|
|
Bài Viết Của Lm. Jos Lê Minh Thông, OP
|
Hatha yoga: Từ sức khoẻ thể lý và tinh thần đến hành trình tâm linh Kitô giáo
Lm Giuse Lê Minh Thông, OP., chia sẻ cảm nghiệm sau 5 năm tập
Hatha yoga.
...File kèm
|
|
Áp dụng dụ ngôn gieo giống (Mc 4,13-20)
Sau khi tìm hiểu “Mc 4,1-9: Dụ ngôn gieo giống”
và “Mc 4,10-12: Mầu Nhiệm Nước Thiên Chúa và những kẻở ngoài”, bài viết này
phân tích “Mc 4,13-20: Áp dụng dụ ngôn gieo giống”. |
|
Mầu nhiệm Nước Thiên Chúa và những kẻ ở ngoài (Mc 4,10-12)
Bài viết thứ nhất (“Mc 4,1-9. Dụ ngôn gieo giống”)
đã trình bày bối cảnh đoạn văn Đức Giê-su giảng dạy bằng dụ ngôn 4,1-34 và phân
tích dụ ngôn gieo giống. Bài viết này tìm hiểu ba câu 4,10-12 nói về “Mầu nhiệm
Nước Thiên Chúa và những kẻ ở ngoài”. Ba câu này mở đầu đoạn văn chèn vào
(4,10-25), trong đó Đức Giê-su nói riêng với “những kẻ ở chung quanh Người cùng
với Nhóm Mười Hai” (4,10). Phần chuyển tiếp (4,10-12) giữa dụ ngôn (4,1-9) và
áp dụng dụ ngôn (4,13-20), được trình bày qua ba điểm: (1) bối cảnh Mc 4,10-12;
(2) “những kẻ ở ngoài” ở 4,11 là ai?; (3) giải thích đoạn văn Mc 4,10-12. |
|
Dụ ngôn gieo giống (Mc 4,1-9).
Trong Tin Mừng Mác-cô, đoạn văn 4,1-34 trình
bày về việc Đức Giê-su giảng dạy bằng dụ ngôn với kỹ thuật hành văn chèn vào đoạn
văn đang kể, (xem bài viết: “Tác giả đối thoại với độc giả.”) Phần giảng dạy
dân chúng bằng dụ ngôn thuật lại qua hai đoạn văn 4,1-9 và 4,26-32. Phần chèn
vào nói riêng với các môn đệ và những kẻ ở chung quanh Người ở 4,10-25. Phần
liên quan đến dụ ngôn gieo giống (4,1-20) được trình bày qua ba bài viết: (1)
Mc 4,1-9. Dụ ngôn gieo giống; (2) Mc 4,10-12. Mầu nhiệm Nước Thiên Chúavà những
kẻ ở ngoài; (3) Mc 4,13-20. Áp dụng dụ ngôn gieo giống. Bài viết thứ nhất (Mc
4,1-9) trình bày hai mục: (I) bối cảnh và cấu trúc phần giảng dạy bằng dụ ngôn
(4,1-34); (II) phân tích dụ ngôn gieo giống (Mc 4,1-9). |
|
Ga 11,1-54. “Chết và sống” của La-da-rô, Đức Giê-su và người tin
Tại sao lấy tựa đề
“chết và sống” mà không phải là “sống và chết”? Đoạn Tin Mừng Gio-an 11,1-54 khởi
đầu bằng cái chết của La-da-rô (11,14) và kết thúc bằng việc Thượng Hội Đồng
quyết định giết Đức Giê-su (11,47-53). Bầu khí tang tóc, khóc thương bao trùm đoạn
văn. Trong khi sự kiện Đức Giê-su làm cho La-da-rô sống lại chỉ được trình bày
qua mấy chữ ngắn ngủi (11,43). Bản văn nhấn mạnh đề tài “chết” nên được đặt trước
từ “sống”. Hai từ “chết và sống” để trong ngoặc kép vì không chỉ có nghĩa thông
thường là chết và sống thể lý mà còn có nghĩa khác. Vả lại, “sự chết” đặt trước
phù hợp với quy luật “sự sống” như Đức Giê-su cho biết ở 12,24: “A-men, a-men, Thầy bảo anh em: Nếu hạt lúa gieo vào lòng
đất không chết đi, nó vẫn trơ trọi một mình; nhưng nếu chết đi, nó sinh nhiều hạt.” Đoạn văn 11,1-54 đặt ra cho độc giả ba câu hỏi. |
|
Mc 2,1-13. Lời tha tội, lời chữa lành
Trình
thuật Mc 2,1-13 thường được gọi là “Đức Giê-su chữa lành người bại liệt”. Cách
gọi này không đầy đủ và có nguy cơ che khuất đề tài chính yếu của đoạn văn:
tranh luận về quyền tha tội và Đức Giê-su bày tỏ Lời quyền năng qua việc chữa
lành. Bài viết tìm hiểu “lời tha tội” và “lời chữa lành” trong đoạn văn trên
qua ba mục: (I) bản văn và bối cảnh Mc 2,1-13; (II) đặc điểm văn chương và cấu
trúc Mc 2,1-13; (III) phân tích một số đề tài.
|
|
Giáng Sinh 2016. Niềm vui và bình an cho nhân loại (Lc 2,1-14)
Ước mong Chúa Hài Đồng giúp chúng ta bớt những thứ kềnh càng trong cuộc hành trình trần thế, tỉnh thức và lắng nghe để nhận biết và chào đón Chúa, nhất là sống niềm vui và bình an của Chúa Giê-su trong mọi hoàn cảnh. Mừng Chúa Giáng Sinh 2016 và Chúc Mừng Năm Mới 2017, |
|
Hôn nhân và gia đình trong Tin Mừng Gio-an
Tin Mừng Gio-an (Tin Mừng) kể về cuộc đời và
sứ vụ của Đức Giê-su, vậy có thể nói gì về “đời sống hôn nhân và gia đình trong
Tin Mừng này”? Bài viết tập trung vào một số đoạn văn để tìm hiểu đề tài trên.
Câu hỏi đặt ra từ hai phía: Hôn nhân và gia đình góp phần thế nào vào sứ vụ và
mặc khải của Đức Giê-su? Đức Giê-su mang lại điều gì thiết thực cho đời sống hôn
nhân và gia đình? Phần trình bày gồm ba mục: (I) “Rượu ngon” trong đời hôn nhân;
(II) “Sinh con” và “làm con”; (III) Gia đình ruột thịt và gia đình người tin.
|
|
Dấu lạ (sêmeion) trong Tin Mừng Gio-an
Danh từ Hy Lạp “sêmeion” có nghĩa là “dấu chỉ”, riêng trong Tin Mừng Gio-an có thể dịch sang tiếng Việt: “dấu lạ” (tiếng Anh: sign; Pháp: signe). Thông thường, “sêmeion” có nghĩa là “dấu chỉ” (signe, sign). Dựa vào “dấu chỉ”, cho phép kết luận một điều gì đó mà dấu chỉ nhắm tới. Chẳng hạn, hiện tượng sốt là dấu chỉ bị viêm nhiễm. Từ “dấu chỉ” (signe, sign) còn dùng trong các ký hiệu ngôn ngữ hay toán học. Nói chung, “dấu chỉ” (signe, sign) chỉ có ý nghĩa khi được đặt trong một hệ thống. |
|
Lời chứng của Đức Giê-su và của Chúa Cha trong Tin Mừng Gio-an
Bài viết “‘Lời chứng’ (marturia) và ‘làm chứng’ (martureô) trong Tin Mừng Gio-an” đã trình bày khái quát về đề tài này và liệt kê số lần danh từ “marturia” và động từ “martureô”. Những bài viết khác đã trình bày chi tiết hơn về lời chứng của Gio-an Tẩy Giả và của môn đệ Đức Giê-su yêu mến. Bài viết này sẽ tập trung phân tích lời chứng của Đức Giê-su và của Chúa Cha. Các lời chứng này tìm thấy trong Tin Mừng Gio-an như sau: |
|
Ga 19,35; 21,24. Lời chứng của môn đệ Đức Giê-su yêu mến trong Tin Mừng Gio-an
Theo Tin Mừng Gio-an, trong số các môn đệ Đức Giê-su chỉ có người môn đệ Đức Giê-su yêu mến hiện diện dưới chân thập giá (19,26a). Sự hiện diện quý báu đó làm cho môn đệ này trở thành chứng nhân trực tiếp về cuộc Thương Khó của Đức Giê-su. Lời chứng liên quan đến biến cố quan trọng này được thuật lại trong đoạn văn 19,31-37. Phần sau sẽ phân tích đoạn văn này qua bảy mục: (1) Bản văn Ga 19,31-37, (2) Bối cảnh văn chương 19,31-37, (3) Máu và nước chảy ra từ cạnh sườn Đức Giê-su (19,34), (4) Lời chứng của ai? (5) Thấy thể lý và thấy bằng con mắt đức tin, (6) Nội dung lời chứng, (7) Mục đích của lời chứng: “Để anh em tin” (19,35d). |
|
Ga 21,20-25. Vận mệnh, bút tích và lời chứng của người môn đệ Đức Giê-su yêu mến
Ga 21 được xem là do soạn giả (le rédacteur) sách Tin Mừng Gio-an viết và thêm vào sau. Soạn giả viết kết luận thứ hai (21,24-25) trong khi sách Tin Mừng đã có kết luận thứ nhất ở cuối chương 20 (20,30-31). Ga 21 trình bày tương quan giữa Đức Giê-su với hai khuôn mặt nổi bật của cộng đoàn Gio-an (Johannine community): Si-môn Phê-rô và người môn đệ Đức Giê-su yêu mến. Toàn bộ ch. 21 được cấu trúc thành 4 tiểu đoạn: |
|
“Lời chứng” và “làm chứng” của Gio-an Tẩy Giả trong Tin Mừng Gio-an
Trong bài viết “Lời chứng” (marturia) và “làm chứng” (martureô) trong Tin Mừng Gio-an” đã liệt kê số lần xuất hiện và cách dùng danh từ “lời chứng” (marturia) và động từ “làm chứng” (martureô). Bài viết này tập trung vào “lời chứng” và “làm chứng” của Gio-an Tẩy Giả. Tin Mừng Gio-an nói đến 2 lần danh từ “lời chứng” của Gio-an Tẩy Giả ở 1,7.19 và 7 lần động từ “làm chứng” ở 1,7.8.15.32.34; 3,26; 5,33, đề tài này được trình bày ba mục: (1) Lời chứng của Gio-an Tẩy Giả (1,7.19; x. 5,36); (2) Gio-an Tẩy Giả làm chứng về ai và về điều gì? (3) Đức Giê-su nhắc lại lời chứng của Gio-an (5,33). |
|
“Lời chứng” (marturia) và “làm chứng” (martureô) trong Tin Mừng Gio-an
Bài viết này đã đăng ngày 01/10/2013 trên Bloghttp://leminhthongtinmunggioan.blogspot.com/ với tựa đề: “Danh từ ‘lời chứng’ (marturia) và động từ ‘làm chứng’ (martureô) trong Tin Mừng Gio-an.” Nhân dịp viết bài này bằng tiếng Pháp: “‘Le témoignage’ (marturia) et ‘témoigner’ (martureô) dans l’Évangile de Jean”, bài tiếng Việt được trình bày lại và có tựa đề ngắn hơn: “‘Lời chứng’ (marturia) và ‘làm chứng’ (martureô) trong Tin Mừng Gio-an.” |
|
Không thực sự và thực sự đến với Đức Giê-su, thấy Người, và tin vào Người trong Tin Mừng Gio-an
Trong Tin Mừng Gio-an, người thuật chuyện thường dùng các động từ “đến với”, “thấy” và “tin vào” Đức Giê-su. Quan sát lối hành văn này giúp cho những ai muốn thiết lập tương quan đích thực với Đức Giê-su có thể đạt được kết quả mong đợi. Những động từ Hy Lạp liên quan đến đề tài trên là “erkhomai” (đến), “pisteuô” (tin) và bốn động từ: “horaô”, “theôreô”, “theaomai” và “blepô”, bốn động từ này đều có nghĩa là “thấy” vì không có sự khác biệt lớn về ngữ nghĩa xét theo mạch văn. |
|
Khủng hoảng niềm tin vào Đức Giê-su và giải pháp trong Tin Mừng Gio-an
“Tin” (pisteuô) là đề tài quan trọng trong Tin Mừng Gio-an, điều này đã phân tích trong bài viết: “Tin (pisteuô) trong Tin Mừng Gio-an.” Bài viết này sẽ trình bày những yếu tố gây khủng hoảng niềm tin và giải pháp để vượt qua khủng hoảng, nhờ đó giữ vững niềm tin vào Đức Giê-su và sống niềm vui và bình an của Đức Giê-su ban tặng. Các trích dẫn Tin Mừng lấy trong Bản văn Gio-an, Tin Mừng và Ba thư Hy Lạp – Việt. |
|
Tin (pisteuô) trong Tin Mừng Gio-an
Bài viết này đã đăng ngày 25/11/2012 trên blog: Từ ngữ Gio-an (http://tungubontinmung.blogspot.com/) với tựa đề “TIN, đt., pisteuô, trong Tin Mừng Gio-an.” Nhân dịp viết bài này bằng tiếng Pháp, bài viết đã được cập nhật, chỉnh sửa và đăng trên Blog Tin Mừng Gio-an với tựa đề tiếng Việt: “Tin (pisteuô) trong Tin Mừng Gio-an”, tiếng Pháp: “Croire (pisteuô) dans l’Évangile de Jean” và tiếng Anh: “Believe (pisteuô) in the Gospel of John.” |
|
Đức Giê-su và giữ các điều răn của Người
Bài viết này đã đăng ngày 21/09/2013 trên bloghttp://leminhthongtinmunggioan.blogspot.com/ với tựa đề: “Ga 14,15-24: ‘Yêu mến Đức Giê-su’ và ‘giữ các điều răn của Người’ sẽ được gì?” Nhân dịp viết lại bài này bằng tiếng Pháp, bài viết trên được cập nhật, bổ sung và trình bày lại với tựa đề tiếng Việt: “Ga 14,15-24: Đặc ân dành cho ai yêu mến Đức Giê-su và giữ các điều răn của Người” và tiếng Pháp: “Jn 14,15-24: Les bénéfices de celui qui aime Jésus et garde ses commandements.” |
|
Ga 15,9-13: Dòng chảy tình yêu giữa Chúa Cha, Đức Giê-su và các môn đệ
Tình yêu giữa Chúa Cha và Đức Giê-su, tình yêu giữa Đức Giê-su và các môn đệ, cũng như tình yêu giữa các môn đệ với nhau là đề tài lớn trong Tin Mừng Gio-an. (Xem bài viết: Đề tài tình yêu và tình bạn trong Tin Mừng Gio-an). Tình yêu này được diễn tả như thế nào? Các môn đệ đón nhận tình yêu và đáp trả tình yêu này bằng cách nào? Đoạn Tin Mừng Ga 15,9-13, trình bày dòng chảy tình yêu giữa Chúa Cha, Đức Giê-su và các môn đệ sẽ giúp trả lời những câu hỏi trên. Để tìm hiểu đoạn văn này, phần sau sẽ trình bày bốn mục: (1) Bản văn và cấu trúc Ga 15,9-13, (2) Hy sinh mạng sống mình vì tình yêu (15,13), (3) Yêu như Đức Giê-su đã yêu (15,12), (4) Dòng chảy tình yêu. |
|
Ba điều răn yêu thương trong Kinh Thánh
Chúng ta thường nói đến điều răn yêu thương và mời gọi mọi người sống điều răn yêu thương như Đức Giê-su dạy. Nhưng cụ thể là điều răn nào? Điều răn “yêu thương người thân cận” hay “yêu thương lẫn nhau”? Điều răn mới là điều răn nào và có gì khác với “điều răn cũ”? Đâu là sự khác biệt giữa “điều răn yêu thương” trong Tin Mừng Nhất Lãm và “điều răn yêu thương” trong Tin Mừng Gio-an? |
|
[1] 1
2 [1/2] |
|