Thợ làm vườn của Sách Thánh, “Cộng sự viên của Thiên Chúa” (1 Cr 3, 9) và “Phục vụ Lời” (Lc 1, 2), như thế chúng ta là những người “thực hiện Lời để nghe tiếng của Lời”, theo kiểu nói văn chương của Thánh vịnh 103, 20 được dẫn nghĩa trong truyền thống Do-thái:
“Bây giờ, khi những người công chính muốn nghe Lời Thiên Chúa, trước tiên họ thực hiện, xây đắp, chế biến lời, nghĩa là với những hoạt động tích cực, họ đạt được khả năng nghe Lời Chúa.
Công việc chú giải đang chờ đợi chúng ta trong vườn Kinh Thánh có thể được gọi là “chú giải hiện sinh”. Vì việc chú giải thực sự “xây dựng” cho Lời, đòi hỏi phải dùng mọi dụng cụ với chất liệu sống động mà chúng ta có thể cung cấp. Ngoại trừ ý nghĩa duy nhất tuyệt đối, mà theo đó chỉ Đức Ki-tô mới là người kiện toàn (Mt 5, 17) Sách Thánh, như Người là Chúa, là Cùng đích mọi sự. Người cũng còn là mẫu gương của chúng ta trong việc ‘chú giải hiện sinh’ này, từng cử chỉ, lời nói nhỏ mọn nhất của Người cũng biểu lộ kết cấu chặt chẽ thân tình và tự nhiên rất huyền diệu của cuộc sống nơi Con Người Giê-su với Kinh Thánh.
Để lấy một hình ảnh tiêu biểu khác: dòng sông Lectio divina của chúng ta, “dòng sông nước hằng sống” đó được mời gọi mở rộng lòng ra mỗi ngày, để tuyệt đối cuốn theo mọi thứ đất bồi, mọi thứ cặn bã của đời ta trong tính cách đặc thù: là cuốn trôi đi tất cả trong dòng chảy của nó:
“Một dòng sông chảy ra bao nhánh
đem niềm vui cho thành của Chúa Trời:
đây chính là đền thánh Đấng Tối Cao” (Tv 46, 5)
Chúng ta phải hoán cải, trở về với thành thánh Giê-ru-sa-lem là Sách Thánh: “Bộ ngực khác nào cặp nai tơ, cặp nai sinh đôi của nai mẹ, gặm cỏ non giữa vườn huệ thắm“ (Is 60, 5), có nghĩa là tất cả những gì làm nên cuộc sống chúng ta, cũng như ngược lại, ta phải đi đến với tất cả mọi sự của cuộc đời, ngay cả những gì nhỏ bé và tầm thường nhất, bằng cách luôn lắng nghe trong chính thẳm sâu lòng mình, tiếng thì thầm của biển cả, vô số dòng chảy của Thánh Kinh.
Chúng ta tiếp cận Sách Thánh với mọi kinh nghiệm: buồn vui, tội lỗi, mọi thống hối ăn năn, mọi khát vọng, rung cảm và mơ ước; Chúng ta đến với Kinh Thánh với tất cả vốn liếng văn hóa con người của mình, với lối đọc cũ/mới, với trách vụ riêng, với giờ kinh Phụng Vụ mà trong đó ta gặp được cảnh sắc bốn mùa thay đổi của thiên nhiên vạn vật, của ân sủng: Lectio divina mang hương vị của một lễ Giáng Sinh, Phục Sinh, của một ngày mưa gió bão táp hay một ngày tuyết phủ, mà ta không tài nào nhận ra được.
Không có gì là dửng dưng, tất cả đều quan trọng, đều được bố trí trong lối chú giải hiện sinh rồi. Vì mỗi người chúng ta được mời gọi đón nhận từ Kinh Thánh sắc thái của chính đời sống riêng cho mình, đồng thời một thửa vườn Kinh Thánh cũng được phác họa theo những nét đặc trưng của đời mình. Cũng như nhiều Thánh vịnh được gán vào những tình huống rõ ràng cố định trong đời sống của vua Đa-vít. Cũng thế, chúng ta cũng phải biết nối kết mỗi đoạn Kinh Thánh vào một giờ, một kinh nghiệm, một hoàn cảnh nào đó của cuộc đời ta, cái thời điểm chính xác mà ta đã gặp được ý nghĩa hiện sinh cho cá nhân mình.
Sách Thánh sẽ trở nên Sách của “từng giờ” nó tạo nhịp cho cuộc đời chúng ta. Khu vườn Kinh Thánh sẽ là đồng dạng cho mọi người, nhưng mỗi người phải biết tạo cho chất vị “mật ong” riêng của mình một hương vị độc đáo chưa từng có, và cũng sẽ chẳng bao giờ có chất vị ấy sau này.