|
|
Bài Viết Của Gia Đình Lectio Divina
|
TÁC PHẨM: MỘT VỊ THIÊN CHÚA NGỎ LỜI! (THIÊN CHÚA TỎ MÌNH CHO CON NGƯỜI THẾ NÀO?) Chương VIII
Trình thuật này không phải là một câu chuyện hấp dẫn, cũng không phải là một phóng sự của nhà báo, nhưng dựa vào một nhân chứng đặc biệt, chứng tá khiêm tốn của Cơ-lê-ô-pát, thánh Lu-ca đã viết thành một bài giáo lý để giúp các tín hữu, những người “không được chứng kiến Đức Ki-tô phục sinh”, thẩm định sự hiện diện mới mẻ của Thầy.
...File kèm
|
|
Tác Phẩm Một Vị Thiên Chúa Ngỏ Lời. Chương VII: ĐỨC KITÔ-LỜI, LÀ NGƯỜI GIEO VÀ LÀ HẠT GIỐNG
Ở đây, chiếc thuyền của Phê-rô được dùng làm nơi giảng dạy. Thánh Mác-cô nói rõ là Thầy Giê-su “ngồi” trên thuyền để giảng dậy. Đó là thái độ tự nhiên của luật sĩ khi giảng dạy Luật, họ ngồi trên “tòa của Mô-sê” (x.Mt 23, 2). Mác-cô còn muốn cho độc giả của mình hiểu rằng Luật của Giao Ước mới, kể từ nay đã được công bố trên một tòa khác với tòa giảng của các luật sĩ và biệt phái. Và vì chiếc thuyền này là thuyền của các môn đệ Thầy, nên hiển nhiên là Thầy Giê-su “nói” cách tự do, với uy quyền của Thầy, ở một địa điểm và môi trường mới: đó là cộng đoàn các tín hữu.
...File kèm
|
|
Tác Phẩm Một Vị Thiên Chúa Ngỏ Lời - Chương VI: LỜI CHÚA VÀ CUỘC NHẬP THỂ
Hai lần nhập thể của Lời Chúa: Các thánh Giáo Phụ phân biệt hai lần “nhập thể” hay “tỏ hiện” của Lời Chúa, của Ngôi Lời Thiên Chúa. Lần nhập thể thứ nhất, Lời Chúa được biểu lộ trong công trình Tạo Dựng và trong Sách Thánh. Trong công cuộc Sáng Tạo, Thiên Chúa phán, và tự tỏ mình qua vẻ đẹp khác nhau của vũ trụ. Trong Kinh Thánh, Lời Chúa nhập thể bằng cách tự vạch ra một con đường trong ngôn ngữ nhân loại, ngôn ngữ của những người được Thần Khí linh hứng, như Áp-ra-ham, Mô-sê và các ngôn sứ. Lời đã đồng thời là một lời của con người và cũng là Lời của Thiên Chúa.
...File kèm
|
|
Tác Phẩm Một Vị Thiên Chúa Ngỏ Lời - Chương V. LỜI CHÚA ĐƯỢC NHÂN CÁCH HOÁ CÁCH TIỆM TIẾN
Chúng ta đã thấy rằng “lịch sử tính” của Lời Chúa, cùng với việc linh hứng, là một khái niệm then chốt để hiểu việc mạc khải dần dần của Chúa, Người dùng tất cả thời gian cần thiết của mình để tinh luyện lương tâm con người. Vì vậy mà trải qua bao thế kỷ, người ta đã có những biểu tượng khá thất vọng về Thiên Chúa, từ một Thiên Chúa “thiện chiến”, bảo vệ chi tộc, rồi đến một ý niệm thiêng liêng hơn. Thí dụ hiển nhiên nhất là việc biến đổi chậm chạp của các tác giả được linh hứng, qua dòng thời gian, họ càng ngày càng “nhân cách hoá” Lời, được mô tả như một “sứ giả sống động”, như kẻ vén mở và chấp hành những chỉ thị của Thiên Chúa.
...File kèm
|
|
Tác phẩm Một Vị Thiên Chúa Ngỏ Lời - Chương 4: LỜI CHÚA VÀ CÔNG TRÌNH SÁNG TẠO
Nếu con người được dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa, tất nhiên con người cũng được thông dự vào quyền năng tác tạo của Người. Và mọi thành tựu của chúng ta chỉ có thể làm Thiên Chúa hoan hỷ, với điều kiện duy nhất là những thành tựu kia phải hợp tác vào sự kiện toàn kế hoạch yêu thương của Người.
...File kèm
|
|
Chương III. LỜI VÀ SẤM NGÔN (Tác phẩm Một Vị Thiên Chúa Ngỏ Lời)
Như ta đã thấy, nếu linh hứng được thể hiện bằng nhiều cách khác nhau, thì nó rất thường được thể hiện nơi các ngôn sứ, những người giữ vai trò đặc biệt trong Mạc Khải. Những người này thường có một kinh nghiệm nhạy bén về sự Hiện Diện của Thiên Chúa trong đời tư của họ. Một tiếng gọi nội tâm khai mào nơi họ một cuộc đàm đạo thân mật với Thiên Chúa. Thần Khí cho họ một cái nhìn đức tin, để thấu suốt cách hết sức tinh tế rằng Thiên Chúa thực sự can thiệp vào lịch sử dân Người. Vì vậy, Ngôn sứ là một nhân chứng say sưa và chính yếu cho kế họach yêu thương của Thiên Chúa:
...File kèm
|
|
Tác phẩm Một Vị Thiên Chúa Ngỏ Lời (chương 2) LỜI CHÚA VÀ LINH HỨNG TRONG KINH THÁNH
Ta vẫn nói các tác giả được “linh hứng”. Vậy phải hiểu thế nào về việc linh hứng trong Kinh Thánh? Định nghĩa bản chất sự gợi hứng này quả là không đơn giản chút nào. Vì vừa phải tôn trọng Thiên Chúa là Đấng có sáng kiến, vừa phải tôn trọng tự do của con người, vì họ không chỉ đơn thuần là một dụng cụ thụ động.
...File kèm
|
|
“50 NĂM CÔNG ĐỒNG VATICANÔ II VÀ ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN”
Vị viện trưởng Viện Đại học Thánh Phaolô ở Ottawa, Canađa, đã tóm tắt thành quả của Công Đồng như sau: “Chúng ta đã chuyển từ một Giáo Hội giáo sĩ sang một Giáo Hội Dân Chúa, từ một Giáo Hội của thế giới Kitô giáo sang một Giáo Hội truyền giáo, từ một Giáo Hội của lễ nghi sang một Giáo Hội của Lời Chúa, từ một Giáo Hội của lề luật sang một Giáo Hội của kinh nghiệm nhân bản, từ một Giáo Hội đồng nhất sang một Giáo Hội đa dạng, từ một Giáo Hội thích nghi với thế giới sang một Giáo Hội tham gia vào sự đột biến của thế giới, từ một Giáo Hội bảo lãnh cho trật tự xã hội sang một Giáo Hội đứng về phía người nghèo, từ một Giáo Hội cung cấp những dịch vụ tôn giáo sang một Giáo Hội cộng đồng trách nhiệm” (Aimé Savard, Công đồng Vaticanô II - THIÊN AN chuyển ngữ). |
|
Tác Phẩm: MỘT VỊ THIÊN CHÚA NGỎ LỜI! (Thiên Chúa tỏ mình cho con người thế nào?)
Gia Đình Lectio Divina hân hạnh giới thiệu Bản dịch Việt Ngữ của tác phẩm có giá trị tuyệt vời này cho hết thảy những tâm hồn tha thiết muốn yêu mến và hiểu biết Lời Chúa. Để giúp mọi người dễ dàng tiếp nhận với kết quả tốt nhất, xin kính gởi trước phần Mục lục đầy đủ, và hằng tuần sẽ xin kính gởi một chương theo thứ tự. Hôm nay xin mở file kèm để nhận chương 1 (file PDF). Xin Chân thành cám ơn Tác giả và các Dịch giả. Xin Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta - những người đang sẵn lòng lắng nghe Lời Chúa.
...File kèm
|
|
LỜI CHÚC TẾT
“Xin gửi đến Bạn lời cầu chúc vừa đủ, vừa đủ thôi... |
|
BẢN DỊCH KINH THÁNH của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ VÀ VIỆC THỰC HÀNH LECTIO DIVINA
Dịp đến đan viện Mỹ Ca tĩnh tâm và đồng thời học hỏi về thực hành Lectio divina, tôi xin một cuộc trao đổi với cha Bảo Tịnh O. Cist và cũng được phép ngài cho ghi âm. Viết lại đây cuộc trao đổi này để gửi đến quý bạn. TT: Nữ tu Tê-rê-sa Băng Thùy BT: Cha Bảo Tịnh O.Cist
...File kèm
|
|
Lectio divina
Sau nguời đọc Kinh Thánh (Lectio divina) rất mực điềm tĩnh của Fra Angelico, đến lượt người mẹ già đang đọc Kinh Thánh của hoạ sĩ Rembrandt cống hiến chúng ta một hình ảnh khác về Lectio divina. Trong một thị kiến của Vị Mục Tử theo tác giả Hermas, Giáo Hội xuất hiện dưới những nét của một người phụ nữ già nua. “Tại sao Giáo Hội lại già nua đến thế”? Hermas đã gạn hỏi. Và ông được trả lời rằng: “Giáo Hội đã được tác tạo trước muôn loài, vì thế mà ra già nua; toàn thể địa cầu đã được hình thành chính là để cho Giáo Hội”. |
|
ĐỌC KINH THÁNH NHƯ THẾ NÀO TRONG THỰC HÀNH LECTIO DIVINA?
Đọc Kinh Thánh trong thực hành Lectio divina quả thực là một cuộc chiến bền bỉ. Để đạt được mục đích, người thực hành Lectio divina cần phải có quyết tâm. Truyền thống đan tu cả Đông lẫn Tây Phương trong lãnh vực này đều để lại cho chúng ta những bài học, những lời khuyên chí lý không từ những lý thuyết, nhưng từ những trải nghiệm quý báu. Sau đây là 10 đặc tính mà người thực hành Lectio divina cần phải có: |
|
LECTIO DIVINA -Thánh Đa-Minh
Ta có thể đặt tên cho chi tiết này của bức hoạ “Đức Kitô chịu xỉ nhục” là “Lectio divina”. Qua tư thái của Thánh Đa-Minh, thật là cả một lý tưởng, cả một linh đạo cho Lectio divina mà thánh nhân gợi mở cho chúng ta. Thái độ của ngài nói lên một vẻ thanh thoát rất trịnh trọng, một đời sống nội tâm thật trầm lắng; trầm lắng mà không hề căng thẳng. Một “người con của ánh sáng” (1Th 5, 5). |
|
NGÀY LỄ GIÁNG SINH – HAUTERIVE, Thuỵ Sĩ 2011
LTS. Đây là bản dịch bài giảng Lễ Giáng Sinh (Lễ Ban Ngày) của Viện Phụ Tổng Quyền Dòng Xitô: Mauro-Giuseppe Lepori. Giảng tại đan viện Hauterive Thụyt Sĩ, nơi Fr. Marie Bảo Tịnh O.Cist trọ học từ 1969 đến 1975. Xin kính chúc Gia Đình Lectio Divina một năm mới 2012 bằng an và luôn trung thành với việc thực hành và cổ võ mọi người thân "Đọc Kinh Thánh trong tâm tình cầu nguyện". |
|
Thư Noel 2011 của Cha Bảo Tịnh gởi Gia Đình Lectio Divina
Ngôi Lời đã nhập thể và nhập thế và chúng ta đang mừng kỷ niệm biến cố trọng đại này. Xin gửi đến các thành viên trong gia đình Lectio divina: - Bài viết của cha Đỗ Xuân Quế dòng Đa Minh: "Tiếp Cận Kinh Thánh" - Tờ bướm "Lectio divina" (dành cho người lớn) - Tờ bướm "Em đọc Kinh Thánh" (dành cho các em thiếu nhi) Mỗi tờ bướm này đã được in và phân phối 30.000 bản và sẽ còn được tái bản. Đối với chúng ta, mỗi khi mở sách Kinh Thánh để đọc trong tâm tình cầu nguyện là một cuộc truyền tin nhỏ lại xảy ra và khi lời "Xin Vâng" được cụ thể hóa trong ngày sống của chúng ta là biến cố "Nhập Thế" của Ngôi Lời được thể hiện. Kính gửi đến gia đình Lectio divina lời cầu chúc Mùa Giáng Sinh an bình và năm 2012 tràn đầy ơn thánh Chúa. Fr. Marie Bảo Tịnh O.Cist |
|
Em Đọc Kinh Thánh (Hướng dẫn thực hành Lectio Divina cho Thiếu Nhi)
Em Đọc Kinh Thánh (dành cho Thiếu Nhi - Khổ giấy một nửa tờ A4, cũng in hai mặt) chính là “Tờ Bướm” Hướng dẫn thực hành Lectio Divina, nhưng được biên soạn một cách đơ sơ và dẽ hiểu nhất, hầu có thể giúp các em Thiếu Nhi biết cách Đọc Kinh Thánh với tâm hồn xác tín và yêu mến.
...File kèm
|
|
“Tờ Bướm” Lectio Divina dành cho người lớn
“Tờ Bướm” Lectio Divina (dành cho người lớn - Khổ giấy A4 sẽ in hai mặt) chính là “Hướng dẫn thực hành Lectio Divina” một cách cô đọng nhất. Soạn giả là Lm. Marie Bảo Tịnh, O.cist, Đan viện Xitô Thánh Mẫu Tâm Mỹ Ca (Nha Trang). Đây là một nội dung đã được chắt lọc với sự nghiên cứu và góp ý của nhiều tâm hồn luôn tha thiết với Lời Chúa. Nguyện ước duy nhất là mong sao mọi người Công Giáo Việt Nam đều có thể nhận được tài liệu này và đem ra thực hành sớm nhất, nhờ đó chính Lời Chúa sẽ biến đổi mọi sự nên tốt đẹp như lòng Chúa mong ước. Vì thế xin vui lòng không nên tự ý sửa chữa thêm bớt phần nội dung. Ngoài ra, soạn giả KHÔNG GIỮ BẢN QUYỀN ; trái lại rất vui mừng và biết ơn tất cả những ai sẵn lòng “nối vòng tay lớn” với chúng tôi để tận dụng mọi sáng kiến tuỳ nghi tự in ấn, phổ biến Tờ Bướm này có thể đến được với hết mọi người thân yêu ruột thịt trong họ hàng, xứ đạo, hội đoàn, dòng tu, giáo phận… rộng khắp trên toàn cõi Việt Nam và Hải ngoại. Quí độc giả ở gần Saigon cũng có thể nhận bản văn đã được in sẵn tại Nhà sách Đức Mẹ (DCCT). Tài liệu này cũng được lưu trữ lâu dài bằng files tại www.conggiaovietnam.net. Chúng tôi xin chân thành cám ơn những trang mạng giúp đỡ chúng tôi phổ biến rộng rãi tài liệu này trên internet. "điều cần thiết nhất trong mọi điều cần thiết". Xin giới thiệu cho nhiều người thân tham gia Gia Đình Lectio Divina Lecdiv@gmail.com để có thể hiệp thông với nhau trong đời sống cầu nguyện và cùng giúp nhau thực hành Mọi thắc mắc về Lectio Divina, xin gởi email cho cha Bảo Tịnh, Ocist Revbao@gmail.com
...File kèm
|
|
MỘT ĐỀ NGHỊ PHÁT ĐỘNG PHONG TRÀO LECTIO DIVINA
Xin cho tôi một đề nghị chân thành với các cha, các tu sĩ, các nữ tu: chúng ta đón nhận, đọc, nghiên cứu, học hỏi Tông Huấn Verbum Domini (số 86 và 87) và Thư Chung HĐGMVN Hậu ĐHDC 2010 (số 11), rồi giúp giáo dân và phát động phong trào Lectio divina trong môi trường hoạt động của mình. (Fr. Marie Bảo Tịnh, O.Cist) |
|
Hiệp thông với ĐTC Bênêđicto XVI và HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM trong việc cổ võ thực hành Lectio Divina.
Kính thưa Quí vị. Đã có quá nhiều ưu tư trăn trở được nêu lên về "hiện tình" của Hội Thánh tại Việt Nam. Rất nhiều ý kiến, đề nghị, giải pháp, hướng dẫn, lý luận ... được nhắc đến, và xem ra tất cả đều đáng quí. Nhưng thực tế cho thấy chính sự giới hạn của con người mà chúng ta buộc phải chọn lựa: chọn cái này thì phải bỏ bớt cái khác, vì thế mỗi người hãy khôn ngoan chọn cho mình phần tôt nhất. Hãy chọn điều cần thiết nhất trong mọi điều cần thiết! Xin hãy ủng hộ chúng tôi bằng cách gởi một email đến lecdiv@gmail.com để Ghi Danh Gia Nhập Gia Đình Lectio Divina, mục đích duy nhất để có thể hiệp thông với ĐTC Bênêđictô XVI và HĐGMVN trong việc cổ võ thực hành Lectio Divina. |
|
[1]
1
2 3
4 [3/4] |
|