Chuyển ngữ:
Thérèse Trần Thiết
Fr. Marie Bảo Tịnh O.Cist
Tủ Sách Mỹ Ca
2011
Nguyên tác:
Michel HUBAUT
UN DIEU QUI PARLE!
Comment Dieu se révèle-t-il à l’homme?
Epiphanie
LES ÉDITIONS DU CERF
w.w.w.editionsducerf.fr
PARIS
2010
Lời giới thiệu của nhà xuất bản "Les Editions du Cerf" (trang bìa 4).
Trên mỗi trang Sách Thánh, đặc biệt Cựu Ước, người ta có thể đọc: "Chúa nói với Áp-ra-ham", "Chúa nói với Mô-sê", "Sấm ngôn của Đức Chúa", chẳng khác gì Chúa đàm đạo thân mật với con người. Đã quá quen thuộc với kiểu nói này, chúng ta không còn lưu ý đến những gì có thể là khác thường. Thật ra những kiểu nói như thể gây nên nhiều vấn nạn. Bởi vì không một ai có thể thấy Thiên Chúa! Thiên Chúa không có miệng lưỡi! Làm sao Người có thể nói với loài người?
Liệu các tác giả của Kinh Thánh có dám quyết rằng Áp-ra-ham, Mô-sê hay các ngôn sứ đã nghe được tiếng nói của Người, giữa Bụi Gai cháy sáng, trên núi, trong giông bão hay trong cơn gió thoảng nhẹ? Những người này có viết theo những gì Chúa đọc cho viết? Con người của ngày hôm nay có ấn tượng là Chúa không quá "lắm" lời! Liệu chúng ta không đối mặt với một trò lừa đảo hay đơn thuần một ảo tưởng của con người đứng trước nỗi cô đơn của kiếp vận phải chết, tự tạo cho mình một đồng minh giả tưởng rồi chính mình nêu lên những vấn nạn và những giải đáp? Phải chăng từ nghìn năm trước người ta đã không "bắt" Thiên Chúa "nói", ngay cả khuyến khích con người thực hiện chiến tranh và diệt trừ kẻ thù của mình, vịn cớ là để tôn vinh Thiên Chúa!
Do vậy Thiên Chúa có thể nói, ngỏ lời với con người thế nào? Con người có thể tiếp xúc với Người thế nào? Làm sao sự siêu việt thần thánh của Người, sự "Vô thủy vô chung" của Người có thể gặp gỡ sự "có cùng" của loài người chúng ta? Người ngỏ lời với chúng ta bằng thứ ngôn ngữ nào? Ngày nay Người còn nói với chúng ta thế nào? Tất cả vấn đề về Mạc Khải và nền tảng của Do thái–Kitô giáo được nêu lên như thế. Và cách thế chúng ta trả lời cho vấn đề này một phần điều động cách thế chúng ta đọc Kinh Thánh (theo chủ thuyết cơ yếu, hay chủ thuyết văn tự), cách thế chúng ta quan niệm về Thiên Chúa (theo chủ thuyết quan phòng, hay chủ thuyết can thiệp), và cách thế chúng ta hiểu Thiên Chúa còn nói với chúng ta hôm nay như thế nào. Qua những trang sách này "MỘT VỊ THIÊN CHÚA NGỎ LỜI" – THIÊN CHÚA TỰ MẠC KHẢI MÌNH CHO CON NGƯỜI THẾ NÀO", cha Michel Hubaut sẽ trả lời rất thỏa đáng cho những vấn nạn trên đây.
Cha Michel Hubaut thuộc dòng Phanxicô, là nhà thần học, giảng thuyết và linh hoạt viên của các cuộc tĩnh tâm, huấn luyện. Cha là tác giả nhiều đầu sách .
Lời ngỏ của Gia Đình Lectio Divina:
Từ ngày 5 đến 28 tháng 10 năm 2008 diễn ra Thượng Hội Đồng Giám Mục về "Lời Chúa trong đời sống và sứ vụ của Giáo Hội". Liền sau đó cha Michel Hubaut đã khởi sự viết tác phẩm tuyệt vời "MỘT VỊ THIÊN CHÚA NGỎ LỜI" và nhà xuất bản "Les Editions du Cerf" đã ấn hành vào tháng 9 năm 2010, ngay trước Tông Huấn về Lời Chúa (Verbum Domini) của Đức Giáo Hoàng Bê-nê-đi-tô XVI - ngày 30.09.2010. Có một nuối tiếc, cha Michel Hubaut đã cho xuất bản hơi sớm sách của ngài trước Tông Huấn này, do vậy chương cuối của tập sách (chương 19) là bài viết về Sứ điệp của Thượng Hội Đồng Giám Mục về Lời Chúa... chứ chưa phải là chương 20 về Tông Huấn!
Gia Đình Lectio Divina hân hạnh giới thiệu Bản dịch Việt Ngữ của tác phẩm có giá trị tuyệt vời này cho hết thảy những tâm hồn tha thiết muốn yêu mến và hiểu biết Lời Chúa. Để giúp mọi người dễ dàng tiếp nhận với kết quả tốt nhất, xin kính gởi trước phần Mục lục đầy đủ, và hằng tuần sẽ xin kính gởi một chương theo thứ tự.
Hôm nay xin mở file kèm để nhận chương 1.
Xin Chân thành cám ơn Tác giả và các Dịch giả. Xin Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta - những người đang sẵn lòng lắng nghe Lời Chúa.
MỤC LỤC
1. Một vị Thiên Chúa ngỏ lời? ………………………… 5
2. Lời Chúa và Linh Hứng …………………………….. 20
3. Lời và sấm ngôn ……………………………………. 36
4. Lời Chúa và công trình sáng tạo ……………....……. 44
5. Lời Chúa được nhân cách hóa cách tiệm tiến …….61
6. Lời Chúa và cuộc Nhập Thể ………………………...67
7. Đức Kitô-Lời là người gieo và là hạt giống …………. 85
8. Đức Giêsu, nhà chú giải Kinh Thánh ……………….98
9. Linh Hứng trong Tân Ước …………………………. 115
10. Hãy lắng nghe, hỡi Ít-ra-en ………………………... 131
11. Mầu nhiệm lắng nghe trong Tân Ước …………….. 147
12. Lectio divina ……………………………………….. 159
13. Lời Chúa và Truyền Thống ………………………..167
14. Việc hình thành qui điển của Sách Thánh …………181
15. Lời Chúa, nguồn mạch của tự do ………………….195
16. Bám rễ trong Lời …………………………………... 208
17. Cầu nguyện và Lời Chúa …………………………..118
18. Hiến Chế Mạc Khải của Thiên Chúa ………………. 229
19. Sứ điệp của Thượng Hội Đồng Giám Mục
về Lời Chúa ............................................................241
ĐAN VIỆN XITÔ THÁNH MẪU TÂM MỸ CA
Mùa Phục Sinh 2011
///