TÁC PHẨM KHI LỜI BỪNG CHÁY - CHƯƠNG XVI: VĂN CẢNH, BỐI CẢNH, TIỀN CẢNH (TEXTE, CONTEXTE, PRÉTEXTE)
Lối chơi chữ này sẽ giúp ta định nghĩa cho tương quan sống động giữa chúng ta và Kinh Thánh. Chính Kinh Thánh là một Bản văn, không theo nghĩa của đường nét hay sơ đồ, như ta thường nói, nhưng trong ý nghĩa của “bộ sách”, “tập sách”. Một Văn bản, có ý nói là trong một bối cảnh vô cùng phức tạp và đầy đặc, cũng như khi ta rút một sợi chỉ trong tấm vải, chắc chắn sớm muộn gì ta cũng sẽ nắm trọn được tất cả trong tay, vì tất cả đều được nối kết trong mối chỉ vàng, trong tấm vải “gấm thêu chỉ vàng” may xiêm y cho Công Chúa (x. Tv 45, 14-15). Từ đoạn văn này, cuộc đời ta là một “bối cảnh” bắt buộc, không thể phân cách, trong tính cá biệt tuyệt đối, cũng như trong toàn thể mọi chiều kích của nó. Bản văn giải thích cuộc đời con người, và mỗi cuộc đời chúng ta không ngừng thích nghĩa cho bản văn, dường như không thể tháo gỡ sự gắn kết, pha trộn giữa Lời với cuộc sống hằng ngày của con người. “Rằng: con thích làm theo thánh ý, và ấp ủ luật Chúa trong lòng, lạy Thiên Chúa của con" (Tv 40, 9). Chính trong bối cảnh sống động, tròn đầy này (chứ không phải trong suy tư của óc não), nhờ có sự cộng tác của mọi năng lực của chúng ta, mà Bản Văn toát ra trọn vẹn ý nghĩa của nó như ta nhận thấy. “Bối cảnh” cũng còn có nghĩa là mỗi đoạn Sách Thánh, là tiết tấu, “kết cấu” của mọi thành phần khác, thiết yếu cho việc chú giải căn cứ vào sự hòa hợp nội tại sâu xa của Mạc Khải Thiên Chúa. Sau cùng, Bản văn hay Văn Cảnh này còn có thể gọi là “Tiền Cảnh”. Bởi khái niệm này, đương nhiên ta không nghĩ đến một phá giá nghiêm trọng của Kinh Thánh, với quyền năng và sự cô đọng riêng, nhưng có nghĩa là chính sự phong phú của bản văn thánh, từ khởi đầu lịch sử của nó, đã không ngừng gợi hứng cho nhiều bản văn khác, đối với những ai đọc và suy niệm về bản văn này. Kinh Thánh là “tiền cảnh” theo ý nghĩa cao quí và nghiêm túc nhất đối với những văn bản khác của con người, không ngừng tìm nguồn hứng và suy diễn nghĩa chung quanh văn bản Kinh Thánh. Chính vì những lý do này, mà đặc tính “tiền cảnh” của Kinh Thánh được nêu lên, và cần phải biện hộ cho công việc chú giải của các Giáo Phụ. Thật là khó coi và khiếm nhã khi hất bỏ một vài cách triển khai, chú giải mang tính ẩn dụ, cho dù bề ngoài xem ra có vẻ táo bạo và phóng túng. Đặc tính “tiền cảnh” của Kinh Thánh có thể coi như chủ ý tích cực của chính Tác Giả: Người, đồng thời khởi xướng Lời, và cũng linh hứng cho con người biết ‘đáp Lời’, chú giải cho Lời ấy. Việc phát đi một âm thanh, thì cũng đồng-tương-quan với tiếng vang đáp lại Lời, với những âm khác nhau từ âm thanh khởi đầu mà phát ra và nâng đỡ chúng. Trong trường hợp hiện tại, tất cả những “âm tô điểm”, những ‘hợp âm chú giải’ đều có quyền và đáng được tôn trọng, dĩ nhiên trong mức độ mà chúng luôn mãi “tương dồng” trong tiết tấu và kết cấu với Thần Khí của Kinh Thánh và Giáo Quyền.
...Xin mở file kèm
Tác giả:
Gia Đình Lectio Divina
|