, tuân giữ các giới răn và sống theo đường ngay nẻo chính. Những lời cảnh cáo của các tiên tri làm cho lương tâm của các nhà lãnh đạo và dân chúng cảm thấy bất an và phiền toái. Nên các tiên tri bị coi như những người cản mũi kỳ đà và giới hạn sự tự do hưởng thụ cuộc sống phàm hèn của họ.
|
|
ÂN PHÚC
Mọi sự hiện hữu đều khởi đầu từ tình yêu của Thiên Chúa. Vì yêu thương, Thiên Chúa đã nhiều lần và nhiều cách mạc khải chương trình cứu độ qua các cha ông và qua chính Con Một của Người. Thiên Chúa vô hình đã hiện diện đồng hành với một dân tộc hữu hình qua lịch sử. Chúa của vũ trụ đã lập giao ước với thụ tạo: Từ nay, nếu các ngươi nghe lời Ta và giữ giao ước Ta, thì các ngươi sẽ là sở hữu của Ta được tách biệt khỏi mọi dân, vì cả trái đất là của Ta (Xh 19, 5). Chúa chọn gọi một dân riêng để thờ kính Chúa. Đọc lịch sử dân Do-thái, chúng ta nghiệm ra rằng tình yêu của Thiên Chúa qúa bao la tuyệt vời. Chúa ký giao ước với con người, cho dù biết rằng con người sẽ phản phúc, bất tuân và chối bỏ, nhưng Thiên Chúa không chấp tội và bỏ rơi. Đây là một giao ước không cân xứng về tình yêu. |
|
THẦN LƯƠNG
Vào năm 1263, tại nhà thờ thánh Catherine, thành Bolsène nước Ý, có một linh mục trong thánh lễ, sau khi đọc lời truyền phép đã nghi ngờ về bánh và rượu trở thành Mình và Máu Chúa. Xảy ra là Máu Thánh chảy ướt khăn thánh và khăn bàn thờ. Đức Giáo Hoàng nghe tin, đã rước khăn thánh về để tạm tại nhà thờ Orviette. Sau đó, xây nhà thờ để thờ kính Máu Chúa nơi Khăn Thánh này. Ngày 8 tháng 9, 1264, Đức Giáo Hoàng Urbanô IV (1262-1268) đã ban hành tự sắc Transiturus, lập lễ kính Mình Máu Thánh Chúa Kitô và cử hành sau tuần 8 ngày của lễ Chúa Thánh Thần. Thánh Tôma Aquinô đã sáng tác bài Pange Lingua và Adoro Te để tôn kính Mình Máu Thánh Chúa.
|
|
BA NGÔI
Lễ trọng kính Chúa Ba Ngôi bắt đầu được cử hành vào thế kỷ thứ 9 và được đưa vào lịch phụng vụ của Giáo Hội Rôma vào thế kỷ thứ 14 bởi Đức Giáo Hoàng Gioan 22. Lễ Chúa Ba Ngôi được nhìn nhận như là lòng thành kính tri ân của Giáo Hội qua các ân sủng của mùa Giáng Sinh và Phục Sinh. Vì mầu nhiệm này là sự kết hợp của lễ Giáng Sinh, lễ Hiển Linh, lễ Phục Sinh, lễ Thăng Thiên và lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống. Lễ Chúa Ba Ngôi được cử hành vào Chúa Nhật sau Lễ Chúa Thánh Thần, nhắc nhở chúng ta rằng mỗi Chúa Nhật đều được thánh hiến để sùng kính Chúa Ba Ngôi. Chúa Cha đã tạo dựng và quan phòng. Chúa Con đã cứu chuộc chúng ta. Chúa Nhật là ngày của Chúa, tưởng nhớ Chúa Kitô sống lại từ cõi chết. Chúa Thánh Thần thánh hóa tâm hồn, làm cho chúng ta trở nên đền thờ của Ngài. |
|
THẦN LINH (LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG).
Đức Chúa Thánh Thần là Ngôi Ba Thiên Chúa. Cũng được gọi là Thần Chân Lý, Đấng Ban Sự Sống, Đấng Phù Trợ, Đấng Chữa Lành và Chúa Thánh Linh. Chúa Giêsu đã mạc khải cho chúng ta về Chúa Thánh Thần. Tác động của Chúa Thánh Thần là biến đổi con người qua ơn thánh và các đặc sủng. Ngài giúp chúng ta nhận biết Chúa Giêsu là Đấng Cứu Độ. Chúa Thánh Thần giúp chúng ta cầu nguyện, tuyên xưng niềm tin và thể hiện tình yêu. Sau khi phục sinh, Chúa Kitô đã hiện ra với các tông đồ ban ơn bình an, thổi hơi ban Thánh Thần và quyền cầm giữ. Thánh Gioan diễn tả một cách vắn gọn: Nói thế rồi, Người thổi hơi và phán bảo các ông: Các con hãy nhận lấy Thánh Thần (Ga 20, 22). Chúa Thánh Thần là nguồn mạch mọi ân sủng. |
|
VỀ TRỜI
Mừng lễ Chúa Lên Trời, Về Trời hay Thăng Thiên, ý nghĩa là Chúa Giêsu Kitô đã được cất nhắc lên và không còn xuất hiện hiển nhiên với các tông đồ nữa. Theo kiểu nói bình dân có hình tượng đi lên, đi xuống và ngự bên phải, bên trái, để mọi người dễ hiểu. Chúa Giêsu đã xuống trần gian sinh sống trong khoảng thời gian ba mươi ba năm. Chúa ra rao giảng Tin mừng Cứu độ, chịu khổ hình thập giá, chết và sống lại. Sau khi sống lại, Chúa lưu lại trần gian một khoảng thời gian ngắn để dạy dỗ, an ủi và sai phái các tông đồ đi ra làm nhân chứng tin mừng. Rồi Chúa lên nơi đã ở trước và ngự bên hữu Đức Chúa Cha. Trí khôn của chúng ta chỉ có thể hiểu được các sự kiện gắn liền với thời gian và không gian. Đôi khi chúng ta thắc mắc, lên trời là lên nơi nào và ở đâu? Xa hay gần. Bầu trời thì bao la như không cùng. |
|
CHÚA CHA
Trong đoạn phúc âm hôm nay, chữ ‘Cha’ được lập đi lập lại 28 lần. Một trong ba mầu nhiệm quan trọng nhất trong Đạo, đó là một nhiệm Một Chúa Ba Ngôi: Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Chúa Giêsu đã mạc khải cho chúng ta biết về Cha. Chúa Cha của Chúa Giêsu và là Cha của tất cả chúng ta. Trong sách Giáo Lý đã dạy rằng: Đức Chúa Trời là Đấng tự hữu, thiêng liêng và hằng có đời đời. Thiên Chúa đã mạc khải chính mình cho ông Moisen: Ta là Đấng tự hữu. Chúa Giêsu đã dạy chúng ta trong Kinh Lạy Cha: Lạy Cha chúng con ở trên trời… Đôi khi Chúa Giêsu dùng từ thân thương này để cầu nguyện với Chúa Cha: Abba, lạy Cha. |
|
YÊU MẾN
Con người được tạo dựng trong tình yêu và cho tình yêu. Tạo Hóa quan phòng tất cả các diễn tiến tự nhiên để khởi đầu sự hiện hữu của mỗi tạo vật. Tình yêu được trao ban tùy theo sự kết hợp của mỗi loài thụ tạo. Cách diễn tả tình yêu nơi mỗi loài tạo vật đều khác nhau. |
|
NHÀ CHA
Những điều làm chúng ta lo lắng nhiều trong cuộc sống đời tạm này là tìm kiếm có nhà để ở, có của ăn nuôi dưỡng, có gia đình, bạn bè và bà con thân thuộc cung chung sống. Chứng kiến cảnh những người vô gia cư sống lang thang nay đây mai đó, chúng ta thấy thật tội! Chúng ta dù có đi đâu, rồi cũng mong về nhà. Nhà là tổ ấm của yêu thương. Ai ai cũng mong có một mái nhà để được đùm bọc sinh sống. Dù là mái tranh nghèo, nhưng cuộc sống ấm áp là đủ. Người ta thường nói: Hai trái tim vàng, một túp lều tranh là thế. Thật là lý tưởng và đơn sơ. |
|
MỤC TỬ
Chúa Kitô đã sống lại và khởi đầu một hành trình mới. Chúa Giêsu đã hoàn tất sứ mệnh xuống thế làm người, rao giảng Tin mừng cứu độ, chịu mọi sự khốn khó cho đến chết, chết trên thập giá và đã sống lại hiển vinh. Chương trình cứu chuộc của Thiên Chúa tiếp tục ban phát ân sủng cho mọi người ở mọi thời. Thời gian chuẩn bị đã mãn và hồng ân cứu rỗi gần kề, mỗi người hãy mở rộng tâm hồn đón nhận ơn cứu độ bằng cách ăn năn sám hối và chịu phép rửa. Suốt dọc lịch sử ơn cứu độ, dân Chúa luôn được các tiên tri, các ngôn sứ và các thầy dậy nhắc nhở hãy sám hối, hãy trở về cùng Thiên Chúa và tránh xa đường gian tà tội lỗi. Khi Chúa Kitô bắt đầu ra rao giảng Tin Mừng đã mời gọi mọi người hãy ăn năn sám hối vì Nước trời đã gần đến. |
|
QUAY ĐẦU (CHÚA NHẬT 3 PHỤC SINH).
Theo luật tự nhiên, con người có sinh và có tử. Khi nghe tin có người thân qua đời, chúng ta bàng hoàng thương tiếc và lòng buồn rười rượi vì sự thiếu vắng. Dù có sầu thương và nhớ nhung nhưng khi chôn táng người qúa cố xong, chúng ta cũng phải rời bỏ mộ phần để trở về. Ai trong chúng ta cũng có những trải nghiệm đau thương trong cuộc đời ô trọc này. Khi một người thân lìa đời, chúng ta thường tu họp cầu nguyện, khóc than, chia buồn và tiễn biệt. Sau khi đưa tiễn người qúa cố tới nơi an nghỉ cuối cùng, thì ai nấy lại trở về quê quán và tiếp tục cuộc sống bình thường như dòng sông tiếp tục chảy. Hai môn đệ trên đường Emmau về quê cũng không ngoại lệ. Khi Thầy Giêsu đã chịu tử hình thập giá, xác được hạ xuống xức dầu thơm rồi chôn trong mồ, thì kể như mọi việc đã hoàn tất. Chấm dứt một đời người. Hai môn đệ buồn bã trở về quê hương xứ sở để tiếp tục đời sống như xưa. |
|
CHÚA NHẬT 2 PHỤC SINH. KÍNH LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT
Chứng kiến cảnh mồ trống, thánh Gioan đã thấy và đã tin. Gioan cùng với Đức Maria và một số Tông đồ tiếp tục họp nhau cầu nguyện. Sau khi Chúa Giêsu chết, lúc còn tranh tối tranh sáng, những người đi theo Chúa tản mát, tâm trạng mỗi người phản ứng một cách khác nhau. Có người bỏ về quê, có người muốn quay lại nghề cũ, có người rơi vào sự hoài nghi và có những vị nhiệt thành tín trung và âm thầm dõi theo. Khi sống lại, Chúa Giêsu không còn bị giới hạn bởi không gian và thời gian. Ngài có thể hiện diện với bất cứ ai và bất cứ nơi đâu mà Ngài muốn. Ngài cũng hiện diện dưới nhiều hình thức khác nhau, khi thì giống như người làm vườn, lúc thì giống như khách bộ hành, khi thì giống người chài lưới và có lúc là hình ảnh Chúa với chân tay còn dấu tích. Hôm nay Chúa đến với các Tông đồ một cách rất bất ngờ, vì cửa còn đóng kín. Chúa chúc bình an cho các ông và Chúa chứng thực chính mình. Niềm vui vỡ òa hân hoan, các Tông đồ được gặp lại Thầy của mình trong sự sống vinh quang. |
|
PHỤC SINH
Chúng ta đang bước đi trong niềm tin sống đạo. Chúa Giêsu sống lại từ cõi chết là niềm hy vọng tuyệt đối cho những ai tin. Niềm tin của chúng ta dựa vào lời dạy của Chúa Giêsu, niềm tin của Giáo Hội và của các nhân chứng. Sự kiện mồ trống là dấu chỉ đầu tiên cho chúng ta nhận biết là xác của Chúa không còn ở trong mồ. Maria báo tin cho các môn đệ, Phêrô cùng Gioan chạy ra mộ, các ông cũng thấy ngôi mộ trống và khi bước vào trong chỉ thấy khăn liệm và băng vải. Các ông nghiệm ra được những lời Kinh Thánh đã báo trước về Đức Giêsu. Niềm tin vào Chúa Kitô Phục Sinh đem lại cho các ông sự phấn chấn và vui mừng. |
|
TAM NHẬT THÁNH
THỨ NĂM TUẦN THÁNH: VƯỢT QUA THỨ SÁU TUẦN THÁNH: TỪ TRẦN THỨ BẢY TUẦN THÁNH: CANH THỨC
|
|
THƯƠNG KHÓ (CHÚA NHẬT LỄ LÁ).
Bước vào Tuần Thánh, Giáo Hội cho chúng ta cơ hội lắng nghe và suy niệm về sự thương khó của Giêsu Kitô là Đấng Thánh. Chúa Giêsu đã hoàn thành tất cả những lời tiên báo của tiên tri Isaia về biến cố đau thương của người tôi tớ: Tôi đã đưa lưng cho kẻ đánh tôi, đã đưa má cho kẻ giật râu, tôi đã không che giấu mặt mũi tránh những lời nhạo cười và những người phỉ nhổ tôi (Is 50, 6). Đây là Bài ca thứ ba mà Isaia đã loan tin về Người Tôi Tớ Chúa, viết khoảng hơn 500 năm về trước. Chúa Giêsu đã sống trọn vẹn một kiếp người, có sinh ra và có từ trần. Quãng đời của Chúa sống trên trần gian chỉ vỏn vẹn 33 năm. Chúa đã sống ba mươi năm âm thầm lặng lẽ và trưởng thành nơi miền Nazaret bé nhỏ. Chúa Giêsu chỉ dùng ba năm cuối đời để rao giảng Tin mừng, thực hiện các phép lạ và mạc khải về Nước trời. |
|
SỰ SỐNG
Sự sống là một mầu nhiệm. Tạo hóa trao ban sự sống cho mọi loài: Thực vật, động vật và loài người. Khí thở là nguồn của sự sống. Mọi loài sống đều cần có không khí để hít thở và nuôi dưỡng. Sự sống di động trong toàn thân. Trong thân thể con người, khi hơi thở và máu huyết ngưng đọng, con người sẽ chết. Mỗi người đều có một sự sống riêng biệt. Sự sống nơi mỗi người có thể kéo dài cả trăm năm và cũng có thể tan bay trong khoảnh khắc. Sư sống dài hay ngắn không quan trọng bằng sống cho có ý nghĩa và hữu ích. Thiên Chúa là chủ tể của sự sống. Sự sống tiếp nối sẽ không bị tiêu diệt, chỉ có xác thể bị chết. Thiên Chúa là Chúa và là tác giả của mọi sự sống. Con người không thể sáng tạo sự sống mà chỉ bắt chước và tạo môi trường để sự sống phát triển.
|
|
VINH QUANG
Để chuẩn bị chương trình cứu độ loài người, Thiên Chúa đã chọn ông Abram làm tổ phụ một dân tộc. Vào thời điểm đó, ông Abram và bà Sara còn hiếm muộn, vì tuổi đã cao mà chưa có con nối dòng. Tổ phụ đã bước đi trong niềm tin phó thác và một lòng tin tưởng tuyệt đối vào sự quan phòng của Thiên Chúa. Theo lệnh Chúa, ông bà đã rời quê hương xứ sở đi đến miền đất Chúa hứa. Ông Abram đã trải qua biết bao thử thách thăng trầm. Ông vâng lệnh Chúa một cách vô điều kiện, ngay cả khi Thiên Chúa muốn ông hiến dâng đứa con trai độc nhất làm hy tế. Qua sự trung tín, Abram đã được Thiên Chúa đổi tên thành Abraham. Abraham trở nên tổ phụ của tất cả những người có niềm tin vào Thiên Chúa duy nhất. Ông đã được Thiên Chúa đoái hoài ban cho có con đàn, cháu đống nối dòng trải qua muôn thế hệ từ đời nọ tới đời kia.
|
|
CÁM DỖ
Chúng ta bắt đầu bước vào Mùa Chay Thánh, câu truyện của sách Sáng Thế Ký dẫn chúng ta trở lại từ khởi nguyên của dòng dõi loài người. Thiên Chúa sáng tạo con người từ bùn đất và thổi sinh khí ban cho con người có sự sống. Thiên Chúa đặt sẵn một mảnh vườn tuyệt đẹp để con người được vui hưởng hạnh phúc. Ngay từ giây phút đầu tiên, Thiên Chúa đã nhắc nhở hai ông bà tổ tiên Ađam và Evà về sự chọn lựa giữa sự sống và sự chết. Con rắn, biểu hiện của ma quỉ, đã cám dỗ lòng thèm khát của ông Ađam và bà Evà muốn trở nên giống Chúa qua sự hiểu biết về sự lành và sự dữ. Ma quỉ mon men dụ dỗ người đàn bà trước. Bà Evà đã sa ngã nghe theo lời cám dỗ và cùng kéo lôi Ađam vào bẫy của ma quỉ. Ông bà đã chọn lựa sự bất tuân lệnh Chúa và trong phút chốc sự ngây thơ vô tội đã biến mất.
|
|
THA THỨ
Lời mời gọi sống phúc âm giữa đời là một thách thức đòi hỏi sự thắng vượt chính mình. Từ thời xa xưa, những lời dạy bảo về đức yêu thương và tha thứ đã được ghi chép trong sách Luật: Đừng giữ lòng thù ghét anh em, nhưng hãy răn bảo họ công khai, để khỏi mang tội vì họ. (Lev 19, 17). Chữ ‘đừng’đã được tác giả sách Lêvi dùng để khuyên răn đồng loại là ngưng theo đuổi sự dữ. Vì sự dữ sẽ sinh ra sự dữ. Sự báo qua, oán lại sẽ không bao giờ được kết thúc. Chúng ta không thể dùng sự báo thù để tìm đạt sự công bình. Nếu chúng ta trả thù qua lại lẫn nhau mãi, thì chúng ta cũng chẳng khác gì cách cư xử của dân ngoại, họ không nhìn biết Thiên Chúa nhân lành. Trong kinh nghiệm sống đời, ai trong chúng ta cũng có lúc cảm thấy bực mình vì sự phản bội, đặt điều nói xấu, ngang trái và gây hại. Thái độ thù ghét là những phản ứng rất tự nhiên của lòng người. Nhưng sách Lêvi khuyên dậy chúng ta là đừng giữ lòng thù ghét, nhưng hãy tha thứ và công khai răn bảo. |
|
SỰ CÔNG CHÍNH
Khi mở mắt đón chào một ngày mới, mỗi người chúng ta đều có quyền chọn lựa cho mình một thái độ sống vui hay buồn. Nếu chọn sống vui, chúng ta sẽ có một ngày vui tươi an lạc. Chúng ta sẽ dễ dàng chấp nhận mọi trạng huống xảy đến, dù thuận lợi hay không thuận lợi. Đối diện với cuộc sống hàng ngày, chọn lựa thái độ sống là cần thiết, như tác giả sách Đức Huấn Ca đã viết: Trước mặt con người là sự sống và sự chết, sự lành và sự dữ, họ thích thứ nào thì được thứ ấy (Hc 15, 17). Sự lành hay sự dữ, mong ước thứ nào sẽ được thứ ấy. Vì sự tốt lành mà chúng ta nhìn thấy nơi người khác, thì cũng ẩn hiện trong chúng ta. Những lỗi lầm chúng ta nhìn thấy nơi người khác, cũng là lỗi lầm của chúng ta. Những khả thể chúng ta nhận biết nơi người khác, thì cũng khả thể nơi mình. Nhận biết sự tốt đẹp chung quanh, cũng chính là sự tốt đẹp của chúng ta. |
|
[1]
1
2
3
4 5
6
7
8
9
10 [5/55] |
|