Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Phêrô Phạm Văn Trung
Tủ Sách CGVN

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

TAN TRONG ĐẠI DƯƠNG

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

ThánhVịnhĐápCa (NgọcCẩn)

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Bài Viết Của Phêrô Phạm Văn Trung

Chúa Kitô đã dạy chúng ta điều gì trong Vườn Giệtsimani
Chúa Kitô trong Vườn Giệtsimani (ảnh: Paolo Veronese / Public Domain) 

Sứ điệp mà Chúa Kitô trong Vườn Giệtsimani mang đến thế gian có vẻ không thực tế, nhưng lịch sử đã chứng minh điều đó là chân lý.

CHÚA GIÊSU, MỘT THIÊN CHÚA ĐÃ TRỞ NÊN TÔI TỚ
Lòng Thương Xót của Thiên Chúa chính là trọng tâm của sách Tin Mừng theo thánh Luca. Thánh sử Luca hiểu sâu và diễn tả rõ tình yêu xót thương của Chúa Cha được thể hiện nơi Chúa Giêsu, đặc biệt là đối với người nghèo, những người đau khổ, những người bị xã hội gạt ra ngoài lề. Trình thuật hôm nay của thánh sử về cuộc Khổ nạn, việc Đóng đinh, sự Tử nạn của Chúa Giêsu vẫn giới thiệu cho chúng ta một Thiên Chúa đầy lòng thương xót, dịu dàng và tha thứ. Ngày nay, Chúa Kitô vẫn nhìn chúng ta với sự dịu dàng, và tỏ bày với chúng ta: “Thầy đây, Thầy sống giữa anh em như một người phục vụ” (Lc 22:27), như một người tôi tớ. Lời Chúa hôm nay mời gọi mỗi người chúng ta cùng bước với Chúa Kitô vào mầu nhiệm tình yêu cao cả của một Thiên Chúa hiến thân chịu khổ hình, chịu chết và Phục sinh để cứu độ nhân loại.

CÔNG LÝ HAY LÒNG THƯƠNG XÓT
Theo trình thuật Tin Mừng hôm nay, “Các kinh sư và người Pharisêu dẫn đến trước mặt Chúa Giêsu một phụ nữ bị bắt gặp đang ngoại tình” (Ga 8:3). Họ làm như thế là “nhằm thử Ngài, để có bằng cớ tố cáo Ngài” (Ga 8: 6).

TÌNH YÊU VÀ SỰ THA THỨ VÔ ĐIỀU KIỆN CỦA THIÊN CHÚA
Sự hiện diện của Chúa Giêsu giữa loài người là dành cho tất cả mọi người, cho tất cả chúng ta, cho cả những người coi mình là người tuân giữ lề luật một cách nghiêm ngặt, như những người Pharisêu và các kinh sư, cũng như cho cả những người bị coi là người tội lỗi và những người thu thuế: “Các người thu thuế và các người tội lỗi đều lui tới với Chúa Giêsu để nghe Ngài giảng. Những người Pharisêu và các kinh sư bèn xầm xì với nhau: Ông này đón tiếp phường tội lỗi và ăn uống với chúng” (Lc 15: 1-2). Sự hiện diện đó là một lời loan báo tình thương, mời gọi mọi người hối cải, quay trở về với Thiên Chúa, là Người Cha Nhân Lành. Qua dụ ngôn người con hoang đàng hôm nay, Chúa Giêsu muốn chúng ta thấy khuôn mặt đích thực của Thiên Chúa: Người Cha của tất cả mọi người. Ngài mong muốn chúng ta đến với bữa tiệc tràn đầy niềm vui và một cuộc sống trong tình yêu đầy lòng thương xót và trắc ẩn của Ngài. Chúa Giêsu mời gọi chúng ta hãy vui mừng trong tình Cha bao dung của Thiên Chúa.

TIN TƯỞNG VÀO LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA
Chê ghét tội lỗi không phải là sự ăn năn trọn vẹn; hoặc nếu có, thì sự ăn năn như vậy chỉ có kết quả nếu nó đi kèm với sự tin tưởng vào lòng thương xót của Thiên Chúa.

LẶN SÂU HƠN VÀO BẢY MỐI TỘI ĐẦU
Hầu hết người Công giáo đều quen thuộc với Bảy tội lỗi chết người, còn được gọi là Bảy mối tội đầu. Đây là những tội gây ra tất cả các tội khác, đó là lý do tại sao chúng được gọi là tội đầu - bởi vì chúng đứng đầu tất cả các tội khác.

HỐI CẢI DẪN ĐẾN SỰ SỐNG
ài đọc Tin Mừng hôm nay đề cập đến hai thảm kịch. Một là tổng trấn Philatô sử dụng quyền lực sai quân lính giết những người Galilê đang dâng lễ vật trong Đền thờ: “Có mấy người đến kể lại cho Chúa Giêsu nghe chuyện những người Galilê bị tổng trấn Philatô giết, khiến máu đổ ra hoà lẫn với máu tế vật họ đang dâng” (Lc 13: 1). Thảm kịch thứ hai là một tai nạn đáng tiếc khi một tòa tháp ở Silôác đổ xuống và làm chết mười tám người: “Cũng như mười tám người kia bị tháp Silôác đổ xuống đè chết” (Lc 13: 4). Ngày nay cả hai loại thảm kịch này vẫn xảy ra. Mọi người tiếp tục bị giết vì sự lạm dụng quyền lực tàn bạo và nhiều người mất mạng vì những tai nạn bất ngờ. Chúa Giêsu cảnh báo những người đương thời của mình không nên nghĩ rằng những người mất mạng trong hai thảm kịch này là do tội của họ lớn hơn tội của những người khác: “Các ông tưởng mấy người Galilê này phải chịu số phận đó vì họ tội lỗi hơn mọi người Galilê khác sao?” (Lc 13: 2). Chúa Giêsu bác bỏ cách qui kết đơn giản và sai lầm rằng ai gặp tai ương khốn khổ là vì người ấy tội lỗi: “Tôi nói cho các ông biết: không phải thế đâu” (Lc 13:3). 

ĐẠO ĐỨC TRONG TRÍ TUỆ NHÂN TẠO
Giáo hội Công giáo dạy rằng đạo đức dựa trên phẩm giá vốn có của mỗi con người, con người được tạo dựng theo hình ảnh và giống Thiên Chúa. Do đó, Giáo hội công nhận tiềm năng trí tuệ nhân tạo (AI) được sử dụng theo cách tôn trọng hoặc vi phạm phẩm giá con người, tùy thuộc vào ý định và hành động của những người tạo ra và sử dụng AI. 

THÁNH GIUSE, MẪU GƯƠNG TIN TƯỞNG NƠI THIÊN CHÚA
Mặc dù các sách Tin Mừng không ghi lại bất cứ lời nào mà Thánh Giuse có thể đã nói, nhưng sự im lặng đó, vốn còn hùng hồn và đầy ý nghĩa hơn nhiều lời nói khác, cho chúng ta cái nhìn thoáng qua về tính cách của Ngài.

CĂN TÍNH THẦN LINH VINH QUANG CỦA CHÚA KITÔ
Trong trình thuật Tin Mừng của thánh Luca hôm nay, Chúa Giêsu biểu lộ thiên tính của mình cho các môn đệ thân thiết nhất. Chúa Giêsu cho thấy Ngài là Đấng vinh quang, vượt trội hơn cả Môsê và Êlia, vốn là những nhân vật vĩ đại trong lịch sử của dân Israel thời Cựu Ước. Cuộc biến hình của Chúa Giêsu là để xác định lời công bố trước đó của Ngài về cuộc khổ nạn, cái chết và trên hết là Sự Phục Sinh vinh hiển của Ngài: “Con Người phải chịu đau khổ nhiều, bị các kỳ mục, thượng tế cùng kinh sư loại bỏ, bị giết chết, và ngày thứ ba sẽ trỗi dậy” (Lc 9:22)...

MÙA CHAY: SỐNG CHẬM LẠI, DÀNH NHIỀU THỜI GIAN HƠN CHO CHÚA
Cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu là câu truyện lớn trong Kinh thánh. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi phần lớn Kitô hữu kỷ niệm sự kiện này vào Chủ Nhật Phục Sinh hằng năm. Nhưng bạn có biết người ta cần bắt đầu chuẩn bị cho lễ Phục Sinh 40 ngày trước đó không?

CHÚA GIÊSU CHỊU CÁM DỖ CHỈ RA CON ĐƯỜNG HOÁN CẢI
Ba sách Tin Mừng nhất lãm đều kể lại câu chuyện quỷ cám dỗ Chúa Giêsu sau khi Ngài chịu phép rửa từ sông Giođan (Mt 4:1-11; Mc 1:12-13; Lc 4: 1-13). Trong phép rửa ở sông Giođan, tiếng nói của Chúa Cha mặc khải căn tính của Chúa Giêsu: “Con là Con của Cha; ngày hôm nay, Cha đã sinh ra Con” (Lc 3; 21). Chính Satan, khi cám dỗ Chúa Giêsu, đã hai lần nêu rõ căn tính của Chúa Giêsu: “Nếu ông là Con Thiên Chúa…” (Lc 4:3,9). Satan vin vào cớ Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa để cám dỗ Ngài. Lý do quỷ viện dẫn thì không sai, vì Chúa Giêsu quả thực là Con Thiên Chúa, nhưng những lý lẽ “mồi chài” quỷ dùng để cám dỗ Ngài thì đầy mưu kế đánh lạc hướng, dưới vỏ bọc rất hấp dẫn.

ĐỨC GIÁO HOÀNG PHANXICÔ - GIÁO LÝ VỀ SỰ PHÂN ĐỊNH: TỰ BIẾT MÌNH
Anh chị em thân mến, chào buổi sáng!

Chúng ta hãy tiếp tục khám phá chủ đề về sự phân định. Lần trước chúng ta đã xem xét việc cầu nguyện, được hiểu là sự thân tình và tin tưởng vào Chúa, như một yếu tố không thể thiếu. Việc cầu nguyện, không giống như vẹt nói, nhưng là sự thân tình và tin tưởng vào Chúa; việc cầu nguyện của con cái với Cha của chúng; việc cầu nguyện với một trái tim rộng mở. Chúng ta đã thấy điều này trong bài giáo lý trước. Hôm nay, tôi muốn nhấn mạnh, theo cách gần như bổ sung, rằng sự phân định tốt cũng đòi hỏi sự tự biết chính mình.

XIN CHO CON BIẾT CON
Chúng ta có khuynh hướng để mắt đến những hành động của người khác, tốt cũng như xấu, nhất là soi mói những thói xấu của người khác, rồi sau đó đóng vai trò thẩm phán xét đoán họ. “Medice, cura te ipsum – Này thầy thuốc, hãy tự chữa chính mình.” Đó là câu tục ngữ La tinh cổ xưa ám chỉ sự đạo đức giả của những người muốn chỉ ra khuyết điểm của người khác mà không chú ý đến khuyết điểm của chính mình trước. Đúng ra để xét đoán người khác, chúng ta phải biết mình như thế nào trước đã. Trong đoạn Tin Mừng mà chúng ta đọc hôm nay, trước tiên Chúa Giêsu đặt ra cho chúng ta một câu hỏi: “Mù mà lại dắt mù được sao?” (Lc 6:39). Điều này có thể khiến người ta buồn cười vì, như chính Ngài trả lời sau đó: “Lẽ nào cả hai lại không sa xuống hố?” (Lc 6: 39). Phải chăng đôi khi chúng ta cũng giống như những người mù nhưng lại thích chỉ đường cho người khác. Thật ra, đây là những lời dạy minh họa cho cách sống theo “Carta Magna - Hiến Chương Nước Trời - các Mối Phúc Thật ” của Chúa Giêsu, mà Phụng Vụ Hội Thánh cho chúng ta nghe từ hai tuần trước, khi chúng ta bắt đầu đọc chương 6 của sách Tin Mừng Luca.

NHƯ TRÁI TIM NHÂN TỪ CỦA THIÊN CHÚA
Hôm nay, Tin Mừng theo thánh Luca công bố một sứ điệp rất ngắn gọn, nhưng lại sâu xa: đó là chuẩn mực của lòng nhân từ và cách thể hiện cụ thể của chuẩn mực đó: “Anh em hãy có lòng nhân từ, như Cha anh em là Đấng nhân từ” (Lc 6: 36). Thực ra, không dễ sống như Chúa Giêsu đòi hỏi: “Hãy yêu kẻ thù và làm ơn cho kẻ ghét anh em, hãy chúc lành cho kẻ nguyền rủa anh em và cầu nguyện cho kẻ vu khống anh em” (Lc 6: 27-28). Nhưng Chúa Giêsu rất rõ ràng, cụ thể, thậm chí quyết liệt nữa: “Ai vả anh má bên này, thì hãy giơ cả má bên kia nữa. Ai đoạt áo ngoài của anh, thì cũng đừng cản nó lấy áo trong. Ai xin, thì hãy cho, ai lấy cái gì của anh, thì đừng đòi lại” (Lc 6: 29-30). Đây không phải là những lời bị chê là dại dột sao? Ít nhất thì những lời này cũng gây ra những quan điểm trái chiều, những tranh cãi, và cũng khó thực hiện đối với mỗi người chúng ta.

THỨ NĂM: THA KẺ KHINH DỂ TA
Trong tất cả những điều tôi rao giảng, rất ít điều có thể gây ra phản ứng mạnh mẽ, và thường là tiêu cực, như việc kêu gọi hãy tha thứ. Tôi nhận được nhiều phản kháng tức giận hơn sau một Thánh lễ mà tôi rao giảng về sự tha thứ hơn là khi tôi nói về sự trong sạch, về lòng tham hoặc về bất cứ chủ đề đạo đức đầy thách thức nào khác. 

NHỮNG TUYÊN BỐ LẠ LÙNG CỦA CHÚA GIÊSU
Hôm nay, trong trình thuật Tin Mừng theo thánh Luca, Chúa Giêsu chỉ cho chúng ta thấy hạnh phúc đích thực nằm ở đâu. Nhưng thoạt nghe, các mối phúc này không phúc chút nào theo mong ước thông thường của người đời, vì chúng đi kèm với nào là “nghèo khó, đói khát, khóc lóc và cả bị người ta oán ghét, khai trừ, sỉ vả và bị xoá tên như đồ xấu xa” nữa (Lc 6: 20-22). Thật là những chuyện chẳng ai thích, vì ai cũng biết đó là những nỗi khổ, những bất hạnh không nên rơi vào. Những điều như vậy không phải là những tuyên bố lạ lùng hay sao? Vậy Chúa Giêsu thực sự muốn công bố sứ điệp gì khi Ngài tuyên bố những điều lạ lùng như thế?

ĐỨC CẬY - NIỀM HY VỌNG - MỘT NHÂN ĐỨC ĐỐI THẦN QUAN TRỌNG

Chuyên mục:

TÔI TIN, CHÚNG TÔI TIN

ĐỨC CẬY - NIỀM HY VỌNG -  MỘT NHÂN ĐỨC ĐỐI THẦN QUAN TRỌNG

 Chuyển ngữ: Phêrô Phạm Văn Trung

từ https://catholictt.org

Kính mời theo dõi video tại đây:

https://youtu.be/ocCPA49-3No

Làm thế nào để giải quyết những mâu thuẫn được cho là của các sách Tin Mừng

Chuyên mục:

TÔI TIN, CHÚNG TÔI TIN

 Làm thế nào để giải quyết những mâu thuẫn được cho là của các sách Tin Mừng

Chuyển ngữ: Phêrô Phạm Văn Trung

từ https://www.catholic.com/magazine/online-edition/how-to-resolve-alleged-gospel-contradictions

Kính mời theo dõi video tại đây:

https://youtu.be/xYgy2LFCwVs

THIÊN CHÚA KÊU GỌI MỖI NGƯỜI CHÚNG TA
Không có Thiên Chúa, mọi điều chúng ta làm chỉ là phù du mà thôi. Tác giả thánh vịnh nói: “Nếu Chúa không xây nhà, những người xây dựng cũng uổng công; Nếu Chúa không canh giữ thành, thì người canh gác thức canh cũng uổng công” (Tv 126:1). Phêrô, Anrê, Giacôbê, Gioan và nhiều người khác đã kinh nghiệm điều này trong mẻ cá kỳ diệu trên bờ Hồ Ghennêxarét.

[1] 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 [1/22]

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!