Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Phêrô Phan Văn Lợi

CÙNG MỘT TÁC GIẢ

ĐỨC GIÁO HOÀNG PHANXICÔ: LAUDATO SI’

Tủ Sách CGVN

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

TAN TRONG ĐẠI DƯƠNG

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

ThánhVịnhĐápCa (NgọcCẩn)

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Bài Viết Của Lm. Phêrô Phan Văn Lợi

ĐỪNG SỢ HÃI
Một sĩ quan người Anh cùng gia đình xuống tàu đi tới một miền xa lạ. Đang lênh đênh trên biển trên biển thì bỗng có giông bão khủng khiếp ập tới. Hành khách trên tàu cuống cuồng lo sợ, nhất là bà vợ của viên sĩ quan. Bà thấy ông vẫn bình thản thì bực bội và trách ông không quan tâm tới nỗi lắng của vợ con cùng các hành khách.

HẠT GIỐNG NẨY MẦM
Thánh Phao-lô Hạnh chào đời tại Tân Triều, tỉnh Biên Hòa khoảng năm 1827. Lớn lên cậu cùng với người anh đến Chợ Quán, Sài Gòn để buôn bán. Dư luận đồn đại về anh nhiều điều xấu. Trong nghề buôn, anh giao dịch với một số tay anh chị chuyên lường gạt, bắt chẹt những người cô thế cô thân. Hình như có thời anh đã từng cầm đầu một băng cướp. Thế nhưng ngọn lửa đức tin anh đã nhận được từ thời thơ ấu vẫn luôn âm ỉ, chỉ chờ cơ hội cháy bừng lên. Một lần kia, khi chứng kiến một thiếu phụ nghèo khổ bị đàn em bóc lột không thương tiếc, anh bỗng xúc động và ra tay can thiệp, dùng áp lực bắt chúng phải trả lại tất cả cho nạn nhân, dù biết trước thái độ hào hiệp ấy sẽ mang lại cho mình hậu quả không may theo luật giang hồ.

THÁNH THỂ VÀ TỰ DO
Đó là chủ đề của Đại hội Thánh Thể Quốc tế lần thứ 46 khai diễn Chúa nhật 25 tháng 5 năm 1997 tại thành phố Wroclaw, Ba Lan. Sáng Chúa nhật 1-6, Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II đã đích thân đến chủ sự thánh lễ bế mạc Đại hội này. Đây là lần đầu tiên trong 116 năm lịch sử (từ 1881), một Đại hội Thánh Thể Quốc tế được tổ chức tại Ba Lan, và đây cũng là Đại hội đầu tiên tại Đông Âu sau thời Chiến tranh lạnh. Chủ đề có tính chất thời sự nói trên ngoài ra còn mang một ý nghĩa khác. Các dân tộc Đông Âu ngày nay đang phải đương đầu với những vấn đề như làm thế nào sử dụng tự do chính trị vừa khôi phục và nhất là làm sao bảo tồn được tự do nội tâm trong hoàn cảnh mới trước những cám dỗ rất mạnh mẽ do trào lưu tục hóa và duy vật thực hành gây nên.

MẦU NHIỆM TÌNH YÊU
 “Thưa cha, một sinh viên vô thần nói với vị linh mục, tôi thấy trong Ki-tô giáo có một chân lý khó tin, lạ lùng gọi là “mầu nhiệm Ba Ngôi”. Phải hiểu thế nào kiểu nói “Thiên Chúa có một bản tính nhưng ba ngôi vị”. Một mà ba, ba mà một! Thật khó hiểu, nếu không muốn nói là phi lý!” - “Anh còn trẻ, chắc đang sống kinh nghiệm tình yêu?” - “Ủa! Sao cha lại hỏi thế này? Đúng là tôi đang yêu thật!” - “Theo anh, tình yêu trước hết đòi hỏi phải có những gì?” - Đòi hỏi phải có từ hai người trở lên! Tự ái chỉ là ích kỷ, không thể gọi là tình yêu được!” ...

THẬP GIÁ VÌ SAO?

Ôi Chúa Giêsu!

Nếu Ngài đã chẳng nghe bài học thai giáo

Từ trong dạ mẹ: “Chúa hạ bệ cường quyền,

Nâng cao hết thảy mọi kẻ khiêm nhường,

Dẹp tan phường kiêu căng lòng trí!” (Lc 1,51-52)

Thử trình bày MỘT LƯỢC ĐỒ GIÁO LÝ CƠ BẢN

Vài lưu ý mở đầu:

            1- Theo truyền thống, Giáo lý Vỡ lòng, Giáo lý Thêm sức, Giáo lý Bao đồng được gọi là nền Giáo lý cơ bản, cùng một nội dung, nhưng chỉ ngày càng đào sâu thêm.

            2- Đang khi đó, Giáo lý Kinh thánh (học về bộ Kinh thánh), Giáo lý Hôn nhân (học về Bí tích Hôn phối), Giáo lý Trưởng thành (học về Giáo thuyết xã hội) được gọi là nền Giáo lý chuyên biệt, khác nhau về nội dung.

            3- Khi trình bày nội dung Giáo lý, không chỉ có chuyện kê ra các các yếu tố, các đề tài, nhưng còn cần cho Giáo lý viên và Giáo lý sinh thấy được sự liên hệ, những mắt xích giữa các yếu tố, các đề tài, nghĩa là cố găng hệ thống hóa, lược đồ hóa nội dung Giáo lý.

...File kèm Attach file

Ý NGHĨA SỰ TUẪN GIÁO CỦA CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM
 Trong Tin Mừng, Chúa Giê-su Ki-tô đã loan báo cho các Tông đồ và các môn đệ mọi thời rằng ai bước theo Người cách đích thật chắc chắn sẽ phải chịu bách hại: “Thầy bảo thật anh em: Chẳng hề có ai bỏ nhà cửa, anh em, chị em, mẹ cha, con cái hay ruộng đất, vì Thầy và vì Tin Mừng, mà ngay bây giờ, ở đời này, lại không nhận được nhà cửa, anh em, chị em, mẹ, con hay ruộng đất, gấp trăm, cùng với sự ngược đãi, và sự sống vĩnh cửu ở đời sau” (Mc 10,30). Chúa còn cảnh báo: “Hãy coi chừng người đời. Họ sẽ nộp anh em cho các hội đồng, và sẽ đánh đập anh em trong các hội đường của họ. Và anh em sẽ bị điệu ra trước mặt vua chúa quan quyền vì Thầy để làm chứng cho họ và các dân ngoại được biết” (Mt 10,17-18). Với thói quen trình bày sự thật một cách thẳng thừng và toàn vẹn, Chúa đã chuẩn bị cho môn đệ mình đón nhận điều tồi tệ nhất: “Em sẽ nộp anh cho người ta giết; cha sẽ nộp con, con cái sẽ đứng lên chống lại cha mẹ và làm cho cha mẹ phải chết. Vì danh Thầy, anh em sẽ bị mọi người thù ghét.” (Mt 10,21-22).

SUY NIỆM VỀ SỰ CHẾT (Bài giảng Lễ giỗ Đức ông Giuse Mai Đức Vinh tại Đại Chủng viện Huế ngày 20-11-2020)
Hôm nay chúng ta họp nhau đây để cử hành Thánh lễ cầu nguyện cho Đức Ông Giuse Mai Đức Vinh vừa mới qua đời hôm 05 tháng 9 tại Paris, một vị Thầy đáng kính của nhiều Linh mục cựu sinh viên đang có mặt. Chúng ta cũng đang ở trong tháng 11 là tháng cầu nguyện cho Các đẳng Linh hồn. Thành thử thiết tưởng đây là dịp để chúng ta cùng nhau suy niệm về sự chết.

ĐỌC VÀ HỌC MỘT BẢN VĂN KINH THÁNH

Đọc một bản văn Kinh Thánh là khiến nó sản sinh một ý nghĩa, nói lên một điều gì đó cho tôi là độc giả hôm nay. Nhưng có mối nguy hiểm: phải chăng có thể khiến bản văn nói bất cứ cái gì? Cần phải học bản văn là vì vậy.

Học nghĩa là nghiên cứu bản văn với sự trợ lực của nhiều phương pháp, để không liều lĩnh chiếu vào đó các tình cảm lẫn tâm lý của ta nhưng cố gắng hiểu điều tác giả muốn nói, sứ điệp Thiên Chúa muốn gởi. Việc nghiên cứu học hỏi này cũng bắt ta đọc bản văn thật sát. Vì có nhiều đoạn Thánh Kinh ta biết rõ hay tưởng biết rõ (các Tin Mừng chẳng hạn), đến nỗi không còn đọc mà chỉ lướt trên chúng và lặp lại những gì đã luôn nghe về chúng.

CUỘC KHỔ NẠN THỂ XÁC CỦA CHÚA GIÊ-SU
CUỘC KHỔ NẠN THỂ XÁC CỦA CHÚA GIÊ-SU - Tác giả:
Bác sĩ Pierre Barbet

TRẦM TƯ DƯỚI CHÂN THÁNH GIÁ - Tác giả:

Linh mục Karl Rahner SJ
 
...File kèm Attach file

BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG GIOAN-PHAOLÔ II TRONG ĐẠI LỄ TÔN VINH HIỂN THÁNH 117 CHÂN PHƯỚC TỬ ĐẠO VIỆT NAM TẠI RÔMA NGÀY 19-06-1988

Kính thưa Quý Đức Cha, Quý Cha, Quý Tu sĩ và Anh Chị Em Giáo dân

Giáo hội Việt Nam sắp kỷ niệm 30 năm các chân phước tử đạo VN được nâng lên hàng hiển thánh (19/06/1988-2018).

Thiết tưởng đây là dịp để suy niệm lại bài giảng của Đức Giáo hoàng Gioan-Phaolo 2 vào dịp ấy, bài giảng của một vị thánh vừa là triết gia vừa là thần học gia uyên bác.

Xin kính gởi đến toàn thể Quý vị bản dịch mới Bài giảng thâm thúy này để chúng ta dọn lòng mừng lễ kỷ niệm.

Linh mục Phê-rô Phan Văn Lợi.

ĐỨC GIÁO HOÀNG PHANXICÔ: LAUDATO SI’
THÔNG ĐIỆP VỀ “VIỆC BẢO VỆ NGÔI NHÀ CHUNG” - Lm. Phêrô Phan Văn Lợi dịch từ bản tiếng Pháp của Vatican.va ...File kèm Attach file

Đọc bản dịch “Tông huấn Niềm Vui Tin Mừng” của Linh mục Aug. Nguyễn Văn Trinh
 

Tông huấn Niềm Vui Tin Mừng (Evangelii Gaudium) của Đức Thánh Cha Phan-xi-cô đã được Linh mục Aug. Nguyễn Văn Trinh sớm dịch ra Việt ngữ, được in thành sách, do nhà xuất bản Tôn Giáo ấn hành và nhà sách Đức Bà Hòa Bình thuộc Dòng Thánh Phaolô Thiện Bản phổ biến năm 2014. Sách dày 258 trang, khổ 20cm5 x 13cm 5.

Dịch giả không cho biết dịch từ tiếng nước nào, nhưng chúng tôi đoán là tiếng Pháp, vì thỉnh thoảng có chua tiếng Pháp (đôi khi có tiếng Đức nhưng ít hơn).

Theo thiển ý, dịch một bản văn, nhất là các văn kiện quan trọng của Huấn quyền, cần dịch sát chữ và sát nghĩa (vì chắc chắn các từ trong nguyên văn đều đã được tác giả cân nhắc cẩn thận) nhưng dĩ nhiên cũng với ngữ điệu của tiếng Việt (trường hợp dịch ra tiếng Việt). Đối chiếu các bản dịch chính thức bằng Anh ngữ và Pháp ngữ (x. www.vatican.va), ta thấy chúng rất song song.

Tuy nhiên, sau khi đọc bản dịch của cha Nguyễn Văn Trinh, trong sự đối chiếu với bản tiếng Pháp của Tòa thánh, chúng tôi có vài nhận xét về cách dịch của ngài như sau. Xin Quý độc giả xem đây như việc điểm sách vậy. ...File kèm Attach file

ĐỌC BẢN DỊCH THÔNG ĐIỆP LAUDATO SI’
 Thông điệp Laudato Si’ của Đức Thánh Cha Phan-xi-cô đã sớm được Linh mục Aug. Nguyễn Văn Trinh dịch ra Việt ngữ và in thành sách. Thông điệp ban hành ngày 24-05-2015 thì đầu tháng 9 đã thấy bản dịch này bán khắp cả nước, do nhà xuất bản Tôn Giáo ấn hành và nhà sách Đức Bà Hòa Bình thuộc Dòng Thánh Phaolô Thiện Bản phổ biến. Sách dày 200 trang, khổ 20cm5 x 13cm5. Bản dịch còn được đăng lên trang mạng của các giáo phận Cần Thơ, Đà Lạt, Quy Nhơn, của Truyền thông Giáo huấn Xã hội Công giáo và in cả trên nguyệt san Công giáo &Dân tộc.

Việc nhanh nhạy phục vụ cộng đồng như thế là điều tốt. Tuy nhiên chúng tôi thấy có nhiều điều phải nói về bản dịch này. Cha Nguyễn Văn Trinh không cho biết dịch từ tiếng nước nào, nhưng chúng tôi đoán là tiếng Đức đối chiếu với tiếng Pháp, vì thỉnh thoảng có chua cả hai thứ tiếng ấy.

Như đã làm đối với “Tông huấn Niềm Vui Tin Mừng” của cùng dịch giả, chúng tôi sẽ điểm qua bản dịch “Thông điệp Laudato Si’” (100 số đầu) và xét xem nó dưới 4 đại mục: bỏ từ, lộn từ, sai nghĩa và phản nghĩa. Bản văn nền tảng chúng tôi sử dụng để “điểm sách” là bản dịch tiếng Pháp chính thức của Tòa thánh.

...File kèm Attach file

TRẦM TƯ DƯỚI CHÂN THÁNH GIÁ
Lạy Chúa Giê-su Ki-tô Cứu Thế, con quỳ trước Thánh giá hồng phúc của Chúa đây. Xin cho trí lòng con chăm chú nghĩ tới cuộc Khổ nạn. Xin Thánh giá Chúa dựng thẳng trước tâm hồn nghèo nàn của con, để giúp con hiểu hơn và ghi nhớ Chúa đã hoàn tất những gì, gánh chịu những gì và gánh chịu vì ai. Xin ơn Chúa đến giúp con, xin cho lòng con bớt dửng dưng và đần độn; xin cho con quên đi, dù chỉ trong nửa giờ, sự tầm thường của những ngày sống, để đặt bên Chúa mối chân tình, lòng thống hối, niềm cảm tạ của con. Ôi Vua của mọi tâm hồn, xin ôm lấy quả tim yếu đuối, nghèo nàn, sầu khổ và nhọc mệt của con trong tình yêu bị đóng đinh của Chúa. Xin làm cho nó cảm thấy hướng về Chúa tự bên trong. Xin khơi dậy trong con những gì còn thiếu là lòng trung tín và niềm thương cảm, để suy ngắm cuộc Khổ nạn và cái Chết đáng tôn thờ của Chúa.

[1] 1 2 [2/2]

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!