Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Gia Đình Lectio Divina

CÙNG MỘT TÁC GIẢ

LECTIO DIVINA - Cầu Nguyện Dưới Tác Động Của Lời Chúa

LECTIO DIVINA học trong trường Mẹ Maria

Tủ Sách CGVN

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

TAN TRONG ĐẠI DƯƠNG

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

ThánhVịnhĐápCa (NgọcCẩn)

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
LECTIO DIVINA - Cầu Nguyện Dưới Tác Động Của Lời Chúa
“Lectio divina là việc cá nhân hay cộng đoàn đọc một bản vắn Kinh Thánh, dài hay ngắn, tiếp nhận như là Lời Chúa và khai triển dưới tác động của Thánh Linh trong suy niệm, cầu nguyện và chiêm ngắm.
LECTIO DIVINA học trong trường Mẹ Maria
Khi trao ban Lời của Người cho chúng ta, Chúa chờ đợi một đáp lời từ phía chúng ta. Trong tác phẩm này Ơn Ban Lời Chúa và sự đáp lời của chúng ta sẽ được đào sâu để hiểu rõ hơn những nối kết thực tiễn giữa hai bên.
Bài Viết Của Gia Đình Lectio Divina

Trả lời thắc mắc về Kinh phụng vụ
Thông thường, kinh truyền tin được đọc vào buổi trưa ngoài mùa Phục Sinh. Nhưng vào thứ bảy tuần Thánh, lúc "Chúa đang an nghi" có đọc kinh Truyền Tin không? Dựa theo cơ sở nào?

52 Tuần CẦU NGUYỆN VỚI LỜI CHÚA
Sách có hai phần: Phần I: Các phương pháp cầu nguyện. Phần II: Các đề tài cầu nguyện theo mùa phụng vụ. Bắt đầu từ tháng 9 là tuần lễ 1. Mỗi tuần có bài hướng dẫn và các đoạn thánh kinh cho mỗi ngày trong tuần. Chương trình cầu nguyện hằng tuần dựa trên chủ đề trong Linh Thao của Thánh Y-Nhã. ...File kèm Attach file

Tác Phẩm Khi Lời Bừng Cháy - Chương XXI: SAI ĐI
Trong một thị kiến của Vị Chủ Chăn theo tác giả Hermas, Giáo Hội xuất hiện dưới những nét của một người phụ nữ già nua.  “Tại sao Giáo Hội lại già nua đến thế”? Hermas đã gạn hỏi. Và ông được trả lời rằng: “Giáo Hội đã được tác tạo trước muôn loài, vì thế mà ra già nua; chính là để cho Giáo Hội mà toàn thể địa cầu đã được hình thành”.

Tác Phẩm Khi Lời Bừng Cháy - Chương XXI: ĐAM MÊ LỚN NHẤT CỦA ĐỜI TA
Ngay từ những bước đầu, truyền thống đan tu đã cố gắng dẹp đam mê, không có đam mê trong kho tàng các nhân đức, mới là dấu hiệu chứng tỏ người đan sĩ đã đạt tới mức trọn lành!  Có phải nhất thiết bài trừ mọi đam mê ra khỏi đời sống của ta không ? ...File kèm Attach file

Tác Phẩm Khi Lời Bừng Cháy - Chương XX: MỘT VIÊN ĐÁ ĐỂ XÂY DỰNG THÁNH ĐƯỜNG
 Phải, bạn có chỗ đứng của bạn, dù khiêm tốn nhỏ bé, vì bạn thuộc vào số vô tận của những người, mà trong khi chờ đợi để được chiêm ngưỡng tỏ tường Đấng cất tiếng nói, đã biết thăm dò để ứng dụng lá thư tình do Người viết cho chúng ta. Nên dù trong cô tịch của phòng riêng, bạn vẫn đang liên đới với toàn thể nhân loại, “người nhận” của cùng một Cuốn Sách. ...File kèm Attach file

Tác Phẩm Khi Lời Bừng Cháy - Chương XIX: NGÀY HÔM NAY
Bụi Gai rực cháy đã dẫn chúng ta lên đỉnh Ta-bô-rê; bây giờ ta trở lại với chủ đề về sự ‘mới mẻ’ của chúng ta. Mỗi câu, mỗi từ trong Kinh Thánh có thể sánh được với một cái hộp (tiếng híp-ri, từ teba vừa có nghĩa là từ, vừa có nghĩa  cái hộp!).  Phải mở từng chữ cách vội vàng, bất nhẫn và ngỡ ngàng như đứa trẻ mở một gói quà cách hớn hở.  Chú giải là một động tác mở hộp!  Một cởi mở thường trực: mở thư và khám phá từng ý nghĩa của mỗi chữ, mở thư cho Thần Khí, mở cuộc đời của ta cho Lời, mở miệng lưỡi ta cho một câu “trả lời”, một lời ngợi khen.

Tác Phẩm Khi Lời Bùng Cháy - Chương XVIII: NHỮNG PHỤ ÂM NẢY LỬA
Lectio divina phải lặp lại cho chúng ta kinh nghiệm của Bụi Gai cháy rực: những từ trong Kinh Thánh, như đá lửa chạm nhau liên lỉ, luôn bừng ra ánh lửa mới Sách Thánh là một cuốn sách của những tia lửa. Thiên Chúa của chúng ta là “một ngọn lửa đốt cháy” (Đnl 4, 24). Nên khi đọc Kinh Thánh, ta phải nhìn ra được ngọn lửa của Thần Khí đốt cháy, đốt cháy mà không thiêu hủy, nhìn ra được cách phát âm từ miệng Thiên Chúa, và trước cảnh tượng những phụ âm nảy lửa, ta sẽ cùng đồng thanh với Mô-sê, đầy tính hiếu kỳ: “Ta phải đến xem” (Xh 3, 3). Chữ viết phải được tô nét vàng bằng “đất thánh”, nơi mà ta chỉ tiến vào được khi cởi bỏ giầy dép ra khỏi chân ( x. Xh 3, 5). ...File kèm Attach file

TÁC PHẨM KHI LỜI BỪNG CHÁY - CHƯƠNG XVII - DƯỚI BÓNG NHỮNG PHỤ ÂM NỞ HOA
Nhưng không phải chỉ các bậc cao trọng, các Giáo Phụ, các nhà chú giải trứ danh mới biết tới “căn nguyên” của Kinh Thánh, mà cả mỗi người chúng ta nữa! Và khái niệm này về “căn nguyên” khiến ta nghĩ đến một đặc tính quan trọng của Lectio divina, dù rất mực thấp bé, ta hãy tận dụng các khả năng: tác tạo, sáng chế, đổi mới không ngừng. Những từ này có thể làm ta ngạc nhiên, ngay cả lo âu. Liệu có phải là một “khảo sát tự do?” Không hề có chuyện đó! Chỉ cần hiểu rõ những từ này.

TÁC PHẨM KHI LỜI BỪNG CHÁY - CHƯƠNG XVI: VĂN CẢNH, BỐI CẢNH, TIỀN CẢNH (Texte, Contexte, Prétexte)

Lối chơi chữ này sẽ giúp ta định nghĩa cho tương quan sống động giữa chúng ta và Kinh Thánh.

Chính Kinh Thánh là một Bản văn, không theo nghĩa của đường nét hay sơ đồ, như ta thường nói, nhưng trong ý nghĩa của “bộ sách”, “tập sách”.  Một Văn bản, có ý nói là trong một bối cảnh vô cùng phức tạp và đầy đặc, cũng như khi ta rút một sợi chỉ trong tấm vải, chắc chắn sớm muộn gì ta cũng sẽ nắm trọn được tất cả trong tay, vì tất cả đều được nối kết trong mối chỉ vàng, trong tấm vải “gấm thêu chỉ vàng” may xiêm y cho Công Chúa (x. Tv 45, 14-15).

...File kèm Attach file

Tac Pham Khi Loi Bung Chay - Chuong XV: MỘT DÒNG SÔNG CUỐN TRÔI TẤT CẢ
Sách Thánh sẽ trở nên Sách của “từng giờ” nó tạo nhịp cho cuộc đời chúng ta. Khu vườn Kinh Thánh sẽ là đồng dạng cho mọi người, nhưng mỗi người phải biết tạo cho chất vị “mật ong” riêng của mình một hương vị độc đáo chưa từng có, và cũng sẽ chẳng bao giờ có chất vị ấy sau này.

Tác Phẩm Khi Lời Bùng Cháy - Chương XIV: HAI THỬA VƯỜN
Chúng ta ghi nhớ bài học của Ê-dê-ki-en và của thánh Grê-gô-ri-ô Cả, vậy hãy áp dụng ngay để phá bỏ mọi khoảng cách giữa Lời và cuộc sống, để thắng sức kháng cự lại với Sức Mạnh đang sống và chuyển động trong ta; hãy thiết lập ngay một hàng rào giữa một Lectio divina của óc não và sách vở, với tất cả những bận rộn khác, chúng làm thành hình nền hàng ngày và cụ thể cho cuộc sống của ta; Lectio divina không phải chỉ là một sinh hoạt giữa các sinh hoạt khác, mà không có liên hệ cơ cấu gì với nhau; nhưng tất cả cuộc sống của chúng ta phải trở thành một diễn giải Kinh Thánh thường hằng.

Tác Phẩm Khi Lời Bừng Cháy - Chương XIII: “TA SẼ ĐẶT VÀO LÒNG CÁC NGƯƠI THẦN KHÍ CỦA TA”
“Cũng như mưa với tuyết sa xuống từ trời không trở về trời nếu chưa thấm xuống đất, chưa làm cho đất phì nhiêu và đâm chồi nẩy lộc, cho kẻ gieo có hạt giống, cho người đói có bánh ăn, thì lời Ta cũng vậy, một khi xuất phát từ miệng Ta, sẽ không trở về với Ta nếu chưa đạt kết quả, chưa thực hiện ý muốn của Ta” (Is 55, 10-11). ...File kèm Attach file

Tác Phẩm Khi Lời Bừng Cháy - Chương XII: Hãy Đào Giếng, Hãy Leo Thang
Về Tổ phụ I-sa-ác, Kinh Thánh tỏ ra quá hà tiện những mẩu chuyện kể về ngài, hơn là hai vị kế cận là Áp-ra-ham và Gia-cóp. Chúng ta được biết về ngài bởi con đường ‘thụ động’, qua giai thoại về lễ tế mà chính ngài là của lễ đã được chỉ định trước. Kinh Thánh cũng kể lại một chi tiết mà Ô-ri-gê-nê đã cẩn thận ghi chép lại: I-sa-ác là một thợ đào giếng… Theo nghĩa đen, chắc chắn là một nghề quan trọng, vì nước vô cùng quí giá trong xứ sở của Kinh Thánh! ...File kèm Attach file

Tác Phẩm Khi Lời Bừng Cháy - Chương XI: BẢN VĂN TƯƠNG ĐỒNG (CONCORDANCE)
Ta hãy quì gối nài xin Người trước khi bắt đầu Lectio divina. Có phải chỉ khi ra khỏi thói quen, ra khỏi đãng trí, chúng ta mới thực hiện được điều phải thực hiện! Không cần phải sợ khô khan hay nhàm chán trong khi làm Lectio divina, nếu thực sự ta có Ơn Thánh, có Đấng dẫn đường, có Đấng là mọi sự: Người vừa là Tác Giả Kinh Thánh, vừa là Đấng chú giải. Thực hành Lectio divina, chính là ở một mình với Thần Khí, trước cuốn Sách được mở ra, đôi khi trước cả một trang giấy trắng nữa, để ghi lại những gì sẽ được khơi gợi cho ta. ...File kèm Attach file

Lectio divina chính là phương thế để Ngôi Lời Nhập Thể nơi Mẹ Maria

Ai trong chúng ta cũng đã từng hơn một lần đọc lên Lời Kinh Magnificat; nhưng dường như chúng ta vẫn chưa nhận ra một cách thâm tín rằng: Đức Maria chính là một người Mẹ tuyệt vời trong việc thực hành Lectio divina. Từng lời, từng câu trong tâm tình của Mẹ đều là Lời Chúa, bản văn đính kèm đã đuợc trích dẫn đầy đủ từ Kinh Thánh. Điều này cũng chứng minh rằng "Từ đời đời Chúa đã chọn Mẹ và cũng đã chọn chúng ta" chứ không phải chỉ là hôm nay hay khởi sự từ biến cố Truyền Tin. Mẹ đã ăn, đã nuốt, đã thấm nhuần trọn vẹn Ngôi Lời Thiên Chúa. Ai đó đã có lý khi chia sẻ: "Lectio divina chính là phương thế để Ngôi Lời Nhập Thể nơi Mẹ Maria".

Và đến lượt chúng ta hôm nay thì sao ?

Biết đâu, nếu chúng ta KHÔNG thực hành Lectio divina, nhiều dự định của Thiên Chúa cũng sẽ phải đổi thay hoặc huỷ bỏ?

Cũng xin đừng quên rằng, Mẹ đón nhận Con Chúa là để trao ban cho nhân loại. Vì thế cũng không có ai thực hành Lectio divina chỉ vì chính mình hoặc chỉ vì cộng đoàn (hay gia đình) mình mà thôi.

Xin vui lòng mở file để "lắng nghe" tiếng Chúa qua tâm tình của Mẹ bằng ngôn từ của Linh mục Vũ Đình Tường.

Chân thành cám ơn.

...File kèm Attach file

Tác Phẩm Khi Lời Bừng Cháy - Chương X: Phòng Xét Nghiệm Của Con Tim
Thái độ nội tâm của Đức Ma-ri-a trước những biến cố mà Mẹ đã biết khám phá không ngừng, đều là việc kiện toàn lời Kinh Thánh. Điều này cũng gợi cho chúng ta một phương pháp đọc: kết hợp, so sánh, biểu tượng. Đây vẫn còn là công việc chú giải theo nhịp sống hằng ngày của chúng ta. ...File kèm Attach file

Tác Phẩm Khi Lời Bừng Cháy - Chương IX: BẢN GIAO HƯỞNG CHO NGƯỜI CON ĐI HOANG TRỞ VỀ
 Hãy lắng nghe tiếng Ngôi Lời, Gio-an nói với chúng ta trong Khải huyền: “Tiếng Người như tiếng nước lũ” (Kh 1, 15; 14, 2). Không phải ngẫu nhiên mà trong tiếng do-thái từ megillah (cuộn sách, Tv 40, 8) và từ gallim (sóng biển) có cùng một gốc: galal = Nghe cùng một lúc nhiều âm thanh.  Thời đại chúng ta, người ta phát minh ra những dàn âm thanh nổi để nghe âm nhạc cách rất “trung thực”; bạn cũng phải trau dồi cho mình một cách nghe giống hệt như thế: lắng nghe Kinh Thánh bằng âm thanh nổi! ...File kèm Attach file

Tác Phẩm Khi Lời Bừng Cháy- Chương VIII: HÃY ĂN SÁCH NÀY ĐI !
 Ở chương trước, chúng tôi hỏi bạn: “Có đói thật không ?” Đó là câu hỏi trước khi đọc sách. Nhưng khi đã kết thúc giờ dành riêng mỗi ngày cho Lectio divina, bạn cũng phải luôn trả lời cách khẳng định cho một câu hỏi khác nữa: “Hôm nay, tôi đã thực sự ăn sách đó chưa ?” Trong chương này, chúng tôi đề nghị cũng một câu hỏi như thế được gợi ý từ chính Kinh Thánh, trong một đoạn sách Ê-dê-ki-en và cũng được Gio-an lặp lại trong sách Khải Huyền:... ...File kèm Attach file

Tác Phẩm Khi Lời Bừng Cháy - Chương VII: Con Người Kinh Thánh
Kinh Thánh nói với toàn thể con người và chính con người toàn diện phải tập trung để đọc Kinh Thánh. Việc đọc này, một lối đọc tổng thể, và tổng hợp của trọn vẹn sự phong phú và tế nhị của mọi sức mạnh của con người, mới có khả năng kết tạo nơi chúng ta một “con người mới”, đó là con người Kinh Thánh. ...File kèm Attach file

Tác Phẩm Khi Lời Bừng Cháy - Chương VI: VỚI CON TIM RỘNG MỞ
Ephphata! Hãy mở ra! (Mc 7, 34). Vậy hãy mở mọi giác quan tâm linh của bạn ra. Hãy mở mắt: vì Kinh Thánh là ánh sang. Hãy mở tai: vì Kinh Thánh là âm nhạc. Hãy mở miệng: vì Kinh Thánh là nước hằng sống. ...File kèm Attach file

[1] 1 2 3 4 [1/4]

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!