Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Jorathe Nắng Tím
Tủ Sách CGVN

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

TAN TRONG ĐẠI DƯƠNG

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

ThánhVịnhĐápCa (NgọcCẩn)

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Bài Viết Của Jorathe Nắng Tím

MỘT VÀI CHIA SẺ TRƯỚC HIỆN TƯỢNG “NHÀ CHÚA CHA” Ở BẢO LỘC
Nguồn: https://tinmungduongpho.blogspot.com/2021/01/mot-vai-chia-se-truoc-hien-tuong-nha.html

ĐỨC GIÊSU CHỊU PHÉP RỬA
Tin Mừng Mátthêu thuật lại : Khi Đức Giêsu chịu phép rửa xong, vừa ở dưới nước lên, thì các tầng trời mở ra. Người thấy Thần Khí đáp xuống như chim bồ câu và ngự trên Người. Và có tiếng từ trời phán : Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người (Mt 3,16-17).

KIÊN NHẪN CỦA TÌNH YÊU
   «  Tình yêu làm cho chúng ta kiên nhẫn. Chúng ta đã nhiều lần mất kiên nhẫn . Chuyện đó cũng đã xẩy ra với tôi. Tôi xin lỗi vì đã làm gương xấu đêm qua ».

GIÁNG SINH CỦA NHỮNG NGƯỜI HÈN MỌN, BÉ NHỎ
Bêlem trong đêm Chúa giáng sinh cách đây hơn hai ngàn năm chắc chắn không như đêm giáng sinh năm nay ở Rôma, Paris, Nữu Ước, Sàigòn, … với trời đầy sao sáng, những đại lộ rộng lớn, muôn mầu rực rỡ, những cửa hàng lộng lẫy, sang trọng, và rừng người chen chúc xuống đường mừng Noel.

ĐẤT HY VỌNG
 Ngay khi dựng nên Ađam và Evà, Thiên Chúa đã ban cho hai ông bà Đất : “Thiên Chúa trồng một vườn cây ở Êđen, ở phiá đông, và đặt vào đó con người do chính mình nặn ra. Đức Chúa là Thiên Chúa khiến từ đất mọc lên đủ mọi thứ cây trông thì đẹp, ăn thì ngon, với cây trường sinh ở giữa vườn, và cây cho biết điều thiện điều ác. Một con sông từ Eđen chảy ra tưới khu vườn…Đức Chúa là Thiên Chúa đem con người đặt vào vườn Eđen, để cày cấy và canh giữ đất đai”. Đức Chúa là Thiên Chúa truyền lệnh cho con người rằng : “Hết mọi trái cây trong vườn, ngươi cứ ăn ; nhưng trái của cây cho biết điều thiện điều ác, thì ngươi không được ăn, vì ngày nào ngươi ăn, chắc chắn ngươi sẽ phải chết” (St 2,8-17). Và Ađam, Evà sống hạnh phúc trên đất Thiên Chúa ban. “Ađam gắn bó với vợ mình, và cả hai thành một xương một thịt… Cả hai trần truồng mà không xấu hổ trước mặt nhau” (St 24-25).   

VĂN HOÁ DỄ THƯƠNG

Kính mời theo dõi video tại đây:
https://www.youtube.com/watch?v=UGeW-4yQhj0 thương là hạnh phúc lớn nhất của người được yêu và đang yêu, vì chỉ người biết mình được yêu rất nhiều mới biết mình dễ thương, và chỉ người đang yêu rất nhiều mới hiểu giá trị vời vợi của hạnh phúc dễ thương với mọi người.

TỬ ĐẠO NGAY TRONG LÒNG MẸ GIÁO HỘI

 Mỗi lần mừng kính các thánh Tử Đạo, chúng ta thường có chung hình ảnh về một Giáo Hội của Đức Giêsu bị tấn công từ các lực lượng bên ngoài, bị bách hại bởi những người không thuộc hàng ngũ Kitô hữu. Cảnh tượng nhà thờ, hoặc cả xóm đạo bị bao vây, rồi bị đốt cháy cùng với hằng trăm tín hữu  ở thời cấm đạo tại Việt Nam, rồi những vu oan, cáo vạ, chỉ điểm từ phiá những người ngoài công giáo thù ghét người Kitô hữu hăng say trong các chiến dịch truy lùng, vây bắt, hành hình các  thừa sai, người có đạo và triệt để ủng hộ, tiếp tay với chính sách cấm đạo Công Giáo của triều đình các vua nhà Nguyễn. Hình ảnh ấy vẫn còn tiếp diễn ở nhiều nơi trên thế giới. Theo nhật báo « Le Monde » ngày 12 tháng 1 năm 2018 : trong năm 2017 có đến 3000 tín hữu Kitô giáo bị thảm sát vì đức tin, nhật báo « Le Parisien » ngày 16 tháng 1 năm 2019 tổng kết con số  4300 Kitô hữu bị giết chết  cũng vì đức tin trong năm 2018.   

Kính mời theo dõi video tại đây

https://www.youtube.com/watch?v=9KBiciVgcz4&t=6s

BÌNH AN VIÊN MÃN
 Nhìn một người không còn sức sống, thấy một người không còn muốn sống, người ta bảo « như người chết rồi ». Chết rồi là không còn sống, chết rồi là hết sống, chết rồi là tàn cuộc đời. Nhưng căn cứ vào đâu để bảo người khác không còn sức sống, không còn muốn sống để kết luận ngon ơ : như người chết rồi ?

THỨ THA – HOÀ GIẢI
Đời ai cũng có những biến cố : có biến cố làm  chao đảo, « xất bất xang bang », có biến cố như « bài học nhớ đời », có biến cố dậy « biết thế nào là lễ độ », có biến cố cho đời lên hương, có biến cố làm đời xuống dốc...Nhiều thể loại biến cố, nhiều tác dụng của biến cố, nhiều phản ứng trước biến cố,  nhiều mức độ đón nhận biến cố và nhiều thay đổi lợi hại vì biến cố.

NẾN CHÁY
 Giây phút lung linh phấn khởi và cảm động ấm lòng nhất với tôi trong đêm vọng Phục Sinh là lúc lửa từ cây nến lớn Phục Sinh được chuyền đến các cây nến nhỏ trên tay mọi người. Lửa Phục Sinh bừng cháy, sáng rực nhà thờ, rạng rỡ từng khuôn mặt, ấm áp mọi tâm hồn. Lửa Phục Sinh nhẩy nhót mừng vui trên đôi mi chớp nhanh vừa quen ánh sáng, trên đôi tay gầy xương xẩu  của tuổi già, trên má hồng au đỏ rạng rỡ muà tình yêu. Lửa Phục Sinh xua  khỏi nhà thờ  màn đêm ảm đạm như đuổi đêm tối lạnh lùng ra khỏi lòng ai băng giá. Lửa cho ánh sáng tràn đầy, Lửa cho niềm vui  chan chứa, Lửa cho tình yêu rạo rực, Lửa trả về sự sống nguyên vẹn sau những ngày buồn, tang chế.

RỬA CHÂN – BÀI HỌC KHIÊM NHƯỜNG TRONG YÊU THƯƠNG
 Tìm Thiên Chúa trong những dấu lạ, sự lạ, phép lạ phi thường, lớn lao là khuynh hướng của phần đông  con người. Người đương thời với Đức Kitô cũng đổ xô đi xem Đức Kitô làm phép lạ như  thiên hạ ngày nay lũ lượt, tấp nập  rủ nhau  đi xem mặt trời quay chỗ này, tượng Chúa khóc chỗ nọ, tượng Mẹ cười chỗ kia. Chuyện kỳ lạ hấp dẫn tính hiếu kỳ và con người thích gặp Thiên Chúa trong những chuyện thần kỳ, khác lạ hơn tìm gặp Ngài giữa đời thường, trong sinh hoạt bình thường của những ngày thường, bên những con người tầm thường.

SỢ MA
 Không phải ai cũng thấy ma, nhưng phần đông đều sợ ma. Không thấy mà sợ, sợ  vì không thấy. Sợ ma vì thưở nhỏ được nghe những chuyện ma  hãi hùng, kinh dị. Sợ ma vì  hình dạng kỳ quái của ma  được trí tưởng tượng phong phú thêu dệt, nhưng  sợ ma cũng vì ma làm sợ như nhiều người bị ma nhập, ma hớp hồn,  ma đeo đuổi, ma ám ảnh, ma chọc ghẹo.

TUẦN THÁNH
Phía Hội Đồng Kỳ Mục và những người quyết tâm giết Đức Kitô thì hận thù đã vượt ngưỡng và giọt nước căm phẫn sau cùng đã làm tràn ly. Những ngày trước, vì còn sợ phản ứng bất lợi của đám đông, họ đã không dám bắt Ngài, nhưng nay thì kế hoạch đã chín mùi, âm mưu được kỹ càng tính toán từ lâu đang xuông xẻ tuần tự xúc tiến : Giuđa, một trong nhóm môn đệ của Đức Kitô đã nhận làm chỉ điểm và tiền thù lao cho ông đã thu xếp xong.

ĐỨC KITÔ, VUA NHÂN HẬU
Làm Vua thì phải  độc quyền, độc tài, độc đóan, vì  hiền lành, nhu mì, đơn sơ sẽ dễ bị các quan  qua mặt, ăn hiếp, lộng hành, truất phế, chiếm ngôi. Vua  là số một, là thiên tử cai trị dân, nên vua phải độc ác cho dân khiếp, phải  xa cách cho dân kính, phải nghiêm khắc cho dân sợ.  Lịch sử nhân loại nhiều bạo chúa hơn hiền vương, nhiều vua sa đoạ, trác táng, lợi dụng dân hơn minh quân thương dân, quên mình. Vì thế, nói đến vua, người ta ít nghĩ đến đức độ, đặc biệt không bao giờ dám mơ có vua nhân hậu, hiền lành. Ấy thế mà Đức Kitô đã vào thành thánh trong cung cách của một vị vua khiêm nhường, hiền hậu, nhân từ ngồi trên lưng chú lừa con ngây thơ, bé bỏng (Lc 19, 35-38).

CHIA SẺ VỀ ĐỨC CỐ HỒNG Y PHANXICÔ NGUYỄN VĂN THUẬN
 Tôi không quen gọi Ngài là  Đức Hồng Y, nhưng thân thương « Đức Tổng » mỗi khi gặp Ngài từ dạo được biết Ngài. Không là con cái, ấm tử, cũng chưa một lần ghé Huế, Nha Trang là quê quán, giáo phận cũ của Đức Tổng, tôi chỉ gặp Ngài trong những ngày Ngài lang thang ở Âu Châu: không tòa, không ngôi, không địa phận, không chức vụ, không văn phòng, không chỗ ở chính xác, không địa chỉ để liên lạc, những ngày đen tối  vừa rời khỏi Việt nam tối đen, những ngày mờ mịt trước tương lai về lại Sàigòn ngày càng mịt mờ, những ngày Rôma còn nghe ngóng, thăm dò, những ngày Hội Đồng Giám Mục Việt Nam thinh lặng, e dè, tránh né vấn đề « Đức Cha Thuận ».

MÙA CHAY – MÙA TÌNH YÊU
 Áo tím, nắng tím, mây tím, chân trời tím làm bầu khí mùa chay trở nên tím ngắt: tím như tâm hồn người con thống hối trên đường về, tím như trái tim người đàn bà ngoại tình đang thổn thức vì được thứ tha, tím như nước mắt ăn năn của Phêrô khi bắt gặp cái nhìn xót thương của Thầy, tím như buổi chiều Núi Sọ có tình yêu đắng đót đồng công cứu chuộc của Maria, mẹ Đức Kitô và những đớn đau bầm tím trên thân xác của một Thiên Chúa khiêm hạ chết cho con người mình yêu.

Lời Vâng Khiêm Hạ
Giữa Mùa Chay và trước Tuần Thánh, Giáo Hội mừng ngày Đức Maria được Thiên Sứ Gabriel đến kính chào và xin ý kiến về việc Thiên Chúa muốn chọn Mẹ làm Mẹ Đức Giêsu, ngôi Lời Thiên Chúa. Sau phút bối rối, sững sờ vì qúa bất ngờ, Mẹ đã khiêm tốn thân thưa : « Này tôi là nữ tỳ hèn mọn của Chúa, tôi xin vâng theo lời sứ thần truyền ».

MÙA CHAY - Muà tang chế - ĐỂ nhớ cha Giuse Nguyễn Ngọc Sinh và bạn Gioan Baotixita Nguyễn Hoàng Quang
Làm người, ai cũng sợ chết và người chết thường làm hoảng sợ. Hoảng sợ vì chết là chia lià, cách biệt : lià bỏ sự sống, cách ly người sống, biệt lập khỏi cuộc đời. Người chết phải để riêng một nơi chờ đặt trong quan tài rồi đem chôn trong nghiã địa hoặc thiêu đốt thành tro rắc trên cỏ hay gửi vào nhà thờ, chuà chiền. Người chết mất hút vào thế giới vô hình và người ta chỉ còn thấy họ qua hình ảnh xưa. Người chết không nói, không ăn, không cử động, không sinh hoạt. Họ bất động vì chỉ còn là một xác chết không hồn. Từ người xuống làm xác chết, ai nghe mà không sợ ? Từ người xuống làm thây ma, ai nghe mà không hoảng ?  Nhìn người chết nằm cứng đơ trong quan tài lạnh, ai thấy mà không rụng rời, ai sờ vào mà không nổi da gà, buốt xương sống ?


Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!