Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Trần Việt Hùng
Tủ Sách CGVN

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

TAN TRONG ĐẠI DƯƠNG

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Bài Viết Của Lm. Trần Việt Hùng

ĐỨC ÁI
Người Kitô hữu phải luôn là người bước tới. Khi dừng chân là chúng ta đang tụt hậu và bị lỗi thời. Mọi sự trên trời, dưới đất đều đang di động và lòng người luôn đổi thay hướng tới. Cuộc sống sinh hoạt của con người trên thế giới không đồng đều như nhau. Sự khác biệt về gia cảnh giúp mọi người thể hiện lòng bác ái và nâng đỡ nhau trong đời sống. Ngay từ những buổi sơ khai, trong xã hội loài người đã có sự đối xử chênh lệch giữa kẻ giầu người nghèo, kẻ sướng người khổ và người làm chủ kẻ làm tôi. Ngoài việc đối xử công bằng, con người cần có đức ái yêu thương chia sẻ với nhau. Vì trong cuộc sống của mỗi người có nhiều những éo le và sự cố khó lường. Người ta nói: Nghèo lại mắc cái eo. Đôi khi những sự khó xảy ra dồn dập, cái khó khăn này kéo theo cái khó khác, họa vô đơn chí là thế. 

THIÊN CHÚA
Không phải tự nhiên mà trí khôn loài người có thể nhận biết về Thiên Chúa. Trải qua muôn thế hệ, con người vẫn còn lần mò tìm kiếm về nguồn chân, thiện, mỹ. Trên thế giới còn rất nhiều người chưa nhận biết Thiên Chúa là Đấng Tạo Hóa. Khái niệm về một Đấng Tối Cao hay Thượng Đế rất là đa dạng. Mỗi tôn giáo có các quan niệm khác nhau về Thượng Đế. Các niềm tin tôn giáo cổ thời lưu lại cho chúng ta một kho tàng quí báu trong công việc suy tư tìm kiếm nguồn cội. Hình như có bao nhiêu tôn giáo là có bấy nhiêu cách giải thích về sự hiện hữu của Tạo Hóa.

TIỆC MỪNG
Sống trên đời, ai cũng muốn được ăn ngon mặc đẹp. Trừ một số những vị chân tu tự nguyện ăn uống kham khổ để tu thân, luyện tính hoặc kiêng khem để chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe. Đa số dân lao động chỉ mong muốn được hằng ngày dùng đủ. Việc ăn uống đáp ứng nhu cầu thể xác và cũng mang lại niềm vui tinh thần. Nghe tiên tri Isaia loan báo về bữa tiệc, ai nấy đều vui mừng phấn khởi. Bữa tiệc thịnh soạn là dấu chỉ của sự sung túc và vui hưởng phước lộc. Tiệc đã dọn sẵn sàng, ai cũng có thiệp mời đến tham dự bữa tiệc vui này, nhưng cuối cùng đã có một số người tìm lý do riêng tư để từ chối. Vì họ có nhiều lý do và nghĩ rằng những công việc khác quan trọng hơn.

THẤT TRUNG
Dân Do-thái khi đã an cư lạc nghiệp nơi vùng Đất Hứa, họ gia công làm việc để gầy dựng cuộc sống. Chấm dứt thời gian lữ hành ăn Manna, thịt chim cút và uống nước suối. Giữa vùng đất sỏi đá, họ đã dùng sức lao động để chuẩn bị những mảnh vườn trồng nho mầu mỡ. Có lẽ nhiều người trong chúng ta không quen thuộc với hình ảnh vườn nho, dàn nho hay cây nho nặng trĩu trái ngọt. Tiên tri Isaia ví von dân Do-thái như vườn nho được chăm tưới. Người chủ trồng loại nho tốt trong vườn, nhưng kết qủa dàn nho chỉ sinh ra toàn trái nho dại. Isaia ngụ ý nói về đời sống bất trung của dân Do-thái. Một dân tộc được Thiên Chúa yêu thương, chăm sóc và bảo vệ ân cần, nhưng rồi dân chúng chứng nào cứ tật đó. Họ đã từ bỏ giáo huấn của Chúa để chạy theo lối sống của các dân ngoại. 

HỐI LỖI
Kinh Thánh là một kho tàng vô giá bảo toàn tất cả những điều Thiên Chúa mạc khải về sự khôn ngoan, các giá trị về đức tin, luân lý đạo đức và ân sủng cứu độ. Thiên Chúa đã chọn gọi các tổ phụ, các tiên tri, tư tế và thầy dậy để ban truyền huấn lệnh và đường lối chính trực. Toàn bộ Kinh Thánh được hình thành trải qua cả ngàn năm, tỏ bày sự khôn ngoan thương trí của Thiên Chúa. Các ngôn sứ và đặc biệt một số tác giả của sách Huấn Ca, sách Khôn Ngoan, Châm Ngôn và Thánh Vịnh… đã chia sẻ những trải nghiệm sống đức tin qua các biến cố thời đại. Khi thời gian đã mãn, Chúa Giêsu xuống trần đi rao giảng, Ngài đã khai mở một kho tàng ân sủng và con đường chính thật dẫn vào Nước trời. Trong tất cả các sách vở suy niệm, giảng giải, chia sẻ và các giáo huấn luôn nói lên những lời lẽ tích cực tốt đẹp, khuyên dạy và hướng thiện.

AN BÀI
Lướt qua một số nguồn thống kê trên mạng lưới hoàn cầu, chúng ta có một cái nhìn tổng quát về tình trạng cuộc sống của con người trên thế giới. Con số thống kê có thể không hoàn toàn chính xác, nhưng giúp chúng ta có một cái nhìn sơ khởi. Trên thế giới hiện nay, có chính thức là 196 quốc gia (bao gồm cả Taiwan). Dân số trên thế giới, theo thống kê mới nhất là có trên 8 tỉ 045,311,447 triệu người. Số trẻ em ước tính là 2 tỉ 200 triệu. Có khoảng trên 1 tỉ người người sống trong sự nghèo khổ thiếu thốn nhiều phương tiện và còn hơn 1 tỉ 600 triệu người chưa có hệ thống điện nước. Tổng số tài sản lợi tức giầu có của 85 người giầu nhất, tương đương với tài sản của nửa số người nghèo trên thế giới. Về dân số, (geolive.com) nước Trung Quốc đông dân nhất có khoảng trên 1 tỉ 425 triệu và nước Việt Nam đứng vào hàng thứ 14 đông dân là trên 98 triệu 858 ngàn. Nước nhỏ bé và ít dân nhất là Holy See (Vatican) có 799 người. 

THA THỨ
Chúa Giêsu đã dậy các tông đồ và chúng ta một Kinh cầu nguyện rất ngắn, nhưng gói trọn mọi tâm tình. Hằng ngày, chúng ta đọc Kinh Lạy Cha: Xin Cha tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con. Trong lời kinh có sự ca ngợi, chúc tụng, cảm tạ, phó thác, xin ơn hồn xác, đền tạ và tuyên hứa. Chúng ta cầu Chúa tha thứ những món nợ tinh thần đối với Chúa, với tha nhân và với chính mình. Tha thứ là xóa bỏ. Tha thứ là quên lãng và bỏ qua. Sự tha thứ thuộc lãnh vực tâm linh đi vào căn cốt tận cõi lòng. Tha thứ ngoài môi miệng chỉ là hình thức, bằng mặt chứ không bằng lòng. Phải có đời sống nội tâm mạnh mẽ, chúng ta mới có thể thắng vượt những sự thù ghét oán hận để tha thứ cho nhau. Người đời thường đối xử với nhau một cách gọi là công bằng: Ăn miếng trả miếng hay là mắt đền mắt, răng đền răng. Nếu chúng ta cứ ngồi đó để tính toán hơn thiệt và ác giả ác báo, 

TRÁCH NHIỆM
Truyện kể: Một du khách đang rảo qua khu danh lam thắng cảnh ở Thụy Sĩ, ông dừng lại trước hàng rào của một khu vườn hoa đẹp đẽ bao quanh một lâu đài. Người làm vườn mừng rỡ và đón chào. Họ nói chuyện với nhau về các loài hoa. Ông du khách hỏi: Cụ ở đây bao lâu rồi? Thưa, được 24 năm. Cụ đã gặp chủ nhân được mấy lần rồi? Tôi đã gặp 4 lần và lần cuối cách đây ba năm. Vậy ông ta có thường liên lạc với cụ không? Thưa không. Vậy ai trả lương cho cụ? Viên quản gia của ông chủ. Người quản gia có năng tới đây không? Tôi chưa hề gặp ông ta, chúng tôi liên lạc bằng thơ từ thôi. Thế thì ai thưởng lãm cảnh đẹp này, mà cụ phải mất công chăm sóc kỹ lưỡng như vậy? Ô, thưa ông, tôi chu toàn trách nhiệm của mình và tôi làm như chủ tôi sẽ đến ngày hôm nay, ngay bây giờ. Ngoài ra chính khi làm đẹp khu vườn của ông chủ, vợ chồng tôi cũng được vui hưởng cảnh đẹp. 

TỪ BỎ
Chúa Giêsu mời gọi các môn đệ: Nếu ai muốn theo Thầy, thì hãy từ bỏ mình đi và vác thập giá mình mà theo Thầy (Mt 16, 24). Từ bỏ mình có nghĩa là từ bỏ ý muốn riêng của mình. Từ bỏ thì không luôn dễ. Sự từ bỏ nào cũng cần có ý thức quyết định mãnh liệt. Chúng ta biết rằng trăm người thì trăm ý. Đôi khi, ai cũng nghĩ rằng ý của mình là hay và là tốt nhất. Ai trong chúng ta cũng cảm thấy ghét tội, không ưa những sự gian dối và thói tục xấu xa, nhưng vẫn cứ muốn bám víu cầm chân. Khi chúng ta chìm sâu trong đường lầm, thì tội lỗi lại là những món hấp dẫn và cảm khoái. Miệng của chúng ta thì chê bai ghét tội đó, nhưng lòng lại cứ muốn chiều theo những đòi hỏi bản năng thấp hèn. Nói thật, chúng ta không muốn đi xưng tội thường, tại vì tiếc nuối từ bỏ thói hư tật xấu và tội lỗi. Người ta thường nói rằng bỏ thì thương, vương thì tội. Cho nên cứ lẩn quẩn dùng dằng trong chốn mê lầm. 

THÁNH Ý
Người ta thường nói: Mưu sự tại nhân và thành sự tại thiên. Muốn mọi việc được thành qủa tốt đẹp thì cần có Thiên thời, địa lợi và nhân hòa. Trong cuộc sống hằng ngày, dân ta thường phát biểu rằng: Ý dân là ý trời. Mỗi khi có sự cố xảy ra trong đời sống cá nhân cũng như đoàn thể, nhiều người thường khuyên nhủ nhau rằng đó là thánh ý Chúa định. Chúng ta thử suy nghĩ xem thế nào là thánh ý Chúa trong đời sống? Đôi khi chúng ta dùng kiểu nói bình dân như ‘Chúa định, ý Chúa hay là Chúa an bài’, để an ủi nhau khi gặp những điều không may mắn như là bệnh họan, chết chóc, ly tán, thảm họa và khổ đau... Một cách nào đó, chúng ta đã chấp nhận phận người nhỏ bé, mỏng dòn và hoàn toàn tùy thuộc. Người ta nói mỗi người có ‘số, duyên số, duyên phận hoặc là số phận’. Càng suy sâu, chúng ta càng nhận ra sự phụ thuộc của con người vào sự an bài và quan phòng một cách đặc biệt vào Đấng Tạo Hóa. Đời người ngắn ngủi được gắn liền với sự di động của vũ trụ muôn loài. 

LÒNG TIN
Lời rao giảng của các tiên tri trong thời Cựu Ước được dành cho người Do-thái trước tiên. Họ là Dân đã được Thiên Chúa chọn để cưu mang ơn cứu độ cho nhân loại. Dân Do-thái là một dân tộc văn minh có lề luật hướng dẫn và có cơ cấu tổ chức chu đáo. Tuy nhiên, nếu chúng ta nhìn lại hơn hai ngàn năm về trước, cuộc sống của dân làng rất đơn sơ mộc mạc. Ngày đó, họ chưa có các phương tiện văn minh kỹ thuật về các phương diện khoa học trong đời sống. Nhất là về vấn đề thông tin, in ấn và truyền thông. Sự rao giảng bằng cách truyền đạt rỉ tai và âm thầm loan truyền sứ điệp một cách rất chậm rãi qua các thế hệ. Lời rao giảng được ghi chép trong sách viết bằng tay và được cuộn thành từng cuốn sách được cất giữ và lưu truyền. 

UY QUYỀN
Tiên tri Êlia xuất hiện và làm nhiều việc phi thường tại miền Bắc Kinh Thành nước Israel dưới thời vua Ahab, vào thế kỷ thứ 9, trước Công Nguyên. Theo sách Các Vua, Êlia đã bảo vệ việc tôn thờ Thiên Chúa Yavê chống lại thần Baal thuộc xứ Canaan. Êlia đã thực hiện một số việc lạ lùng như cho kẻ chết sống lại, cho lửa từ trời xuống và được cất nhắc lên trời trong xe lửa. Trong sách Malachi, nói về sự trở lại của Êlia trước ngày Chúa quang lâm. Trong Tân Ước, có nhắc đến tên Êlia, khi người ta so sánh tiên tri Êlia với Chúa Giêsu và Gioan Tẩy Giả. Ông Êlia xuất hiện cùng với Môisen trong sự kiện Chúa Giêsu biến hình trên núi Taborê. 

LƯƠNG THỰC
Trong thời Cựu Ước, Thiên Chúa đã hướng dẫn Dân Chúa qua trung gian các tổ phụ, các tiên tri và các ngôn sứ và các quan án. Vào thời điểm của lịch sử, văn hóa và ngôn ngữ nhất định, sách Kinh Thánh đã ghi lại rất nhiều biến cố, sự việc và diễn tiến của cuộc lữ hành. Đôi khi chúng ta cảm thấy mỏi mệt vì sự cứng đầu, bội ân và bội nghĩa của Dân mà Chúa chọn. Thiên Chúa càng chăm sóc thương yêu và bảo vệ, họ lại càng rời xa và ngoảnh mặt làm ngơ. Đúng là con người chứng nào vẫn tật đó. Thiên Chúa dẫn dắt lịch sử ơn cứu độ, nhưng còn tùy thuộc vào sự lựa chọn tự do của con người đáp trả. Tuy nhiên, không ai có thể điều khiển hoàn toàn sự sống của mình, vì sự sống như hơi thở, nay còn mai mất. 

NƯỚC TRỜI
Thiên Chúa đã yêu thương và ưu đãi vua Salômôn qúa nhiều. Chúa đã giáng phúc và ban mọi phước lành cho đời của ông. Vua cha Đavid đã chọn Salômôn lên kế vị ngôi vua. Chúa đã rộng ban cho ông những ơn cần thiết tùy ông cầu xin. Vua Salômôn đã thưa: Vậy xin Chúa ban cho tôi tớ Chúa tâm hồn khôn ngoan để đoán xét dân Chúa và phân biệt lành dữ, vì ai có thể xét xử dân này, một dân của Chúa đông đảo thế này (1Vua 3, 9). Salômôn đã không xin cho được giầu sang phú quý hay sống lâu. Vua chỉ xin Chúa ban ơn khôn ngoan. Ơn khôn ngoan là đầu mối của tất cả các niềm an vui và thành công trong đời. Khôn ngoan để biết phân biệt lành dữ và biết xét xử đúng sai trước mặt Chúa. 

GIỐNG TỐT
Tác giả Sách Khôn Ngoan diễn tả lòng thương xót của Thiên Chúa với dân Do-thái trong cuộc xuất Ai-cập như là biểu tượng của niềm hy vọng tràn dầy. Sự khôn ngoan thúc đẩy con người tìm hiểu về Thiên Chúa và vai trò của con người trong chương trình sáng tạo. Sách Khôn Ngoan luận bàn đến nguyên lý nhân qủa, nguyên nhân và hậu qủa để phân biệt giữa tốt và xấu. Mọi sự xuất hiện trên đời đều có lý do riêng để được tồn tại. Thời gian là ân huệ giúp mọi loài phát triển theo ý định nhiệm mầu. Sự khôn ngoan diễn tả sự liên hệ thiết yếu giữa Thiên Chúa và loài người. Thiên Chúa là Đấng tạo dựng muôn loài trong vũ trụ và con người có trách nhiệm trong việc bảo trì và làm cho sinh xôi nẩy nở về mọi phương diện. Đời sống con người là một lời mời gọi hướng tới sự viên mãn tích cực. Chương trình quan phòng của Thiên Chúa vượt trên sự điều khiển của con người. Trung tín với mạc khải về luật tự nhiên là sự khôn ngoan đích thực cao quí hơn sự hiểu biết nông cạn của trí khôn con người. 

HẠT GIỐNG
Khi người ta tìm cách phủ nhận sự hiện hữu và sự sáng tạo của Đấng Tạo Hóa là khi họ bị lạc vào hư vô. Sự chối bỏ quyền của Tạo Hóa là chối bỏ chính mình. Một số người không tìm hiểu tường tận mà đã chối bỏ nguồn cội và ngụy trang bằng một kết luận là mọi sự tự nhiên mà có. Kết luận mà chẳng có luận kết chút nào. Khi không hiểu hay chưa hiểu về nguyên nhân cùng cốt của vũ trụ vạn vật, chúng ta phải mở lòng mở trí để đón nhận và nghiên cứu một cách sâu xa. Đừng phủ nhận và chối bỏ sự gì khi trí chưa kịp suy, lòng chưa kịp cảm và giác quan chưa được thấu tỏ. Khi quan sát mọi sự hiện hữu nhiệm mầu chung quanh, chúng ta hãy mở mắt ngắm nhìn và dừng lại đôi phút để chiêm niệm và vui hưởng. Vũ trụ vạn vần, mây tầng kết hợp, gió lộng tuyết rơi, nắng sớm mưa chiều và nguồn sinh phát lộc. Ôi bao la nhiệm mầu công trình tay Chúa đã dựng nên.

DỊU HIỀN
Truyện kể: Thánh Jean Vianney, lúc còn là chủng sinh học hành rất chậm. Ngày kia, một giáo sư thần học thừa lệnh Đức giám mục, đến khảo sát Vianney xem có đủ khả năng học vấn để tiến tới chức linh mục không. Vianney không thể trả lời suông sẻ một câu hỏi nào cả. Vị giáo sư nổi nóng đập bàn nói: Vianney, anh dốt đặc như con lừa. Với một con lừa như anh, Giáo Hội hy vọng làm nên trò trống gì? Vianney khiêm tốn bình tĩnh trả lời: Thưa Thầy, ngày xưa Samson chỉ dùng một cái xương con lừa mà đánh bại 3 ngàn quân Philitinh. Vậy với cả một con lừa này, Thiên Chúa không làm được việc gì sao? 

PHẦN THƯỞNG
Có gieo mới có gặt. Có làm mới có ăn. Thiên Chúa ban cho mỗi người một số vốn khả năng để sinh lợi cho mình và cho tha nhân. Nói chung, khi làm bất cứ công việc gì, ai ai cũng mong muốn có được kết quả tốt hay được khen thưởng. Chúng ta có thể tự thưởng hoặc được thưởng đều vui. Phần thưởng có ý nghĩa là chúng ta làm việc đã đạt kết qủa, thành công và kết có hậu. Mỗi công việc đều có giá trị riêng, tùy theo cách thế chúng ta nhận thức. Việc nhỏ có phần thưởng nhỏ và việc lớn có thành qủa lớn. Người ta thường nói rằng có nụ mừng nụ, có hoa mừng hoa và có qủa mừng quả. Cho dù một việc rất nhỏ và tầm thường nhưng nếu biết an vui với kết qủa, lúc nào chúng ta cũng cảm thấy an lạc. Mỗi ngày sống, chúng ta có trăm công ngàn việc, hoàn tất tốt một việc là chúng ta tự cảm thấy vui trong lòng. Đó chính là phần thưởng dành cho chúng ta. Vui với cái mình đang có. 

CHỨNG NHÂN
Tiên tri Giêrêmia nhận biết rõ sự quanh co và mưu thâm chước độc của những kẻ gian ác. Hầu hết các tiên tri của Chúa đều phải đối diện với những thách đố tàn bạo của con người và xã hội. Các ngài bị tẩy chay, xua đuổi và bị giết chóc bởi cả đôi bên cả đạo lẫn đời. Các tiên tri đã rao giảng về sự tôn thờ Thiên Chúa độc nhất, tuân giữ các giới răn và sống theo đường ngay nẻo chính. Những lời cảnh cáo của các tiên tri làm cho lương tâm của các nhà lãnh đạo và dân chúng cảm thấy bất an và phiền toái. Nên các tiên tri bị coi như những người cản mũi kỳ đà và giới hạn sự tự do hưởng thụ cuộc sống phàm hèn của họ. 

ÂN PHÚC
Mọi sự hiện hữu đều khởi đầu từ tình yêu của Thiên Chúa. Vì yêu thương, Thiên Chúa đã nhiều lần và nhiều cách mạc khải chương trình cứu độ qua các cha ông và qua chính Con Một của Người. Thiên Chúa vô hình đã hiện diện đồng hành với một dân tộc hữu hình qua lịch sử. Chúa của vũ trụ đã lập giao ước với thụ tạo: Từ nay, nếu các ngươi nghe lời Ta và giữ giao ước Ta, thì các ngươi sẽ là sở hữu của Ta được tách biệt khỏi mọi dân, vì cả trái đất là của Ta (Xh 19, 5). Chúa chọn gọi một dân riêng để thờ kính Chúa. Đọc lịch sử dân Do-thái, chúng ta nghiệm ra rằng tình yêu của Thiên Chúa qúa bao la tuyệt vời. Chúa ký giao ước với con người, cho dù biết rằng con người sẽ phản phúc, bất tuân và chối bỏ, nhưng Thiên Chúa không chấp tội và bỏ rơi. Đây là một giao ước không cân xứng về tình yêu.

[1] 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 [3/54]

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!