|
Bài Viết Của Phạm Minh-Tâm
|
Bình-an trong sự thật
Vào những năm đầu thập-niên 50, khi cuộc chiến-tranh Đông-dương đang hồi quyết-liệt, gia-đình tôi tản-cư về một vùng quê gần Phát-diệm tương-đối còn yên ổn. Đây là một làng Công-giáo toàn-tòng nên dân làng đọc kinh tối sáng rất chăm-chỉ và đều đặn. Tuy còn nhỏ, nhưng vì cứ theo gia-đình chạy loạn mãi nên cũng trưởng-thành mau về nỗi sợ-hãi và dễ bắt được những ý tình của sự bình-an. Một trong những điều làm tôi dễ thấm nhiễm nhất là nơi các kinh nguyện hàng ngày của người lớn theo đúng nghĩa là kinh nhật-tụng. Một trong những kinh nguyện đã được nghe mà cho dù tuổi thơ chỉ mơ-mơ hồ-hồ nhưng từng câu kinh được đều-đều lập đi lập lại với âm-vang năn-nỉ, ỉ-ôi của người đọc cũng cho cả người đọc lẫn người nghe thấy được chút an-ủi và hy-vọng. Đó là kinh Dâng loài người cho trái tim vẹn sạch Mẹ Maria. |
|
Phép lạ Mùa Vọng
Đạo Chúa là đạo vui, là đạo nhập-thế chứ không phải yếm-thế, là tích-cực hoạt-động để mưu cầu lợi ích và an-bình cho con người; nhất là con người trong môi trường xã-hội hôm nay đầy bất-công, bạo-lực và chia rẽ. Đạo Chúa lại càng không phải là cái cớ để người ta nhân danh đó mà củng cố quyền-lực hay lợi- dụng lòng tin của nhau cho những mưu-đồ cá-nhân hay phe nhóm. |
|
Thái-quá và bất-cập
Nếu hai thành-phần căn-bản của giáo-hội mà cứ ở hai cực thái quá và bất cập như vậy thì làm gì có tương-quan, làm gì có hiệp-nhất và làm gì có đồng-hành, đồng-tiến. Và con đuờng tương-lai đang hướng về đâu, quê trời hay chỉ là đi loanh-quanh đầy mỏi mệt? |
|
Phong-kiến tâm-linh
Khi nhận-định về ảnh-hưởng của tôn-giáo trong sinh-hoạt tư-tưởng của con người, Karl Marx đã phê-phán rằng tôn-giáo chính là một thứ “ma-túy” làm mê-hoặc nhân-tâm hoặc làï “tiếng thở dài của thân-phận bị áp-bức”. Điều này có nghĩa là tôn-giáo bị lên án như là một tác-nhân gây băng-hoại sự thăng-tiến trong nhận-thức con người, như một cách-thế ru ngủ nhân-loại. |
|
Thư gửi người anh em linh-mục của tôi
Cha đừng hiểu lầm là giáo-dân chúng tôi thích các cha phải cấp-tiến. Không đâu, thưa cha. Chúng tôi chỉ mong đợi ở cha hãy thực-sự gột bỏ cái tệ-trạng cha chú chủ-quan xưa nay về những đặc-quyền, đặc-lợi của thế-gian; có vậy mới làm sáng lên được ý-nghĩa cao-quý và giá-trị siêu-nhiên của hai chữ linh-mục giữa cuộc sống. |
|
Lối mòn
Phía giáo dân thì phần lớn xưa nay theo đạo như giữ một thói quen, như theo một công-thức tự-động có những nút bấm đơn giản của một cái máy. Bây giờ phải học hỏi, phải tìm hiểu và nhất là phải thực-hành giáo-lý của đạo vào đời sống thì thật là phiền phức. Còn đa-số các tu-sĩ, giáo-sĩ vẫn an-nhiên tự-tại trong cái nếp ăn theo từ thời bị đô-hộ để làm cha thiên-hạ thay vì là phục-vụ thiên-hạ. Tác-phong này vừa sai lạc với nhiệm-vụ một thừa-tác-viên của Chúa, lại vừa như cố níu lấy tính-chất thực-dân, phong-kiến. |
|
|