Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Jos Lê Minh Thông, OP
Tủ Sách CGVN

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

TAN TRONG ĐẠI DƯƠNG

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

ThánhVịnhĐápCa (NgọcCẩn)

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Bài Viết Của Lm. Jos Lê Minh Thông, OP

Đề tài tình yêu và tình bạn trong Tin Mừng Gio-an

Tin mừng Gio-an dùng cả danh từ và động từ để diễn tả đề tài “tình yêu” (danh từ: agapê, động từ: agapaô) và “tình bạn” (danh từ: philos, động từ: phileô). Bài viết sẽ trình bày chi tiết cách dùng các từ này. Trước hết sẽ liệt kê những lần các từ này xuất hiện trong Tin Mừng Gio-an, kế đến sẽ trình bày ý nghĩa hai động từ “agapaô” và “phileô”. Sau cùng là phần bàn đến tất cả tương quan tình yêu trong Tin Mừng. Các tương quan tình yêu được xếp thành bốn loại: (I) Tình yêu nẩy sinh sự sống, (II) Tình yêu dẫn đến sự hư mất, (III) Không yêu, không có tình yêu, (IV) Tương quan bạn hữu. Như thế, theo Tin Mừng Gio-an, tình yêu có nghĩa tích cực và nghĩa tiêu cực.

“Ta Là” (egô eimi) trong Tin Mừng Gio-an.
 Cụm từ “egô eimi” được dùng thế nào trong Tin Mừng Gio-an? Kiểu nói “egô eimi” trong Cựu Ứơc nói đến ai? Nghĩa thần học “egô eimi” của Đức Giê-su trong Tin Mừng Gio-an là gì? Để trả lời những câu hỏi trên, bài viết sẽ trình bày bốn mục chính: (1) Cách dùng “egô eimi” trong Tin Mừng Gio-an, (2) “Egô eimi” trong Cựu Ước, (3) “Egô eimi” trong sách Khải Huyền và (4) Cách hiểu “egô eimi” theo thần học Tin Mừng Gio-an.

Xa-tan (Satanas), quỷ (diabolos, daimonion), Ác thần (ponêros) trong Kinh Thánh
Bài viết này sẽ bàn đến các từ ngữ: Xa-tan (Satanas), quỷ (diabolos, daimonion), Ác thần (ponêros) trong Cựu Ước, trong các tài liệu giữa hai Giao Ước (les écrits intertestamentaires) và trong Tân Ước qua ba mục sau: (I) Xa-tan và quỷ (diabolos), (II) Quỷ (daimonion) và thần ô uế, (III) Ác thần và tà thần. Bài viết này chỉ là trình bày sơ lược về đề tài rộng lớn này trong Kinh Thánh.

Nhị nguyên (dualisme) trong Tin Mừng Gio-an
Tác giả Tin Mừng Gio-an dùng nhiều đề tài và ngôn ngữ nhị nguyên. Đó là những cặp từ ngữ đối lập hay tương phản nhau. Nhị nguyên trong Tin Mừng này không hiểu theo nghĩa triết học, cho rằng cơ sở của sự tồn tại dựa trên hai nguyên lý vật chất và tinh thần xung đột lẫn nhau, chẳng hạn nhị nguyên giữa hai nguyên lý Tốt và Xấu (les principes du Bien et du Mal). Trong bối cảnh Tin Mừng Gio-an, ngôn ngữ nhị nguyên nhằm diễn tả thần học và trình bày mặc khải.

Sáu đặc điểm của “thế gian thù ghét” và “những kẻ chống đối Đức Giê-su” trong Tin Mừng Gio-an
Trong Tin Mừng Gio-an, nghĩa của từ “kosmos” (thế gian) phong phú và phức tạp. Bài viết: “Thế gian (kosmos) trong Tin Mừng Gio-an” đã trình bày năm nghĩa của từ “kosmos” (thế gian): (1) Thế gian vũ trụ, (2) Thế gian trái đất, (3) Thế gian nhân loại, (4) Thế gian chưa tin và (5) Thế gian thù ghét. Thế gian thù ghét là những người giả thiết là đã nghe lời rao giảng về Đức Giê-su nhưng họ quyết định từ chối tin vào Đức Giê-su (Ga 15,18-24). Như vậy, “thế gian thù ghét” không phải là “thế gian nhân loại,” cũng không phải là “thế gian chưa tin.” Thế gian thù ghét là một nhóm nhỏ thuộc về thế gian chưa tin, đặc biệt là chống đối, bách hại Đức Giê-su và các môn đệ của Người. Theo thần học Tin Mừng Gio-an, thế gian thù ghét này không có nghĩa tiêu cực, ngược lại, thế gian này là đối tượng sứ vụ của Đức Giê-su và của các môn đệ.

Tác giả, niên biểu và thể văn sách Khải Huyền
Truyền thống cho rằng Gio-an tông đồ là tác giả sách Khải Huyền. Theo truyền thống, Gio-an tông đồ cũng là tác giả Tin Mừng Gio-an và ba thư Gio-an. Tuy nhiên, khi dựa vào bản văn sách Khải Huyền, phần lớn các nhà Kinh Thánh ngày nay phân biệt Gio-an tông đồ và Gio-an tác giả sách Khải Huyền. Bốn lần tên gọi “Gio-an” xuất hiện trong sách Khải Huyền (1,1.4.9; 22,8) cho phép xác định đôi nét về tác giả.

Thế gian (kosmos) trong Tin Mừng Gio-an
Cách dùng từ “thế gian” (kosmos) trong Tin Mừng Gio-an có thể gây ngộ nhận. Chẳng hạn, Đức Giê-su nói ở 3,16: “Thiên Chúa đã quá yêu mến thế gian (kosmon), đến nỗi đã ban Con Một, để bất cứ ai tin vào Người thì không hư mất, nhưng có sự sống đời đời.” Tuy nhiên, đến cuối sứ vụ công khai, Đức Giê-su thưa với Cha của Người ở 17,9: “Con can thiệp cho họ [các môn đệ], Con không can thiệp cho thế gian (kosmou) nhưng cho những kẻ Cha đã ban cho Con, vì họ là của Cha.” Phải chăng Đức Giê-su đưa các môn đệ ra khỏi thế gian và Người không quan tâm, không cầu nguyện, không can thiệp cho thế gian nữa? Thế gian mà Đức Giê-su không can thiệp ở 17,9 là thế gian nào?

“Ngày”và “đêm” trong Tin Mừng Gio-an
Bài viết này đã đăng ngày 22 tháng 4 năm 2012, trên Blog http://leminhthongtinmunggioan.blogspot.com/ , với tựa đề: “‘Ngày’ và ‘đêm’ trong tương quan với ‘ánh sáng’ và ‘bóng tối.’” Nhân dịp viết bài này bằng tiếng Pháp: “Jour et nuit dans l’Évangile de Jean”, bài viết tiếng Việt được rút gọn và trình bày lại với tựa đề: “Ngày và đêm trong Tin Mừng Gio-an.”

Đề tài thần khí trong thư thứ nhất Gio-an (pneuma, khrisma, paraklêtos)
Thư thứ nhất Gio-an mô tả một cộng đoàn đang bị khủng hoảng nặng nề, vì từ giữa cộng đoàn có những người đã tách ra làm thành nhóm mà tác giả thư 1Ga gọi là “phản Ki-tô” (2,18.22), “con cái của quỷ” (3,10) “ngôn sứ giả” (4,1). Nhóm ly khai này đã tuyên xưng sai lạc về Đức Giê-su. Tác giả thư 1Ga viết ở 4,2-3: “2 Mọi thần khí tuyên xưng Đức Giê-su Ki-tô, Đấng đã đến trong thân xác là bởi Thiên Chúa. 3 Mọi thần khí nào phân chia Đức Giê-su thì không bởi Thiên Chúa, đó là thần khí của tên phản Ki-tô mà anh em đã nghe là nó đang tới và hiện nay nó ở trong thế gian rồi.” (Trích dẫn lấy trong Bản văn Gio-an, TIN MỪNG và BA THƯ, Hy Lạp – Việt). Nhóm ly khai đã “phân chia Đức Giê-su”, nghĩa là đã tách rời nhân tính và thiên tính của Đức Giê-su. Nhóm phản Ki-tô không tuyên xưng “Đức Giê-su Ki-tô là Đấng đã đến trong thân xác” (4,2). Xem mục “Bối cảnh thư thứ nhất Gio-an” trong bài viết: “Tổng quát về Ba thư Gio-an.”

Trong Tin Mừng Gio-an, biểu tượng ánh sáng dùng để làm gì?
Trong bài viết này, chúng tôi tìm hiểu nghĩa của đề tài ánh sáng trong Tin Mừng Gio-an. Công việc này có thể kết luận rằng từ ngữ trong mỗi bản văn có nghĩa riêng của nó. Nghĩa của một từ được tạo nên bởi những tình tiết trong bản văn. Vì bản văn không ngừng được tạo ra nên nghĩa của từ ngữ trong bản văn cũng vô cùng phong phú và đa dạng. Bài viết này phân tích đề tài “ánh sáng” trong Tin Mừng Gio-an qua bốn mục: (1) Các nhân vật được đồng hoá với ánh sáng, (2) Sứ vụ của ánh sáng, (3) khước từ ánh sáng, (4) sự chiến thắng của ánh sáng trên bóng tối.

Ánh sáng và bóng tối trong Tin Mừng Gio-an
Cặp từ đối lập “ánh sáng” và “bóng tối” có thể là đề tài quan trọng của Tin Mừng Gio-an. Tương phản này được trình bày như thế nào và xuất hiện ở đâu trong sách Tin Mừng? Nghĩa đen và nghĩa biểu tượng của “ánh sáng” và “bóng tối” liên hệ với nhau như thế nào? “Ánh sáng” và “bóng tối” được dùng để diễn tả những điểm thần học nào? Bài viết sẽ trả lời những câu hỏi trên qua việc quan sát từ ngữ, tìm hiểu nghĩa đen, nghĩa biểu tượng và nêu lên những điểm thần học quan trọng của đề tài “ánh sáng” và “bóng tối” trong Tin Mừng Gio-an.

Tổng quát về Ba thư Gio-an
Tìm hiểu Ba thư Gio-an là bước vào thế giới của bản văn và rút ra từ đó những điều thiết thực cho độc giả ngày nay. Bản văn không nói rõ ai là tác giả của các thư Gio-an, nên điều này không quan trọng. Điều quan trọng là chú ý tìm hiểu bản văn để hiểu thông điệp gửi tới cho độc giả qua lá thư.

Ở Ga 1,21 Gio-an Tẩy Giả không phải là Ê-li-a, nhưng ở Mt 17,13 Gio-an là Ê-li-a, mâu thuẫn hay bổ sung lẫn nhau?
Trong Tin Mừng Gio-an, tên gọi ngôn sứ Ê-li-a chỉ xuất hiện hai lần (Ga 1,21.25) trong bối cảnh Gio-an Tẩy Giả làm chứng trước những người được gửi đến từ Giê-ru-sa-lem. Khi các tư tế và các Lê-vi hỏi Gio-an Tẩy Giả: “Ông là Ê-li-a phải không?”, Ông ấy trả lời: “Không phải tôi” (1,21a). Vậy tại sao trong Mt 11,13-14; 17,13, Gio-an Tẩy Giả lại được đồng hoá với ngôn sứ Ê-li-a? Chúng tôi trả lời câu hỏi này qua hai bước:

[1] 1 2 [2/2]

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!