Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
Tủ Sách CGVN

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

TAN TRONG ĐẠI DƯƠNG

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Bài Viết Của Lm. JB Nguyễn Minh Hùng

NƠI CHÚA GIÊSU, THIÊN CHÚA TỎ MÌNH
Làm sao giải thích được Thiên Chúa Ba ngôi? Chỉ một Chúa duy nhất, nhưng lại có Ba Ngôi phân biệt rõ ràng: Chúa Cha, Chúa Con, Chúa Thánh thần. Ba Ngôi phân biệt, tách biệt, khác biệt đến nỗi không hề lẫn lộn, không bao giờ hòa trộn, nhưng lại chỉ là một Chúa. Làm sao giải thích? Hình như càng giải thích càng khó hiểu(?)!

CHÚA VỀ TRỜI CÒN CHÚNG TA RA ĐI
Ngay trước khi về trời, Chúa Phục Sinh trao gởi vừa là lời di chúc, vừa là lời hiệu triệu, vừa là mệnh lệnh, để Hội Thánh, tiếp nối sứ mạng của Ngài: "Các con hãy đi giảng dạy muôn dân, làm phép rửa cho họ nhân danh Cha, và Con và Thánh Thần, giảng dạy họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho các con".

ĐẤNG BẢO TRỢ CHÍNH LÀ NGUỒN BÌNH AN NỘI TÂM
Trong Tân ước, nhất là trong Tin Mừng theo thánh Gioan, chính Chúa Giêsu nhiều lần mạc khải minh nhiên về Ngôi vị Thánh Thần. Theo Chúa Giêsu, Chúa Thánh Thần được Chúa Cha sai đến nhân danh Chúa Giêsu. Chính Chúa Giêsu, sau khi phục sinh, cũng sai Thánh Thần đến từ nơi Chúa Cha, để thánh hóa Giáo Hội và dạy dỗ các môn đệ (Ga 16, 4-15).

HÃY YÊU! TÌNH YÊU CHO BIẾT PHẢI LÀM GÌ
Tuần rồi, chúng ta tuyên xưng Chúa Giêsu là mục tử nhân lành đã và vẫn chăn dắt đàn chiên của Người là chính chúng ta trong tình yêu. Nhưng mối tình ấy không đơn thuần là tình của những người yêu nhau (bạn bè, cha mẹ, vợ chồng, anh chị em… chẳng hạn), trao tặng cho nhau. Nó không đơn thuần là tình yêu trên phương diện con người. Nhưng là tình yêu của Đấng mang trái tim Thiên Chúa đã làm người. Tình yêu của Chúa Kitô, vì thế, là thứ tình quý giá vô cùng.Đó là thứ tình yêu có một không hai, ngoài Chúa Kitô, ta không thể có được, càng không thể tìm kiếm bất cứ nơi đâu.

NÓI VỚI VÀ NÓI CHO MÌNH (LỄ CHÚA CHIÊN LÀNH 2023)
Ngày lễ Chúa Chiên lành, ngày mà Hội Thánh cầu nguyện cho ơn gọi tận hiến, tôi muốn nhìn về ơn gọi của mình hơn là viết một bài dạy giáo dân. Từ những kinh nghiệm qua nhiều năm sống ơn gọi linh mục, với vài đúc kết từ suy tư chưa đầy đủ của bản thân, tôi muốn nói với chính mình hơn là nói với và nói cho bất kỳ ai.

CÁI ĐÊM TỐI ẤY ĐÁNG SỢ (CHÚA NHẬT III PHỤC SINH NĂM A)
Trở về không mang theo chiến thắng, không mang theo hy vọng, không mang theo bình an cõi lòng, không mang theo niềm rạo rực cho tương lai, lại chỉ thấy ngập đầy ám ảnh về một cuộc ám hại tàn độc của mấy kẻ cầm quyền dành cho người công chính, một Đấng Thánh, Vị đại diện của Thiên Chúa ở trần gian, Đấng chỉ biết làm bạn với người nghèo, người đau khổ, Đấng chỉ giảng dạy giáo lý nước trời, chỉ biết làm phúc cho bao nhiêu kẻ bệnh, tật, đói, chết... được khỏe, được lành, được no, được sống...

BÍ TÍCH THA TỘI - BÍ TÍCH CỦA LÒNG THƯƠNG XÓT
Ơn tha thứ khắc sâu khuôn mặt xót thương của Thiên Chúa. Nó cần thiết để mang con người đến gần Thiên Chúa, mỗi khi con người sa ngã, lỗi phạm. Chúa Giêsu biết rõ sự cần thiết này, nên vừa phục sinh, ngay sau khi trao ban một chuỗi đầy nghĩa xót thương: ơn bình an, ơn nối tiếp sứ mạng truyền giáo, ơn Chúa Thánh Thần, lập tức Đấng Phục Sinh ban ơn tha thứ:

NGHỊCH LÝ (SUY NIỆM LỄ PHỤC SINH)
Ngay trong chính ngày Chúa Kitô phục sinh, tại đền thờ Giêrusalem, lễ Vượt Qua được tổ chức long trọng, một cuộc lễ rầm rộ, một cuộc lễ có một không hai trong niềm tin của người Do thái. Đó là cuộc lễ nhắc lại biến cố oai hùng, cha ông họ vượt qua Ai cập, vượt qua Hồng Hải và vượt qua kiếp nô lệ cách lạ lùng, chưa từng có...

AI THUỘC VỀ GIA ĐÌNH LINH TÔNG CỦA ĐỨC MẸ?
Trên thánh giá, lúc sắp tàn hơi, lúc như không còn chút gì là mãnh lực sự sống, Chúa Giêsu lại dành sự quan tâm của mình, không cho bản thân, mà là cho Mẹ và môn đệ: “NÀY LÀ CON BÀ, NÀY LÀ MẸ CON” (Ga 19, 26-27)

CÓ CÁCH NÀO ĐỂ THẬP GIÁ ĐỜI TA NÊN NHẸ? (SUY NIỆM TUẦN THÁNH 2023)
Giữa một rừng thập giá của kiếp nhân sinh, lại thấy nổi lên, lại thấy “ngất cao” cây Thánh Giá của Chúa chúng ta. Thánh Giá của Chúa ngất cao là để tỏa bóng, để lôi kéo, để đỡ nâng, để thánh hóa tất cả mọi cây thập giá đời.

THẬP GIÁ ĐỜI VÀ THÁNH GIÁ PHÚC (TUẦN THÁNH 2023)
Đức Thánh Cha Phaolô VI cho biết: Không thể có một Kitô giáo mà không có đổ máu. Đổ máu là dấu của chết chóc, của thất bại. Việc đổ máu của Chúa Kitô, trước mặt người đời, trước mọi phù phím của thế gian mang vỏ bộc khôn ngoan, tiến bộ, văn minh…, cũng chỉ là thất bại lớn, một sự bị đốn ngã nhục nhã.

CHẾT?
Là người như bao nhiêu người, Chúa Giêsu cũng xót thương, cũng rung động trước nỗi mất mát của người thân, bạn hữu. Chúa thật sự xót thương, thật sự rung động trước cái chết của chàng trai Lazarô, bạn của Chúa.

VẠCH MẶT KẺ PHẢN BỘI

Thiên Chúa luôn tìm cách để gần gũi, để nên một với con người. Ngài không ngừng yêu thương tỏ mình cho con nguời. Chính Chúa Kitô là bằng chứng lớn lao cho tình yêu ấy. Về phía con người, lẽ ra phải khát khao, phải vui mừng đón nhận, và đón nhận bằng tất cả niềm hạnh phúc của một thụ tạo được Đấng Tạo Hóa cúi xuống đoái thương, thì ngược lại, họ lại phản bội, lại ghanh ghét, chối từ, lắm lúc muốn thay quyền Thiên Chúa...

AI CÓ THỂ LÀM ĐẦY CƠN KHÁT?
Cuộc trao đổi xoay quanh chủ đề nước, nhưng mục đích cuối cùng không dẫn đến việc uống nước, lại dẫn đến việc nhìn lại cả quá khứ tội lỗi còn đang kéo dài đến hiện tại của một con người, giúp con người ấy ý thức mình để mà vươn lên, để mà lãnh nhận ơn bình an.

KHỔ ĐAU VÀ LÒNG TIN - MÔISEN VÀ CHÚNG TA
Chúa nhật thứ II mùa Chay, Hội Thánh trình bày khuôn mặt hiển dung vinh quang của Chúa Giêsu để, như xưa, Chúa Giêsu mạc khải trước cuộc phục sinh vinh thắng và khải hoàn của Ngài, thì nay, qua việc trình bày khuôn mặt hiển dung này, Hội Thánh hướng chúng ta, chuẩn bị tâm hồn chúng ta mừng lễ Phục Sinh của Chúa Giêsu. Trong cuộc hiển dung ấy có hai nhân vật Cựu Ước, thì một trong hai là thủ lãnh Môisen.

ĐỪNG CHỦ Ý PHẠM TỘI
Chắc bạn từng bẫy chuột và nhìn thấy chú chuột mắc bẫy? Tiến trình phạm tội của con người có khi cũng giống như … một chú chuột mắc bẫy!

YÊU THƯƠNG KHÔNG OÁN GIẬN
Chúa nhật thứ VII thường niên năm A vừa mới qua, Giáo hội mời gọi chúng ta suy niệm Chúa Giêsu truyền dạy: “Các con hãy yêu kẻ thù, hãy làm ơn cho những kẻ ghét mình, hãy chúc phúc cho những kẻ nguyền rủa mình… Các con hãy nhân từ như Cha các con là Đấng nhân từ. Đừng xét đoán, thì các con sẽ khỏi bị xét đoán; đừng kết án, thì các con khỏi bị kết án; hãy tha thứ thì các con sẽ được tha thứ…” (Lc 6, 27- 38).

GIẾT NGƯỜI CÓ MẤY CÁCH?
Ở đời, sự thể hiện trong tương quan của người đời, mãi mãi vẫn chỉ là “không có gì chắc chắn”. Bởi biết bao nhiêu lần chúng ta hoặc chứng kiến, hoặc đã từng là nạn nhân của thói “ngôn hành bất nhất”, hay nay nói lời yêu thương, mai trở mặt thành thù hận.

"ĐI RA..."
Muối, ánh sáng có mặt trên đời không vì chính nó nhưng luôn vì cái gì khác bên ngoài nó. Cả hai đều vừa có sức đánh bật điều tồi tệ, vừa phát huy cái tốt.

MỐI PHÚC CỦA LÒNG XÓT THƯƠNG
Chúng ta thường nghe giảng dạy nhiều về mọi khía cạnh của tình yêu Thiên Chúa: tình yêu trao ban, tình yêu tha thứ, tình yêu chấp nhận, tình yêu tự hiến… Trong đó, tình yêu thương xót của Thiên Chúa càng là điểm nhấn trên cửa môi các Kitô hữu.

[1] 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 [4/32]

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!