Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Ng Ngọc Thế, SJ.
Tủ Sách CGVN

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

TAN TRONG ĐẠI DƯƠNG

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

ThánhVịnhĐápCa (NgọcCẩn)

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Bài Viết Của Lm. Ng Ngọc Thế, SJ.

Chúa là Mục Tử nhân lành hay thương xót
“Misericordiae Vultus” (Dung mạo thương xót). Đó là tựa đề của tông sắc mà ĐTC. Phanxicô ban hành cho Năm Thánh đặc biệt về lòng Chúa thương xót. Đức Thánh Cha nói rằng: lòng thương xót là “con đường liên kết Thiên Chúa với con người, vì mở rộng tâm hồn cho niềm hy vọng được yêu thương mãi mãi, mặc dù có những giới hạn do tội lỗi chúng ta”; lòng thương xót là “luật căn bản ở trong tâm hồn mỗi người”; là “xà nhà nâng đỡ cuộc sống của Giáo Hội”; “là lý tưởng sống và là tiêu chuẩn xác định xem niềm tin của chúng ta có đáng tín nhiệm hay không”.

Quả thật, Ta bảo với anh: Hôm nay anh sẽ được ở với Ta trong thiên đàng (Lc 23,43).
Lời thứ hai này của Chúa Giê-su nằm trong mạch văn nói về người gian phi sám hối (Lc 23, 39-43). Trước đó, Lu-ca diễn tả về hai nhóm người chế giễu và nhục mạ Chúa Giê-su (Lc 23, 35-38). Nhóm thứ nhất là những người thủ lãnh. Họ đã chế nhạo người: “Hắn đã cứu người khác, thì hãy cứu lấy mình đi, nếu thật hắn là Đấng Ki-tô của Thiên Chúa, là người được tuyển chọn” (Lc 23, 35). Cũng thuộc về nhóm những người thủ lãnh, Mát-thêu nêu rõ ràng hơn, đó là các thượng tế, kinh sư và các kỳ mục. Họ chế nhạo Chúa như sau: “Hắn cứu được thiên hạ, mà chẳng cứu nổi mình. Hắn là vua Ít-ra-en! Hắn cứ xuống khỏi Thánh Giá ngay bây giờ đi, chúng ta tin hắn liền! Hắn cậy vào Thiên Chúa, thì bây giờ Người cứu hắn đi, nếu quả thật Người thương hắn! Vì hắn đã nói: ‘Ta là Con Thiên Chúa!’” (Mt 27, 42-43).  

Lạy Cha, xin tha cho họ, vì chúng không biết việc họ đang làm (Lc 23,34).
Lời đầu tiên trên Thánh Giá Chúa Giê-su nói, nằm trong bài thương khó của Phúc Âm thánh Lu-ca (Lc 22,1 - 23,56). Trong Phụng Vụ, bài thương khó này được đọc vào Chúa Nhật lễ Lá - năm C. Lời đầu tiên này ở trong bối cảnh quân lính dẫn Chúa Giê-su tới Đồi Sọ, và chúng đóng đinh Ngài vào thập giá. Với Ngài cũng có hai tên gian phi cùng bị đóng đinh, một tên bên trái và một tên bên phải (Lc 23, 33-34). Sự kiện này được cả bốn Tin Mừng thuật lại. Tuy nhiên, chỉ có Lu-ca nhắc đến câu nói của Chúa Giê-su Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ đang làm.

Tại sao lại gọi là Dòng Tên?
Tại sao lại gọi là Dòng Tên? Tất cả mọi dòng đều có tên, nào là dòng Đa-Minh, dòng Phan-xi-cô, dòng Biển Đức…. Không lẽ hết tên để đặt cho nhà dòng rồi, nên mới kêu là Dòng Tên?" Không ít người đã hỏi như vậy. Mỗi lần như thế, tôi lại phải từ từ giải thích, để ít nhất giải bày được thắc mắc rất hợp lý trên. Trong tinh thần cổ võ ơn gọi, xin giới thiệu với mọi người, đặc biệt với các bạn trẻ đôi nét về Dòng Tên. Đầu tiên xin trình bày vài nét về ông tổ sáng lập Dòng Tên. Đó là Thánh I-Nhã, người Tây Ban Nha. (Ignace de Loyola, 1491-1556).

Mùa Chay, thời gian mở lòng ra cho Đấng là nguồn của lòng thương xót
Hình ảnh của chén muối mè trên mâm cơm ngày đó dẫn bước tôi hôm nay đi vào một câu chuyện của muối : Khao khát duy nhất của hạt muối là được xem thấy biển. Bằng mọi giá, nó muốn khám phá thế nào là biển... Ngày kia, nó ra đi... Vừa đến bờ biển, nó khám phá ra một cái gì mênh mông, xanh ngắt và sống động. Nó thốt lên: - Biển ơi, hãy nói đi, ngươi là ai?

Mùa Vọng, mùa hướng lòng về Trung Tâm Điểm của đời người
Nếu rảo mắt một vòng nhìn xã hội xung quanh của chúng ta, chúng ta nhận ra nhiều trung tâm điểm mà con người, gián tiếp hay trực tiếp, đã tự đặt ra cho chính mình. Đó là tiền bạc, là danh vọng và hưởng thụ, là một chủ nghĩa nhất định nào đó, và đặc biệt là chính bản thân mình – một cái tôi to lớn – cái rốn của vũ trụ. Và có những người đã liều mình vì những cái trung tâm điểm giả tạo đó. Nói khác đi, con người trong xã hội hôm nay đang có khuynh hướng quên đi “Trung Tâm Điểm” đích thực của thế giới này, là chính Thiên Chúa, và đang đui mù bám theo những thứ “Trung Tâm” giả tạo.

Thiên Chúa, Ngài cần phải đến
Chúng con chỉ mừng mùa Vọng  hay thực đó vẫn là mùa Vọng ? Và Chúa đã đến thực rồi sao ? Chính Ngài, như chúng con vẫn nghĩ đến Ngài, khi chúng con khao khát mong chờ Ngài, Đấng sẽ đến, lạy Thiên Chúa quyền năng, Cha của tương lai, sứ giả của hòa bình, Ánh Sáng và sự thật và niềm hạnh phúc vĩnh cửu ? Trên những trang đầu tiên của Kinh Thánh, việc Ngài đến đã được hứa rồi. Và cũng trên trang cuối cùng không còn có gì có thể thêm vào, vẫn có lời cầu nguyện : Lạy Chúa Giê-su , xin hãy đến ! 

Hãy luôn vui mừng trong Chúa !
Lần nọ, cha Vianney gặp một bà trong xứ đến chào ngài. Biết bà là người thật lắm mồm lắm mép, nói huyên thuyên suốt ngày, ngài liền hỏi:  - Trong suốt năm, có tháng nào con nói ít hơn mọi tháng không?  Bà ta bỡ ngỡ ấp úng thưa:  - Thưa cha, con thì quen thói rồi, tháng nào con cũng nói như nhau cả.  - Không, có một tháng con nói ít hơn. Con biết tháng nào không? Bà ngẩn ngơ:  - Tháng nào, thưa cha?   - Tháng hai dương lịch, vì tháng đó chỉ có 28 ngày, 29 ngày thôi.  Ai nấy cười phá lên. Ngài vội vã bước vào toà giải tội.  Lần khác, cha Vianney thấy ở trước sân nhà thờ có một quày hàng bán chuỗi, tượng ảnh và có cả hình của ngài nữa. Ngài bèn dừng lại, cầm lấy tấm hình của ngài đưa lên cao cho mọi người xung quanh coi và nói: "Thiên hạ dại dột thực, cái hình nhăn nheo như con khỉ khô này mà cũng phải mua mất một đồng quan!" Các người chung quanh được dịp cười bể bụng lăn chiêng. Cha Vianney cũng cười, giao trả tấm ảnh lại rồi bước vào nhà thờ.

Chỉ mong chẳng là gì
Tất cả xin dâng lên Ngài, tất cả xin Ngài sử dụng theo ý Ngài. Tất cả xin được sống phục vụ như chính Ngài phục vụ. Một sự phục vụ không tính toán, một sự phục vụ nhưng không, một sự phục vụ không chờ đáp trả, và một sự phục vụ không đợi sự công nhận, và không mong lời khen ngợi.


Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!