Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Trần Việt Hùng
Bài Viết Của
Lm. Trần Việt Hùng
CÂY NHO (CHÚA NHẬT 5 PHỤC SINH)
MỤC TỬ TỐT (CHÚA NHẬT 4 PHỤC SINH)
DANH CHÚA GIÊSU (CHÚA NHẬT 3 PHỤC SINH)
CHÚA NHẬT 2 PHỤC SINH - LÒNG THƯƠNG XÓT
CHÚA NHẬT PHỤC SINH - NGÀY THỨ NHẤT
THỨ BẢY TUẦN THÁNH - MỒ ĐÁ
THỨ SÁU TUẦN THÁNH - NGƯỜI TÔI TỚ
TAM NHẬT THÁNH - THỨ NĂM TUẦN THÁNH - HIỆN DIỆN
TÌNH CHÚA TÌNH NGƯỜI (CHÚA NHẬT LỄ LÁ)
BIẾN ĐỔI
ƠN CỨU RỖI
DẤU CHỈ (CHÚA NHẬT 3 MÙA CHAY)
HY SINH (CHÚA NHẬT 2 MÙA CHAY)
TĨNH LẶNG
PHONG CÙI (CHÚA NHẬT 6 MÙA THƯỜNG NIÊN)
NƯỚC TRỜI
NHÂN CHỨNG
THEO THẦY
MỜI GỌI
NGƯỚC NHÌN LÊN (LỄ HIỂN LINH)
THÁNH GIA
(Nguốn Ánh Sáng) Lễ CHÚA GIÁNG SINH.
MẦU NHIỆM (CHÚA NHẬT 4 MÙA VỌNG)
SỰ SÁNG (CHÚA NHẬT 3 MÙA VỌNG)
DỌN ĐƯỜNG
THỨC TỈNH CẦU NGUYỆN
CHÚA CHIÊN
TÍNH SỔ (CHÚA NHẬT 33 THƯỜNG NIÊN.)
TỈNH THỨC
THỰC HÀNH
LỄ CÁC LINH HỒN (2 tháng 11).
SỐNG ĐẠO (CÁC THÁNH NAM NỮ).
ĐỨC ÁI
THIÊN CHÚA
TIỆC MỪNG
THẤT TRUNG
HỐI LỖI
AN BÀI
THA THỨ
TRÁCH NHIỆM
CHÚA NHẬT 2 PHỤC SINH - LÒNG THƯƠNG XÓT


 

(Cv 4, 32-35; 1Ga 5, 1-6; Ga 20, 19-31)

Giáo Hội dành Chúa Nhật thứ hai Phục Sinh để kính nhớ Lòng Thương Xót của Chúa Giêsu. Sau khi sống lại từ cõi chết, Chúa Giêsu hiện đến, đứng giữa các môn đệ và chúc: “Bình an cho các con” (Ga 20,19). Bình an là món qùa vô giá. Sự bình an sẽ xóa bỏ mọi nỗi lo âu, sợ hãi, áy náy, buồn phiền và chán nản. Chúa đã ban cho các Tông đồ một sự bình an nội tâm. Sự bình an đích thực trong tâm hồn. Chúa Giêsu sống lại đã mở con đường cứu rỗi trong ánh sáng chan hòa. Chúa đã tiêu diệt bóng tối sự chết và sự dữ. Chúng ta không còn sợ hãi con đường cụt hay vực thẳm của cõi nhân sinh. Chúa Kitô chính là niềm hy vọng và là đường dẫn chúng ta đến sự sống thật.

Chúa Phục Sinh đã từng bước củng cố lại lòng tin yêu nơi các Tông đồ. Ngài cảm thông sự yếu đuối, nỗi đau đớn và sợ hãi của các ông. Với lòng nhân hậu và khoan dung, Chúa không trách cứ về sự nghi ngờ và cứng lòng tin của các Tông đồ. Tôma đòi hỏi được thọc ngón tay vào bàn tay Chúa, Chúa cho ông toại nguyện khi Người bảo ông "Đặt ngón tay vào đây, và hãy nhìn xem tay Thầy. Đưa tay ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy. Đừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin" (Ga 20,27). Đức tin là nhân đức đối thần. Gọi là đức tin vì cần xác tín trong sự phó thác hoàn toàn. Các Tông đồ đã nhìn thấy Chúa tận mắt, sờ tận tay và đối thoại trực tiếp với Chúa. Đây là sự thật rõ ràng. Chúa Giêsu nói với Tôma rằng: Vì con đã xem thấy thầy nên con đã tin. Phúc cho những ai không thấy mà tin. Các Tông đồ đón nhận tin vui với niềm hân hoan vui sướng có Chúa ở cùng.

Khi hiện ra với các Tông đồ, Chúa không kể lại sự thống khổ mà Chúa đã phải trải qua. Chúa hiện đến với các Tông đồ và chúc bình an. Với lòng khoan dung nhân hậu, Chúa khởi lại từ đầu để qui tụ các Tông đồ đang tản mác, an ủi khích lệ, củng cố niềm tin và sai các ông ra đi làm nhân chứng Chúa Kitô sống lại. Chúa không nhấn mạnh đến sự yếu đuối hay hèn nhát của các ông nhưng Ngài muốn các Tông đồ hướng về phía trước và ra đi làm nhân chứng cho tình yêu giàu lòng thương xót của Chúa. Một lòng thương xót vượt qua mọi biên giới tính toán hạn hẹp và ích kỷ của con người. Thiên Chúa đã tỏ lòng thương xót nhân loại trong mọi khía cạnh của cuộc sống. Chúa đã xóa sạch mọi vết nhơ tội lỗi, lầm lạc và yếu hèn của mọi người. 

Vào ngày 30 tháng 4 năm 2000, trong dịp lễ phong thánh cho  Maria Faustina Kowalska, Tông đồ Lòng Thương Xót (1905-1938), Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị đã loan báo rằng Chúa Nhật sau Lễ Phục Sinh sẽ được gọi là Chúa Nhật Kính Lòng Thương Xót Chúa (Divine Mercy Sunday). Lòng thương xót của Chúa trải rộng từ đời này tới đời kia. Mỗi một lời nói, hành động và ý muốn của Chúa đều diễn tả tình yêu nhân lành và lòng xót thương. Sự tôn sùng Lòng Chúa Thương Xót được mọi người đón nhận một cách rộng rãi chân thành. Chương trình cứu độ của Chúa là một giao ước của tình yêu. Đây là tình yêu trao ban, tình yêu hiến thân và tình yêu vô điều kiện. Không mấy ai có thể đáp trả tình yêu thương xót của Chúa cho cân xứng. Chúa chính là nguồn tình yêu tuôn đổ trong tâm hồn con người. Mọi người được ngụp lặn trong tình yêu lòng thương xót của Chúa.

Những tâm tình và lời cầu nguyện được gồm tóm trong lời kinh:  Lạy Cha hằng hữu, con xin dâng lên Cha Mình và Máu, Linh hồn và Thần tính của Đức Giêsu Kitô, Con yêu dấu Cha, Chúa chúng con. Để đền vì tội lỗi chúng con và toàn thế giới. Chuỗi hạt Lòng Thương Xót: Vì cuộc khổ nạn đau thương của Chúa Giêsu Kitô. Xin Cha thương xót chúng con và toàn thế giới. Kết thúc: Lạy Đấng Chí Thánh, là Thiên Chúa Toàn Năng Hằng Hữu. Xin thương xót chúng con và toàn thế giới.

Có nhiều người say mê cầu nguyện và tôn sùng Lòng Chúa Thương Xót mỗi ngày. Những lời kinh đọc và những sự suy gẫm mang lại phần ích lợi cho tâm hồn chúng ta. Chúng ta cảm nhận được tình Chúa yêu thương. Trái tim bị đâm thâu luôn đầy ắp yêu thương, chúng ta chẳng cộng thêm điều gì cho Chúa. Điều quan trọng là chúng ta hãy sống những tâm tình từ bi, nhân hậu như Chúa đã đối xử đại lượng với chúng ta.

Tôn sùng Lòng Chúa Thương Xót, chúng ta tuyên xưng: Lạy Chúa, chúng con tín thác nơi Chúa (Lord Jesus, I trust in You). Tin tưởng và phó thác cuộc đời trong tay Chúa, chúng ta không còn sợ bị cô đơn hay bị sai lầm lạc lối. Chỉ nơi Chúa Giêsu Kitô, chúng ta sẽ tìm ra lẽ sống và cùng đích của cuộc đời. Con đường Chúa đã mở ra cho chúng ta rất rõ ràng minh bạch. Chúa đã khuyên dạy chúng ta về bổn phận đối với Thiên Chúa, cách đối xử với tha nhân và thái độ sống nội tâm cầu nguyện, bác ái, tha thứ, chân thật và yêu thương. Lời Chúa là Tin Mừng và là Lời hằng sống cho mọi người trong mọi thời.

Chúng ta hãy chú tâm học hỏi, suy gẫm và đem Lời Chúa ra thực hành trong đời sống, chúng ta sẽ cảm nghiệm được lòng Chúa xót thương là thế nào. Lạy Chúa, xin thương xót chúng con và xin nhậm lời chúng con khẩn nguyện.

 

Lm. Giuse Trần Việt Hùng.

 

Tác giả: Lm. Trần Việt Hùng

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!