Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Gia Đình Lectio Divina
Bài Viết Của
Gia Đình Lectio Divina
Trả lời thắc mắc về Kinh phụng vụ
52 Tuần CẦU NGUYỆN VỚI LỜI CHÚA
Tác Phẩm Khi Lời Bừng Cháy - Chương XXI: SAI ĐI
Tác Phẩm Khi Lời Bừng Cháy - Chương XXI: ĐAM MÊ LỚN NHẤT CỦA ĐỜI TA
Tác Phẩm Khi Lời Bừng Cháy - Chương XX: MỘT VIÊN ĐÁ ĐỂ XÂY DỰNG THÁNH ĐƯỜNG
Tác Phẩm Khi Lời Bừng Cháy - Chương XIX: NGÀY HÔM NAY
Tác Phẩm Khi Lời Bùng Cháy - Chương XVIII: NHỮNG PHỤ ÂM NẢY LỬA
TÁC PHẨM KHI LỜI BỪNG CHÁY - CHƯƠNG XVII - DƯỚI BÓNG NHỮNG PHỤ ÂM NỞ HOA
TÁC PHẨM KHI LỜI BỪNG CHÁY - CHƯƠNG XVI: VĂN CẢNH, BỐI CẢNH, TIỀN CẢNH (Texte, Contexte, Prétexte)
Tac Pham Khi Loi Bung Chay - Chuong XV: MỘT DÒNG SÔNG CUỐN TRÔI TẤT CẢ
Tác Phẩm Khi Lời Bùng Cháy - Chương XIV: HAI THỬA VƯỜN
Tác Phẩm Khi Lời Bừng Cháy - Chương XIII: “TA SẼ ĐẶT VÀO LÒNG CÁC NGƯƠI THẦN KHÍ CỦA TA”
Tác Phẩm Khi Lời Bừng Cháy - Chương XII: Hãy Đào Giếng, Hãy Leo Thang
Tác Phẩm Khi Lời Bừng Cháy - Chương XI: BẢN VĂN TƯƠNG ĐỒNG (CONCORDANCE)
Lectio divina chính là phương thế để Ngôi Lời Nhập Thể nơi Mẹ Maria
Tác Phẩm Khi Lời Bừng Cháy - Chương X: Phòng Xét Nghiệm Của Con Tim
Tác Phẩm Khi Lời Bừng Cháy - Chương IX: BẢN GIAO HƯỞNG CHO NGƯỜI CON ĐI HOANG TRỞ VỀ
Tác Phẩm Khi Lời Bừng Cháy- Chương VIII: HÃY ĂN SÁCH NÀY ĐI !
Tác Phẩm Khi Lời Bừng Cháy - Chương VII: Con Người Kinh Thánh
Tác Phẩm Khi Lời Bừng Cháy - Chương VI: VỚI CON TIM RỘNG MỞ
Tác Phẩm Khi Lời Bừng Cháy - Chương V: ĐỌC LÀ MỘT VIỆC LÀM
Tác Phẩm Khi Lời Bừng Cháy - Chương IV: BA CỘT TRỤ CỦA THẾ GIỚI
Tác Phẩm Khi Lời Bừng Cháy - Chương III: BẠN CÓ ĐÓI THẬT KHÔNG ?
Chương 2, Tác phẩm Khi Lời Bừng Cháy: SÁCH ĐƯỢC VIẾT CHO BẠN
Tác Phẩm Khi Lời Bừng Cháy - Chương 1 - SÁCH ĐƯỢC MỞ RA
Gia Đình Lectio Divina trân trọng giới thiệu tác phẩm: KHI LỜI BỪNG CHÁY - ĐÔI LỜI VỀ LECTIO DIVINA
Tóm tắt thực hành Lectio divina, song ngữ Việt Anh, bản văn dành cho thiếu nhi.
Tóm tắt thực hành Lectio divina, song ngữ Việt Anh, bản văn dành cho người lớn
Tác Phẩm: MỘT VỊ THIÊN CHÚA NGỎ LỜI!
Tác Phẩm Một Vị Thiên Chúa Ngỏ Lời - Chương 18: HIẾN CHẾ TÍN LÝ VỀ MẠC KHẢI CỦA THIÊN CHÚA
Tác Phẩm Một Vị Thiên Chúa Ngỏ Lời - Chương 17: CẦU NGUYỆN VÀ LỜI CHÚA
Tác Phẩm Một Vị Thiên Chúa Ngỏ Lời - Chương 16: BÁM RỄ TRONG LỜI 
Tác Phẩm Một Vị Thiên Chúa Ngỏ Lời - Chương 15: LỜI CHÚA, NGUỒN MẠCH CỦA TỰ DO
Tác Phẩm Một Vị Thiên Chúa Ngỏ Lời - Chương 14: VIỆC HÌNH THÀNH QUI ĐIỂN CỦA SÁCH THÁNH
Tác Phẩm Một Vị Thiên Chúa Ngỏ Lời - Chương 13: LỜI CHÚA VÀ TRUYỀN THỐNG
Tác phẩm Một Vị Thiên Chúa Ngỏ Lời - Chương 12: LECTIO DIVINA hay ĐỌC LỜI CHÚA TRONG TÂM TÌNH CẦU NGUYỆN
Tác Phẩm Một Vị Thiên Chúa Ngỏ Lời - Chương 11: MẦU NHIỆM “LẮNG NGHE” TRONG TÂN ƯỚC
Linh hứng hay linh ứng ?
HÃY LẮNG NGHE, HỠI ÍT-RA-EN - Chương X: Tác Phẩm Một Vị Thiên Chúa Ngỏ Lời -
Tác Phẩm một Vị Thiên Chúa Ngỏ Lời - Chương IX. LINH HỨNG TRONG TÂN ƯỚC
HIỆP THÔNG VỚI ĐTC BÊNÊĐICTO XVI VÀ HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM TRONG VIỆC CỔ VÕ THỰC HÀNH LECTIO DIVINA.

 

LTS. Xin hãy ủng hộ chúng tôi bằng cách gởi một email đến lecdiv@gmail.com để Ghi Danh Gia Nhập Gia Đình Lectio Divina, mục đích duy nhất để có thể hiệp thông với ĐTC Bênêđictô XVI và HĐGMVN trong việc cổ võ thực hành Lectio Divina.

Kính thưa Quí vị.

Đã có quá nhiều ưu tư trăn trở được nêu lên về "hiện tình" của Hội Thánh tại Việt Nam. Rất nhiều ý kiến, đề nghị, giải pháp, hướng dẫn, lý luận ... được nhắc đến, và xem ra tất cả đều đáng quí. Nhưng thực tế cho thấy chính sự giới hạn của con người mà chúng ta buộc phải chọn lựa: chọn cái này thì phải bỏ bớt cái khác, vì thế mỗi người hãy khôn ngoan chọn cho mình phần tôt nhất. Hãy chọn điều cần thiết nhất trong mọi điều cần thiết!

 

Ngày 16.09.2005 ĐTC Bênêđíctô XVI quả quyết: “Việc thực hành Lectio divina, nếu được làm cách hữu hiệu, sẽ đem lại cho Hội Thánh một mùa xuân thiêng liêng mới mẻ, tôi đoan chắc như thế”. 

Tại Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới về “Lời Chúa trong đời sống và sứ vụ của Hội Thánh” diễn ra tại Roma từ ngày 5 tháng 10 đến 26 tháng 10 năm 2008, các Nghị Phụ cũng một lòng với Đức Thánh Cha nói lên xác tín về sự cần thiết và lợi ích sâu xa cho đời sống thiêng liêng của người tín hữu khi siêng năng và chuyên cần thực hành Lectio diviva.

Từ ít năm nay, một số cộng đoàn tu sĩ tại Việt Nam đã bắt đầu đưa Lectio divina vào thực hành trong đời sống thiêng liêng. Và đó là một may mắn lớn cho các tâm hồn, cho các tu viện và cho cả Giáo Hội.

 

Tông Huấn Verbum Domini số 86 và 87 ĐTC Bênêđicto XVI đã viết:

 

“Lectio divina”: Đọc Sách Thánh trong tư thái cầu nguyện

86. Thượng Hội Đồng nhiều lần nhấn mạnh tới việc cần phải có một cách tiếp cận bản văn thánh trong tư thế cầu nguyện, coi như là yếu tố căn bản cho đời sống thiêng liêng của mọi tín hữu, đang dấn thân vào các thừa tác vụ và các bậc sống khác nhau, và đặc biệt nhắc tới Lectio divina.[1] Quả thật, Lời Thiên Chúa nằm ở tại nền tảng của mọi linh đạo Kitô giáo chân chính. Như thế, các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng đã đặt mình vào thế hòa điệu với những gì Hiến chế tín lý Dei Verbum đã khẳng định: “Ước gì các tín hữu sẵn lòng đi đến với chính bản văn Kinh Thánh, hoặc nhờ phụng vụ thánh đầy dẫy Lời Thiên Chúa, hoặc nhờ việc sốt sắng đọc Kinh Thánh, hoặc nhờ những lớp học hỏi thích hợp và những phương tiện khác ngày nay đang phổ biến khắp nơi cách đáng mừng, với sự ưng thuận và chăm lo của các vị chủ chăn trong Giáo Hội. Nhưng họ nên nhớ rằng kinh nguyện phải có kèm theo việc đọc Kinh Thánh”.[2] Khi suy tư như vậy, Công Đồng muốn nhắc lại Truyền thống Giáo Phụ cổ kính vì Truyền thống này đã luôn khuyến khích người ta tiếp cận Sách Thánh trong tư thế đối thoại với Thiên Chúa. Như thánh Augustinô đã nói: “Lời cầu nguyện của bạn chính là lời bạn thưa với Thiên Chúa. Khi bạn đọc Sách Thánh, thì chính Thiên Chúa nói với bạn; khi bạn cầu nguyện, thì chính bạn nói với Thiên Chúa”.[3] Ôrigiênê, một trong những bậc thầy của cách đọc Kinh Thánh này, chủ trương rằng muốn hiểu Kinh Thánh, còn hơn là muốn nghiên cứu Kinh Thánh, cần phải sống thân tình với Chúa Kitô và cầu nguyện. Quả thế, ngài xác tín rằng con đường ưu tiên phải theo để biết Thiên Chúa là tình yêu, và người  ta không đạt được một scientia Christi (sự hiểu biết Chúa Kitô) chân thật nếu không say mê Người. Trong Thư gửi cho Grêgôriô, nhà thần học trứ danh thành Alêxanria đã khuyến cáo: “Con hãy chuyên chăm đọc Sách Thánh; hãy kiên trì làm công việc này (...). Khi chuyên chăm đọc Kinh Thánh với ý hướng tin và làm vui lòng Chúa, nếu trong lectio, mà thấy có cánh cửa đóng, con hãy gõ cửa, và người canh cửa sẽ mở ra cho con, người canh cửa mà Đức Giêsu đã nói tới: ‘Người canh cổng sẽ mở cổng cho ông ta’. Khi chuyên chăm làm lectio divina (đọc Sách Thánh) như thế, với lòng ngay thẳng và niềm tín thác không lay chuyển vào Thiên Chúa, con hãy cố tìm hiểu ý nghĩa Sách Thánh, mà ý nghĩa trọn vẹn phần lớn bị che giấu. Tuy nhiên, đừng bằng lòng với việc gõ cửa và tìm kiếm: muốn hiểu sự việc của Thiên Chúa, tuyệt đối cần làm oratio (cầu nguyện). Chính là để khuyến khích chúng ta mà Đấng Cứu Thế không những đã nói: “Cứ gõ cửa thì sẽ mở ra cho” và “Cứ tìm thì sẽ thấy”, nhưng còn nói: “Cứ xin thì sẽ được’”.[4]

Tuy nhiên, về điểm này, ta phải tránh nguy cơ một tiếp cận cá nhân chủ nghĩa, mà phải nhớ rằng Lời Thiên Chúa đã được ban cho chúng ta chính là để xây dựng sự hiệp thông, để nối kết chúng ta lại trong chân lý trong khi chúng ta tiến về với Thiên Chúa. Đây là một Lời ngỏ riêng tư với từng người, nhưng cũng là một Lời có sức xây dựng cộng đoàn, xây dựng Giáo Hội. Vì thế, bản văn thánh phải được luôn luôn tiếp cận trong tinh thần hiệp thông Giáo Hội. Thực thế, phải luôn luôn tiếp cận với bản văn thánh trong sự hiệp thông Giáo Hội. Quả vậy, “điều hết sức quan trọng là phải đọc trong cộng đoàn (...), bởi vì chủ thể sống động của Sách Thánh là Dân Thiên Chúa, là Giáo Hội. (…) Sách Thánh không thuộc về quá khứ, bởi vì chủ thể của Sách Thánh, là Dân Thiên Chúa được chính Ngài linh hứng, vẫn là  đoàn Dân ấy, do đó Lời Chúa cũng luôn sinh động nơi chủ thể sống động. Chính vì thế, điều quan trọng là phải đọc và trải nghiệm Sách Thánh trong sự hiệp thông với Giáo Hội, nghĩa là với tất cả các chứng nhân vĩ đại của Lời này, bắt đầu với các Giáo Phụ đầu tiên cho tới các vị thánh  thời nay, cho tới Huấn Quyền hiện nay”.[5]

Vì thế, muốn đọc Kinh Thánh trong tư thế cầu nguyện, nơi ưu tiên là phụng vụ, nhất là Bí tích Thánh Thể, khi đó, lúc ta cử hành Mình và Máu Chúa Kitô hiện diện trong Bí tích, chính Lời Chúa cũng hiện diện sống động giữa chúng ta. Theo một nghĩa nào đó, cách đọc Sách Thánh trong tư thế cầu nguyện, cá nhân cũng như cộng đoàn, phải luôn luôn được sống trong liên hệ với cử hành Thánh Thể. Cũng như việc thờ lạy Thánh Thể, chuẩn bị, tháp tùng và tiếp nối việc cử hành Thánh Thể,[6] thì việc đọc Sách Thánh trong tư thế cầu nguyện, cá nhân cũng như cộng đoàn, cũng chuẩn bị, tháp tùng và đào sâu những gì Giáo Hội cử hành khi công bố Lời trong khung cảnh phụng vụ. Khi đặt để Lectio và phụng vụ trong quan hệ chặt chẽ như thế, ta có thể nắm vững hơn các tiêu chuẩn phải hướng dẫn việc đọc Lời Chúa  trong bối cảnh mục vụ và đời sống thiêng liêng của Dân Thiên Chúa.

87.  Trong các tài liệu được đưa ra trước và trong Thượng Hội Đồng, có nói tới một số phương pháp để giúp tiếp cận Kinh Thánh có kết quả và trong đức tin. Tuy thế, người ta đã lưu ý nhiều nhất đến Lectio divina, là lối đọc “có khả năng mở các kho tàng Lời Thiên Chúa ra cho tín hữu, và như thế cũng tạo ra cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô, Lời hằng sống của Thiên Chúa”.[7] Ở đây, tôi muốn nhắc lại vắn tắt những bước căn bản của lectio divina. Nó mở ra bằng việc đọc ( lectio) bản văn, việc này dẫn ta một câu hỏi liên quan đến việc hiểu biết trung thực nội dung của bản văn: tự nó, bản văn Kinh Thánh muốn nói gì? Nếu không có chặng này, bản văn rất có thể chỉ trở thành một duyên cớ để không bao giờ phải ra khỏi các tư tưởng của chúng ta. Sau đó, là suy niệm (meditatio), với câu hỏi: bản văn Kinh Thánh muốn nói gì với chúng ta? Ở đây, mỗi người riêng tư, nhưng cũng trong tư cách là thực  tại cộng đoàn, phải để cho mình bị chạm tới và đặt thành vấn đề, bởi vì đây không phải là cứu xét các lời được nói ra trong quá khứ nhưng là trong hiện tại. Rồi người ta đi tới phần cầu nguyện (oratio) với câu hỏi: Ta phải nói gì với Chúa để đáp lại Lời Người? Việc cầu nguyện như là khẩn xin, chuyền cầu, tạ ơn và ngợi khen, là phương cách đầu tiên mà Lời Chúa dùng để biến đổi chúng  ta. Cuối cùng, Lectio divina kết thúc bằng sự chiêm ngưỡng (contemplatio), khi đó, ta đón nhận chính cái nhìn của Ngài để phán đoán thực tại như một hồng ân của Thiên Chúa, và chúng ta tự hỏi: Đức Chúa yêu cầu chúng ta phải hoán cải tinh thần, con tim và  đời sống như thế nào? Trong Thư gửi tín hữu Rôma, thánh Phaolô khẳng định: “Anh em đừng có rập theo đời này, nhưng hãy cải biến con người anh em bằng cách đổi mới tâm thần, hầu có thể nhận ra đâu là ý Thiên Chúa: cái gì là tốt, cái gì đẹp lòng Chúa, cái gì hoàn hảo” (12,2). Quả thật, việc chiêm ngưỡng nhắm tạo ra trong ta một cái nhìn thực sự khôn ngoan trên thực tại, như Thiên Chúa nhìn, và kiến tạo trong ta “tư tưởng của Đức Kitô” (1 Cr 2,16). Ở đây, Lời Thiên Chúa xuất hiện như một tiêu chuẩn để biện phân: Lời “sống động, hữu hiệu và sắc bén hơn cả gươm hai lưỡi: xuyên thấu chỗ phân cách tâm với linh, cốt với tủy; lời đó phê phán tâm tình cũng như tư tưởng của lòng người” (Dt 4,12). Kế đó, cũng nên nhớ rằng Lectio divina không kết thúc trong năng động của nó bao lâu nó chưa mở ra với hành động (actio), thúc đẩy người tín hữu dâng hiến đời mình cho người khác trong tình bác ái.

Các chặng này được tổng hợp và gồm tóm cách tuyệt diệu nơi dung mạo Mẹ Thiên Chúa, là gương mẫu cho tất cả các tín hữu về việc ngoan ngoãn đón tiếp Lời Thiên Chúa, vì ngài “hằng ghi nhớ mọi kỷ niệm ấy, và suy đi nghĩ lại trong lòng” (Lc 2,19; x. 2,51), ngài biết tìm ra mối liên kết sâu xa đang hợp nhất các biến cố, các hành động và các sự vật tưởng chừng rời rạc, trong kế hoạch vĩ đại Thiên Chúa.[8]

Ngoài ra, tôi cũng muốn nhắc lại những gì Thượng Hội Đồng đã khuyến cáo về tầm quan trọng của việc đích thân đọc Kinh Thánh, được kể như một hành vi đền tội, chuẩn bị cho chúng ta được hưởng ân xá, theo các điều kiện thường lệ của Giáo Hội, dành cho mình hoặc dành cho những người đã qua đời.[9] Tập tục nhận ân xá[10] có ý nói tới giáo lý về các công nghiệp vô biên của Chúa Kitô, mà Giáo Hội, trong tư cách thừa tác viên của ơn cứu chuộc, được ban phát và áp dụng, nhưng cũng có ý nói tới sự hiệp thông các thánh và dạy ta rằng “ Trong Đức Kitô, chúng ta được liên kết mật thiết với nhau biết bao nhiêu, và cũng thế, đời sống thiêng liêng của mỗi người có thể đem lại lợi ích cho người khác như vậy”.[11] Theo viễn tượng này, việc đọc Lời Thiên Chúa nâng đỡ chúng ta trong hành trình thống hối và hoán cải, giúp chúng ta đào sâu cảm thức thuộc về Giáo Hội và nâng đỡ chúng ta sống thân tình hơn nữa Thiên Chúa. Như thánh Ambrôsiô đã từng nói: khi chúng ta tiếp nhận Sách Thánh trong tay với đức tin và đọc Sách Thánh cùng với Giáo Hội, con người lại quay trở về mà đi dạo với Thiên Chúa trong vườn địa đàng”.[12]

 

Thư Chung 2010 của HĐGMVN, nguyên văn đề mục số 11 

11.     Được Lời Chúa qui tụ, Dân Thiên Chúa chỉ có thể được xây dựng vững vàng trên nền tảng Lời Chúa.[i] Được lắng nghe với lòng chân thành và kiên nhẫn, Lời Chúa sẽ trở thành nguồn sống dưỡng nuôi, ánh sáng soi đường và sức mạnh củng cố đức tin của các tín hữu trong mọi hoàn cảnh. Lịch sử Giáo Hội Việt Nam cho thấy các hình thức sống Lời Chúa qua những việc đạo đức truyền thống như Đàng Thánh Giá, Kinh Truyền Tin, Kinh Mân Côi, Kinh cầu nguyện sớm tối, v.v… đã nuôi dưỡng và củng cố đời sống đức tin của bao thế hệ. Những việc đạo đức ấy thật đáng trân trọng và cần bảo tồn cũng như đổi mới và phát huy. Đồng thời, các tín hữu Việt Nam cần làm quen với Lời Chúa hơn nữa. Do đó Giáo Hội tại Việt Nam phải “phát động chương trình mỗi gia đình một cuốn Kinh Thánh được đặt nơi xứng hợp, cổ võ đọc và cầu nguyện với Lời Chúa”,[ii] khuyến khích học thuộc lòng những đoạn Kinh Thánh cốt yếu.[iii] Mọi thành phần Dân Chúa, giáo dân, chủng sinh, tu sĩ và các mục tử, cần tập thói quen đọc và suy niệm Lời Chúa hằng ngày,[iv] đặc biệt theo phương thức Lectio divina.[v] 

Cùng với việc học hỏi Lời Chúa, việc dạy và học giáo lý là đòi hỏi tối cần thiết trong đời sống Giáo Hội, nhất là trong thời đại ngày nay đầy rẫy những luồng tư tưởng nghịch với Tin Mừng.[vi] Đại Hội Dân Chúa mong mỏi sớm có được những nguyên tắc, đường hướng và chương trình chung, cũng như một thủ bản chung về giáo lý, vừa trung thành với Tin Mừng vừa gần gũi với văn hóa Việt Nam.[vii] Đồng thời, Lời Chúa phải là nền tảng cho mọi chương trình thường huấn cũng như đào tạo chủng sinh, tu sĩ, giáo lý viên.[viii]

 

Trong phần Kết của Lá Thư Phục Sinh 2011 Cha Bảo Tịnh, Ocist đã viết những dòng rất tâm huyết:

 

"Tôi có cảm tưởng là trước lời mời gọi, cổ võ, phát động phong trào nào đó về một thực hành đạo đức: lần hạt Mân Côi, Chầu Mình Thánh Chúa, ngắm Đàng Thánh Giá, Làm giờ Kính Lòng Chúa Thương Xót, hoặc ngay cả học hỏi, chia sẻ Lời Chúa, giáo dân Việt Nam chúng ta rất hồ hởi phấn khởi rộ lên ở hầu hết các xứ đạo, ngay cả trong các cộng đoàn tu hoạt động. Riêng lời mời gọi khẩn thiết của Công Đồng về Lectio divina thì hơi quá bị quên lãng. Bởi đâu? Sau khi tìm hiểu lý do từ những hồ hởi phấn khởi thực hành các việc đạo đức vừa nêu trên, tôi có một nhận định chân tình là cho đến bây giờ giáo dân Việt Nam không được các cha sở phát động việc thực hành Lectio divina. Đơn giản chỉ có thế. Họ là đoàn chiên tốt, rất biết lắng nghe lời chủ chiên. Chủ chiên đề nghị gì, họ phấn khởi nghe theo. Xin cho tôi một đề nghị chân thành với các cha, các tu sĩ, các nữ tu: chúng ta đón nhận, đọc, nghiên cứu, học hỏi Tông Huấn Verbum Domini và Thư Chung HĐGMVN 2010, rồi giúp giáo dân và phát động phong trào Lectio divina trong môi trường hoạt động của mình.

 

Vắn tắt một lời: Xin vui lòng hiệp thông với Đức Thánh Cha Bênêđicto XVI và toàn thể Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, để cùng nhau thực hiện và cổ võ việc thực hành Lectio Divina. Đó chính là điều cấp bách nhất trong mọi điều cấp bách của Giáo Hội Việt Nam hôm nay!

Xin hãy ủng hộ chúng tôi bằng cách gởi một email đến lecdiv@gmail.com để Ghi Danh Gia Nhập Gia Đình Lectio Divina, mục đích duy nhất là giúp nhau thực hành điều vừa nên trên.

Quí vị có thể tìm hiểu thêm về Lectio Divina tại:

http://www.conggiaovietnam.net/     

http://groups.google.com/group/GDLECDIV

 

Hoặc cũng có thể gởi email trực tiếp cho Cha Bảo Tịnh, Đan viện Xitô Mỹ Ca (Nha Trang)

revbao@gmailcom.

Xin chân thành cám ơn

Gia Đình Lectio Divina 

lecdiv@gmail.com

 


[1] X. Đề nghị 9 và 22.

[2] Số 25.

[3] Enarrationes in Psalmos, 85, 7: CCL 39, 1177.

[4] Ôrigiênê, Epistola ad Gregorium, 3: PG 11, 92.

[5] Đức Bênêđitô XVI, Diễn văn cho Đại chủng viện giáo hoàng Rôma (17-2-2007): AAS 99 (2007), tr. 254; OR bản tiếng Pháp, 27-2-2007, tr. 3.

[6] X. Đức Bênêđitô XVI, Tông huấn hậu Thượng Hội Đồng Sacramentum Caritatis (22-2-2007), s. 66: AAS 99 (2007), tr. 155-156.

[7] Sứ điệp chung kết, III, s. 9.

[8] X. Sứ điệp chung kết, s. 9.

[9] X. Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo,1471-1479.

[10] X. Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo,1471-1479.

[11] Đức Phaolô VI, Tông hiến Indulgentiarum doctrina (1-1-1967): AAS 59 (1967), 18-19.

[12] X. Epistula 49, 3: PL 16, 1204.

 


[i] x. PC 6; DV 25; HĐGMVN, Thư chung 2005 “Sống Lời Chúa”.

[ii] Đề nghị 3; cũng x. Đức Bênêđictô XVI, Verbum Domini 85.

[iii] x. Đức Bênêđictô XVI, Verbum Domini 74.

[iv] x. Đề nghị 3; Đức Bênêđictô XVI, Verbum Domini 77-85.

[v] x. Lectio divina là một phương pháp cầu nguyện dựa trên Lời Chúa, gồm bốn bước: đọc, suy niệm, chiêm ngắm, thực hành; Đức Bênêđictô XVI, Verbum Domini 86-87.

[vi] x. HĐGMVN, Thư chung 2007 “Giáo Dục Hôm Nay, Xã Hội và Giáo Hội Ngày Mai”, số 26-31; Tài liệu làm việc, số 26; Đề cương, số 35-38.

[vii] x. Đề nghị 2.

[viii] x. Đề nghị 21, 22.

Tác giả: Gia Đình Lectio Divina

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!